Happy-Go-Lucky
Happy-Go-Lucky là bộ phim hài-chính kịch của Anh ra mắt năm 2009 do Mike Leigh chiụ trách nhiệm đạo diễn và biên kịch. Bối cảnh phim tập trung vào một giáo viên trường mầm non luôn vui tươi, đầy lạc quan và những mối quan hệ giữa cô ấy với người xung quanh. Phim nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các nhà phê bình cũng như là nhận được rất nhiều giải thường từ vai trò đạo diễn, biên kịch của Mike Leigh, diễn xuất tài tình của nữ diễn viên chính Sally Hawkins và màn trình diễn của Eddie Marsan với vai trò nhân vật phụ.
Happy-Go-Lucky
| |
---|---|
Đạo diễn | Mike Leigh |
Kịch bản | Mike Leigh |
Sản xuất | Simon Channing Williams |
Diễn viên | Sally Hawkins Eddie Marsan Alexis Zegerman Sylvestra Le Touzel Samuel Roukin |
Âm nhạc | Gary Yershon |
Hãng sản xuất | |
Phát hành | Momentum Pictures |
Công chiếu | 12 tháng 2, 2008 (BIFF) 18 tháng 4, 2008 ( Anh) |
Thời lượng | 118 phút |
Quốc gia | Anh |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Doanh thu | 11.7 triệu Bảng Anh[1] |
Nội dung
sửaBộ phim là hành trình theo chân Pauline "Poppy" Cross (do Sally Hawkins thủ vai), một giáo viên của trường mẫu giáo 30 tuổi, người luôn đem tới sự lạc quan, vui vẻ cho mọi người xung quanh bằng những cuộc trò chuyện đầy dí dỏm, hài hước. Một ngày nọ, sau khi chiếc xe đạp của mình bị đánh cắp, Poppy quyết định tham gia một khóa học lái xe hơi vì cô nghĩ đã đến lúc cần tập lái xe hơi. Trong buổi tập lái xe đó, cô đã có cơ hội được gặp Scott (do Eddie Marsan thủ vai), một người dạy lái xe hơi đầy nghiêm khắc. Và kể từ lúc đó, những mối quan hệ mới mẻ, đầy thú vị mới của Poppy cũng bắt đầu chớm nở.
Diễn viên
sửa- Sally Hawkins vai Pauline "Poppy" Cross
- Eddie Marsan vai Scott
- Alexis Zegerman vai Zoe
- Andrea Riseborough vai Dawn
- Sinead Matthews vai Alice
- Sylvestra Le Touzel vai Heather
- Joseph Kloska vai Bạn trai của Suzy
- Samuel Roukin vai Tim
- Caroline Martin vai Helen
- Oliver Maltman vai Jamie
- Nonso Anozie vai Ezra
- Karina Fernandez vai Cô Flamenco
Đón nhận
sửaĐánh giá chuyên môn
sửaTrên trang đánh giá phim Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được 92% cà chua tươi từ 159 lời nhận xét, tương đương với 7,73/10. Những nhà phê bình đều đồng tình cho rằng "Bộ phim mới với một phần ngẫu hứng của Mike Leigh là một bộ phim hài nhẹ nhàng với những tình tiết đầy cay đắng với một ngôi sao sáng chói là Sally Hawkins."[2] Trên Metacritic, bộ phim được tính trung bình trọng số là 84 điểm với 34 phần phê bình, chỉ ra rằng "đây là một sự hoan nghênh phổ biến."[3]
Dấu ấn
sửaCâu nói "En-ra-ha", một câu nói được dùng trong phương pháp dạy lái xe của nhân vật Scott, được sử dụng lặp đi lặp lại, như một lời nhắc nhở người lái xe hãy nhìn vào gương ô tô, đã trở thành một câu cửa miệng gắn liền với cả bộ phim và với cả diễn viên Eddie Marsan. Trong một bài học, Scott đã giải thích với Poppy rằng "En-ra-ha" là một thiên thần sa ngã và ám chỉ "con mắt nhìn thấu" ở trên cùng của một "tam giác vàng" được tạo thành bởi gương chiếu hậu của ô tô và gương bên cạnh xe. Scott nói với Poppy, "Cô thấy đấy. Cô nhớ đấy. Cô sẽ nhớ Enraha cho đến ngày cô chết và tôi đã hoàn thành công việc của mình." Tên "En-ra-ha" được Eddie Marsan ngẫu hứng tạo ra trong quá trình quay phim, lấy cảm hứng từ bản ghi âm của nhà thần bí học người Anh Aleister Crowley.[4][5]
Danh sách Top 10
sửaBộ phim được đánh giá như một trong mười bộ phim hay nhất của năm 2008 bởi nhiều nhà phê bình bao gồm Manohla Dargis, Stephen Holden và A.O. Scott của tạp chí New York Times, Liam Lacey của tờ The Globe and Mail, Ray Bennett đến từ tạp chí The Hollywood Reporter, Shawn Levy đến từ thời báo The Oregonian, Carrie Rickey đến từ tờ The Philadelphia Inquirer, David Edelstein của thời báo New York, Elizabeth Weitzman của New York Daily News, Kimberly Jones đến từ The Austin Chronicle, Michael Sragow của báo The Baltimore Sun, Kenneth Turan của tạp chí Los Angeles Times, Ann Hornaday của thời báo The Washington Post, Lisa Schwarzbaum của Entertainment Weekly, Dennis Harvey của Variety và Steve Rea từ The Philadelphia Inquirer.[6] Bên cạnh đó, nhà báo Armond White đến từ tạp chí New York Press đã gọi Yêu đời lên bạn nhé là phim hay nhất năm 2008.[7]
