Tamil Nadu (phát âm tiếng Tamil: IPA: [t̪amiɻ n̪aːᶑu]; phát âm; TamiḻNāṭu; nghĩa là 'Đất của người Tamil' hay 'Đất nước Tamil') là một trong 29 tiểu bang của Ấn Độ. Thủ phủ và thành phố lớn nhất là Chennai (từng gọi là Madras). Tamil Nadu[8] nằm ở phần cực nam của tiểu lục địa Ấn Độ và tiếp giáp với lãnh thổ liên bang Puducherry và các tiểu bang Nam Ấn Độ Kerala, Karnataka, và Andhra Pradesh. Nó được vây quanh bởi dãy Ghat Đông về phía bắc, bởi dãy Nilgiri, dãy đồi Anamalai, và Kerala về phía tây, bởi vịnh Bengal về phía đông, bởi vịnh Mannareo biển Palk về phía đông nam, và bởi Ấn Độ Dương về phía nam. Lãnh hải của bang tiếp giáp với của Sri Lanka.

Tamil Nadu
தமிழ் நாடு
—  Bang  —
Hình nền trời của Tamil Nadu
Hiệu ca: "Tamil Thai Valthu"#
Vị trí của Tamil Nadu
Tamil Nadu trên bản đồ Thế giới
Tamil Nadu
Tamil Nadu
Quốc gia Ấn Độ
Thành lập26 tháng 1 năm 1950
Thủ phủChennai
Huyện32
Chính quyền
 • Thành phầnChính phủ Tamil Nadu
 • Thống đốcC. Vidyasagar Rao
 • Thủ hiếnEdappadi K. Palaniswami
 • Tổng thư kýGirija Vaidyanathan IAS[1]
 • Chánh án tòaIndira Banerjee
Diện tích
 • Tổng cộng130.060 km2 (50,220 mi2)
Thứ hạng diện tíchthứ 11
Dân số (2011)[2]
 • Tổng cộng72.147.030
 • Thứ hạngthứ 6
 • Mật độ550/km2 (1,400/mi2)
Tên cư dânNgười Tamil
Múi giờIST (UTC+05:30)
Mã ISO 3166IN-TN
HDITăng 0,666 (trung bình)[3]
Xếp hạng HDI7 (2015)[4]
Tỉ lệ biết chữ80,33% (2011)[5]
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Tamil[6]
Trang webwww.tn.gov.in
^# Jana Gana Mana là quốc ca, còn "Tamil Thai Valthu" là bang ca.
^† Bang Madras hình thành năm 1950 và được đổi tên thành Tamil Nadu ngày 14 tháng 1 năm 1969[7]
^^ Tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức của bang. Tiếng Anh là ngôn ngữ bán chính thức khi cần sử dụng cho mục đích giao tiếp.[6]
Biểu tượng
Emblem
Đền Srivilliputhur Andal
Song
"Tamil Thai Valthu"
Language
Tiếng Tamil
Điệu nhảy
Bharathanattiyam
AnimalCannot use |animal= with |bird=
Chim
Chalcophaps indica
Hoa
Gloriosa
Cây
Thốt nốt
Thể thao
Kabaddi

Tamil Nadu là bang lớn thứ mười một của Ấn Độ về diện tích và đông dân thứ sáu. Bang xếp thứ sáu về chỉ số phát triển con người năm 2011, và bang có nền kinh tế lớn thứ nhì tại Ấn Độ với GDP là 13842 tỷ (US$220 billion), chỉ đứng sau Maharashtra.[4][9][10] Tamil Nadu đứng trong tốp bảy bang phát triển nhất Ấn Độ theo "Chỉ số phát triển đa chiều" (Multidimensional Development Index) năm 2013, công bố bởi Ngân hàng Trữ kim Ấn Độ.[11] Ngôn ngữ chính thức là tiếng Tamil, một trong những ngôn ngữ cổ điển cổ nhất còn tồn tại tới nay.

Tamil Nadu là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thêm vào đó, người dân tại đây đã phát triển và tiếp nối nghệ thuật, âm nhạc và văn học cổ điển Tamil. Những công trình kiến trúc lịch sử và tôn giáo gồm những ngôi đền Hindu với kiến trúc Tamil, những trạm đồi, những khu nghỉ dưỡng bãi biển, những khu hành hương đa tôn giáo, và tám di sản thế giới UNESCO.[12][13]

Món Sambar

Tham khảo sửa

  1. ^ “Tamil Nadu: Girija Vaidyanathan is the new chief secretary”. Deccan Chronicle. Tamil Nadu. ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ “Census of india 2011” (PDF). Government of India.
  3. ^ “India government economic survey” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ a b “Inequality adjusted Human Development Index for India's States 2011, United Nations Development Programme” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ “censusindia.gov.in” (PDF).
  6. ^ a b “52nd report of the Commissioner for Linguistic Minorities in India (July 2014 to June 2015)” (PDF). Ministry of Minority Affairs (Government of India). ngày 29 tháng 3 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ Lịch sử Hội đồng Lập pháp Tamil Nadu 2012.
  8. ^ “Tamil Nadu Culture, Latest News, Politics, Art, Food, History, Travel”. Tamilnadu. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ The Hindu & ngày 18 tháng 5 năm 2008.
  10. ^ GSDP at constant prices 2015.
  11. ^ “Rajan report: Odisha, Bihar least developed; Goa, Kerala on top”.
  12. ^ UNESCO 2012.
  13. ^ Press Information Bureau releases 2012.

Liên két ngoài sửa