Hemitaurichthys polylepis

loài cá

Hemitaurichthys polylepis là một loài cá biển thuộc chi Hemitaurichthys trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1857.

Hemitaurichthys polylepis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Hemitaurichthys
Loài (species)H. polylepis
Danh pháp hai phần
Hemitaurichthys polylepis
(Bleeker, 1857)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chaetodon polylepis Bleeker, 1857

Từ nguyên sửa

Từ định danh polylepis được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại, polús (πολύς; "nhiều") và lepís (λεπίς; "vảy"), hàm ý đề cập đến số vảy đường bên của loài cá này được cho là nhiều nhất trong chi Chaetodon (chi ban đầu mà H. polylepis được xếp vào).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Từ quần đảo Cocos (Keeling)đảo Giáng Sinh, H. polylepis được phân bố trải dài về phía đông, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á và các đảo quốc thuộc châu Đại Dương đến quần đảo Linequần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa hơn là đến quần đảo Hawaii, giới hạn phía nam đến bờ đông Úc và đảo Rapa Iti.[1][3]

Tại Việt Nam, H. polylepis được ghi nhận tại hòn Mun, hòn Nội và cù lao Câu (vịnh Nha Trang); quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa;[4] và đảo đá ngoài khơi Bình Thuận.[5]

H. polylepis sống trên khu vực sườn dốc của rạn viền bờ ở độ sâu khoảng từ 3 đến 60 m.[1]

Mô tả sửa

 
Một nhóm H. polylepis trên rạn san hô

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở H. polylepis là 18 cm.[3] Vùng thân của H. polylepis có màu trắng, bao gồm cuống và vây đuôi cũng như vây bụng, hẹp dần về phía lưng tạo thành hình dạng kim tự tháp (bắt nguồn cho tên thông thường của loài này). Vùng đầu màu nâu sẫm. Vùng thân còn lại cùng vây lưng và vây hậu môn có màu vàng.[6]

Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 23–26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–21; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 68–74.[6]

Sinh thái học sửa

Thức ăn chủ yếu của H. polylepissinh vật phù du. Chúng sống thành nhóm nhỏ và có thể hợp thành đàn lớn.[7] H. polylepis có thể phát ra âm thanh nhờ vào bong bóng cá. Chúng phát âm thanh vào lúc hoàng hôn để thực hiện các màn tán tỉnh và thu hút bạn tình.[8]

Những cá thể lai tạp giữa H. polylepisHemitaurichthys zoster đã được quan sát tại Indonesia,[9] quần đảo Cocos (Keeling)đảo Giáng Sinh.[10] Ngoài ra, H. polylepis còn tạp giao với cả Hemitaurichthys thompsoni tại Hawaii.[11]

Thương mại sửa

H. polylepis thường được xuất khẩu trong ngành buôn bán cá cảnh.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Hemitaurichthys polylepis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165672A6087416. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165672A6087416.en. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Hemitaurichthys polylepis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Astakhov, D. A.; Savinkin, O. V. (2019). “Occurrence of Hemitaurichthys polylepis in the Coastal Waters of Southern Central Vietnam (South China Sea)” (PDF). Journal of Ichthyology. 59 (2): 271–274. doi:10.1134/S0032945219020024. ISSN 1555-6425.
  5. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  6. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 233. ISBN 978-0824818951.
  7. ^ a b R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3261. ISBN 978-9251045879.
  8. ^ Boyle, Kelly S.; Tricas, Timothy C. (2010). “Pulse sound generation, anterior swim bladder buckling and associated muscle activity in the pyramid butterflyfish, Hemitaurichthys polylepis”. Journal of Experimental Biology. 213 (22): 3881–3893. doi:10.1242/jeb.048710. ISSN 0022-0949.
  9. ^ Pavaphon, Ohm (10 tháng 11 năm 2011). “Rare Hybrid of Pyramid Butterflyfish is caught from Indonesian water”. Reef Builders. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Hobbs, Jean-Paul A.; Allen, Gerald R. (2014). “Hybridisation among coral reef fishes at Christmas Island and the Cocos (Keeling) Islands” (PDF). Raffles Museum of Biodiversity Research. 30: 220–226.
  11. ^ “Chaetodon hybrids”. www.hawaiisfishes.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.