Họ Cỏ mộc tê

(Đổi hướng từ Resedaceae)

Họ Cỏ mộc tê (danh pháp khoa học: Resedaceae) làmột họ thực vật hạt kín hai lá mầm, chủ yếu là cây thân thảo với một ít loài là cây bụi. Hệ thống APG III công nhận 75 loài[1]. Hiện tại, nó bao gồm 107 loài đã biết trong 8 đến 12 chi.[2]

Họ Cỏ mộc tê
Reseda lutea (Wild mignonette)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Brassicales
Họ (familia)Resedaceae
Bercht. & J.Presl, 1820
Chi điển hình
Reseda
L., 1753
Các chi
Xem trong bài.

Phân bố

sửa

Họ này phân bố chủ yếu trong khu vực ôn đới ấm và cận nhiệt đới khô, đặc biệt là khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và đông bắc châu Phi, nhưng một vài loài thuộc chi Oligomeris cũng có ở miền nam châu Phi, tây nam Bắc Mỹ và tây nam Trung Quốc[1].

Phân loại

sửa

Thông thường, theo truyền thống thì họ này được chia thành 3 tông (Astrocarpeae, Cayluseae, Resedeae) với 6 chi, dựa trên dữ liệu hình thái. Tông Resedeae cũng được phân chia thành 2 phân tông dựa theo vị trí tương đối của lá đài, cánh hoa và nhị hoa: Randoninae với Randonia, với đặc trưng là các hoa đính quanh bầu của nó; và Resedinae với các chi còn lại (Ochradenus, Oligomeris, Reseda) thông thường thể hiện các hoa dưới bầu[3]:

Tuy nhiên, các nghiên cứu phân tử gần đây gợi ý rằng các chi Oligomeris, RandoniaOchradenus tất cả đều phát sinh từ trong chi Reseda. Điều này cũng hàm ý rằng chỉ nên công nhận 3 chi hoặc chi Reseda phải được tách ra thành các chi nhỏ hơn, mặc dù vậy cho tới nay vẫn chưa có thay đổi nào trong việc đặt danh pháp[3].

Trong APG IV (2016) [4], họ này được mở rộng để bao gồm các chi Borthwickia (trước đây là Borthwickiaceae), Neothorelia, Stixis, và Tirania (trước đây thuộc Stixidaceae) và Forchhammeria (trước đây thuộc Capparaceae).

Họ này bao gồm các loài thực vật một năm, hai năm và lâu năm, mọc chủ yếu trên các loại đất nguồn gốc đá vôi trong môi trường khô, phân bố trong khu vực từ ôn đới tới cận nhiệt đới khô tại châu Âu, Tây Á, Trung Á, tây nam Bắc Mỹ, Bắc Phi, Đông Phi và miền nam châu Phi. Đặc biệt đa dạng tại khu vực ven Địa Trung Hải - Trung Đông - Bắc Phi.

Trong hệ thống Cronquist năm 1981 thì họ Resedaceae được đặt trong bộ Capparales. Hệ thống APG III năm 2009 (không đổi so với hệ thống APG II năm 2003) đặt nó trong bộ Brassicales[5].

Nghiên cứu của Santiago Martín-Bravo và ctv, 2007 cho thấy chi Caylusea có quan hệ chị em với phần còn lại của họ (bao gồm chi Sesamoides và nhánh chứa các chi còn lại), trong đó các đoạn Leucoreseda, Luteola, Glaucoreseda, Phyteuma của chi Reseda là đơn ngành, nhưng các đoạn ResadaNeoreseda là không đơn ngành. Chi Oligomeris và đoạn Glaucoreseda tạo thành một nhánh đơn ngành. Hai chi OchradenusRadonia tạo thành một nhánh đơn ngành. Nhưng cả ba chi này đều lồng sâu trong chi Reseda[3].

Hình ảnh

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Resedaceae trên website của APG. Tra cứu 21-2-2011.
  2. ^ Christenhusz, M. J. M. & Byng, J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  3. ^ a b c Santiago Martín-Bravo, Harald Meimberg, Modesto Luceño, Wolfgang Märkl, Virginia Valcárcel, Christian Bräuchler, Pablo Vargas and Günther Heubl (2007). “Molecular systematics and biogeography of Resedaceae based on ITS and trnL-F sequences” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 44 (3): 1105–1120. doi:10.1016/j.ympev.2006.12.016. PMID 17300965.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2), tr. 105–20, doi:10.1111/boj.12385
  5. ^ Resedaceae Lưu trữ 2006-04-04 tại Wayback Machine trong Watson L. và Dallwitz M.J. (1992 trở đi). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: 20-5-2010. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine