Gliese 581
Gliese 581 (phát âm /ˈɡliːzə/) là một sao lùn đỏ với quang phổ M3V, nằm cách Trái Đất 20,3 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Bình. Gliese 581 có kích thước lớn gấp đôi Sao Mộc - hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn ước lượng khối lượng của nó vào khoảng một phần ba khối lượng Mặt Trời, và là hệ sao được biết đến gần Mặt Trời thứ 101.[18] Gliese 581 là một trong những ngôi sao lùn loại M lâu đời nhất, có hoạt động sao ít nhất được biết đến.[19] Những quan sát và đo đạc cho thấy ngôi sao này có ít nhất sáu hành tinh quay quanh nó (theo thứ tự từ ngôi sao) là: Gliese 581 e, b, c, g, d và f. Đặc biệt, hành tinh g được cho là nằm gần giữa vùng ở được quanh sao.[20][21]
Vị trí của Gliese 581 trong chòm sao Thiên Bình | |
Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000.0 Xuân phân J2000.0 | |
---|---|
Chòm sao | Thiên Bình[1] |
Xích kinh | 15h 19m 26.82694s[2] |
Xích vĩ | −07° 43′ 20.1895″[2] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 10.56 to 10.58[note 1] |
Các đặc trưng | |
Giai đoạn tiến hóa | Dãy chính |
Kiểu quang phổ | M3V[5] |
Chỉ mục màu B-V | 1.61[6] |
Kiểu biến quang | BY Dra[7][note 2] |
Trắc lượng học thiên thể | |
Vận tốc xuyên tâm (Rv) | −975±016[2] km/s |
Chuyển động riêng (μ) | RA: −1221278±0037[2] mas/năm Dec.: −97229±0027[2] mas/năm |
Thị sai (π) | 158.7183 ± 0.0301[2] mas |
Khoảng cách | 20.549 ± 0.004 ly (6.3 ± 0.001 pc) |
Cấp sao tuyệt đối (MV) | 11.6[11] |
Chi tiết | |
Khối lượng | 0307±0007[12] M☉ |
Bán kính | 0310±0008[12] R☉ |
Độ sáng (nhiệt xạ) | 0.01192± 0.00010[12] L☉ |
Độ sáng (thị giác, LV) | 0.002[note 3] L☉ |
Hấp dẫn bề mặt (log g) | 492±010[13] cgs |
Nhiệt độ | 3,424+43 −42[12] K |
Độ kim loại [Fe/H] | −0.33 ± 0.12[13] dex |
Tự quay | 1325±63 d[14] |
Tuổi | 8+3 −1[15][16] Gyr |
Tên gọi khác | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | The star |
e | |
b | |
c | |
d | |
f (artifact) | |
g |
Đặc điểm
sửaCái tên Gliese 581 đề cập đến số danh mục từ cuộc khảo sát năm 1957 Catalogue Gliese của nhà thiên văn học người Đức Wilhelm Gliese về 965 ngôi sao nằm trong bán kính 20 parsec tính từ Trái Đất. Các tên gọi khác cho ngôi sao này là BD-07° 4003 (Catalogue BD, ấn phẩm đầu tiên được biết đến) và HO Librae (định danh sao biến quang). Nó không có một tên gọi riêng lẻ như Sirius hay Procyon.[6][17] Đây là một sao lùn đỏ với quang phổ M3V, cách Trái Đất 20,3 năm ánh sáng. Nó nằm cách sao Beta Librae khoảng 2 độ bắc, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Bình. Người ta ước lượng khối lượng của nó xấp xỉ gần bằng một phần ba khối lượng của Mặt Trời, và là hệ sao gần thứ 101 được biết đến (bao gồm cả các sao lùn nâu) với Mặt Trời.[18]
Với một sao lùn loại M như Gliese 581 có khối lượng thấp hơn nhiều so với Mặt Trời, khiến cho vùng lõi của ngôi sao thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân với tốc độ rất thấp. Từ khoảng cách và cấp sao biểu kiến, các nhà thiên văn học đã ước tính nhiệt độ hiệu dụng của nó vào khoảng 3.200 K và có độ sáng bằng 0,2% độ sáng Mặt Trời.[22] Tuy vậy, sao lùn đỏ Gliese 581 phát ra chủ yếu là các bức xạ hồng ngoại gần, phát ra cực đại tại bước sóng gần 830 nano mét (sử dụng định luật dịch chuyển Wien, với giả sử ngôi sao là một vật đen lý tưởng), nên đây có thể là một đánh giá tương đối thấp về độ sáng toàn phần của ngôi sao.