Heniochus chrysostomus là một loài cá biển thuộc chi Heniochus trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.

Heniochus chrysostomus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Heniochus
Loài (species)H. chrysostomus
Danh pháp hai phần
Heniochus chrysostomus
Cuvier, 1831
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Heniochus permutatus Cuvier, 1831
    • Heniochus melanistion Bleeker, 1854
    • Heniochus drepanoides Thiollière, 1857
    • Chaetodon teatae Curtiss, 1938

Từ nguyên sửa

Từ định danh chrysostomus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: khrūsós (χρῡσός; "vàng") và stóma (στόμα; "miệng"), hàm ý đề cập đến phần mõm vàng của loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Từ quần đảo Cocos (Keeling), đảo Giáng Sinhbãi cạn Rowley (đều là những vùng lãnh thổ của Úc), H. chrysostomus được phân bố trải dài về phía đông, băng qua khu vực Đông Nam Á và các đảo quốc thuộc châu Đại Dương đến quần đảo Linequần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến đảo Jeju (Hàn Quốc) và vùng biển phía nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến bang New South Wales (Úc) và Nouvelle-Calédonie.[1][3][4]

Việt Nam, H. chrysostomus được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam);[5] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[6] bờ biển Phú Yên;[7] bờ biển Ninh Thuận;[8] cù lao Câu (Bình Thuận); vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[9] quần đảo Hoàng Sa[10]quần đảo Trường Sa.[11]

H. chrysostomus sống tập trung ở khu vực có nhiều san hô phát triển trên rạn viền bờ dưới triều và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 45 m;[1] cá con thường được tìm thấy ở những vùng nước nông như khu vực đầm phá hay cửa sông.[3]

Mô tả sửa

 
Cá con (để ý lớp màng ở gai vây lưng thứ tư lớn hơn cá trưởng thành)

H. chrysostomus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm.[3] Gai vây lưng thứ tư của H. chrysostomus vươn dài; lớp màng bao quanh gai này căng rộng (rộng hơn ở cá con). Thân màu trắng với 3 dải sọc chéo màu nâu sẫm: dải thứ nhất từ đỉnh đầu băng qua mắt xuống đến toàn bộ vây bụng, dải thứ hai từ gai vây lưng thứ tư băng xuống vây hậu môn, dải còn lại nằm ở phía cuối của vây lưng. Mõm có màu vàng.[12]

Số gai ở vây lưng: 11–12; Số tia vây ở vây lưng: 21–22; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 17–18; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 57–61.[12]

Sinh thái học sửa

Thức ăn chủ yếu của H. chrysostomus là các polyp san hô. Cá con sống đơn độc, còn cá trưởng thành thường bơi theo cặp, nhất là vào thời điểm sinh sản,[3] nhưng đôi khi loài này có thể hợp thành một nhóm nhỏ.[13]

Cũng như một số loài cá bướm khác, H. chrysostomus có thể phát ra âm thanh nhờ vào cơ tạo âm ngoại lai (extrinsic sonic drumming muscle) phối hợp với xương lồng ngực, với tần số đo được trong khoảng từ 130 đến 180 Hz.[14]

Thương mại sửa

H. chrysostomus thường được đánh bắt để xuất khẩu trong hoạt động thương mại cá cảnh.[13]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Heniochus chrysostomus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165640A6077819. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165640A6077819.en. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Heniochus chrysostomus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Heniochus chrysostomus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  9. ^ Astakhov, D. A. (2010). “Annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii, Perciformes) from Nha Trang Bay (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 50 (10): 914–931. doi:10.1134/S0032945210100024. ISSN 1555-6425.
  10. ^ Astakhov, D. A.; Savinkin, O. V.; Ponomarev, S. A.; Phuong, Lai Duy; Thu, Dao Duy (2016). “Preliminary annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii) from Ly Son Islands (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 56 (1): 154–158. doi:10.1134/S003294521601001X. ISSN 1555-6425.
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  12. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 233. ISBN 978-0824818951.
  13. ^ a b R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3262. ISBN 978-9251045879.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  14. ^ Parmentier, Eric; Boyle, Kelly S.; Berten, Laetitia; Brié, Christophe; Lecchini, David (2011). “Sound production and mechanism in Heniochus chrysostomus (Chaetodontidae)” (PDF). Journal of Experimental Biology. 214 (16): 2702–2708. doi:10.1242/jeb.056903. ISSN 0022-0949. PMID 21795566.