Phúc Châu (chữ Hán: 福州; bính âm: Fúzhōu; Wade-Giles: Fu-chou) là tỉnh lỵ của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, còn được gọi là Dung Thành/Dong Thành (榕城, có nghĩa là "Thành phố cây đa"). Diện tích: 12.000 km², dân số: 8.29 triệu người. GDP đầu người: 15419 USD (năm 2018), xếp thứ 24/659 thành phố của Trung Quốc.

Phúc Châu
福州市
—  Địa cấp thị  —
Phúc Châu trên bản đồ của Phúc Kiên
Phúc Châu trên bản đồ của Phúc Kiên
Phúc Châu trên bản đồ Thế giới
Phúc Châu
Phúc Châu
Tọa độ: 26°04′34″B 119°18′23″Đ / 26,07611°B 119,30639°Đ / 26.07611; 119.30639
Quốc giaTrung Quốc
tỉnhPhúc Kiến
Phân chia hành chính6 khu, 1 thành phố cấp huyện, 6 huyện
Khu trung tâmCổ Lâu, Đài Giang, Thương Sơn, Tấn An
Thủ phủCổ Lâu sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Bí thư Thành ủyLâm Bảo Kim (林宝金)
 • Thị trưởngVưu Mãnh Quân (尤猛军)
Diện tích
 • Địa cấp thị12.177 km2 (4.702 mi2)
 • Mặt nước4.634 km2 (1.790 mi2)
Dân số (2020)[1]
 • Địa cấp thị8,291,268
 • Đô thị6,010,242
 • Nông thôn2,281,026
Múi giờ(UTC+8)
Mã bưu chính350000
Mã điện thoại591
Thành phố kết nghĩaKoszalin, Nagasaki, Singkawang, Neubrandenburg, Mombasa, Omsk, Syracuse, Tacoma, Naha, City of Shoalhaven, Campinas, Liège, Honolulu, Georgetown, Hạ Long, Hobart, Manila, Nouadhibou, Nicosia, Rio Gallegos, Semarang, Xiêm Riệp sửa dữ liệu
GDP2020[1]
 - TotalCNY 1002.002 tỷ
 - Per capitaCNY 120,850
 - GrowthTăng 5.1%
Biển đăng ký xe闽A
Phương ngữPhương ngữ Phúc Châu, tiếng Mân Đông
Cây biểu tượngCây đa (Ficus bengalensi)
Hoa biểu tượngNhài (Jasminum sambac)
Trang webFuzhou.gov.cn

Lịch sử

sửa
 
Cầu Mân Giang Phúc Châu
 
Sân bay quốc tế Trường Lạc Phúc Châu

Người ta không rõ ngày thành lập thành phố. Khi nước Việt ở phía Bắc Phúc Kiến bị nhà Chu thôn tính năm 306 trước Công nguyên, một nhánh của hoàng gia của nước Việt chạy trốn đến Phúc Kiến và trở thành bộ lạc Mân Việt. (閩越, Minyue). Thành đầu tiên của Phúc Châu được xây dựng năm 202 trước Công nguyên khi Lưu Bang, người sáng lập nhà Hán cho phép Vô Chư (無諸) - vương của Mân Việt đóng đô ở Phúc Châu. Thành được gọi là Dã (, Ye) - nghĩa là "Diêm dúa". Tên này bị thay đổi nhiều nhưng thành không bị phá từ năm 202 sau Công nguyên.

Năm 110 trước Công nguyên, nhà Hán thôn tín Mân Việt, Phúc Châu trở thành huyện Dã.

Trong thời nhà Tấn, Tây Hồ và Đông Hồ và một số kênh được đào (năm 282).