[23] (Để so sánh, Mặt Trời phát ra cực đại gần bước sóng 530 nano mét, ở giữa của phần khả kiến trong quang phổ). Khi tính đến toàn bộ phổ bức xạ (không chỉ là phần con người có thể nhìn thấy), đôi khi được gọi là hiệu chỉnh nhiệt bức xạ (bolometric correction), thì ngôi sao có độ sáng nhiệt bức xạ bằng 1,3% độ sáng toàn phần của Mặt Trời.[5][22] Từ đó một hành tinh sẽ phải nằm gần ngôi sao hơn để có thể nhận được lượng năng lượng như Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Vùng không gian xung quanh ngôi sao nơi hành tinh có thể nhận được một lượng năng lượng như thế thỉnh thoảng được gọi là "Vùng Goldilocks", hay thông dụng hơn là vùng ở được. Sự xác định vùng này không cố định và tùy thuộc vào tính chất của từng hệ hành tinh cũng như ngôi sao chính.[24] Gliese 581 dường như có khối lượng khá lớn để trở thành sao lóe sáng (flare star) nên khó có thể thích hợp cho sự sống.[25] Sao Gliese 581 phát ra tia X.[26]
Hệ hành tinh
sửaCó nhiều ngoại hành tinh được tìm thấy quay quanh sao Gliese 581. Gliese 581 b, có kích thước gần bằng Sao Hải Vương, được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2005 và là hành tinh thứ năm được phát hiện quay quanh một sao lùn đỏ. Hành tinh bên trong này có khối lượng ít nhất bằng 16 lần khối lượng của Trái Đất (gần giống với khối lượng của Sao Hải Vương) và hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Gliese 581 chỉ mất có 5,4 ngày.[5]
Hành tinh Gliese 581 c, được phát hiện vào tháng 4 năm 2007.[22] Trong bài báo đăng năm 2007, Udry cùng các cộng sự giả sử rằng nếu Gliese 581 c có một hành tinh đồng hành kiểu Trái Đất, nó sẽ có bán kính bằng 1,5R⊕, và sẽ là "hành tinh giống Trái Đất nhất" được biết đến.[22]
Không thể thực hiện đo đạc trực tiếp về bán kính của hành tinh khi quan sát từ Trái Đất, do hành tinh không đi ngang qua ngôi sao mẹ của nó. Với khối lượng tối thiểu xấp xỉ 5 lần khối lượng Trái Đất - hay bằng một phần ba của Sao Hải Vương - quỹ đạo của Gliese 581 c nằm ngay bên trong vùng ở được của sao chính.[27] Nhiệt độ bề mặt vật đen trung bình đã ước lượng nằm trong khoảng -3 °C (đối với suất phản chiếu quang học giống với Sao Kim) và 40 °C (đối với suất phản chiếu quang học giống với Trái Đất),[22] tuy thế, nhiệt độ trung bình có thể cao hơn (khoảng 500 độ Celsius) do hiệu ứng hậu khí nhà kính giống như của Sao Kim.[28] Một số nhà thiên văn tin rằng hệ này có thể đang trải qua quá trình di trú hành tinh (planetary migration) và Gliese 581 c có thể được hình thành bên ngoài đường băng (frost line), khiến nó có các thành phần tương tự như các thiên thể băng (như vệ tinh băng Ganymede của Sao Mộc). Gliese 581 c có chu kỳ quỹ đạo dưới 13 ngày Trái Đất.[22]
Các quan sát ngôi sao cũng hé lộ ra hành tinh thứ ba, gọi là Gliese 581 d, với khối lượng gần 7 lần khối lượng của Trái Đất, hay bằng một nửa của Sao Thiên Vương, có chu kỳ quỹ đạo bằng 66,8 ngày Trái Đất.[22][29][30] Quỹ đạo của nó nằm ngày bên ngoài giới hạn vùng ở được của ngôi sao, và nó được xếp vào hành tinh có khả năng cho sự sống tồn tại.[31][28] (Các nhà thiên văn tái phân tích dữ liệu vận tốc xuyên tâm và thu được giá trị khối lượng của hành tinh trong khoảng từ 5,6 đến 7,1 lần khối lượng Trái Đất M⊕.)[32]
Hệ hành tinh (2009)
