Lethrinus olivaceus

loài cá

Lethrinus olivaceus là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Lethrinus olivaceus
L. olivaceus (Raja Ampat, Indonesia)
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. olivaceus
Danh pháp hai phần
Lethrinus olivaceus
Valenciennes, 1830
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Lethrinus rostratus Valenciennes, 1830
    • Lethrinus waigiensis Valenciennes, 1830
    • Lethrinus xanthopterus Valenciennes, 1830
    • Lethrinus rostratus specificus Borodin, 1932

Phân loại

sửa

Dựa trên sự khác biệt về hình thái hộp sọ và trình tự nucleotide của gen sắc tố tế bào b cho thấy rằng L. olivaceus thực chất bao gồm hai loài riêng biệt hiện diện ở hai đại dương: Lethrinus sp. A ở Ấn Độ DươngLethrinus sp. B ở Tây Thái Bình Dương, và cả hai có phân bố chồng lên nhau ở vùng Tam giác San Hôđảo Đài Loan. Lethrinus sp. A lại bao gồm hai dòng ty thể riêng biệt, một dòng thuộc về quần thể từ Ấn Độ Dương, dòng còn lại dành riêng cho quần thể Tam giác San Hô. Mực nước biển thấp trong thế Pleistocen làm cô lập hai dòng ở hai bên thềm Sunda có thể là giải thích hợp lý cho điều này.[2]

Phức hợp loài L. olivaceus vẫn được coi là một loài duy nhất cho đến khi có sửa đổi phân loại chính thức được công bố.[1]

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh olivaceus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có màu ô liu", hàm ý đề cập đến màu vàng lục như trái ô liu của loài cá này.[3]

Phân bố và môi trường sống

sửa

L. olivaceus có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập dọc theo bờ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Line và tận quần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), giới hạn phía nam đến Úc.[4] L. olivaceus cũng xuất hiện tại hòn Cau[5]Côn Đảo[6] (Việt Nam).

L. olivaceus sống ở vùng nước có nền đáy cát, trong đầm phá và vùng mặt trước rạn, độ sâu lên đến 185 m.[7]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất ở L. olivaceus có thể lên đến 100 cm, nhưng thường bắt gặp với chiều dài khoảng 70 cm. Đây là loài cá hè lớn nhất và cũng có mõm dài nhất.[7]

Thân màu xám (có thể phớt màu vàng lục), nhạt hơn ở nửa dưới, thường rải rác các vệt đốm sẫm. Rìa sau của nắp mang màu đỏ tươi. Mõm có những vệt gợn sóng sẫm màu; hàm trên, nhất là gần khóe miệng có khi có viền đỏ phía sau.

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 3 hoặc 4 dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8 (tia thứ nhất thường dài nhất); Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–48.[8]

Sinh thái

sửa

Thức ăn của L. olivaceus chủ yếu bao gồm động vật giáp xác, động vật chân đầu và cá nhỏ. Chúng thường hợp thành những đàn lớn.[7]

Ở cả PalauTahiti, L. olivaceus có thể hình thành những đàn sinh sản lớn. Riêng Palau, L. olivaceus sinh sản quanh năm, tập trung vào những ngày đầu của tháng âm lịch.[8] Hoạt động sinh sản cao điểm được ghi nhận từ tháng 9 đến tháng 10rạn san hô Great Barrier. Tuổi thọ cao nhất được biết đến ở loài này là 15 năm.[9]

Qua nghiên cứu, các nhà ngư học tin rằng L. olivaceus là loài lưỡng tính tiền nữ. Cá cái thuần thục sinh dục khi đạt tổng chiều dài là 38 cm (tương ứng khoảng 3 tuổi), và sự thay đổi giới tính xảy ra khi chúng dài khoảng 45 cm (4 tuổi).[10]

Thương mại

sửa

L. olivaceus được đánh bắt chủ yếu bằng dây câu và bẫy, có khi bằng lưới kéolưới rê. Đây là một loài rất quan trọng ở Palau, nơi mà chúng được báo cáo là bị đánh bắt quá mức.[8] Chúng cũng là một trong sáu loài thương mại quan trọng nhất ở Kiribati.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus olivaceus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720328A16722400. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720328A16722400.en. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Borsa, Philippe; Hsiao, Dun-Ren; Carpenter, Kent E.; Chen, Wei-Jen (2013). “Cranial morphometrics and mitochondrial DNA sequences distinguish cryptic species of the longface emperor (Lethrinus olivaceus), an emblematic fish of Indo-West Pacific coral reefs”. Comptes Rendus Biologies. 336 (10): 505–514. doi:10.1016/j.crvi.2013.09.004. ISSN 1631-0691. PMID 24246893.
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus olivaceus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2019). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus olivaceus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b c Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen biên tập (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 79-80. ISBN 92-5-102889-3.
  9. ^ Currey, L. M.; Williams, A. J.; Mapstone, B. D.; Davies, C. R.; Carlos, G.; Welch, D. J.; Simpfendorfer, C. A.; Ballagh, A. C.; Penny, A. L. (2013). “Comparative biology of tropical Lethrinus species (Lethrinidae): challenges for multi-species management” (PDF). Journal of Fish Biology. 82 (3): 764–788. doi:10.1111/jfb.3495. ISSN 1095-8649. PMID 23464543.
  10. ^ Filous, Alexander; Daxboeck, Charles; Beguet, Teva; Cook, Chuck (2022). “The life history of longnose emperors (Lethrinus olivaceus) and a data‐limited assessment of their stock to support fisheries management at Rangiroa Atoll, French Polynesia” (PDF). Journal of Fish Biology. 100 (3): 632–644. doi:10.1111/jfb.14977. ISSN 0022-1112. PMID 34918780.
  11. ^ Beets, Jim (2000). “Declines in finfish resources in Tarawa Lagoon, Kiribati emphasize the need for increased conservation effort” (PDF). Atoll Research Bulletin. 490. ISSN 0077-5630.