Long não (cây)

loài thực vật
(Đổi hướng từ Cinnamomum camphora)

Long não hay còn gọi là dã hương (danh pháp hai phần: Cinnamomum camphora) là một loại cây thân gỗ, lớn và thường xanh, có thể cao tới 20–30 m. Các lá nhẵn và bóng, bề mặt như sáp và có mùi long não khi bị vò nát trong tay. Về mùa xuân nó sinh ra các lá màu xanh lục nhạt với nhiều hoa nhỏ màu trắng. Nó sinh ra các quả màu đen, thuộc loại quả mọng, mọc thành cụm với đường kính khoảng 1 cm.

Long não
Một cây long não cổ, ước tính trên 1.000 năm tuổi, ở Nhật Bản
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Lauraceae
Chi (genus)Cinnamomum
Loài (species)C. camphora
Danh pháp hai phần
Cinnamomum camphora
(L.) Sieb., 1825[1]
Phân cấp
Cinnamomum camphora var. nominale (Hats. & Hayata)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Camphora camphora (L.) H.Karst.
  • Camphora hahnemannii Lukman.
  • Camphora hippocratei Lukman.
  • Camphora officinarum Nees
  • Camphora officinarum var. glaucescens A.Braun
  • Camphora vera Raf.
  • Camphorina camphora (L.) Farw.
  • Cinnamomum camphora var. cyclophyllum Nakai
  • Cinnamomum camphora var. glaucescens (A.Br.) Meisn.
  • Cinnamomum camphora var. hosyo (Hatus.) J.C.Liao
  • Cinnamomum camphora var. linaloolifera Y.Fujita
  • Cinnamomum camphora f. linaloolifera (Y.Fujita) Sugim.
  • Cinnamomum camphora f. parvifolia Miq.
  • Cinnamomum camphora var. rotundifolia Makino
  • Cinnamomum camphoriferum St.-Lag.
  • Cinnamomum camphoroides Hayata
  • Cinnamomum nominale (Hats. & Hayata) Hayata
  • Cinnamomum officinarum Nees ex Steud.
  • Laurus camphora L.
  • Laurus camphorifera Salisb. Unresolved
  • Laurus gracilis G.Don Unresolved
  • Laurus sumatrensis J.F.Gmel. Unresolved
  • Persea camfora (L.) Spreng. Unresolved
  • Persea camphora (L.) Spreng.

Cây long não có thân cây chắc khỏe với vỏ cây hơi thô và có các đốm nhạt màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc.

Long não có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, bao gồm Đài Loan, miền nam Nhật Bản, đông nam Trung QuốcĐông Dương, tại đây người ta trồng nó để sản xuất dầu long não. Nó cũng được trồng tại khu vực ven bờ biển Đen của khu vực Kavkaz.

Xâm hại tại Australia

sửa
Minh họa

Những cây long não đầu tiên được đưa vào Úc năm 1822 như là một loại cây cảnh để trồng trong vườn và công viên. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng trở thành một loại cây xâm hại tại khu vực Queensland và miền bắc New South Wales, tại đây khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt rất thích hợp với nó.

Long não đã xâm chiếm các đồng cỏ, cũng như cạnh tranh với các loài bạch đàn, mà chúng lại là nguồn thức ăn duy nhất của gấu túi-hiện đang ở tình trạng nguy cấp tại nhiều khu vực ở miền đông Úc.

Ứng dụng

sửa
 
Một cây Long não tại Buôn Ma Thuột

Gỗ long não trên thực tế không bị côn trùng phá hại, vì thế người ta dùng nó để sản xuất các vật dụng nhỏ trong gia đình (tráp, hộp, chuỗi vòng hạt, quạt v.v).

Trước đây, nhiều cây bị đốn hạ để sản xuất long não tự nhiên phục vụ cho việc sử dụng trong y tế, nhưng hiện nay mọi loại long não sử dụng trong thực tế có nguồn gốc tổng hợp. Từ mùn cưa và phoi bào người ta cũng có thể sản xuất ra tinh dầu long não.

Vỏ Long não ngâm rượu dùng ngậm, súc miệng (không nuốt) để phòng, trị bệnh viêm răng, lợi. Đây là bài thuốc dân gian ở Việt Nam.

Tinh dầu

sửa

Người ta chưng cất bằng hơi nước các loại gỗ nghiền nhỏ, rễ, cành non của cây long não để thu được tinh dầu, mà từ đó trong quá trình ngưng tụ và làm lạnh có thể thu tới 90% long não. Bằng việc chưng cất phân đoạn tinh dầu thô người ta thu được các thành phần khác nhau, được sử dụng trong kỹ thuật ("tinh dầu long não đỏ", chứa safrol), y tế (long não y tế), ướp thơm ("tinh dầu long não trắng").

Lưu ý rằng tinh dầu long não dùng trong y tế khác rất nhiều với tinh dầu long não tự nhiên.

Văn hóa

sửa

Tại Việt Nam có một cây dã hương cổ thụ tuổi khoảng một nghìn năm được vua Lê Cảnh Hưng sắc phong làm "Quốc chúa đô mộc dã đại vương". Cây nay thuộc xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đã được nhà chức trách lập biện pháp bảo vệ.[2]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Cinnamomum camphora”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ "Kỳ diệu cây dã huơng..."

Liên kết ngoài

sửa