sửaNgày 21 tháng 4 năm 2009, các nhà thiên văn thông báo đã phát hiện ra hành tinh thứ 4 là Gliese 581 e. Hành tinh này có khối lượng ước lượng tối thiểu là 1,9 M⊕, và hiện tại là hành tinh ngoại hệ có khối lượng nhỏ nhất được phát hiện quay xung quanh một "ngôi sao thông thường" (tức là ngoại trừ các pulsar). Chu kỳ quỹ đạo của nó là 3,15 ngày Trái Đất.[31][30]
Các mô phỏng động lực học của hệ sao Gliese 581 giả sử rằng quỹ đạo của hai hành tinh b và d là đồng phẳng sẽ cho hệ hành tinh bất ổn định nếu khối lượng của các hành tinh đo được lớn gấp 1,6 đến 2 lần khối lượng tối thiểu của chúng. Giới hạn trên về khối lượng của các hành tinh thu được từ các mô phỏng là 3,1; 30,4; 10,4; và 13,8 lần khối lượng của Trái Đất tương ứng cho các hành tinh e, b, c, và d.[31]
Hệ hành tinh (2010)
sửaNgày 29 tháng 9 năm 2010, các nhà thiên văn ở Đài quan sát Keck thông báo họ đã phát hiện ra hai hành tinh Gliese 581 f và Gliese 581 g, cả hai có quỹ đạo gần như hình tròn. Sự phát hiện ra dựa trên sự phân tích tổng hợp các dữ liệu từ các thiết bị HIRES và HARPS. Theo Nicknamed Zarmina, một trong những nhà thiên văn khám phá ra hai hành tinh này,[33] Gliese 581 g có khối lượng từ 3 đến 4 lần khối lượng của Trái Đất, với chu kỳ 37 ngày Trái Đất, và khoảng cách của nó đến ngôi sao Gliese 581 cho thấy nó nằm trong vùng ở được của sao này. Người ta tiên đoán là hành tinh này bị khóa thủy triều, tức là một phía của hành tinh luôn hướng về phía ngôi sao.[21]>[34]
Tỉ số xấp xỉ giữa chu kỳ của hai hành tinh kề cận nhau là (tính từ trong ra ngoài): 3:5, 2:5, 1:3, 1:2, 2:13.
Các tham số được liệt kê bên dưới thu được từ giả sử quỹ đạo các hành tinh có độ lệch tâm bằng 0. Việc thay đổi độ lệch tâm không làm tăng độ chính xác lên nhiều.[35]
Theo như thuyết trình của F. Pepe tại Hội thảo chuyên đề thứ 276 của IAU, hành tinh g chưa hoàn toàn được xác định từ những phân tích mới từ các dữ liệu thu được từ bản đồ phổ của thiết bị HARPS,[36] và cả hai hành tinh f và g được cho vào danh sách các hành tinh chưa được xác nhận tại Extrasolar Planets Encyclopaedia.[37]
Thiên thể đồng hành (thứ tự từ ngôi sao ra) |
Khối lượng | Bán trục lớn (AU) |
Chu kỳ quỹ đạo (ngày) |
Độ lệch tâm | Độ nghiêng | Bán kính |
---|---|---|---|---|---|---|
e | ≥1.7 ± 0.2 M🜨 | 0.02815 ± 0.00006 | 3.1490 ± 0.0002 | 0.00-0.06 | — | — |
b | ≥15.8 ± 0.3 M🜨 | 0.04061 ± 0.00003 | 5.3686 ± 0.0001 | 0.00-0.03 | — | — |
c | ≥5.5 ± 0.3 M🜨 | 0.0721 ± 0.0003 | 12.914 ± 0.002 | 0.00-0.06 | — | — |
g (chưa xác nhận) | ≥2.2 M🜨 | 0.13 | 32 | 0.00 | — | — |
d[39] (chưa xác nhận) | 6.98 ± 0.3 M🜨 | 0.21847 ± 0.00028 | 66.87 ± 0.13 | 0.00-0.25 | — | — |
Đĩa mảnh vụn[40] | 25 ± 12 AU–>60 AU | 30° – 70° | — |
Tín hiệu radio gửi đi từ Trái Đất
sửaA Message From Earth (AMFE), là một tín hiệu radio kĩ thuật số năng lượng cao được gửi đi vào ngày 9 tháng 10 năm 2008 đến thẳng hành tinh Gliese 581 c, một hành tinh đá ngoại hệ quay quanh sao lùn đỏ Gliese 581. Tín hiệu này là một túi thời gian (time capsule) kĩ thuật số chứa 501 thông điệp được lựa chọn qua một cuộc thi trên một mạng xã hội, trang Bebo.[41] Thông điệp này được gửi đi từ kính thiên văn vô tuyến RT-70 của Trung tâm Không gian Quốc gia Ukraina. Tín hiệu này sẽ đến được hành tinh kiểu Trái Đất Gliese 581 c vào đầu năm 2029. Tính đến ngày 14/9/2011, tín hiệu này đã đi được 27,732 trong tổng số 192 triệu triệu kilômét của quãng đường cần đi tới đích.
