Ngọc lưu ly
Lapis lazuli (/ˈlæpɪs
Lapis lazuli | |
---|---|
Một khối lapis lazuli trong trạng thái tự nhiên từ Afghanistan | |
Thông tin chung | |
Thể loại | Đá biến chất |
Công thức hóa học | Hỗn hợp của khoáng chất với thành phần chính lazurit |
Nhận dạng | |
Màu | Xanh lam, đốm với màu trắng của canxi và pyrit |
Dạng thường tinh thể | Đặc, to |
Vết vỡ | Không đồng đều |
Độ cứng Mohs | 5–5.5 |
Ánh | Mờ |
Màu vết vạch | xanh nhạt |
Tỷ trọng riêng | 2.7–2.9 |
Chiết suất | 1.5 |
Các đặc điểm khác | Các biến thể trong thành phần tạo ra sự khác biệt lớn về các giá trị trên. |
Từ khoảng đầu thiên niên kỷ 7 TCN, lapis lazuli đã được khai thác tại khu mỏ Sar-i Sang[1][2] ở Shortugai (ngày nay thuộc tỉnh Takhar) và các mỏ khác ở tỉnh Badakhshan đông bắc Afghanistan ngày nay.[3]
Lapis lazuli rất được ưa chuộng tại văn minh lưu vực sông Ấn (3300-1900 TCN).[4][5][6] Các cổ vật làm từ lapis lazuli có niên đại khoảng 7570 TCN đã được tìm thấy tại di tích Bhirrana cổ xưa nhất trong khu vực.[7] Hạt lapis được tìm thấy trong các phần mộ thời kỳ đồ đá mới ở di tích Mehrgarh (ngày nay thuộc Pakistan), dãy Kavkaz, cho đến tận Mauritanie ở Tây Phi.[8] Nó cũng được sử dụng trong mặt nạ của Tutankhamun (1341-1323 TCN).[9]
Vào cuối của thời trung cổ, lapis lazuli bắt đầu được xuất khẩu sang châu Âu, tại đây nó được nghiền thành bột để làm màu lam sẫm, loại màu vẽ cao cấp và đắt tiền nhất trong các sắc lam. Màu lam sẫm được nhiều họa sĩ lớn trong thời kì Phục hưng và Baroque sử dụng, như Masaccio, Perugino, Titian và Vermeer, và thường được dành riêng để lên màu quần áo của nhân vật trung tâm trong các bức tranh, đặc biệt là Trinh nữ Maria.
Ngày nay, vùng mỏ Đông Bắc Afghanistan vẫn là một nguồn khai thác lapis lazuli quan trọng. Nó cũng được khai thác tại các mỏ phía tây Hồ Baikal ở Nga, và ở dãy núi Andes ở Chile, cùng với một số lượng nhỏ khác đến từ Angola; Argentina; Myanmar; Pakistan; Canada; Ý, Ấn Độ; và Mỹ.[10]
Từ nguyên
sửaLapis trong tiếng Latin có nghĩa là "đá", còn lazuli là một dạng của từ lazulum trong tiếng Latin trung đại, có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập لاجورد lājaward, bắt nguồn từ لاجورد lājevard trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "bầu trời" hay "trời/ thiên giới". Trong lịch sử, lapis lazuli cũng được khai thác ở vùng Lājevard, Ba Tư cổ. Từ mối liên hệ này, Lazulum là nguồn gốc của các từ mang nghĩa "màu xanh/ xanh lam" trong nhiều ngôn ngữ, như azul trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, azzurro trong tiếng Ý, azure trong tiếng Pháp và tiếng Anh.[11][12]
Khoa học và ứng dụng
sửa-
Mẫu vật từ mỏ Sar-i Sang ở Afghanistan, nơi khai thác lapis lazuli từ thiên niên kỷ thứ 7 TCN
-
Một khối lapis lazuli được đánh bóng
-
Bột màu lam sẫm làm từ lapis lazuli. Sắc xanh đắt tiền nhất ở thời Phục hưng, thường được dành riêng để lên màu y phục của Thiên thần hoặc Trinh nữ Mary
-
Mặt dây chuyền gắn lapuli lapuli và kim cương thế kỷ XIX
Thành phần
sửaThành phần quan trọng nhất của lapis lazuli là lazurit (25% đến 40%),[13] một loại khoáng chất silicat feldspathoid có công thức (Na,Ca)8(AlSiO4)6(S,SO4,Cl)1-2.[14] Hầu hết lapis lazuli cũng chứa calci (màu trắng), sodalit (màu xanh), và pyrit (màu vàng kim). Một số mẫu lapis lazuli có chứa augit, diopside, enstatit, mica, hauynit; hornblend, nosean và loellingit geyerit giàu lưu huỳnh.
Lapis lazuli thường xuất hiện trong đá cẩm thạch tinh thể do quá trình biến chất tiếp xúc.
Nguồn gốc
sửaLapis lazuli được tìm thấy trong đá vôi ở thung lũng sông Kokcha thuộc tỉnh Badakhshan ở đông bắc Afghanistan, nơi mỏ có Sar-e-Sang đã được khai thác từ hơn 6.000 năm.[15] Afghanistan là nguồn cung cấp lapis lazuli cho Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà, cũng như văn minh Hy Lạp và La Mã sau này. Lapis được mang đến Ai Cập cổ đại thông qua buôn bán với Lưỡng Hà. Tại thời kỳ đỉnh cao văn minh lưu vực sông Ấn vào năm 2000 TCN, thuộc địa Harappan, hiện nay gọi là Shortugai, được thành lập gần khu mỏ lapis.[8]
Ngoài các mỏ ở Afghanistan, lapis cũng được khai thác tại dãy Andes (gần Ovalle, Chile); và tại mỏ Tultui Lazurite về phía tây của Hồ Baikal ở Siberia, Nga. Một số lượng nhỏ hơn được khai thác ở Angola; Argentina; Myanmar; Pakistan; Canada; Ý, Ấn Độ; và Mỹ (tại California và Colorado).[10]
Ứng dụng và chất thay thế
sửaLapis có thể đánh bóng được và làm thành đồ trang sức, chạm khắc, hộp, khảm, đồ trang trí, tượng nhỏ và bình. Nó cũng được dùng trong trang trí nội thất và hoàn thiện công trình kiến trúc. Hai cột trang trí điện thờ trong Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac tại St.Petersburg được làm từ lapis. Vào thời Phục hưng, Lapis được nghiền và xử lý để làm bột màu lam sẫm dùng trong tranh sơn dầu và bích họa.[16] Đến đầu thế kỷ 20, lapis không còn được sử dụng trong hội họa nữa mà thay thế bằng chất tổng hợp hóa học rẻ hơn.
Lapis lazuli tổng hợp được sản xuất thương mại thông quá quá trình Gilson, dùng để tạo ra màu lam sẫm nhân tạo và thủy phân kẽm phosphat.[17] Nó cũng có thể được thay thế bằng spinel, sodalit, jasper nhuộm màu hoặc howlit.[18]
Lịch sử và nghệ thuật
sửaTrong thế giới cổ đại
sửaLapis lazuli đã được khai thác ở Afghanistan và xuất khẩu sang Địa Trung Hải và Nam Á kể từ thời đồ đá mới,[19] dọc theo tuyến thương mại cổ giữa Afghanistan và văn minh sông Ấn từ thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Hạt lapis lazuli đã được tìm thấy tại Mehrgarh, một địa điểm Đá mới gần Quetta ở Pakistan, và tại các khu định cư thiên niên kỷ 4 ở Bắc Lưỡng Hà, và ở khu di tích Đồ đồng Shahr-e Sukhteh ở Đông Nam Iran (thiên niên kỷ 3 TCN). Tại khu Lăng mộ Hoàng gia ở thành Ur của Sumer, người ta tìm được một con dao găm có cán lapis, một cái bát khảm lapis, bùa chú, hạt cườm, và các chi tiết khảm lông mày và râu trên tượng, có niên đại từ thiên niên kỷ 3 TCN.[19]
Lapis cũng được sử dụng phổ biến làm con dấu và đồ trang sức tại Lưỡng Hà cổ đại bởi người Akkad, Assyria, và Babylon. Nó được nhắc đến nhiều lần trong sử thi Gilgamesh (thế kỷ 17-18 TCN), một trong những tác phẩm văn học cổ nhất từng được biết đến. Bức tượng Ebih-Il từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN có tròng mắt khảm lapis, được tìm thấy tại thành phố cổ Mari, Syria ngày nay, hiện đang được trưng bày ở Louvre.[20]
Ở Ai Cập cổ đại, lapis lazuli thường được dùng làm bùa chú và đồ trang sức. Đồ trang sức Lapis đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật của di tích Ai Cập tiền sử Naqada (3300-3100 TCN). Các bức phù điêu thời Thutmosis III (1479-1429 TCN) tại quần thể đền Karnak thể hiện cảnh nhà vua được cống nạp các mảnh lapis lazuli. Cleopatra đã sử dụng bột lapis lazuli để làm màu trang điểm mắt.[20]
