Phạm Hồng Minh

Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân khu 4

Phạm Hồng Minh (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1946) là một sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI.[1][2]

Phạm Hồng Minh
Chức vụ
Nhiệm kỳ1997 – 2006
Tư lệnhNguyễn Khắc Dương
Trương Đình Thanh
Tiền nhiệmPhạm Văn Long
Kế nhiệmMai Quang Phấn
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh10 tháng 4, 1946 (78 tuổi)
Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 2 năm 1968
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụBinh chủng Đặc công
Năm tại ngũ19632006
Cấp bậc
Đơn vịQuân khu 4
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Tiểu sử

sửa

Phạm Hồng Minh tên thật là Phạm Văn Minh, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1946 tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.[3]

Tháng 10 năm 1963, ông nhập ngũ khi chỉ mới 17 tuổi, bắt đầu phục vụ tại Tiểu đoàn 15 công binh thuộc Sư đoàn 325. Trong Chiến tranh Việt Nam, ông từng tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường như Tây Nguyên, Phú Yên, Khánh Hòa.

Từ năm 1972, ông lần lượt trải qua các chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 20 thuộc Binh chủng đặc công tinh nhuệ của Quân khu 9, Phó Chủ nhiệm chính trị E20.[4][5]

Năm 1976, ông được cử đi học tại Học viện Quân sự. Hai năm sau ông tốt nghiệp và đảm nhiệm Trợ lý Cục chính trị Quân khu 4.

Đến năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh về Chính trị (Chính ủy) Quân khu 4, và được thăng hàm Thiếu tướng một năm sau đó.[6]

Năm 2000, ông được bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân khu.[7]

Năm 2002, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI.

Năm sau, ông tiếp tục được thăng hàm Trung tướng.

Năm 2006, ông nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn tiếp tục nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội.[8]

Lịch sử thụ phong quân hàm

sửa
Năm thụ phong 1998 2003
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Vũ Toàn (1 tháng 11 năm 2012). “Người Nghệ nói 'tiếng Nghi'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập 1 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội khóa XI”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Ngọc Thái; Thiên Thảo (22 tháng 12 năm 2012). “Chuyện vị tướng đi qua thời hoa lửa”. Báo Công An Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Thanh Nga (10 tháng 12 năm 2012). “Trung tướng Phạm Hồng Minh: Cuộc đời binh nghiệp nhiều hiển hách”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. tr. 4. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ “Cả nước tưng bừng kỷ niệm Quốc khánh 2”. Báo Nhân Dân. 2 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập 1 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Tấn Dũng (14 tháng 12 năm 2006). “Quyết định Về việc Trung tướng Phạm Hồng Minh, Phó Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng thôi chỉ huy, quản lý”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.