Nickel(II) chloride

hợp chất hóa học

Nickel(II) chloride (hoặc nickel dichloride), là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học NiCl2. Muối khan này có màu vàng, nhưng muối ngậm nước NiCl2·6H2O thường gặp lại có màu xanh lá cây. Nickel(II) chloride, trong các hình thức khác nhau, là nguồn cung cấp nickel quan trọng nhất cho tổng hợp hóa học. Các muối nickel(II) chloride dễ tan, hấp thụ độ ẩm từ không khí để tạo thành một dung dịch. Muối nickeltác nhân gây ung thư với phổi và hệ hô hấp, nếu tiếp xúc trong thời gian dài.[4]

Nickel(II) chloride
Mẫu niken(II) chloride hexahydrat
Cấu trúc của niken(II) chloride hexahydrat
Danh pháp IUPACNickel(II) chloride
Tên khácNiken đichloride
Nikenơ chloride
Nhận dạng
Số CAS7718-54-9
PubChem24385
Số EINECS231-743-0
KEGGC14711
ChEBI34887
Số RTECSQR6480000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Ni]Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/2ClH.Ni/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider22796
Thuộc tính
Công thức phân tửNiCl2
Khối lượng mol129,8684 g/mol (khan)
147,88368 g/mol (1 nước)
165,89896 g/mol (2 nước)
237,96008 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể vàng nâu (khan)
tinh thể vàng (2 nước)
tinh thể lục (6 nước)
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng3,55 g/cm³ (khan)
1,92 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 1.001 °C (1.274 K; 1.834 °F) (khan)
140 °C (284 °F; 413 K) (6 nước)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhan:
67,5 g/100 mL (25 ℃)[1]
87,6 g/100 mL (100 ℃)
6 nước:
123,8 g/100 mL (25 ℃)[1]
160,7 g/100 mL (100 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tan,8 g/100 mL (hydrazin)
hòa tan trong etylen glycol, etanol, amoni hydroxide
không hòa tan trong amonia, axit nitric
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
Độ axit (pKa)4 (6 nước)
MagSus+6145,0·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểđơn nghiêng
Tọa độbát diện ở Ni
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
−316 kJ·mol-1[2]
Entropy mol tiêu chuẩn So298107 J·mol-1·K-1[2]
Các nguy hiểm
Phân loại của EUCarc. Cat. 1
Muta. Cat. 3
Repr. Cat. 2
Độc (T)
Ăn mòn (Xi)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
NFPA 704

0
2
0
 
Chỉ dẫn RR49, R61, R23/25, R38, R42/43, R48/23, R68, R50/53
Chỉ dẫn SS53, S45, S60, S61
Điểm bắt lửakhông cháy
LD50105 mg/kg (đường miệng, chuột)[3]
Các hợp chất liên quan
Anion khácNickel(II) fluoride
Nickel(II) bromide
Nickel(II) iodide
Cation khácPaladi(II) chloride
Platin(II) chloride
Platin(III) chloride
Platin(IV) chloride
Hợp chất liên quanCobalt(II) chloride
Đồng(II) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sản xuất và tổng hợp

sửa

Sản xuất nickel(II) chloride quy mô lớn nhất bao gồm việc cho acid hydrochloric tác dụng với quặng nickel và các chất cặn thu được từ quá trình rang quặng chứa nickel tinh chế.

Nickel(II) chloride thường không được điều chế trong phòng thí nghiệm bởi vì nó không đắt tiền và có thời hạn sử dụng dài. Làm nóng phân tử ngậm nước hexahydrat trong khoảng 66–133 °C (151–271 °F; 339–406 K) cho phân tử đihydrat màu vàng, NiCl2·2H2O.[5] Hydrat chuyển sang dạng khan khi bị nung nóng trong thionyl chloride hoặc bằng cách nung nóng trong dòng khí HCl. Đơn giản chỉ cần làm nóng hydrat không có khả năng tạo muối đichloride khan.

 

Quá trình mất nước của muối này tạo ra sự thay đổi màu sắc từ xanh lá cây sang vàng nâu.[6]

Trong trường hợp cần một hợp chất tinh khiết mà không có lẫn coban, có thể thu được nickel(II) chloride một cách cẩn thận khi nung nóng nickel(II) chloride hexamin:

 
(chàm)

Hợp chất khác

sửa

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, trong đó có NiCl2·NH3 – chất rắn màu vàng chanh[7], NiCl2·2NH3 – chất rắn lục nhạt[8] hay NiCl2·4NH3 – chất rắn màu dương.[9]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như:

  • NiCl2·N2H4 – chất rắn màu vàng;[10]
  • NiCl2·2N2H4 – bột màu lam nhạt;[11]
  • NiCl2·3N2H4 – tinh thể tím, tan ít trong nước tạo dung dịch màu dương;[11]
  • NiCl2·6N2H4 – được cho là chỉ được biết đến trong dung dịch[12], nhưng hiện nay được biết đến trong trạng thái chất rắn màu tím (CAS#: 19621-43-3).[13]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như NiCl2·4NH2OH là tinh thể màu dương[14] (dạng ½H2O có màu dương nhạt)[15], NiCl2·5NH2OH là chất rắn màu lục nhạt[15] hay NiCl2·6NH2OH là chất rắn màu dương nhạt.[15]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như NiCl2·4CO(NH2)2 là tinh thể lục nhạt[16] hay NiCl2·10CO(NH2)2 là tinh thể lục.[17]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như NiCl2·2CON3H5 là tinh thể màu lục nhạt-dương sáng hay NiCl2·3CON3H5 là tinh thể chàm, đều tan được trong nước.[18]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như NiCl2·2CON4H6·1,5H2O là tinh thể xanh lơ-xanh dương.[19]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như:

