Cu li chậm lùn

(Đổi hướng từ Nycticebus pygmaeus)

Cu li nhỏ (danh pháp khoa học: Nycticebus pygmaeus) là một loài cu li thuộc phân họ Cu li. Loài linh trưởng này sống ở các khu vực rừng lá rộng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Campuchia. Khoảng 72.000 con sống trong hoang dã và khoảng 200 con đang bị nhốt nuôi.[2]

Nycticebus pygmaeus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Liên ngành (superphylum)Deuterostoma
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Eutheria
Liên bộ (superordo)Euarchontoglires
Bộ (ordo)Primate
Họ (familia)Lorisidae
Phân họ (subfamilia)Lorinae
Chi (genus)Nycticebus
Loài (species)N. pygmaeus
Danh pháp hai phần
Nycticebus pygmaeus
Bonhote, 1907
Phân bố Cu li chậm lùn
Phân bố Cu li chậm lùn
Danh pháp đồng nghĩa
  • Nycticebus intermedius Dao Van Tien, 1960

Cu Li Chậm Lùn sống chủ yếu ở các khu rừng xanh rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ... Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi… Là động vật ăn đêm, ban ngày chúng cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Chúng chủ yếu hoạt động kiếm ăn về đêm, ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy.

Đặc điểm nhận dạng loài khỉ nhỏ đáng yêu này là lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Một con Nycticebus pygmaeus trưởng thành chỉ từ 19 – 23 cm, trọng lượng từ 377 gram đến 450gram.

Cơ quan sinh sản của Cu Li Chậm Lùn phát triển đầy đủ nhất khi con cái đủ 16 tháng, con đực 18 tháng. Thời gian mang thai của chúng thường kéo dài từ 184 đến 200 ngày. Lúc còn nhỏ, Cu Li Chậm Lùn con sẽ bám vào bụng mẹ. Sau sáu tháng, chúng sẽ cai sữa.

Tại Việt Nam, cu li nhỏ được xếp vào Danh mục các loài thực vật, động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [3].

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Streicher, U.; Vu Ngoc Thanh; Nadler, T.; Timmins, R. J.; Nekaris, K. A. I. (2008). Nycticebus pygmaeus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2010.4. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Maryann Mott (ngày 31 tháng 7 năm 2006). “Photo in the News: Baby Loris Beefs Up in Zoo Nursery”. National Geographic. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  3. ^ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Liên kết ngoài sửa