Đồ trang sức bằng lapis lazuli cũng được tìm thấy tại Mykenai, là bằng chứng cho quan hệ thương mại giữa người Mykenai và văn minh Ai Cập và phương Đông.[21]
Từ cuối thời cổ đại đến cuối thời Trung cổ, lapis lazuli thường được gọi là sapphire (sapphirus trong tiếng latinh, sappir trong tiếng Hebrew);[22] tuy nhiên, cần phân biệt nó với đá saphir ngày nay vốn là một loại corundum màu xanh. Nhà khoa học người Hy Lạp Theophrastus mô tả trong sách về đá rằng "sapphirus lốm đốm vàng," phù hợp với đặc điểm của lapis lazuli.[23]
Trong Cựu Ước có nhiều chi tiết nhắc đến "sapphire", nhưng hầu hết các học giả cho rằng nhiều khả năng đó là lapis lazuli, do sapphire chưa được biết đến trước thời Đế quốc La Mã. Ví dụ, Exodus 24:10: "Và họ thấy Đức Chúa Trời của Israel, dưới chân Ngài lát đá sapphire..." Thuật ngữ được sử dụng trong Kinh Thánh tiếng Latinh ở đây là "lapidus sapphiri", thuật ngữ chỉ lapis lazuli.[24] Các bản dịch hiện đại của Kinh thánh, như bản dịch Cuộc sống mới lần thứ hai,[25] đều dịch là lapis lazuli trong hầu hết các trường hợp thay vì sapphire.
Ngọc lưu ly cũng được nhắc đến trong Kinh Phật. Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: "về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai".[26] Theo kinh điển, Phật Dược Sư (tiếng Phạn: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah) trong khi tu hành Bồ tát đạo đã phát 12 đại nguyện giải trừ bệnh khổ cho chúng sinh, sau khi thành Phật ông trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trên thân hiển lộ ánh sáng lưu ly trong suốt.[27] Ông thường được mô tả trong tư thế thiền định, tay trái cầm bình thuốc màu lưu ly.[28]
Gallery
sửa-
Mặt đá trang sức bằng lapis lazuli. Lưỡng Hà k. 2900 TCN.
-
Một cái bát lapis lazuli ở Iran (k. cuối thiên niên kỷ 3 - đầu thiên niên kỷ 2 TCN)
-
Bức tượng Ebih-Il khoảng thế kỷ 25 TCN với tròng mắt khảm lapis lazuli
-
Tsarevich (trứng Fabergé). Các họa tiết vàng bao phủ các khớp, làm cho trứng trông như thể nó được chạm khắc từ một khối duy nhất của lapis lazuli
-
Mặt nạ của Tutankhamun (1341-1323 TCN). Chi tiết lông mày được khảm bằng lapis lazuli.
-
Tranh sơn thủy khắc trên lapis lazuli, thời nhà Thanh, Trung Quốc (1644-1912).
-
Cô gái đeo hoa tai ngọc trai (1665) của Johannes Vermeer, sử dụng màu lam sẫm làm từ lapis lazuli.
-
Voi khắc từ lapis lazuli chất lượng cao có lẫn pyrit màu vàng, Đế quốc Mogul. (chiều dài: 8 cm (3,1 in))
Tham khảo
sửa- ^ David Bomford and Ashok Roy, A Closer Look- Colour (2009), National Gallery Company, London, (ISBN 978-1-85709-442-8)
- ^ Lafont, Bertrand; Tenu, Aline; Clancier, Philippe; Joannès, Francis (2017). “1”. De Gilgamesh à Artaban (3300-120 av. J.-C.) (bằng tiếng Pháp). Paris: Belin. tr. 1040. ISBN 978-2-7011-6490-8. MES.
- ^ Moorey, Peter Roger (1999). Ancient Mesopotamian Materials and Industries: the Archaeological Evidence. Eisenbrauns. tr. 86–87. ISBN 978-1-57506-042-2.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:02
- ^ Sarkar, Anindya; Mukherjee, Arati Deshpande; Bera, M. K.; Das, B.; Juyal, Navin; Morthekai, P.; Deshpande, R. D.; Shinde, V. S.; Rao, L. S. (25 tháng 5 năm 2016). “Oxygen isotope in archaeological bioapatites from India: Implications to climate change and decline of Bronze Age Harappan civilization”. Scientific Reports (bằng tiếng Anh). 6 (1): 26555. Bibcode:2016NatSR...626555S. doi:10.1038/srep26555. ISSN 2045-2322. PMC 4879637. PMID 27222033. S2CID 4425978.
