Sinh vật một lông roi là các thành viên của Unikonta, một nhóm phân loại học do Thomas Cavalier-Smith đề xuất[2][4].

Sinh vật một lông roi
Khoảng thời gian tồn tại: Ectasis sớm - Hiện tại, 1400–0 Ma
IchthyosporeaAmoebozoaNucleariidaFungusChoanoflagellateAnimal
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
nhánh: Amorphea
Adl et al., 2012[1]
Phân nhóm
Các đồng nghĩa

Nhóm này bao gồm ngành Trùng chân giả hay ngành Trùng biến hình (Amoebozoa), sinh vật lông roi sau (Opisthokonta)[5][6] và ngành Apusozoa[7].

Các nhánh

sửa

Nhóm này bao gồm các tế bào nhân chuẩn mà ở phần lớn các bộ phận chỉ có 1 lông roi (tiên mao) rõ nét hay là dạng amip không lông roi. Nhóm Unikonta bao gồm Opisthokonta (Animalia, Fungi và các dạng có liên quan) cũng như Amoebozoa. Ngược lại với các nhóm nhân chuẩn được biết đến nhiều khác, thường có 2 lông roi rõ nét (mặc dù vẫn có các ngoại lệ) và được nói đến như là sinh vật hai lông roi (Bikonta). Các nhóm này bao gồm Archaeplastida (thực vật và các họ hàng), Excavata, RhizariaChromalveolata.

Plantae

Chromalveolata

Amoebozoa

Opisthokonta 

Animalia

Choanozoa

Fungi

Nucleariida

Một trong các quan điểm về các giới lớn và các nhóm thân cây của chúng.[8]


Đặc trưng

sửa

Unikonta có sự hợp nhất ba gen, điều không thấy có ở Bikonta. Ba gen hợp nhất ở Unikonta (nhưng không thấy có ở Bacteria hay Bikonta) mã hóa các enzym để tổng hợp các nucleotide pyrimidin: carbamoyl phosphat synthase, dihydroorotase, aspartat carbamoyltransferase. Điều này phải có sự liên quan của hợp nhất kép, một cặp sự kiện hiếm, hỗ trợ ý tưởng cho rằng có tổ tiên chia sẻ chung giữa Opisthokonta và Amoebozoa.

Cavalier-Smith[2] ban đầu đề xuất rằng Unikonta về mặt tổ tiên từng có một lông roi và một động thể (kinetosome). Tuy nhiên, điều này là không thể, do các loài Opisthokonta có lông roi, cũng như một vài loài Amoebozoa có lông roi, như Breviata, trên thực tế có 2 động thể, giống như ở các loài 'Bikonta' điển hình (mặc dù chỉ một là có lông roi ở phần lớn các loài Unikonta). Sự sắp xếp cặp đôi này cũng có thể thấy trong tổ chức của các trung tử ở các tế bào động vật điển hình. Mặc cho tên gọi của nhóm, tổ tiên chung của tất cả các loài 'Unikonta' có lẽ là một tế bào với 2 động thể.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Adl SM, Simpson AG, Lane CE, Lukeš J, Bass D, Bowser SS, Brown MW, Burki F, Dunthorn M, Hampl V, Heiss A, Hoppenrath M, Lara E, Le Gall L, Lynn DH, McManus H, Mitchell EA, Mozley-Stanridge SE, Parfrey LW, Pawlowski J, Rueckert S, Shadwick RS, Schoch CL, Smirnov A, Spiegel FW (tháng 9 năm 2012). “The revised classification of eukaryotes”. J Eukaryot Microbiol. 59 (5): 429–93. doi:10.1111/j.1550-7408.2012.00644.x. PMC 3483872. PMID 23020233.
  2. ^ a b c Cavalier-Smith T (năm 2002). “The phagotrophic origin of eukaryotes and phylogenetic classification of Protozoa”. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 52 (Pt 2): 297–354. doi:10.1038/nature09166. PMID 11931142. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  3. ^ Derelle, Romain; Torruella, Guifré; Klimeš, Vladimír; Brinkmann, Henner; Kim, Eunsoo; Vlček, Čestmír; Lang, B. Franz; Eliáš, Marek (17 tháng 2 năm 2015). “Bacterial proteins pinpoint a single eukaryotic root”. Proceedings of the National Academy of Sciences (bằng tiếng Anh). 112 (7): E693–E699. Bibcode:2015PNAS..112E.693D. doi:10.1073/pnas.1420657112. PMC 4343179. PMID 25646484.
  4. ^ Cavalier-Smith, Thomas (2003). “Protist phylogeny and the high-level classification of Protozoa”. European Journal of Protistology. 39 (4): 338–348. doi:10.1078/0932-4739-00002.
  5. ^ A Minge M, Silberman JD, Orr RJ (2008). “Evolutionary position of breviate amoebae and the primary eukaryote divergence”. Proc. Biol. Sci. 276 (1657): 597–604. doi:10.1098/rspb.2008.1358. PMC 2660946. PMID 19004754.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Burki F, Pawlowski J (năm 2006). “Monophyly of Rhizaria and multigene phylogeny of unicellular bikonts”. Mol. Biol. Evol. 23 (10): 1922–30. doi:10.1093/molbev/msl055. PMID 16829542. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  7. ^ Glücksman E., Snell E. A., Berney C., Chao E.E., Bass D., Cavalier-Smith T (năm 2010). “The Novel Marine Gliding Zooflagellate Genus Mantamonas (Mantamonadida ord. n.: Apusozoa)”. Protist. doi:10.1016/j.protis.2010.06.004. PMID 20884290. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Cây phát sinh chủng loài dựa vào:
    • Eichinger L. (2005). Pachebat J.A.; Glöckner G.; Rajandream M.A.; Sucgang R.; Berriman M.; Song J.; Olsen R.; Szafranski K.; Xu Q.; và ctv. “The genome of the social amoeba Dictyostelium discoideum”. Nature. 435 (7038): 43–57. doi:10.1038/nature03481. PMID 15875012.
    • Steenkamp E.T. (2006). Wright J.; Baldauf S.L. “The Protistan Origins of Animals and Fungi”. Molecular Biology and Evolution. 23 (1): 93–106. doi:10.1093/molbev/msj011. PMID 16151185.

Liên kết ngoài

sửa