Sung nghi (giản thể: 充仪; phồn thể: 充儀), tên cũ là Sung y (充衣 hay 充依) là một cấp bậc phi tần trong hậu cung phong kiến của các nước Đông Á như Trung QuốcViệt Nam.

Lịch sử

sửa

Trung Quốc

sửa

Thời Hán Vũ đế, đặt các tước vị Tiệp dư, Nghinh nga [zh], Dung hoa, Sung y (充依). Trong đó, tước vị Sung y được coi ngang với tước Tả canh, nghìn thạch.[1]

Năm 456, Lưu Tống Hiếu Vũ đế tiến hành cải tổ hậu cung, lập ra bậc Cửu tần, lại học theo thời Hán đặt Sung y (充衣), cùng Tài tử làm Tán vị.[2]

Thời Tùy Dạng đế, đặt Cửu tần, hàm chính nhị phẩm, gồm Thuận nghi, Thuận dung, Thuận hoa, Tu nghi, Tu dung, Tu hoa, Sung nghi, Sung dung, Sung hoa.[3]

Thời Đường kế thừa thời Tùy, Sung nghi là một trong Cửu tần, gồm: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viện, Tu nghi, Tu dung, Tu viện, Sung nghi, Sung dung, Sung viện.[4][5]

Việt Nam

sửa

Thời Lê sơ, Quý phi đứng đầu hậu cung. Sung nghi là một trong Tam sung (Sung nghi, Sung dung, Sung viện) thuộc Cửu tần. Đến thời Minh Mạng thì bỏ.

Danh sách

sửa

Trung Quốc

sửa

Việt Nam

sửa

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Ban Cố, Hán thư, quyển 97 (thượng), Liệt truyện 67 (thượng), Ngoại thích truyện.
  2. ^ Thẩm Ước, Tống thư, quyển 41, Liệt truyện 1, Hậu phi liệt truyện.
  3. ^ Ngụy Trưng, Tùy thư, quyển 36, Liệt truyện 1, Hậu phi liệt truyện.
  4. ^ Lưu Hu, Cựu Đường thư, quyển 51, Liệt truyện 1, Hậu phi liệt truyện (thượng).
  5. ^ Âu Dương Tu, Tống Kỳ, Tân Đường thư, quyển 76, Liệt truyện 1, Hậu phi liệt truyện (thượng).