Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc

Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/1

Sơ đồ của Hải quân Mỹ giải thích các biến cố của phần đầu sự kiện Vịnh Bắc Bộ

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân Nhân dân Việt Nam chống lại hai tầu khu trục USS MaddoxUSS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Hai cuộc tấn công được cho là đã xảy ra vào các ngày 2 tháng 84 tháng 8 năm 1964vịnh Bắc Bộ.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/2

Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này. Trong tiếng Anh, vụ thảm sát này có tên My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville, trong đó Pinkville là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/3

Chiến dịch Sấm Rền (tiếng Anh: Operation Rolling Thunder) là chiến dịch ném bom trong Chiến tranh Việt Nam do Sư đoàn 2 Không quân (sau là Seventh Air Force), Hải quân Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiến dịch này kéo dài từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 đến 1 tháng 11 năm 1968.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/4

Binh sĩ Hoa Kỳ thuộc lực lượng Không Kỵ đang truy lùng Việt Cộng ở một ngôi làng tại Tây Nguyên

Tìm diệt, hay Tìm và diệt, (Search/Seek and destroy) là một chiến lược quân sự đã trở thành một phần của Chiến tranh Việt Nam.

Nội dung của chiến lược này là đưa những lực lượng mặt đất tiến nhập vào lãnh thổ thù địch để tiêu diệt những lực lược đối phương rồi sau đó nhanh chóng rút lui, chiến lược này dường như là rất phù hợp khi đối phó với chiến tranh du kích trong rừng rậm. Một chiến lược phổ thông hơn và bổ sung cho chiến lược tìm diệt là “bình định” – chiến lược bao gồm tấn công vị trí đối phương, chiếm giữ, củng cố và bảo vệ triệt để.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/5

Việt Nam hóa chiến tranh là chiến lược của chính quyền Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được thực hiện từ 8-6-1969 nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyềnquân đội Sài Gòn để Mỹ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được Nam Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/6

Xe tải trên đường vào Nam
Xe tải trên đường vào Nam

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh, là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền NamQuân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (19591975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/7

Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm

Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963 là cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện dưới sự ủng hộ của Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa trong lịch sử Việt Nam [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/8

Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông là một chiến dịch không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về chủ quyền lãnh thổ của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân giải phóng Miền Nam (QGPMN) trong cuộc Chiến tranh Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1975. Mục tiêu chiến dịch nhằm vào các đảo trên Quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Nam Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đang chiếm giữ và một số đảo do quân Khmer đỏ đánh chiếm từ tay QLVNCH. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng Miền Nam đã chiếm giữ các đảo này. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/9 Chiến tranh cục bộ là một chiến lược chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành trong giai đoạn 1965-1967 trong chiến tranh Việt Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược là dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh Mỹ để đè bẹp quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc để bảo vệ chế độ Việt Nam cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam.

Tên gọi Chiến tranh cục bộ xuất phát từ quan điểm đây là một dạng “chiến tranh hạn chế” trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Quy mô của chiến tranh được đẩy lên rất cao (lượng bom đạn Hoa Kỳ sử dụng còn nhiều hơn thế chiến thứ hai), nhưng vẫn mang tính chất “chống nổi dậy” (counter insurgency), phạm vi chiến tranh được giới hạn (không đem lục quân tấn công miền Bắc để tránh đối đầu với Trung Quốc). Sau khi tiêu diệt được quân Giải phóng miền Nam, đánh gục ý chí chống Mỹ của người Việt Nam sẽ tiến hành thương lượng hoà bình để buộc VNDCCH chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đưa ra.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/10

Hiệp định Paris 1973 là hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt NamViệt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Lê Đức ThọHenry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/11 Kế hoạch Staley-Taylor là tên một kế hoạch thực thi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch này được công bố tháng 5 năm 1961, mang tên hai người soạn thảo là nhà kinh tế học Eugene Staley của Viện nghiên cứu Standford - đại học StanfordĐại tướng Maxwell D. Taylor. Theo tiến độ, kế hoạch được triển khai trong 4 năm (1961-1965). Nội dung của nó là “bình định Miền Nam” trong vòng 18 tháng, từ đó đảm bảo cho quân đội Việt Nam Cộng hòa thế chủ động trên chiến trường Miền Nam. Kế hoạch bao gồm 3 biện pháp chiến lược:

  • Tăng cường sức mạnh quân đội VNCH, sử dụng nhiều máy bay, xe tăng để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng, sử dụng cố vấn Mỹ trong các đơn vị chiến đấu.
  • Giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt cách mạng ở nông thôn bằng "bình định" và lập "ấp chiến lược".
  • Ra sức ngăn chặn biên giới kiểm soát ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam

Tuy vậy, nó đã bị phá sản từ năm 1963 với các sự kiện trận Ấp Bắc, Đảo chính chính phủ Ngô Đình Diệm, các “ấp chiến lược” không được thực hiện theo như kế hoạch ban đầu. Mặc dù không tuyên bố, kế hoạch chính thức chấm dứt khi các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965 [1] để trực tiếp tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Bài viết chọn lọc/12 Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.