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ Gliese 581 is classified as a BY Draconis variable in the General Catalogue of Variable Stars.[3] This catalog gives a maximum magnitude of 10.56 and minimum of magnitude 10.58 for a relatively low 20 mmag (0.020 magnitudes) variability.[4] For full data see data description and “The combined table of GCVS Vols I-III and NL 67-78 with improved coordinates, General Catalogue of Variable Stars”. Sternberg Astronomical Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
- ^ In 1994 Edward Weis concluded that Gliese 581, like half the 43 dwarf M stars he studied over a multi-year period, showed long term variability (and page 1137, Fig 1 shows Gliese 581 had magnitude 10.58 in 1982 and between 10.57 and 10.56 from 1985 to 1990).[8] Bonfils noted in 2005 that Gliese 581 "has been classified as a variable star (HO Lib), but its variability (Weis 1994) is only marginally significant. If real it would be on a time scale of several years, with short term variability being at most ~0.006 mag."[9] Measurements by MOST showed short term variability of about 5 mmag (half a percent) over a period of a few weeks.[10]
- ^ Taking the absolute magnitude of Gliese 581, , with the absolute magnitude of the Sun, , the visual luminosity can be calculated from, .
Tham khảo
sửa- ^ Smith, Yvette. “NASA and NSF-Funded Research Finds First Potentially Habitable Exoplanet”. nasa.gov. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2016.
- ^ a b c d e Vallenari, A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (2023). “Gaia Data Release 3. Summary of the content and survey properties”. Astronomy and Astrophysics. 674: A1. arXiv:2208.00211. Bibcode:2023A&A...674A...1G. doi:10.1051/0004-6361/202243940. S2CID 244398875. Gaia DR3 record for this source at VizieR.
- ^ Lopez-Morales, M.; và đồng nghiệp (2006). “Limits to Transits of the Neptune-mass planet orbiting Gl 581”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 118 (849): 1506–1509. arXiv:astro-ph/0609255. Bibcode:2006PASP..118.1506L. doi:10.1086/508904. S2CID 15156619.
V* HO Lib ... BY Draconis
(page 2 of pre-print submitted 9 September 2006) - ^ “General Catalogue of Variable Stars Query results”. Sternberg Astronomical Institute. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
- ^ a b c Bonfils, Xavier; Forveille, Thierry; Delfosse, Xavier; Udry, Stéphane; Mayor, Michel; Perrier, Christian; Bouchy, François; Pepe, Francesco; Queloz, Didier; Bertaux, Jean-Loup (2005). “The HARPS search for southern extra-solar planets VI: A Neptune-mass planet around the nearby M dwarf Gl 581”. Astronomy and Astrophysics. 443 (3): L15–L18. arXiv:astro-ph/0509211. Bibcode:2005A&A...443L..15B. doi:10.1051/0004-6361:200500193. S2CID 59569803.
- ^ a b c “GJ 581”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2008.
- ^ Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007–2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/GCVS. Originally Published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
- ^ Weis, E. W. (1994). “Long term variability in dwarf M stars”. The Astronomical Journal. 107 (3): 1138. Bibcode:1994AJ....107.1135W. doi:10.1086/116925.
- ^ Bonfils page L15
- ^ Matthews, J. M.; và đồng nghiệp (2007). “MOST Exoplanet System Photometry” (PDF). tr. 80. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
- ^ From apparent magnitude and parallax.