- ^ DIKSHIT, K.N. (2012). “The Rise of Indian Civilization: Recent Archaeological Evidence from the Plains of 'Lost' River Saraswati and Radio-Metric Dates”. Bulletin of the Deccan College Research Institute. 72/73: 1–42. ISSN 0045-9801. JSTOR 43610686.
- ^ “Excavation Bhirrana | ASI Nagpur”. excnagasi.in. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
- ^ a b Bowersox & Chamberlin 1995
- ^ Alessandro Bongioanni & Maria Croce
- ^ a b “"All about colored gemstones," the International Colored Gemstones Association”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
- ^ Senning, Alexander (2007). “lapis lazuli (lazurite)”. Elsevier's Dictionary of Chemoetymology. Amsterdam: Elsevier. tr. 224. ISBN 978-0-444-52239-9.
- ^ Weekley, Ernest (1967). “azure”. An Etymological Dictionary of Modern English. New York: Dover Publications. tr. 97.
- ^ Mindat entry relating to lapis lazuli
- ^ Mindat – Lazurite
- ^ Oldershaw 2003
- ^ Roderick Conway Morris (ngày 18 tháng 8 năm 2015). “Lapis Lazuli and the History of 'the Most Perfect' Color”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2018.
- ^ Read, Peter (2005). Gemmology, Elsevier, p. 185. ISBN 0-7506-6449-5
- ^ Lapis lazuli Lưu trữ 2019-10-27 tại Wayback Machine, Gemstone Buzz.
- ^ a b Moorey, Peter Roger (1999). Ancient mesopotamian materials and industries: the archaeological evidence. Eisenbrauns. tr. 86–87. ISBN 978-1-57506-042-2.
- ^ a b Claire, Iselin. “Ebih-Il, the Superintendent of Mari”. Musée du Louvre. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
- ^ Alcestis Papademetriou, Mycenae, John S. Latsis Public Benefit Foundation, 2015, p. 32.
- ^ Schumann, Walter (2006) [2002]. “Sapphire”. Gemstones of the World. trans. Annette Englander & Daniel Shea (ấn bản thứ 3). New York: Sterling. tr. 102.
In antiquity and as late as the Middle Ages, the name sapphire was understood to mean what is today described as lapis lazuli.
- ^ Theophrastus, On Stones (De Lapidibus) - IV-23, translated by D.E. Eichholtz, Oxford University Press, 1965.
- ^ Pearlie Braswell-Tripp (2013), Real Diamonds and Precious Stones of the Bible (ISBN 978-1-4797-9644-1)
- ^ "In His Image Devotional Bible" (IBN 978-1-4143-3763-0)
- ^ Birnbaum, Raoul (2003). The Healing Buddha. tr. 64.
- ^ “Phật Dược Sư là ai?”.
- ^ S. C. Bosch Reitz, "Trinity of the Buddha of Healing", Metropolitan Museum of Art Bulletin, Vol 19, No. 4 (Apr., 1924), pp. 86-91.
Nguồn
sửa- Bowersox, Gary W.; Chamberlin, Bonita E. (1995). “Gemstones of Afghanistan”. Tucson, AZ: Geoscience Press. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp). - Oldershaw, Cally (2003). “Firefly Guide to Gems”. Toronto: Firefly Books. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp). - Bariand, Pierre, "Lapis Lazuli", Mineral Digest, Vol 4 Winter 1972.
- Lapparent A.F., Bariand, P. et Blaise, J., "Une visite au gisement de lapis lazuli de Sar-e-Sang du Hindu Kouch, Afghanistan," C.R. Somm.S.G.P.p. 30, 1964.
- Wise, Richard W., Secrets Of The Gem Trade, The Connoisseur's Guide To Precious Gemstones, 2016 ISBN 9780972822329
- Wyart J. Bariand P, Filippi J., "Le Lapis Lazuli de Sar-e-SAng", Revue de Geographie Physique et de Geologie Dynamique (2) Vol. XIV Pasc. 4 pp. 443–448, Paris, 1972.
- Herrmann, Georgina, "Lapis Lazuli: The Early Phases of Its Trade", Oxford University Dissertation, 1966.
- Bakhtiar, Lailee McNair, Afghanistan's Blue Treasure Lapis Lazuli, Front Porch Publishing, 2011 ISBN 978-0615573700
- Korzhinskij, D.S., "Gisements bimetasomatiques de philogophite et de lazurite de l'Archen du pribajkale", Traduction par Mr. Jean Sagarzky-B.R.G.M., 1944.
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ngọc lưu ly. |