Cao Văn Trọng (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1961) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bến Tre, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội.[1] Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Bến Tre gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Châu Thành, Bình Đại.[2]

Cao Văn Trọng
Cao Văn Trọng năm 2018
Chức vụ
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Vị trí Việt Nam
Đại diệnBến Tre
Số phiếu191.412 phiếu
Tỉ lệ61,32%
Ủy banTài chính-Ngân sách
Chức vụỦy viên
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
Nhiệm kỳ22 tháng 5 năm 2015 – 31 tháng 10 năm 2020
5 năm, 162 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmVõ Thành Hạo
Kế nhiệmTrần Ngọc Tam
Phó Chủ tịchTrương Duy Hải (5/2015-)
Nguyễn Hữu Phước
Nguyễn Hữu Lập
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
Nhiệm kỳ5/2016 – 10/2020
Tiền nhiệmVõ Thành Hạo
Kế nhiệmTrần Ngọc Tam
Thông tin chung
Sinh9 tháng 9, 1961 (62 tuổi)
Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Việt Nam
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
  • Đại học chuyên ngành Kinh tế công nghiệp
  • Đại học chuyên ngành Hành chính
  • Thạc sĩ Chính sách công

Xuất thân sửa

Cao Văn Trọng sinh ngày 9 tháng 9 năm 1961 quê quán ở xã Mỹ Hoà, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông hiện cư trú ở Số 275B, khu phố 1, phường 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Giáo dục sửa

  • Giáo dục phổ thông: 12/12
  • Đại học chuyên ngành Kinh tế công nghiệp
  • Đại học chuyên ngành Hành chính
  • Thạc sĩ chính sách công
  • Cử nhân lí luận chính trị

Sự nghiệp sửa

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22/12/1994.

Ông từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Tháng 6 năm 2015, Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2011 - 2016.[3]

Khi lần đầu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, làm việc ở Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Bến Tre gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Châu Thành, Bình Đại, được 191.412 phiếu, đạt tỷ lệ 61,32% số phiếu hợp lệ.

Ngày 27 tháng 6 năm 2016, tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa 9 nhiệm kì 2016-2021, Cao Văn Trọng tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre nhiệm kì 2016-2021.[4]

Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

Ông đang làm việc ở Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

Kỷ luật sửa

Theo kết luận thanh tra ngày 02/04/2021[5], công tác quản lý và sử dụng đất tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2015 - 2018 xảy ra nhiều vi phạm và không loại trừ các yếu tố tiêu cực. Chủ tịch UBND bị đề nghị kiểm điểm vì liên quan đến các sai phạm này.[6]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017.[liên kết hỏng]
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành.
  3. ^ “Ông Cao Văn Trọng được bầu chức vụ Chủ tịch tỉnh Bến Tre”. Cafef. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ “Chân dung Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng”. Báo infonet. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ “Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; quản lý, sử dụng đất và quản lý hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh Bến Tre”.
  6. ^ “Đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến vi phạm đất đai”.

Liên kết ngoài sửa