Chi Long đởm (danh pháp khoa học: Gentiana) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Long đởm (Gentianaceae) với khoảng 335-400 loài.[2][3][4] Chúng được chú ý vì các hoa to, dạng kèn trumpet, thường có màu xanh lam.[4]

Chi Long đởm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Gentianaceae
Tông (tribus)Gentianeae
Phân tông (subtribus)Gentianinae
Chi (genus)Gentiana
L., 1753[1]
Loài điển hình
Gentiana lutea
Các loài
Khoảng 335-400. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2]
Danh sách
  • Aloitis Raf., 1837
  • Asterias Borkh., 1796
  • Bilamista Raf., 1838
  • Calathiana Delarbre, 1800
  • Chaelothilus Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Chiophila Raf., 1837
  • Chondrophylla A.Nelson, 1904
  • Ciminalis Adans., 1763
  • Coilantha Borkh., 1796
  • Cruciata Gilib., 1782 opus utique oppr.
  • Cuttera Raf., 1808
  • Dasistepha Raf., 1837
  • Dasystephana Adans., 1763
  • Dicardiotis Raf., 1837
  • Diploma Raf., 1837
  • Endotriche Steud., 1821
  • Ericala Reneaulme ex Gray, 1821 in 1822 orth. var.
  • Ericoila Reneaulme ex Borkh., 1796 nom. superfl.
  • Favargera Á.Löve & D.Löve, 1972
  • Gaertneria Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Gentianodes Á.Löve & D.Löve, 1972
  • Gentianusa Pohl, 1809
  • Hippion F.W.Schmidt, 1793 in 1794 nom. superfl.
  • Holubia Á.Löve & D.Löve, 1977 nom. illeg.
  • Holubogentia Á.Löve & D.Löve, 1978
  • Kudoa Masam., 1930
  • Kuepferella M.Laínz, 1976
  • Kurramiana Omer & Qaiser, 1992
  • Lexipyretum Dulac, 1867
  • Pneumonanthe Gled., 1764
  • Psalina Raf., 1837
  • Qaisera Omer, 1989
  • Rassia Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Ricoila Reneaulme ex Raf., 1837
  • Sebeokia Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Selatium D.Don ex G.Don, 1837
  • Spiragyne Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Thylacitis Reneaulme ex Adans., 1763
  • Thyrophora Neck., 1790 opus utique oppr.
  • Tretorhiza Adans., 1763
  • Tretorrhiza Reneaulme ex Delarbre, 1800
  • Varasia Phil., 1860
  • Xolemia Raf., 1837

Từ nguyên

sửa

Tên chi là danh từ giống cái, được đặt theo tên Gentius, vị vua trị vì xứ Illyria (miền tây bán đảo Balkan) vào khoảng 181–168 TCN, người có lẽ đã khám phá ra các tính chất bổ dưỡng của long đởm.[5]

Tên gọi long đởm trong tiếng Việt có lẽ bắt nguồn từ 龍膽/龙胆 (long đảm, nghĩa là mật rồng) - tên gọi của các loài thuộc chi này trong tiếng Trung.[3]

Mô tả

sửa

Các loài trong chi này là cây thân thảo một năm, hai năm hoặc lâu năm. Thân rễ có rễ chính dạng chùm và các rễ con, với rễ cọc mập thịt hoặc hóa gỗ, hoặc có vài rễ hình trụ thẳng từ đai cổ rễ. Thân từ mọc thẳng tới thẳng đứng, có nếp nhăn hoặc góc cạnh, ở các loài lâu năm đôi khi có cả thân ra hoa và thân sinh dưỡng. Lá mọc đối, hiếm khi mọc vòng, đôi khi tạo thành hình nơ hoa ở gốc. Cụm hoa ở nách lá hoặc đầu cành, các xim hoa có từ 1 đến ít hoa, đôi khi mọc thành các cụm ở đầu cành và/hoặc các vòng ở nách lá. Hoa mẫu (4 hoặc) 5- (hoặc 6-8). Các thùy của đài hoa hình chỉ đến hình trứng, với gân giữa nổi rõ. Tràng hoa hình ống, hình mâm, hình phễu, hình nón ngược hoặc hình vạc, rất hiếm khi hình bánh xe; ống thường dài hơn nhiều so với các thùy; các nếp gấp giữa các thùy. Nhị đính vào ống tràng hoa; các chỉ nhị có cánh ở đáy; bao phấn rời hoặc hiếm khi nối liền. Tuyến 5-10 ở đáy bầu nhụy. Nhụy hoa không cuống hoặc trên một cuống dài. Vòi nhụy thường ngắn, thẳng, ít khi thấy dài và hình chỉ; các thùy đầu nhụy rời hoặc hợp sinh, uốn ngược lại, thường thuôn dài đến thẳng, hiếm khi mở rộng và thuôn tròn. Quả nang hình trụ đến hình elipxoit và không cánh hoặc hình trứng ngược hẹp đến hình trứng ngược (hình elipxoit hẹp ở G. winchuanensis) và có cánh, nhiều hạt. Hạt không cánh hoặc có cánh; áo hạt có mắt lưới nhỏ, nhăn nheo, quầng đơn hoặc với sự phân quầng lỗ rỗ phức tạp.[3]