Giải thưởng
sửaPhương tiện truyền thông tại nhà
sửaThe Region 1 DVD đã được phát hành vào ngày 10 tháng 3 năm 2009. Nó được định dạng hình ảnh anamorphic widescreen, âm thanh tiếng Anh với phụ đề tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn được đính kèm thêm các đoạn phim tài liệu trong quá trình làm phim của đạo diễn kiêm biên kịch Mike Leigh bao gồm Behind the Wheel of Happy-Go-Lucky và Happy-in-Character.
Tham khảo
sửa- ^ “Happy-Go-Lucky (2008) - Box Office Mojo”. Boxofficemojo.com. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Happy-Go-Lucky (2008)”. Rotten Tomatoes. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Happy-Go-Lucky Reviews”. Metacritic. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
- ^ Romney, Jonathan. “Nobody's mug: How did Eddie Marsan become Hollywood's go-to man for great British character acting?”. The Independent.
- ^ Markel, J. D. (tháng 11 năm 2011). “Religious Allegory and Cultural Discomfort in Mike Leigh's Happy-Go-Lucky”. Bright Lights Film Journal (74). Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2014.
- ^ “2008 Film Critic Top Ten Lists”. Metacritic. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009.
- ^ White, Armond (7 tháng 1 năm 2009). “Better-Than List 2008”. New York Press. Manhattan Media. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2010.
- ^ “81st Academy Awards Nominations”. Variety. 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ Merin, Jennifer (7 tháng 12 năm 2008). “2008 AWFJ EDA Awards Nominations”. Alliance of Women Film Journalists. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ Merin, Jennifer (15 tháng 12 năm 2008). “2008 EDA Awards Winners”. Alliance of Women Film Journalists. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
- ^ Roxborough, Scott (17 tháng 2 năm 2008). “'Elite' wins Golden Bear at 58th Berlinale”. "The Hollywood Reporter". Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Past Award Winners”. Boston Society of Film Critics. 13 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 4 Tháng hai năm 2012. Truy cập 26 Tháng Một năm 2018.
- ^ “BIFA 2008 Nominations”. British Independent Film Awards. 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
- ^ “CFCAA 2008 Nominations”. Chicago Film Critics Association. 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Dallas–Fort Worth Film Critics Association 2008 Awards”. Movie City News. 17 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ “DFCS Awards 2008”. Detroit Film Critics Society. 15 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
- ^ “2009 Golden Globe Winners List”. Variety. 11 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ “London Film Critics' Circle Awards 2008 Nominations”. London Film Critics Circle. 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “34TH ANNUAL”. Los Angeles Film Critics Association. 9 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ “2008 Awards”. New York Film Critics Circle. 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ “New York Film Critics Online”. Awards Daily. 14 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
- ^ “2008 Awards (12th Annual)”. Online Film Critics Society. 19 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
- ^ “2008 SAN FRANCISCO FILM CRITICS CIRCLE AWARDS”. San Francisco Film Critics Circle. 15 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
- ^ “2008 13th Annual SATELLITE Awards Nominees”. International Press Academy. 13 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.