- ^ a b c d Pineda, J. Sebastian; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2021). “The M-dwarf Ultraviolet Spectroscopic Sample. I. Determining Stellar Parameters for Field Stars”. The Astrophysical Journal. 918 (1): 23. arXiv:2106.07656. Bibcode:2021ApJ...918...40P. doi:10.3847/1538-4357/ac0aea. S2CID 235435757. 40.
- ^ a b Bean, J. L; Benedict, G. F.; Endl, M. (2006). “Metallicities of M Dwarf Planet Hosts from Spectral Synthesis”. Astrophysical Journal Letters. 653 (1): L65–L68. arXiv:astro-ph/0611060. Bibcode:2006ApJ...653L..65B. doi:10.1086/510527. S2CID 16002711.
- ^ Suárez Mascareño, A.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2015), “Rotation periods of late-type dwarf stars from time series high-resolution spectroscopy of chromospheric indicators”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 452 (3): 2745–2756, arXiv:1506.08039, Bibcode:2015MNRAS.452.2745S, doi:10.1093/mnras/stv1441.
- ^ “Star: Gliese 581”. Extrasolar Planets Encyclopaedia. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2012.
Age 8+3
−1 Gyr - ^ Selsis 3.4-page 1382 "lower limit of the age that, considering the associated uncertainties, could be around 7 Gyr", "preliminary estimate", "should not be above 10–11 Gyr"
- ^ a b “Entry 5594-1093-1”. The Hipparcos and Tycho Catalogues. Centre de données astronomiques de Strasbourg. ID I/239.
- ^ a b Reylé, Céline; Jardine, Kevin; Fouqué, Pascal; Caballero, Jose A.; Smart, Richard L.; Sozzetti, Alessandro (30 tháng 4 năm 2021). “The 10 parsec sample in the Gaia era”. Astronomy & Astrophysics. 650: A201. arXiv:2104.14972. Bibcode:2021A&A...650A.201R. doi:10.1051/0004-6361/202140985. S2CID 233476431. Data available at https://gruze.org/10pc/
- ^ “Gliese 581 and the Stellar Activity Problem”. 3 tháng 7 năm 2014.
- ^ Newly discovered planet may be first truly habitable exoplanet
- ^ a b A bot will complete this citation soon. Click here to jump the queue"The Lick-Carnegie Exoplanet Survey: A 3.1 M_Earth Planet in the Habitable Zone of the Nearby M3V Star Gliese 581". 2010. arΧiv:1009.5733. }}
- ^ a b c d e f g Udry, S.; Bonfils, X.; Delfosse, X.; Forveille, T.; Mayor, M.; Perrier, C.; Bouchy, F.; Lovis, C.; Pepe, F. (tháng 7 năm 2007). “The HARPS search for southern extra-solar planets: XI. Super-Earths (5 and 8 M $_{\oplus}$) in a 3-planet system”. Astronomy & Astrophysics. 469 (3): L43–L47. doi:10.1051/0004-6361:20077612. ISSN 0004-6361.
- ^ Bonfils, X.; Forveille, T.; Delfosse, X.; Udry, S.; Mayor, M.; Perrier, C.; Bouchy, F.; Pepe, F.; Queloz, D. (tháng 12 năm 2005). “The HARPS search for southern extra-solar planets: VI. A Neptune-mass planet around the nearby M dwarf Gl 581”. Astronomy & Astrophysics. 443 (3): L15–L18. doi:10.1051/0004-6361:200500193. ISSN 0004-6361.
- ^ Selsis, F.; Kasting, J. F.; Levrard, B.; Paillet, J.; Ribas, I.; Delfosse, X. (tháng 12 năm 2007). “Habitable planets around the star Gliese 581?”. Astronomy & Astrophysics. 476 (3): 1373–1387. doi:10.1051/0004-6361:20078091. ISSN 0004-6361.
- ^ Minard, A. (ngày 21 tháng 4 năm 2009). “Nearly Earth-sized Planet, Possible Watery World Spotted Near Another Star”. Universe Today. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010.
- ^ Schmitt, J. H. M. M; Fleming, T. A; Giampapa, M. S. (1995). “The X-Ray View of the Low-Mass Stars in the Solar Neighborhood”. Astrophysical Journal. 450 (9): 392–400. Bibcode:1995ApJ...450..392S. doi:10.1086/176149.