Phân bố

sửa
 
Gentiana frigida

Khu vực bản địa của chi này là vùng ôn đới đại lục Á-Âu, miền núi nhiệt đới châu Á tới đông nam Australia, Maroc, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, tây và nam Nam Mỹ tới tây bắc Venezuela, quần đảo Falkland.[2]

Sử dụng

sửa

Nhiều loại đồ uống được làm từ rễ long đởm.[6] Gentiana lutea được dùng để sản xuất gentian, một loại đồ uống chưng cất được sản xuất trong khu vực Alps và ở Auvergne.[7] Một số loài được thu hoạch để sản xuất các loại rượu khai vị (apéritif), rượu chưng cấtthuốc bổ thảo mộc.

Rễ long đởm là hương liệu đồ uống phổ biến để tạo vị đắng. Loại nước ngọt có ga Moxie chứa rễ long đởm.[8] Loại rượu khai vị của Pháp Suze cũng được làm từ long đởm. Rượu vang thơm Americano chứa rễ long đởm để tạo vị đắng.[9] Nó cũng là một thành phần trong rượu khai vị của Italia Aperol. Nó cũng được sử dụng làm hương liệu chính trong loại rượu tiêu cơm (digestif) của Đức gọi là Underberg và là thành phần chính trong các loại rượu đắng AngosturaPeychaud's.

Hợp chất tạo vị đắng chính của rễ long đởm là gentiopicrin (gentiopicroside),[10] một glycoside. Bài báo năm 2007 của một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản xác định 23 hợp chất trong rễ long đởm.[11] Gentiopicrin lại không có trong rễ long đởm tươi, vì thế có lẽ nó đã được hình thành trong quá trình phơi khô và lưu giữ rễ long đởm.

Long đởm ít được sử dụng trong công nghiệp nước hoa, các ví dụ đáng chú ý nhất là một số xà phòng glycerin (Crabtree & Evelyn) và nước hoa (Corday's Possession, 1937).

Dược phẩm

sửa

Long đởm vàng (Gentiana lutea) được sử dụng trong y học thảo dược để điều trị các vấn đề tiêu hóa, sốt, cao huyết áp, co thắt cơ, giun sán, các vết thương, ung thư, viêm xoangsốt rét,[12] mặc dù các nghiên cứu đã cho thấy nó chỉ có hiệu quả tối thiểu so với giả dược khi dùng trong điều trị lo âurối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.[13][14][15] Nó đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát chứng khó tiêu.[16]

Lá và rễ Gentiana punctata đã được sử dụng trong y học cổ truyền Áo cả trong lẫn ngoài, dưới dạng rượu mùi hoặc trà để điều trị các rối loạn đường tiêu hóa, da, hệ vận động, gan, mật và các vấn đề nhi khoa, sốt, cúm, thấp khớp và bệnh gút.[17]

Gentiana purpurea, Gentiana punctataGentiana pannonica được sử dụng để sản xuất rượu schnaps đắng, theo truyền thống được sử dụng như một loại rượu hỗ trợ tiêu hóa. Trong y học Ayurveda, loài long đởm Ấn Độ Gentiana kurroo (hiện nay là loài cực kỳ nguy cấp) đã từng được sử dụng như một loại thảo mộc chữa bệnh,[18][19][20][21] nhưng đã được thay thế bằng các loài trong họ Plantaginaceae như Picrorhiza kurroa ở miền tây Himalaya,[22][23] hoặc Picrorhiza scrophulariiflora (胡黃蓮, hồ hoàng liên) ở miền đông Himalaya hay trong y học cổ truyền Trung Hoa.[24]

Biểu tượng

sửa
 
Gia huy của gia tộc Minamoto.

Ba bông hoa long đởm Gentiana scabra var. buergeri trên những chiếc lá xích trúc (Sasa) (tiếng Nhật: ササリンドウ / 笹竜胆 = sasa-rindo / thế long đảm, trong đó "thế" là tên gọi khác của xích trúc) được sử dụng làm biểu tượng của gia tộc Minamoto (源氏, Nguyên thị),[25][26] một trong bốn gia tộc lớn thống trị chính trị Nhật Bản trong thời kỳ Heian và tiếp tục thành lập Mạc phủ đầu tiên sau chiến tranh Genpei.