Khi nhà Tấn sụp đổ, một làn sóng dân di cư đến Phúc Kiến (năm 308). Trong thời nhà Đường (năm 725), thành phố bắt đầu được gọi là Phúc Châu. Năm 892, khi nhà Đường sụp đổ, nhiều di dân đến Phúc Kiến hơn, họ Vương lập kinh đô Mân quốc (909-947) đóng đô tại Phúc Châu. Tên gọi Phúc Kiến thời này có Mân Nam, sông chảy qua Phúc Châu gọi là Mân Giang. Người ta xây thành vào các năm: 282, 901, 905 và 975 do đó thành phố có nhiều lớp thành, hơn kinh đô Trung Hoa.

Hoàng đế nhà Tống hạ lệnh phá hủy thành năm 978 nhưng lại cho xây lại sau đó. Lần xây thành cuối cùng là 1371. Trong thời Nam Tống, Phúc Châu thịnh vượng, nhiều học giả đến sống và làm việc tại đây, trong đó có Chu Hi - nhà triết học chỉ xếp sau Khổng Tử và nhà thơ Tân Khí Tật (辛棄疾), nhà thơ vĩ đại nhất của thể loại từ. Marco Polo cũng đã đến đây. Đền Hoa Lâm được coi là di sản quốc gia Trung Quốc. Thời kỳ 1405-1433 đội tàu của nhà Minh do Trịnh Hòa lãnh đạo đã xuất phát từ Phúc Châu đi Ấn Độ Dương 7 lần.

Thời nhà Thanh, nơi đây là nha môn của Tổng đốc Mân Chiết, quản lý các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và đảo Đài Loan. Cuối thời nhà Thanh nơi đây có Phúc châu thuyền chính cục là cơ quan quản lý hàng hải có quy mô lớn ở vùng duyên hải đông nam. Xưởng đóng tàu Phúc châu nằm ở Mã vĩ nên cũng có tên là xưởng Mã vĩ, một trong những công xưởng lớn nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Khi chiến tranh Trung Pháp xảy ra năm 1884, hải quân Pháp tấn công hạm đội Phúc kiến neo tàu tại đây và làm hạm đội thiệt hại nặng nề. Sau đó xưởng mới lại được xây dựng lại trên nền cũ.

Ngày 8 tháng 11 năm 1911, những người cách mạng khởi nghĩa ở Phúc Châu, sau một đêm đánh nhau trên đường phố, nhà Thanh đầu hàng. Ngày 22 tháng 11 năm 1933, đội quân thứ 19 lập một chính phủ tồn tại trong thời gian ngắn "Trung Hoa Cộng Hòa Quốc" (中華共和國) (khác với Trung Hoa Dân Quốc) ở Phúc Châu nhưng sụp đổ sau đó mấy tháng.

Phúc Châu có sân bay quốc tế Trường Lạc.

Hành chính

sửa

Phúc Châu hiện có 6 khu, 1 thành phố cấp huyện và 6 huyện.

Bản đồ

Phúc Châu trong tiểu thuyết võ hiệp

sửa

Phúc Châu là tên địa danh xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung: Tiếu ngạo giang hồ. Trong đó, Phúc Châu trong tiểu thuyết là đô thị sầm uất, có Phúc Uy tiêu cục, là quê hương của Lâm Bình Chi. Tên Phúc Châu nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm.

Thành phố kết nghĩa

sửa

Các trường đại học và cao đẳng

sửa
  • Đại học Phúc Châu (福州大學);
  • Đại học Sư phạm Phúc Kiến (福建師範大學) (thành lập năm 1907);
  • Đại học Nông Lâm Phúc Kiến (福建農林大學);
  • Đại học Y khoa Phúc Kiến (福建醫科大學);
  • Đại học Đông y Phúc Kiến (福建中醫藥大學);
  • Học viện Mân Giang (閩江學院);
  • Học viện Công trình Phúc Kiến (福建工程學院);
  • Học viện Giang Hạ Phúc Kiến (福建江夏學院).

Ghi chú: chỉ liệt kê các trường có chương trình đào tạo cử nhân toàn phần.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Fuzhou Municipal Statistic Bureau”. Fuzhou.gov.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa