Tấn Tài (nghệ sĩ)
Tấn Tài (18 tháng 2 năm 1938–27 tháng 1 năm 2011) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Trước năm 1975, ông được mệnh danh là "Hoàng đế đĩa nhựa" của cải lương với mức cát xê cao ngất ngưỡng cùng với "Bà hoàng băng đĩa" Phượng Liên và "Nữ hoàng kiếm hiệp" Mỹ Châu.
Tấn Tài | |
---|---|
Nghệ sĩ Tấn Tài vào năm 2008 | |
Biệt danh | Hoàng đế dĩa nhựa |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Lê Tấn Tài |
Ngày sinh | 18 tháng 2, 1938 |
Nơi sinh | Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 27 tháng 1, 2011 | (72 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Nguyên nhân | Nhiễm trùng đường ống mật |
An nghỉ | Chùa Nghệ Sĩ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nghệ sĩ cải lương |
Gia đình | |
Con cái | Tấn Beo Tấn Bo |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1959 – 2011 |
Vai diễn | Điệp Nhứt Lang trong Cát Dung Phương Tử |
Giải thưởng | Giải Thanh Tâm (1963) |
Tiểu sử
sửaNghệ sĩ Tấn Tài sinh tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Xuất thân là một giáo viên trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang, trong gia đình không ai theo nghề ca hát nhưng vì mê đờn ca tài tử, ông đã từ bỏ nghề giáo viên.[1]
Năm 1959, ông trốn theo gánh hát mặc cho người mẹ của mình ngăn cản.[2] Đoàn hát đầu tiên Tấn Tài theo là đoàn của ông bầu Ba Bản, một đoàn nhỏ ở An Giang. Vì có giọng hát đẹp, Tấn Tài nhanh chóng trở thành kép chánh và được các đoàn khác mời.
Năm 1961, ông bầu Thành đoàn Song Kiều ký với Tấn Tài một contrat 100.000 đồng để ông về hát cho đoàn Song Kiều. Ở đoàn Song Kiều, Tấn Tài nổi danh qua các vở: Tâm tình Mỵ Vương phi, Nắng chiều quê ngoại, Nắng lên cổ tháp.
Năm 1962, Tấn Tài về cộng tác với đoàn hát Thủ Đô của ông bầu Ba Bản, được nghệ sĩ Ba Vân tận tâm chỉ dạy, ông đã thành công khi thủ vai Điệp Nhứt Lang (vở Cát Dung Phương Tử) của soạn giả Thiếu Linh, vai diễn này giúp ông đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963.
Năm 1964, ông đầu quân cho sân khấu Dạ Lý Hương. Tại đây, ông hát cặp với nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết và có những vai để đời trong các vở: Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Tiếng vọng Ba Đèo, Võ Tòng sát Tẩu, Sương mù trên non cao,...
Năm 1966 đến năm 1969, Tấn Tài là diễn viên chánh của đoàn Kim Chung 1 và 2.
Năm 1969, Tấn Tài cùng vợ là nghệ sĩ Như Ngọc lập gánh hát mang bảng hiệu Tân Thủ Đô - Tấn Tài.
Vào thập niên 70, ông thu âm hơn 400 đĩa: vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng ngàn bài tân cổ cho hãng dĩa Việt Nam. Vì vậy mà báo giới đặt cho ông cái tên Hoàng đế đĩa nhựa. Một ngày ông thu 5–6 bài, mỗi bài giá 12.000 đồng – tương đương giá một lượng vàng thời đó.[3]
Sau năm 1975, Tấn Tài giao gánh hát lại cho tỉnh Hậu Giang, ông mở quán ca nhạc riêng cho mình, rồi đi hát cho đoàn hát Song Hậu của nhà nước. Ông nhận hát từng show khi có yêu cầu.
Ông có hai người con trai là hai danh hài Tấn Beo và Tấn Bo. Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 2011 tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh vì nhiễm trùng đường ống mật, không lâu sau sinh nhật 73 tuổi và được an táng tại chùa Nghệ Sĩ.[4][5]
Sự nghiệp
sửaÔng đã ca hơn 1.000 bài vọng cổ, 500 vở tuồng từ sàn diễn đến thị trường băng đĩa, đây là điều mơ ước của thế hệ cùng thời ông và thế hệ sau này.[6]
Ông cũng có hàng loạt vai chính nổi bật trong các tuồng: Người phu khiêng kiệu cưới, Khi rừng mới sang thu, Bóng hồng sa mạc, Băng Tuyền nữ chúa, Manh áo quê nghèo,...
Giải thưởng
sửa- 1963: Giải Thanh Tâm (vai Điệp Nhứt Lang trong vở Cát Dung Phương Tử)
Các vai diễn nổi bật
sửa- Anh hùng xạ điêu (vai Dương Khang)
- Băng Tuyền nữ chúa (vai Đoàn Vũ Chân)
- Bóng hồng sa mạc (vai A Li Khan)
- Chiều đông gió lạnh về (vai Quang Sơn)
- Chuyện tình An Lộc Sơn (vai An Lộc Sơn)
- Cô gái Đồ Long (vai Trương Vô Kỵ)
- Đợi anh mùa lá rụng (vai Điền Trung)
- Hẹn một mùa xuân (vai Hoàng Điệp Phi)
- Khi rừng mới sang thu (vai Gù)
- Kiếp nào có yêu nhau (vai Hàn Thế Châu)
- Manh áo quê nghèo (vai Hàn Vũ Lang)
- Nạn con rơi (vai Nhân)
- Người phu khiêng kiệu cưới (vai Xuyên Đảo Băng Hồ)
- Trinh nữ lầu xanh (vai Bạch Vân Sơn)
Tân cổ giao duyên, vọng cổ
sửa- Ai cho tôi tình yêu (Nhạc: Trúc Phương; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
- Ai lên xứ hoa đào (Nhạc: Hoàng Nguyên; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
- Áo cưới màu hoa cà (Tân nhạc: Hùng Linh; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Áo trắng ngày xưa (Tân nhạc: Song An; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Bàng Quý Phi (Sáng tác: NSND Viễn Châu)
- Bông ô môi (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Bụi mờ Ải Nhạn (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Biết trả lời sao (Tân nhạc: Duy Khánh; cổ nhạc: Mai Thanh Phương)
- Buồn vào tim (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Buồng cau quê ngoại (Sáng tác: Thu An)
- Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Chiều sân ga (Nhạc: Sông Trà; lời vọng cổ: Loan Thảo)
- Có thế thôi (Nhạc: Văn Giảng; lời vọng cổ: Loan Thảo)
- Con đường mang tên em (Tân nhạc: Trúc Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Đêm lạnh trong tù (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Dòng suối tương tư (Nhạc: Y Vân; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu – Thể Hà Vân)
- Đà Lạt mộng mơ (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Được tin em lấy chồng (Nhạc: Châu Kỳ; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
- Đường vào tim (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Gái nhà nghèo (Tân nhạc: Cô Phượng; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Hận Kinh Kha (Sáng tác: NSND Viễn Châu)
- Hạng Võ Sở Bá Vương (Sáng tác: NSND Viễn Châu)
- Hãy quên nhau (Tân nhạc: Diêm An; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Hoa nở về đêm (Tân nhạc: Mạnh Phát; cổ nhạc: NSND Viễn Châu)
- Lời yêu chưa ngỏ (Nhạc: Vinh Sử; lời vọng cổ: Loan Thảo)
- Kiều Phong – A Châu (Tác giả: Yên Trang)
- Khúc nhạc từ ly (Tác giả: Loan Thảo)
- Mất nhau rồi (Nhạc: Giao Tiên; lời vọng cổ: Loan Thảo)
- Mây trắng mùa thu (Tác giả: Thu An)
- Ngày giỗ cha (Sáng tác: NSND Viễn Châu)
- Nghẹn ngào (Tân nhạc: Lam Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Người yêu nay đã có chồng (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Nhẫn cỏ cho em (Tân nhạc: Vinh Sử; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Nửa đêm về mẹ (Sáng tác: Loan Thảo)
- Phạm Lãi biệt Tây Thi (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Tâm sự Mộng Cầm (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Tiếng độc huyền (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Tiếng hát người yêu (Sáng tác: NSND Viễn Châu)
- Tiếu ngạo giang hồ (Tác giả: Yên Trang)
- Tiếng sáo giữa trời khuya (Tác giả: Yên Hà - Văn Giai)
- Trống trường thành (Tác giả: NSND Viễn Châu)
Chú thích
sửa- ^ “Vĩnh biệt nghệ sĩ Tấn Tài”. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Vang bóng một thời: Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa”. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Nghệ sĩ Tấn tài qua đời”. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
- ^ Thất Sơn (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Nghệ sĩ Tấn Tài qua đời”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2019.
- ^ Hương Giang (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Nghệ sĩ cải lương Tấn Tài qua đời”. Ngôi sao. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2019.
- ^ Hiền Nhi (26 tháng 1 năm 2011). “Nghệ sĩ Tấn Tài từ trần”. Báo Thanh Niên.