Cà phê vối

loài thực vật
Xem những nghĩa khác của cà phê tại trang Cà phê (định hướng)

Cà phê vối (danh pháp hai phần: Coffea canephora hoặc Coffea robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam.[1] Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Brasil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda, Côte d'Ivoire. Ở Brasil cà phê vối được gọi với tên là Conilon[2][3].

Cà phê vối
Cà phê vối
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Rubiaceae
Phân họ (subfamilia)Ixoroideae
Tông (tribus)Coffeeae
Chi (genus)Coffea
Loài (species)C. canephora
Danh pháp hai phần
Coffea canephora
Pierre ex A.Froehner, 1897
Danh pháp đồng nghĩa

Coffea bukobensis A.Zimm.
Coffea laurentii De Wild.
Coffea maclaudii A.Chev.
Coffea quillon Wester
Coffea robusta L.Linden
Coffea ugandae Cramer

Coffea welwitschii Pierre ex De Wild.

Đặc điểm

sửa

Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (tức cà phê arabica). Hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê chè chỉ khoảng 1-2%. Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1.000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.

Nguồn gốc, phân bố bản địa

sửa

Có nguồn gốc từ các khu rừng cao nguyên ở Ethiopia, C. canephora mọc hoang dã tại Tây và Trung châu Phi, từ Liberia tới Tanzania và về phía nam tới Angola. Nó không được công nhận như một loài của chi Coffea cho tới tận năm 1897[4], hơn 100 năm sau loài Coffea arabica[5][6]. Nó cũng được tự nhiên hóa tại Borneo, Polynesia thuộc Pháp, Costa Rica, Nicaragua, JamaicaTiểu Antilles[7].

Trồng và xuất khẩu tại Việt Nam

sửa

Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê vối thường chỉ bằng một nửa so với cà phê chè. Niên vụ 2012- 2013 Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,426 triệu tấn (~ 23,77 triệu bao, loại 60 kg/bao) cà phê loại này[8], chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 60 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (Coffea excelsa).

Một vài hình ảnh về cà phê vối

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Thống kê tại ICO. Xem các bảng về Production (Sản xuất) và Exports (Xuất khẩu)”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ A. Rami Horowitz (2004). Insect pest management: field and protected crops. Springer. tr. 41. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ Roseane M Santos (2009). An Unashamed Defense of Coffee. Xlibris Corporation. tr. 269. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ Pierre, Jean Baptiste Louis ex Froehner, Albrecht. 1897. Notizblatt des Königlichen botanischen Gartens und Museums zu Berlin 1(7): 237–238
  5. ^ Linnaeus, Carl von. 1753. Species Plantarum 1: 172
  6. ^ Mark Nesbitt (2005). The Cultural History of Plants. Taylor & Francis. tr. 176. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Kew World Checklist of Selected Plant Families, Coffea canephora. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  8. ^ “Cà phê Việt Nam những năm qua”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa

  Dữ liệu liên quan tới Coffea canephora tại Wikispecies