Hoa long đởm Gentiana pneumonanthe là hoa chính thức của cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ.[27]

Các loài

sửa

Danh sách loài lấy theo POWO:[2]

Lai ghép

sửa

Chưa rõ

sửa
  • Gentiana × bergeri Krist, 1933
  • Gentiana × palezieuxi Beauverd, 1931-1932 in 1933

Chú thích

sửa
  1. ^ Carl Linnaeus, 1753. Gentiana. Species Plantarum 1: 277.
  2. ^ a b c d Gentiana Tourn. ex L.”. Plants of the World Online. Board of Trustees of the Royal Botanic Gardens, Kew. 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ a b c Gentiana trong Flora of China. Tra cứu ngày 14-12-2022.
  4. ^ a b RHS A-Z Encyclopedia of Garden Plants. United Kingdom: Dorling Kindersley. 2008. tr. 1136. ISBN 1405332964.
  5. ^ Jepson, Willis Linn (1953). A manual of the Flowering Plants of California. Berkeley: Đại học California. tr. https://archive.org/details/bub_gb_bffkmpjLa8EC/page/n770 763. ISBN 978-0-520-00606-5. Gentiana gentius.
  6. ^ Strewe L. “Ethnobotany of gentians”. Gentian Research Network.
  7. ^ “Espace Avèze | Office de Tourisme du Pays de Salers”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Orchant R. (1 tháng 3 năm 2013). “Moxie: The distinctively different soda that New England loves”. The Huffington Post.
  9. ^ “Quinquina & Americano by Brand”. Vermouth 101.
  10. ^ PubChem. Gentiopicroside
  11. ^ Hidehiro Ando, Yasuaki Hirai, Mikio Fujii, Yumiko Hori, Motonori Fukumura, Yujiro Niiho, Yoshijiro Nakajima, Toshiro Shibata, Kazuo Toriizuka, Yoshiteru Ida, 2007. The chemical constituents of fresh Gentian root. Journal of Natural Medicines 61(3): 269–279, doi:10.1007/s11418-007-0143-x
  12. ^ “Gentian”. WebMD.
  13. ^ Ernst E. (2010). “Bach flower remedies: a systematic review of randomised clinical trials”. Swiss Medical Weekly. 140: w13079. doi:10.4414/smw.2010.13079. PMID 20734279.
  14. ^ Walach H., Rilling C., Engelke U. (2001). “Efficacy of Bach-flower remedies in test anxiety: a double-blind, placebo-controlled, randomized trial with partial crossover”. Journal of Anxiety Disorders. 15 (4): 359–366. doi:10.1016/S0887-6185(01)00069-X. PMID 11474820.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Pintov S., Hochman M., Livne A., Heyman E. & Lahat E. (2005). “Bach flower remedies used for attention deficit hyperactivity disorder in children—a prospective double blind controlled study”. European Journal of Paediatric Neurology. 9 (6): 395–398. doi:10.1016/j.ejpn.2005.08.001. PMID 16257245.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ McMullen M. K., Whitehouse J. M., Towell A. (2015). “Bitters: Time for a New Paradigm”. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2015: 670504. doi:10.1155/2015/670504. PMC 4446506. PMID 26074998.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Vogl S., Picker P., Mihaly-Bison J., Fakhrudin N., Atanasov A. G., Heiss E. H., Wawrosch C., Reznicek G., Dirsch V. M., Saukel J. & Kopp B. (2013). “Ethnopharmacological in vitro studies on Austria's folk medicine—an unexplored lore in vitro anti-inflammatory activities of 71 Austrian traditional herbal drugs”. Journal of Ethnopharmacology. 149 (3): 750–771. doi:10.1016/j.jep.2013.06.007. PMC 3791396. PMID 23770053.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ Trayamana: Gentiana kurroo: Benefits, remedies, reseach, side effects.
  19. ^ Gentiana kurroo trong IMPPAT: Indian Medicinal Plants, Phytochemistry And Therapeutics.
  20. ^ Khan Mubashir, Khalid Ghazanfar, Bashir A. Ganai, Seema Akbar, Akhtar H. Malik & Akbar Masood, 2014. Scientific validation of Gentiana kurroo Royle for anti-inflammatory and immunomodulatory potential. International Scholarly Reseach Notices, vol. 2014: ID 701765, 5 tr., doi:10.1155/2014/701765.
  21. ^ Bhat Mohd Skinder, Bashir Ahmad Ganai & Abdul Hamid Wani, 2017. Scientific study of Gentiana kurroo Royle. Medicines (Basel) 4(4): 74, doi:10.3390/medicines4040074.
  22. ^ Picrorhiza kurroa trong PubMed.
  23. ^ Ashwinikumar Raut, Hiteshi Dhami-Shah, Aashish Phadke, Anand Shindikar, Shobha Udipi, Jayashree Joshi, Rama Vaidya & Ashok D. B. Vaidya, 2022. Picrorhiza kurroa, Royle ex Benth: Traditional uses, phytopharmacology, and translational potential in therapy of fatty liver disease. Journal of Ayurveda and Integrative Medicine doi:10.1016/j.jaim.2022.100558.
  24. ^ Hongmin Wang, Weimin Zhao, Vanida Choomuenwai, Katherine T. Andrews, Ronald J. Quinn & Yunjiang Feng, 2013. Chemical investigation of an antimalarial Chinese medicinal herb Picrorhiza scrophulariiflora. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 23(21): 5915-5918, doi:10.1016/j.bmcl.2013.08.077.
  25. ^ リンドウ
  26. ^ Mark Griffiths, 2009. IV. Tales of Genji. The Lotus Quest: In Search of the Sacred Flower, Chatto & Windus, London, ISBN 9780701181222, tr. 245; ISBN 9780312641481, St. Martin's Press, 2010.
  27. ^ Flag and arms of the German-speaking Community.

Liên kết ngoài

sửa