- ^ von Bloh, W.; Bounama, C.; Cuntz, M.; Franck, S. (tháng 10 năm 2007). “Habitability of super-Earths: Gliese 581c & 581d”. Proceedings of the International Astronomical Union (bằng tiếng Anh). 3 (S249): 503–506. doi:10.1017/S1743921308017031. ISSN 1743-9213.
- ^ a b von Bloh, W.; Bounama, C.; Cuntz, M.; Franck, S. (23 tháng 10 năm 2007). “The Habitability of Super-Earths in Gliese 581”. Astronomy & Astrophysics. 476 (3): 1365–1371. doi:10.1051/0004-6361:20077939. ISSN 0004-6361.
- ^ “New 'super-Earth' found in space”. BBC News. ngày 25 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2008.
- ^ a b Rincon, P.; Amos, J. (ngày 21 tháng 4 năm 2009). “Lightest exoplanet is discovered”. BBC News. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009.
- ^ a b c Mayor, M.; Bonfils, X.; Forveille, T.; Delfosse, X.; Udry, S.; Bertaux, J.-L.; Beust, H.; Bouchy, F.; Lovis, C. (tháng 11 năm 2009). “The HARPS search for southern extra-solar planets: XVIII. An Earth-mass planet in the GJ 581 planetary system”. Astronomy & Astrophysics. 507 (1): 487–494. doi:10.1051/0004-6361/200912172. ISSN 0004-6361.
- ^ tr 29, Vogt 2010.
- ^ “The astrophysicist who discovered Zarmina describes life on "second Earth"”. ngày 1 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Keck Observatory discovers the first Goldilocks exoplanet” (Thông cáo báo chí). Keck Observatory. ngày 29 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2010.
- ^ pp. 15, 24, Vogt 2010.
- ^ Ron Cowen (ngày 13 tháng 10 năm 2010). “Existence of habitable exoplanet questioned”. Science News. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Notes for star Gl 581”. The Extrasolar Planets Encyclopaedia. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2010.
- ^ Robertson, Paul; Mahadevan, Suvrath; Endl, Michael; Roy, Arpita (ngày 3 tháng 7 năm 2014). “Stellar activity masquerading as planets in the habitable zone of the M dwarf Gliese 581”. Science. 345 (6195): 440–444. arXiv:1407.1049. Bibcode:2014Sci...345..440R. doi:10.1126/science.1253253. PMID 24993348. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Reanalysis of data suggests 'habitable' planet GJ 581d really could exist”. Astronomy Now. ngày 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2015.
- ^ J.-F. Lestrade; và đồng nghiệp (2012). “A DEBRIS Disk Around The Planet Hosting M-star GJ581 Spatially Resolved with Herschel”. Astronomy and Astrophysics. 548: A86. arXiv:1211.4898. Bibcode:2012A&A...548A..86L. doi:10.1051/0004-6361/201220325.
- ^ Sarah Gavin (ngày 29 tháng 7 năm 2008). “One Giant Leap For The Bebo Community”. Bebo. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008.
Liên kết ngoài
sửaWikinews có tin tức ngoại ngữ liên quan đến bài: Discovery of smallest exoplanet yields 'extraordinary' find |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Gliese 581. |
- Major Discovery: New Planet Could Harbor Water and Life Space.com
- Gliese 581 / HO Librae Lưu trữ 2008-10-10 tại Wayback Machine Solstation.com
- Extrasolar Planets Encyclopaedia: Gl 581
- AstronomyCast: Gliese 581
- SETI Range Calculator
- All Wet? Astronomers Claim Discovery of Earth-like Planet, Scientific American
- Position of Gliese 581 marked on local space (Top right corner)
- Photo of Constellation Libra with Gliese 581
- Artist conceptions of planets of Gliese 581
- Speculation about geology/geochemistry of Gliese 581c The Geochemical Society
- Computer models suggest planetary and extrasolar planet atmospheres – A gas, gas, gas Lưu trữ 2008-07-05 tại Wayback Machine Đại học Washington tại St. Louis
- Extrasolar Planet Interactions Lưu trữ 2016-05-05 tại Wayback Machine by Rory Barnes & Richard Greenberg, Lunar and Planetary Lab, University of Arizona
- Earth-like planet found that may support life Ctv.ca
- Gliese 581 – The "Red Dwarf" and implications for its "earthlike" planet Gliese 581c
- Earth's Twin Discovered?