Lê Hồ (xã)

xã thuộc huyện Kim Bảng

Lê Hồ là một nằm ở phía tây bắc của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Lê Hồ
Xã Lê Hồ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHà Nam
HuyệnKim Bảng
Địa lý
Tọa độ: 20°37′46″B 105°51′16″Đ / 20,62944°B 105,85444°Đ / 20.62944; 105.85444
Lê Hồ trên bản đồ Việt Nam
Lê Hồ
Lê Hồ
Vị trí xã Lê Hồ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,46 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.851 người[1]
Mật độ1.052 người/km²
Khác
Mã hành chính13393[2]

Địa lý sửa

Xã Lê Hồ nằm ở phía tây bắc huyện Kim Bảng, cách Hà Nội khoảng 60 km, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 7,46 km², dân số năm 1999 là 7.851 người[1], mật độ dân số đạt 1.052 người/km².

Xã có diện tích 7,35 km², chiều dài 3,5 km, chiều rộng 2,5 km. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, toàn xã có hơn 3.000 người. Đến tháng 12/2005 xã có 8.182 người. Đến năm 2010, có 8.276 người. Diện tích canh tác của xã là 521,95 ha.

Hành chính sửa

Xã Lê Hồ được chia thành 5 thôn: Phương Thượng, Phương Đàn, An Đông, Đồng Thái, Đại Phú.

Lịch sử sửa

Cùng với dòng chảy của lịch sử, tên đất, tên làng của Lê Hồ cũng có sự thay đổi.

Từ thời vua Hùng, các địa danh thuộc xã Lê Hồ ngày nay nằm trong quận Vũ Bình, thuộc bộ Giao Chỉ. Thời thuộc huyện Cổ Bảng.

Thời nhà Đinh nơi đây là một căn cứ dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh.

Đến thời Hậu Lê (1420-1527) thuộc huyện Kim Bảng. Đến năm 1466, thuộc Sơn Nam Thừa Tuyên. Xa xưa, các địa danh thuộc xã Lê Hồ lúc đầu chỉ là một xóm nhỏ có tên là Đường Giang, sau bao thế kỷ phát triển thành những làng quê trù phú, đông đúc. Năm 1472, dưới triều vua Lê Thánh Tông, tên Đường Giang đổi thành Hương Đàn xã.

Thời Tây Sơn, xã thuộc Sơn Nam Thượng.

Năm 1831, xã thuộc Kim Bảng, tỉnh Hà Nội.

Từ năm 1890, là một trong các địa danh thuộc tỉnh Hà Nam.

Khi Pháp sang xâm lược Việt Nam, chúng sáp nhập Hương Đàn với một số làng khác gọi là tổng Phương Đàn gồm các xã: Phương Đàn, Phương Thượng, An Đông, Cao Mật, Khang Thái, Tùng Quang, Dương Cương, Thịnh Đại, Nông Vụ, Lạc Nhuế.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đồng chí Lê Hồ - người con ưu tú có nhiều cống hiến đóng góp cho phong trào cách mạng của quê hương, các xã nhỏ thuộc tổng Phương Đàn vinh dự mang tên xã Lê Hồ.

Năm 1951, các thôn Tùng Quang, Dương Cương, Thịnh Đại, Nông Vụ cắt về xã Đồng Hoá.

Năm 1956, sáp nhập thôn Đaị Phú (xã Thụy Lôi) về xã Lê Hồ năm 1960.

Ngày nay, xã Lê Hồ gồm 5 thôn: Phương Đàn, Phương Thượng, An Đông, Đồng Thái (năm 1960 Khang Thái và Cao Mật sáp nhập thành thôn Đồng Thái) và Đại Phú.

Tên xã được lấy từ tên chiến sĩ cộng sản Lê Hồ - một người được sinh ra tại đây.

Kinh tế - xã hội sửa

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hoá, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn (2006 – 2010). Năm 2014 xã Lê Hồ được công nhận là xã đã đạt" Xã đạt chuẩn nông thôn mới".

Văn hóa sửa

Lê Hồ là là cơ sở vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; Lê Hồ - người đảng viên cộng sản đầu tiên của quê hương đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Theo ghi chép tại gia phả của một số dòng họ, thần phả còn lưu giữ được ở đình Phương Thượng; đặc bịêt là những hiện vật tìm được tại ngôi mộ cổ ở gò Nấm giữa địa giới giữa 2 xã Lê Hồ và xã Đồng Hoá năm 1987, thì các địa danh thuộc xã Lê Hồ ngày nay đã có trước đây 2000 năm lịch sử.

Từ xa xưa, nơi đây có sông Đường Giang bắt nguồn từ vực chùa Ông (nay thuộc xã Tượng Lĩnh) chảy dọc qua địa bàn xã xuống tận Vân Chu (xã Phù Vân) rồi đổ ra sông Đáy. Hai bên triền sông, cỏ cây rậm rạp, um tùm, mọc thành những vệt rừng hoang vu.

Phong tặng sửa

Giao thông sửa

Xã Lê Hồ cách Quốc lộ 1 khoảng 7 km về phía Tây. Có 4 km quốc lộ 38 chạy qua địa bàn xã, đường làng, đường xóm đều được bê tông hoá, đường ra đồng đều được mở rộng và rải đá cấp phối.

Xã nằm trên quốc lộ 60B nên xã có vị trí giao thông rất quan trọng.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo sửa