Cà rốt

rau củ
(Đổi hướng từ Củ cà rốt)

Cà rốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp carotte /kaʁɔt/,[1] danh pháp khoa học: Daucus carota subsp. sativus) là một loại cây có củ, thường có màu đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ cái của nó, chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt.

Daucus carota subsp. sativus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Apiaceae
Phân họ (subfamilia)Apioideae
Chi (genus)Daucus
Loài (species)Daucus carota
Danh pháp hai phần
Daucus carota subsp. sativus
(Hoffm.) Schübl. & G. Martens

Trong tự nhiên, nó là loại cây sống hai năm, phát triển một nơ chứa lá trong mùa xuân và mùa hè, trong khi đó vẫn tích lũy một lượng lớn đường trong rễ cái to mập, tích trữ năng lượng để ra hoa trong năm thứ hai. Thân cây mang hoa có thể cao tới 1 m (3 ft), với hoa tán chứa các hoa nhỏ màu trắng, sinh ra quả, được các nhà thực vật học gọi là quả nẻ[2]

Cà rốt là loại củ chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Đối với những người tiêu thụ cà rốt thường xuyên sẽ có tỷ lệ duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh cao hơn so với mức trung bình.

Cà rốt, tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng173 kJ (41 kcal)
9 g
Đường5 g
Chất xơ3 g
0.2 g
1 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
93%
835 μg
77%
8285 μg
Thiamine (B1)
3%
0.04 mg
Riboflavin (B2)
4%
0.05 mg
Niacin (B3)
8%
1.2 mg
Vitamin B6
6%
0.1 mg
Vitamin C
8%
7 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
3%
33 mg
Sắt
4%
0.66 mg
Magiê
4%
18 mg
Phốt pho
3%
35 mg
Kali
8%
240 mg
Natri
0%
2.4 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[3] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[4]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d'origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 77.
  2. ^ www.northernontarioflora.ca
  3. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)