Quân khu Quân đội nhân dân Việt Nam

đơn vị quy mô lớn trong Quân đội nhân dân Việt Nam


Quân khu trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một đơn vị có quy mô lớn trong Quân đội nhân dân Việt Nam trên cấp Sư đoàn, bao gồm các quân binh chủng hợp thành (Bộ binh, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Đặc công, Hóa học, Thông tin Liên lạc) và các cơ quan chuyên ngành theo chức năng.[4][5] Người đứng đầu một quân khu là một tư lệnh mang quân hàm cao nhất là Trung tướng.

Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Lịch sử

sửa

Việt Nam, việc thành lập các quân khu được tiến hành từ thời Chiến tranh Đông Dương. Sau năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn dùng tên gọi "quân khu" để chỉ các tổ chức bộ đội địa phương của mình cả ở miền Bắc lẫn miền Nam. Trong khi đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa ban đầu dùng tên gọi "vùng chiến thuật" và sau này mới chuyển sang dùng "quân khu" và một biệt khu thủ đô để quản lý Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam có 9 quân khu và 2 đặc khu. Nay biên chế lại các quân khu với 7 quân khu và Bộ tư lệnh Thủ Đô.

Bên cạnh đó là một Bộ tư lệnh có chức năng như một quân khu quản lý Thủ đô Hà Nội (trước vốn là Quân khu thủ đô, được thành lập sau khi Thủ đô Hà Nội mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập Hà Nội và Hà Tây) là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Các Quân chủng Hải quânQuân chủng Phòng không - Không quân cũng có cách tổ chức phòng thủ địa bàn riêng tương tự lục quân.

Nhiệm vụ

sửa

Nhiệm vụ chung của các Quân khu của Quân đội nhân dân Việt Nam là tham mưu giúp Đảng ủy, chỉ huy Bộ Quốc phòng về công tác tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang trong một khu vực nhằm bảo vệ khu vực đặc trách được giao. Chức năng cơ bản của quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ quân khu, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương.

Lãnh đạo chung

sửa
  • Tư lệnh: 01 người, Trung tướng (nhóm 3) thường là Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu
  • Chính ủy: 01 người, Trung tướng (nhóm 3) thường là Bí thư Đảng ủy Quân khu
  • Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng: 01 người, Thiếu tướng (nhóm 4), thường là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu
  • Phó Tư lệnh: 03 người, Thiếu tướng (nhóm 4), thường là 01 Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu, 02 Đảng ủy viên Quân khu
  • Phó Chính ủy: 01 người, Thiếu tướng (nhóm 4), thường là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu

Tổ chức chung

sửa

Cơ quan trực thuộc

sửa
  • Văn phòng (nhóm 6)
  • Thanh tra (nhóm 6)
  • Phòng Tài chính (nhóm 6)
  • Phòng Khoa học Quân sự (nhóm 6)
  • Phòng Thông tin Khoa học Quân sự (nhóm 6)
  • Phòng Điều tra hình sự (nhóm 6)
  • Phòng Kinh tế (nhóm 6)
  • Bộ Tham mưu
  1. Tham mưu trưởng: 01 người, Thiếu tướng (nhóm 4)
  2. Phó Tham mưu trưởng: 01 người, Thiếu tướng (nhóm 5), phải là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu
  3. Phó Tham mưu trưởng: 03 người, Đại tá (nhóm 5)
  4. Phòng Chính trị (nhóm 7)
  5. Phòng Tác chiến (nhóm 7)
  6. Phòng Quân lực (nhóm 7)
  7. Phòng Quân huấn (nhóm 7)
  8. Phòng Thông tin (nhóm 7)
  9. Phòng Cơ yếu (nhóm 7)
  10. Phòng Cứu hộ (nhóm 7)
  11. Phòng Biên phòng (nhóm 7)
  12. Phòng Dân quân Tự vệ (nhóm 7)
  13. Phòng Công binh (nhóm 7)
  14. Phòng Tác chiến điện tử (nhóm 7)
  15. Phòng Quân báo (nhóm 7)
  16. Phòng Hóa học (nhóm 7)
  17. Phòng Tăng Thiết giáp (nhóm 7)
  18. Phòng Pháo binh (nhóm 7)
  19. Phòng Phòng không (nhóm 7)
  20. Phòng Trinh sát (nhóm 7)
  21. Ban Tài chính
  22. Ban Hành chính
  23. Ban Công nghệ thông tin
  24. Ban Bản đồ
  25. Tiểu đoàn Đặc công
  26. Tiểu đoàn Hóa học
  27. Tiểu đoàn Trinh sát
  28. Tiểu đoàn Pháo binh
  29. Tiểu đoàn Công binh
  30. Tiểu đoàn Cảnh vệ
  • Cục Chính trị
  1. Cục trưởng: 01 người, Thiếu tướng (nhóm 4)
  2. Phó Cục trưởng: 01 người, Thiếu tướng (nhóm 5), phải là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị
  3. Phó Cục trưởng: 02 người, Đại tá (nhóm 5)
  4. Phòng Kế hoạch Tổng hợp(nhóm 7)
  5. Phòng Tuyên huấn (nhóm 7)
  6. Phòng Cán bộ (nhóm 7)
  7. Phòng Tổ chức (nhóm 7)
  8. Phòng Dân vận (nhóm 7)
  9. Phòng Bảo vệ An ninh (nhóm 7)
  10. Phòng Chính sách (nhóm 7)
  11. Ủy ban Kiểm tra Đảng (nhóm 6)
  12. Tòa án Quân sự Quân khu (nhóm 6)
  13. Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu (nhóm 6)
  14. Ban Kế hoạch-Tổng hợp
  15. Ban Phụ nữ
  16. Ban Công đoàn
  17. Ban Tài chính
  18. Bảo tàng Quân khu
  19. Báo Quân khu
  20. Đoàn Nghệ thuật Quân khu
  • Cục Hậu cần
  1. Cục trưởng: 01 người, Đại tá (nhóm 5)
  2. Chính ủy: 01 người, Đại tá (nhóm 5)
  3. Phó Cục trưởng: 02 người, Đại tá (nhóm 6)
  4. Phòng Kế hoạch-Tổng hợp (nhóm 7)
  5. Phòng Chính trị (nhóm 7)
  6. Phòng Quân nhu (nhóm 7)
  7. Phòng Doanh trại (nhóm 7)
  8. Phòng Xăng dầu (nhóm 7)
  9. Phòng Vận tải (nhóm 7)
  10. Phòng Quân y (nhóm 7)
  11. Ban Tài chính
  12. Trung đoàn vận tải (nhóm 8)
  13. Các Kho Hậu cần
  14. Các Bệnh viện Quân y
  • Cục Kỹ thuật
  1. Cục trưởng: 01 người, Đại tá (nhóm 5)
  2. Chính ủy: 01 người, Đại tá (nhóm 5)
  3. Phó Cục trưởng: 02 người, Đại tá (nhóm 6)
  4. Phòng Kế hoạch-Tổng hợp (nhóm 7)
  5. Phòng Chính trị (nhóm 7)
  6. Phòng Xe-Máy (nhóm 7)
  7. Phòng Quân khí (nhóm 7)
  8. Ban Tài chính
  9. Xưởng sửa chữa tổng hợp
  10. Các Kho Xe-Máy
  11. Các Kho Quân khí

Đơn vị cơ sở trực thuộc

sửa
  • Sư đoàn Bộ binh: 03 Sư đoàn
  • Sư đoàn Kinh tế quốc phòng: 3-6 Sư đoàn
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (gồm các tỉnh trong khu vực Quân khu quản lý)
  • Lữ đoàn Pháo binh
  • Lữ đoàn Phòng không
  • Lữ đoàn Tăng-Thiết giáp
  • Lữ đoàn Công binh
  • Lữ đoàn Thông tin
  • Trường Cao đẳng Nghề
  • Trường Quân sự Quân khu

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Nguồn
  2. ^ Riêng Quân đoàn 12 có quân số từ 50.000-70.000 quân (thời chiến còn cao hơn)
  3. ^ Riêng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có quân số từ 20.000-30.000 quân
  4. ^ “Quân khu Việt Nam”.
  5. ^ “Các Quân khu trong tổ chức bố phòng của QĐND Việt Nam”.
  6. ^ Đặc khu Quân sự Quảng Ninh - Dấu ấn lịch sử vẻ vang