  • NiCl2·2CS(NH2)2 – tinh thể không màu;[20]
  • NiCl2·3CS(NH2)2 – chất rắn màu dương;[21]
  • NiCl2·4CS(NH2)2 – tinh thể vàng nâu;[22]
  • NiCl2·6CS(NH2)2 – bột vàng lục[23], CAS#: 512786-08-2.[ghi chú 1]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như NiCl2·2CSN3H5 là chất rắn màu lục, CAS#: 63751-16-6[24][ghi chú 1] hay NiCl2·3CSN3H5·3H2O là tinh thể màu xanh dương đậm, khi đun nóng đến 120 ℃ sẽ trở thành chất rắn màu lục.[25]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN4H6, như NiCl2·3CSN4H6 là tinh thể màu xanh dương.[26]

NiCl2 còn tạo một số hợp chất với CSeN3H5, như NiCl2·2CSeN3H5 là chất rắn màu nâu sáng hay NiCl2·3CSeN3H5.2H2O là tinh thể màu lục.[27]

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Số CAS của hợp chất được lấy từ SciFinder.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Lide, David S. (2003). CRC Handbook of Chemistry and Physics, 84th Edition. CRC Press. tr. 4–71. ISBN 9780849304842.
  2. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A22. ISBN 0-618-94690-X.
  3. ^ “Niken và các hợp chất của nó (tính theo Ni)”. Nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  4. ^ . doi:10.1186/1745-6673-5-7. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ Laird G. L. Ward "Anhydrous Nickel (II) Halides and their Tetrakis(Ethanol) and 1,2-Dimethoxyethane Complexes Inorganic Syntheses, 1972 Volume 13, pages 154–164. doi:10.1002/9780470132449.ch30
  6. ^ . doi:10.1002/9780470132593.ch80. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  7. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 22,Trang 939-1890 (Chemical Society, 1977), trang 1311 – [1]. Truy cập 21 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ Handbook... (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 tháng 7, 2017 - 1970 trang) – [2]. Truy cập 21 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ Elementary Qualitative Analysis: A Laboratory Guide (Benton Dales; John Wiley & Sons, Incorporated, 1916 - 205 trang), trang 55 – [3]. Truy cập 21 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ Thermal Decomposition of [Ni(N2H4)6]X2 Complexes. Truy cập 30 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (1928), trang 191 – [4].
  12. ^ Journal of Bangladesh Academy of Sciences, Tập 28 (Bangladesh Academy of Sciences; Bangladesh Academy of Sciences, 2004), trang 138 – [5].
  13. ^ Dictionary of Inorganic Compounds (Jane E. Macintyre; CRC Press, 23 tháng 7, 1992 - 5400 trang), trang 3458 – [6].
  14. ^ Bulletin signalétique: Mathématiques, astronomie, physique, chimie, sciences de l'ingénieur, sciences de la terre. 1er partie, Tập 17,Số phát hành 10-12 (Centre de documentation du C.N.R.S., 1956), trang 2918 – [7]. Truy cập 17 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ a b c Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 21 (The Chemical Society., 1976), trang 1170+1171 – [8]. Truy cập 17 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ Nour, El-Metwally; Rady, Adel H. (1 tháng 8 năm 1991). “Preparation and infrared spectrum of the novel isocyanato complex [Ni2(NCO)2(H2O)4]Cl2 formed by the reaction of urea with NiCl2. Transition Metal Chemistry (bằng tiếng Anh). 16 (4): 400–401. doi:10.1007/BF01129449. ISSN 1572-901X.
  17. ^ Физико-химический анализ взаимодействия солей металлов с аллофанамидом, селегокарбомидом и карбамидом в водных растворах. Truy cập 31 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ K. A. Jensen E. Rancke‐Madsen — Komplexverbindungen der Semicarbazide (Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie, tập 227, số 1, 18 tháng 4 năm 1936, trang 25–31). doi:10.1002/zaac.19362270104.
  19. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 26,Trang 925-1820 (Chemical Society, 1981), trang 1163. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.
  20. ^ Handbook of inorganic substances 2017, trang 1610 – [9].
  21. ^ Bulletin: Documentation (Société chimique de France, 1935), trang 5 – [10].
  22. ^ Journal of General Chemistry of the U.S.S.R. in English Translation, Tập 38,Trang 2065-2767 (Consultants Bureau, 1968), trang 2076 – [11]. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.
  23. ^ THE THERMAL STABILITY OF SELECTED TRANSITION METAL THIOUREA COORDINATION COMPLEXES. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ Square planar metal complexes of thiosemicarbazide (ngày 15 tháng 3 năm 1968). Canadian Journal of Chemistry 46, tr. 3241–3247. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  25. ^ Nickel: sect. 1-2. Coordination compounds with neutral and inner-complex-forming ligands (Verlag Chemie, 1969), trang 1023. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  26. ^ Gary R. Burns – Metal complexes of thiocarbohydrazide. Inorg. Chem. 1968, 7, 2, 277–283 (ngày 1 tháng 2 năm 1968). doi:10.1021/ic50060a022.
  27. ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii, Tập 14,Số phát hành 1-4 (Izd-vo "Nauka"., 1969), trang 982–983. Truy cập 29 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa