Nam Ấn Độ

Phần lãnh thổ phía nam của Ấn Độ.

Nam Ấn Độ (tiếng Anh: South India) là một khu vực của Ấn Độ gồm các bang Andhra Pradesh, Karnataka, Kerala, Tamil NaduTelangana cùng các lãnh thổ liên bang Andaman và Nicobar, LakshadweepPuducherry, chiếm 19,31% diện tích của Ấn Độ (635.780 km²). Khu vực chiếm phần phía nam của cao nguyên Deccan, giáp với vịnh Bengal về phía đông, biển Ả Rập về phía tây và Ấn Độ Dương về phía nam. Khu vực có địa lý đa dạng, với hai dãy núi chính là Ghat ĐôngGhat Tây. Các sông Godavari, Krishna, Kaveri, TungabhadraVaigai là các nguồn nước quan trọng. Bangalore, Chennai, Hyderabad, CoimbatoreKochi là các vùng đô thị lớn nhất.

Nam Ấn Độ
Vị trí của Nam Ấn Độ
Nam Ấn Độ trên bản đồ Thế giới
Nam Ấn Độ
Nam Ấn Độ
Quốc giaẤn Độ
Bang và lãnh thổ
Diện tích
 • Tổng cộng635,780 km2 (245,480 mi2)
Dân số
 • Tổng cộng253,051,953
 • Mật độ400/km2 (1,000/mi2)
Múi giờIST (UTC+5:30)
Ngôn ngữ chính thức

Đa số cư dân Nam Ấn Độ nói một trong bốn ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Dravida: Telugu, Tamil, KannadaMalayalam. Trong lịch sử, một số vương quốc cai trị các bộ phận của Nam Ấn Độ, các cuộc xâm chiếm của họ khắp miền nam và đông nam châu Á có tác động đến lịch sử và văn hoá tại các khu vực này. Các triều đại lớn hình thành tại Nam Ấn Độ gồm có Chera, Chola, Pandya, Pallava, Satavahana, Chalukya, RashtrakutaVijayanagara. Các quốc gia châu Âu tiến vào Ấn Độ qua ngả Kerala và khu vực bị Anh và các quốc gia khác thuộc địa hoá.

Sau khi trải qua các biến động sau độc lập, kinh tế các bang Nam Ấn Độ được ghi nhận là tăng trưởng cao hơn trung bình toàn quốc trong khoảng 30 năm qua. Dù các bang Nam Ấn Độ cải thiện về một vài chỉ số kinh tế-xã hội, song nghèo nàn tiếp tục tác động đến khu vực giống như phần còn lại của liên bang, nhưng giảm xuống đáng kể theo thời gian. Chỉ số phát triển con người HDI của các bang Nam Ấn Độ ở mức cao, tỷ lệ biết chữ tại các bang này cao hơn trung bình toàn quốc. Tỷ suất sinh tại Nam Ấn Độ là 1,9, đây là mức thấp nhất trong số các khu vực của Ấn Độ.

Tên gọi sửa

Nam Ấn Độ còn được gọi là "Ấn Độ bán đảo" và một vài tên gọi khác. Thuật ngữ "Deccan" ám chỉ khu vực cao nguyên Deccan bao phủ, tức là hầu hết Ấn Độ bán đảo ngoại trừ các vùng duyên hải, Deccan là dạng Anh hoá của từ dakkhin trong tiếng Prakrit, nó lại bắt nguồn từ dakshina trong tiếng Phạn và nghĩa là phía nam.[1] Carnatic bắt nguồn từ "Karnād" hoặc "Karunād" nghĩa là miền cao cũng có liên kết với Nam Ấn Độ.[2]

Lịch sử sửa

 
Đế quốc Chola dưới thời Rajendra Chola I, khoảng 1030

Xác định niên đại cácbon về các ụ tro có liên kết với văn hoá đồ đá mới tại Nam Ấn Độ cho kết quả niên đại từ 8000 TCN. Các đồ tạo tác như rìu đá được mài, và các vật thể nhỏ bằng đồng được phát hiện trong khu vực. Vào khoảng lúc đầu 1000 TCN, kỹ thuật đồ sắt truyền bá khắp khu vực; tuy nhiên trước đó Nam Ấn Độ không có thời kỳ đồ đồng phát triển đầy đủ.[3] Khu vực nằm tại trung tâm của tuyến mậu dịch trải dài từ Muziris đến Arikamedu giúp liên kết Địa Trung HảiĐông Á.[4][5] Mậu dịch với người Phoenicia, La Mã, Hy Lạp, Ả Rập, Syria, Do Thái và Trung Hoa bắt đầu từ giai đoạn Sangam (khoảng thế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 4 CN).[6] Khu vực là bộ phận của con đường tơ lụa cổ đại liên kết phương Đông và phương Tây.[7]

Một số triều đại như Chera tại Karuvur, Pandya tại Madurai, Chola tại Thanjavur, Satavahana tại Amaravati, Pallava tại Kanchi, Kadamba tại Banavasi, Tây Ganga tại Kolar, Rashtrakuta tại Manyakheta, Chalukya tại Badami, Hoysala tại BelurKakatiya tại Orugallu cai trị khu vực từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 14 CN. Đế quốc Vijayanagara được thành lập trong thế kỷ 14, đây là triều đại Ấn Độ cuối cùng cai trị khu vực. Sau các cuộc xâm chiếm liên tiếp của Vương quốc Hồi giáo Delhi và việc Vijayanagara sụp đổ vào năm 1646, khu vực nằm dưới quyền quản lý của các vương quốc Hồi giáo Deccan, cùng các cựu thống đốc của Vijayanagara tuyên bố độc lập.[8]

Người châu Âu đến vào thế kỷ 15, và đến giữa thế kỷ 18, PhápAnh tham gia vào một cuộc đấu tranh kéo dài nhằm giành quyền kiểm soát quân sự đối với Nam Ấn Độ. Sau thất bại của Tipu Sultan trong chiến tranh Anh-Mysore lần thứ tư vào năm 1799 và kết thúc binh biến Vellore vào năm 1806, người Anh củng cố quyền lực của họ ra phần lớn Nam Ấn Độ ngày nay với ngoại lệ là Pondichéry thuộc Pháp. Đế quốc Anh nắm quyền kiểm soát khu vực từ tay Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1857.[9] Dưới quyền cai trị thực dân của Anh, khu vực bị chia thành khu quản hạt Madras, thổ bang Hyderabad, Mysore, Travancore, Kochi, Vizianagaram và một số phiên quốc nhỏ khác. Khu vực giữ vai trò lớn trong phong trào độc lập Ấn Độ; trong số 72 phái đoàn tham gia phiên họp đầu tiên của Đảng Quốc Đại Ấn Độ tại Bombay trong tháng 12 năm 1885, có 22 đoàn đến từ Nam Ấn Độ.[10]

Sau khi Ấn Độ độc lập vào năm 1947, khu vực được tổ chức thành bốn bang: Madras, Mysore, Hyderabad và Travancore-Cochin.[11] Năm 1956, các bang được tái tổ chức theo ranh giới ngôn ngữ dẫn đến hình thành các bang mới là Andhra Pradesh, Karnataka, Kerala và Tamil Nadu.[12][13] Theo đó, bang Madras duy trì tên gọi và sáp nhập thêm huyện Kanyakumari từ bang Travancore-Cochin.[14] Bang này sau đó đổi tên thành Tamil Nadu vào năm 1968.[14] Andhra Pradesh được hình thành khi sáp nhập bang Andhra và các huyện nói tiếng Telugu của bang Hyderabad vào năm 1956.[14] Kerala xuất hiện khi hợp nhất huyện Malabar của bang Madras với Travancore-Cochin.[14] Bang Mysore được tái tổ chức bằng việc nhận thêm các huyện Bellary và Nam Canara từ bang Madras, các huyện Belgaum, Bijapur, Bắc Canara và Dharwad từ bang Bombay, các huyện có đa số cư dân nói tiếng Kannada là Bidar, RaichurGulbarga từ bang Hyderabad và tỉnh Coorg.[14] Mysore đổi tên thành Karnataka vào năm 1973. Lãnh thổ liên bang Puducherry hình thành vào năm 1954, gồm các phần đất tách rời của Pháp khi trước là Pondichérry, Karaikal, YanamMahé.[15] Quần đảo Laccadive vốn bị phân chia giữa hai huyện Nam Canara và Malabar của bang Madras, song được thống nhất và tổ chức thành lãnh thổ liên bang Lakshadweep. Telangana được thành lập vào ngày 2 tháng 6 năm 2014 bằng việc chia đôi Andhra Pradesh và bang này gồm mười huyện từng thuộc Andhra Pradesh.[16][17]

Địa lý sửa

 
Hình ảnh vệ tinh Nam Ấn Độ

Nam Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, giáp với biển Ả Rập về phía tây, với vịnh Bengal về phía đông, và các dãy Vindhya cùng Satpura về phía bắc.[18] Sông Narmad chảy về phía tây tại vùng lõm giữa hai dãy Vindhya và Satpura, hai dãy núi này cũng xác định ranh giới phía bắc của cao nguyên Deccan.[19] Ghat Tây chạy song song dọc duyên hải phía tây, dải đất hẹp giữa Ghat Tây và biển Ả Rập tạo thành khu vực Konkan. Ghat Tây tiếp tục chạy về phía nam cho đến Kanyakumari.[20][21] Ghat Đông chạy song song dọc duyên hải phía đông, dải đất giữa Ghat Đông và vịnh Bengal tạo thành khu vực Coromandel.[22] Hai dãy núi lớn gặp nhau tại dãy Nilgiri. Dãy Nilgiri chạy theo hình lưỡi liềm gần như dọc theo biên giới giữa Tamil Nadu với miền bắc Kerala và với Karnataka, bao trùm các vùng đồi PalakkadWayanad và dãy Sathyamangalam, kéo dài đến vùng đồi tương đối thấp của Ghat Đông trên phần phía tây của biên giới Tamil Nadu–Andhra Pradesh, hình thành các vùng đồi Tirupati và Annamalai.[23]

Quần đảo san hô Lakshadweep có độ cao thấp và nằm ngoài khơi bờ biển tây nam của Ấn Độ. Quần đảo Andaman và Nicobar nằm xa ngoài khơi bờ biển phía đông Ấn Độ. Eo biển Palk và chuỗi bãi cát và đảo mang tên cầu của Rama chia tách khu vực với Sri Lanka, là quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển đông nam của khu vực.[24][25] Mũi cực nam của lục địa Ấn Độ nằm tại thị trấn Kanyakumari, đây là nơi Ấn Độ Dương giáp vịnh Bengal và biển Ả Rập.[26]

Cao nguyên Deccan là một vùng cao bị giới hạn bởi các dãy núi.[27] Cao nguyên này cao đến 100 m tại phía bắc và đến hơn 1 km tại phía nam, tạo thành một tam giác nổi lên bên trong tam giác hướng xuống phia nam của đường bờ biển tiểu lục địa Ấn Độ.[28] Cao nguyên dốc nhẹ từ tây sang đông, do đó các sông lớn khởi nguồn tại Ghat Tây và chảy về phía đông vào vịnh Bengal.[29] Nền bazan núi lửa của Deccan hình thành trong phun trào trap Deccan lớn, xảy ra vào khoảng cuối giai đoạn kỷ Phấn trắng từ 67 đến 66 triệu năm trước.[30] Từng lớp một được hình thành thông qua hoạt động núi lửa kéo dài trong 30.000 năm[31] và khi các núi lửa tắt, chúng để lại một khu vực cao nguyên với đặc trưng là các khu vực bằng phẳng trải rộng trên đỉnh giống như một cái bàn.[32] Cao nguyên có các sông chảy về phía đông là Godavari, Krishna, KaveriVaigai. Các chi lưu chính gồm Penna, Tungabhadra, BhavaniThamirabarani.[33]

Khí hậu sửa

Các đới khí hậu
Các luồng gió mùa tây nam

Khu vực có khí hậu nhiệt đới và lượng mưa phụ thuộc vào gió mùa. Theo phân loại khí hậu Köppen, Nam Ấn Độ có khí hậu bán khô hạn, có nhiệt độ thấp nhất trong ngày trung bình là 18 °C.[34] Ẩm ướt nhất là khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm và nhiệt độ ôn hoà hoặc cao quanh năm, và mưa nhiều theo mùa với trên 2.000 mm mỗi năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tồn tại trên một dải đất thấp phía tây nam giới hạn Bờ biển Malabar, Ghat Tây cùng các quần đảo Lakshadweep và Andaman và Nicobar nằm trong kiểu khí hậu này.[35]

Khí hậu nhiệt đới xavan có đặc điểm là khô hơn các khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, kiểu khí hậu này chiếm ưu thế tại hầu hết khu vực nội lục ngoại trừ một vùng bóng mây bán khô hạn nằm về phía đông của Ghat Tây. Mùa đông và đầu mùa hè là giai đoạn kéo dài và khô, nhiệt độ trung bình trên 18 °C, mùa hè cực kỳ nóng với nhiệt độ tại các vùng thấp vượt trên 50 °C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với lượng mưa hàng năm trung bình từ 750 đến 1.500 mm khắp khu vực. Đến khi gió mùa đông bắc khô bắt đầu vào tháng 9, hầu hết mưa tại Ấn Độ là tại Tamil Nadu, còn các bang khác tương đối khô.[36] Khí hậu bán khô hạn nóng chiếm ưu thế tại vùng đất phía đông Ghat Tây và vùng đồi Cardamom. Khu vực này bao gồm Karnataka, nội lục Tamil Nadu và miền tây Andhra Pradesh, nhận từ 400 đến 750 mm mưa hàng năm, có mùa hè nóng và mùa đông khô với nhiệt độ khoảng 20-24 °C. Các tháng 3-5 nóng và khô, có nhiệt độ trung bình dao động khoảng 32 °C còn lượng mưa đạt 320 mm và nếu không có hệ thống tưới nhân tạo thì khu vực không phù hợp để làm nông nghiệp.[37]

Gió mùa tây nam thổi từ tháng 6 đến tháng 9 đem đến hầu hết lượng mưa tại khu vực. Gió mùa tây nam nhánh từ biển Ả Rập thổi vào Ghat Tây dọc Kerala và chuyển hướng thổi về phía bắc dọc bờ biển Konkan, gây mưa tại các khu vực ven biển phía tây Ghat Tây. Ghat Tây ngăn gió thổi sang cao nguyên Deccan, do đó khu vực này nhận được rất ít mưa.[38][39] Gió mùa tây nam nhánh vịnh Bengal thổi đến phía đông bắc của Ấn Độ, mang theo hơi ẩm từ vịnh Bengal. Bờ biển Coramandel không nhận được nhiều mưa từ gió mùa tây nam do hình dạng lãnh thổ. Tamil Nadu và miền đông nam Andhra Pradesh nhận được mưa từ gió mùa đông bắc.[40] Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến đầu tháng 3 khi hệ thống áp cao bề mặt mạnh nhất.[41] Bão nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương xảy ra suốt năm tại vịnh Bengal và biển Ả Rập, gây ra gió có sức tàn phá và lượng mưa lớn.[42][43][44]

Động thực vật sửa

 
Nam Ấn Độ là nơi có quần thể voi đông nhất.

Nam Ấn Độ có tính đa dạng cao về động thực vật, bắt nguồn từ khí hậu và địa lý khác nhau tại đây. Rừng rụng lá xuất hiện dọc Ghat Tây còn rừng nhiệt đới khô và đất cây bụi phổ biến tại cao nguyên Deccan nội lục. Miền nam Ghat Tây có rừng mưa trên các vùng cao, được gọi là rừng mưa núi cao Nam Ghat Tây, còn rừng ẩm Bờ biển Malabar xuất hiện tại các đồng bằng ven biển.[45] Ghat Tây là một trong các điểm nóng đa dạng sinh học mức độ cao nhất trên thế giới, và là một di sản thế giới UNESCO.[46][47]

Vùng sinh thái học quan trọng tại Nam Ấn Độ là khu dự trữ sinh quyển Nilgiri nằm tại giao điểm biên giới của các bang Karnataka, Kerala và Tamil Nadu thuộc các vùng đồi Nilgiri và Anamalai tại Ghat Tây. Các khu bảo tồn chim gồm có Vedanthangal, Ranganathittu, Kumarakom, Neelapattu và Pulicat, chúng là nơi sống của nhiều chim di cư và bản địa.[48][49] Quần đảo Lakshadweep được Viện Động vật hoang dã Ấn Độ tuyên bố là một khu bảo tồn chim.[50] Các điểm sinh thái được bảo vệ khác gồm có rừng đước Pichavaram tại Tamil Nadu, các vùng nước đọng hồ Pulicat tại Tamil Nadu và Vembanad, Ashtamudi, Paravur và Kayamkulam tại Kerala. Khu dự trữ sinh quyển vịnh Mannar có diện tích 10.500 km² mặt biển, các đảo và bờ biển tiếp giáp, nó có các rặng san hô, đầm lầy mặn và đước. Đây là nơi sống của các loài dưới nước gặp nguy hiểm như cá heo, cá cúi, cá voi, hải sâm.[51][52]

Nam Ấn Độ là nơi có nhiều cá thể voi Ấn Độhổ Bengal, chúng là những loài gặp nguy hiểm. Voi được phát hiện tại tám điểm rải rác tại Nam Ấn Độ; tại miền bắc Karnataka, dọc Ghat Tây, tại Bhadra–Malnad, tại Brahmagiri–Nilgiris–Ghat Đông, tại Nilambur–Silent Valley–Coimbatore, tại Anamalai–Parambikulam, tại Periyar–Srivilliputhur và Agasthyamalai[53] Khu vực có một phần ba số cá thể hổ và trên một nửa số cá thể voi tại Ấn Độ.[54][55] Nam Ấn Độ có 14 khu bảo tồn hổ và 11 khu bảo tồn voi.[56][57] Các loài bị đe doạ và gặp nguy hiểm khác tại khu vực gồm có sóc lớn xám,[58] cu li thon lông xám,[59] gấu lợn,[60] dê núi sừng ngắn Nilgiri,[61] khỉ Nilgiri,[62] khỉ đuôi sư tử,[63]báo Ấn Độ.[64]

Biểu trưng của các bang tại Nam Ấn Độ
Tên Thú Chim Cây Quả Hoa
Andhra Pradesh[65] linh dương đen (Antilope cervicapra) sả rừng (Coracias indica) sầu đâu (Azadirachta indica) xoài (Mangifera indica) sen (Nelumbo nucifera)
Karnataka[66] voi Ấn Độ (Elephas maximus) sả rừng (Coracias indica) đàn hương (Santalum album) sen (Nelumbo nucifera)
Kerala[67][68] voi Ấn Độ (Elephas maximus) hồng hoàng (Buceros bicornis) dừa (Cocos nucifera) mít (Artocarpus heterophyllus) muồng hoàng yến (Cassia fistula)
Tamil Nadu[69][70] dê núi sừng ngắn Nilgiri (Nilgiritragus hylocrius) cu luồng (Chalcophaps indica) thốt nốt (Borassus flabellifer) mít (Artocarpus heterophyllus) ngót nghẻo (Gloriosa superba)
Telangana[71] hươu (Axis axis) sả rừng (Coracias indica) Khejri (Prosopis cineraria) xoài (Mangifera indica) keo avaram (Senna auriculata)
Puducherry[72] sóc cọ Ấn Độ (Funambulus palmarum) tu hú (Eudynamys scolopaceus) bầu nâu (Aegle marmelos) đầu lân (Couroupita guianensis)
Lakshadweep[73][74] cá bướm (Chaetodon falcula) nhạn đầu xám (Anous stolidus) xa kê (Artocarpus incisa)

Nhân khẩu sửa

 
Tháp dân số Nam Ấn Độ

Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, dân số Nam Ấn Độ ước đạt 252 triệu, chiếm khoảng một phần năm tổng dân số toàn quốc. Tổng tỷ suất sinh của khu vực thấp hơn mức sinh thay thay thế là 2,1, hai bang Kerala và Tamil Nadu có tổng tỷ suất sinh thấp nhất Ấn Độ khi chỉ đạt 1,7.[75][76] Do đó, tỷ lệ dân số của Nam Ấn Độ so với toàn quốc giảm đi trong giai đoạn 1981-2011.[77][78] Các đẳng cấp và bộ lạc được công nhận chiếm 18% dân số khu vực. Nông nghiệp là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất trong khu vực khi mà 47,5% dân số tham gia các hoạt động nông nghiệp.[79] Khoảng 60% dân số sống trong các công trình nhà ở vĩnh cửu.[80]

Sau khi trải qua các biến động trong những thập niên sau độc lập, kinh tế Nam Ấn Độ được ghi nhận là tăng trưởng cao hơn so với trung bình toàn quốc trong ba thập niên qua. Dù các bang Nam Ấn Độ cải thiện được một số chỉ số kinh tế-xã hội,[81][82] song nghèo nàn tiếp tục tác động đến khu vực giống như phần còn lại của liên bang, song nó suy giảm đáng kể theo thời gian. Dựa theo điều tra năm 2011, HDI của các bang miền nam ở mức cao và kinh tế tăng trưởng nhanh hơn hầu hết các bang miền bắc.[83]

Theo điều tra năm 2011, tỷ lệ biết chữ trung bình tại Nam Ấn Độ là xấp xỉ 80%, cao hơn đáng kể mức trung bình toàn quốc là 74%, Kerala có tỷ lệ biết chữ cao nhất với 93,91%.[84][85] Nam Ấn Độ có tỷ lệ giới tính nam/nữ cao nhất toàn quốc, Kerala và Tamil Nadu là hai bang đứng đầu.[86] Các bang Nam Ấn Độ xếp trong số 10 bang hàng đầu về tự do kinh tế, tuổi thọ dự tính, tiếp cận nước sạch, sở hữu nhà ở và sở hữu ti vi.[87][88][89][90][91] Mức nghèo tại Nam Ấn Độ là 19% trong khi lên đến 38% tại các bang khác. Thu nhập bình quân là 19.531 rupee, hơn gấp đôi so với 8.951 rupee của các bang khác.[92][93] Trong số ba mục tiêu liên quan đến nhân khẩu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc dự kiến đạt được vào năm 2015, Kerala và Tamil Nadu đạt được các mục tiêu liên quan đến cải thiện y tế bà mẹ và giảm tử vong trẻ sơ sinh và tỷ vong trẻ em vào năm 2009.[94][95]

Ngôn ngữ sửa

Nhóm ngôn ngữ lớn nhất tại Nam Ấn Độ là ngữ hệ Dravidia, đây là một hệ ngôn ngữ gồm khoảng 73 ngôn ngữ[96] Các ngôn ngữ chính được nói gồm có Telugu, Tamil, KannadaMalayalam.[97] Tulu được khoảng 1,5 triệu người nói tại ven biển Kerala cùng Karnataka, Konkan thuộc nhóm Ấn-Arya có khoảng nửa triệu người nói tại ven biển Konkan. Tiếng Anh cũng được nói phổ biến trong các khu vực đô thị tại Nam Ấn Độ.[98] Khoảng 12 triệu người Hồi giáo nói tại miền nam Ấn Độ nói tiếng Urdu.[99][100][101] Tamil, Telugu, Kannada, Malayalam và Konkan được liệt kê trong 22 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ theo Đạo luật Ngôn ngữ chính thức (1963). Tamil là ngôn ngữ đầu tiên được Chính phủ Ấn Độ cấp vị thế ngôn ngữ cổ điển vào năm 2004.[102][103] Các ngôn ngữ lớn khác cũng được cấp vị thế này là Kannada (năm 2008), Telugu (năm 2008) và Malayalam (năm 2013)[104][105]

STT Ngôn ngữ Số người nói[106] Chính thức tại
1 Telugu 74.002.856 Andhra Pradesh, Telangana, Yanam (Puducherry)
2 Tamil 60.793.814 Tamil Nadu, Puducherry
3 Kannada 37.924.011 Karnataka
4 Malayalam 33.066.392 Kerala, Lakshadweep, Mahé, Puducherry
5 Konkan 2.489.015 Kerala, Karnataka

Tôn giáo sửa

Tôn giáo
Religion Percent(%)
Ấn Độ giáo
  
80%
Hồi giáo
  
11%
Cơ Đốc giáo
  
8%
Khác
  
1%

Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất tại Nam Ấn Độ với khoảng 80% dân số tin theo. Khoảng 11% dân số tin theo Hồi giáo và 8% tin theo Cơ Đốc giáo.[107] Bằng chứng về tôn giáo tiền sử tại Nam Á được lấy từ các bức hoạ trên đá từ thời kỳ đồ đá giữa nằm rải rác, mô tả các điệu nhảy và nghi lễ, chẳng hạn như các di chỉ khắc đá Kupgal tại miền đông Karnataka.[108] Ấn Độ giáo được cho là tôn giáo cổ nhất thế giới, có nguồn gốc từ thời tiền sử tại Ấn Độ.[109] Các truyền thống tinh thần chính tại Nam Ấn Độ gồm có cả hai nhánh ShivaVishnu của Ấn Độ giáo, song triết học Phật giáoJaina giáo có ảnh hưởng trong vài thế kỷ trước.[110] Tín ngưỡng Ayyavazhi được truyền bá đáng kể qua nhiều nơi tại phía nam của Nam Ấn Độ.[111][112] Hồi giáo được các thương nhân Ả Rập đưa đến Nam Ấn Độ vào đầu thế kỷ 7, đầu tiên là Bờ biển Malabar của Kerala và được truyền bá trong thời gian cai trị của các vương quốc Hồi giáo Deccan từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18, và người Hồi giáo gốc Ả Rập tại Kerala được gọi là Jonaka Mappila.[113] Cơ Đốc giáo do Tôma Tông đồ đưa tới Nam Ấn Độ, ông đến Muziris thuộc Kerala vào năm 52 và rửa tội cho các khu dân cư Do Thái của Kerala.[114][115] Kerala cũng là quê hương của một trong các cộng đồng Do Thái cổ nhất thế giới, họ được cho là là đến bờ biển Malabar trong thời gian cai trị của Quốc vương Solomon (khoảng 971 - 931 TCN).[116][117]

Kinh tế sửa

 
Phát triển của các trung tâm công nghệ thông tin trong khu vực giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong ảnh là Công viên Tidel tại Chennai

Kinh tế Nam Ấn Độ sau khi Ấn Độ độc lập tuân theo khuôn khổ xã hội chủ nghĩa, chính phủ kiểm soát nghiêm ngặt đối với sự tham gia của lĩnh vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ khoảng năm 1960 đến 1990, kinh tế Nam Ấn Độ trải qua tăng trưởng hỗn hợp. Trong thập niên 1960, Kerala đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình toàn quốc trong khi kinh tế Andhra Pradesh suy thoái. Kerala trải qua một cuộc suy thoái kinh tế trong thập niên 1970, trong khi kinh tế của Tamil Nadu, Andhra Pradesh và Karnataka luôn vượt tốc độ tăng trưởng trung bình toàn quốc sau thập niên 1970 do các chính sách kinh tế có định hướng cải cách so với các bang khác của Ấn Độ.[118] Năm 2013–14, tổng GDP của khu vực là 27,1 nghìn tỷ rupee (420 tỷ USD), Tamil Nadu là bang có GDP lớn thứ nhì và là bang công nghiệp hoá cao thứ nhì toàn quốc sau Maharashtra.[119] Tính đến tháng 3 năm 2015, có 109 khu kinh tế đặc biệt đang hoạt động tại Nam Ấn Độ, chiếm khoảng 60% về số lượng của toàn quốc.[120]

Trên 48% dân cư Nam Ấn Độ tham gia sản xuất nông nghiệp, ngành này phụ thuộc nhiều vào gió mùa. Một số cây trồng chính được canh tác tại Nam Ấn Độ là lúa gạo, lúa miến, lúa miêu, đậu, mía, bông, ớt, kê chân vịt. Cau, cà phê, chè, cao su, và cây gia vị được trồng trên các vùng đồi. Lương thực chủ yếu là gạo; các khu vực châu thổ sông Godavari, Krishna và Kaveri nằm trong số các vùng sản xuất lúa hàng đầu tại Ấn Độ.[121] Hạn hán thường xuyên khiến nông dân phải gánh nợ, buộc họ phải bán gia súc và có khi phải tự vẫn.[122] Khu vực chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cà phê tại Ấn Độ.[123] Nam Ấn Độ cũng là nơi cung cấp lớn về bông, chà, cao su, nghệ, xoài và gia vị.[120][124][125][126] Các sản phẩm khác là lụa và gia cầm.[127][128]

Bangalore, Chennai, Hyderabad, Vishakapatnam, Kochi, Coimbatore và Thiruvananthapuram nằm trong số các trung tâm lớn về công nghệ thông tin của Ấn Độ, trong đó Bangalore còn được ví như Thung lũng Silicon của Ấn Độ. Sự phát triển của các trung tâm công nghệ thông tin trong khu vực giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như người từ những nơi khác tại Ấn Độ đến tìm việc.[129] Xuất khẩu phần mềm từ Nam Ấn Độ đạt 640 tỷ rupee (9,9 tỷ USD) trong năm tài chính 2005–06.[130] Chennai được ví như "Detroit của châu Á", chiếm khoảng 35% tổng bộ phận và sản phẩm ô tô của Ấn Độ.[131] Khu vực cung cấp hai phần ba nhu cầu động cơ và bơm của Ấn Độ, và là một trong những nơi xuất khẩu lớn nhất về kim cương, máy xay ướt, bộ phận ô tô.[132] Ngành công nghiệp lớn khác là dệt[133] Nam Ấn Độ là nơi có gần 60% xưởng dệt sợi tại Ấn Độ.[134]

Du lịch có đóng góp đáng kể trong GDP của khu vực, bốn bang Tamil Nadu, Karnataka, Andhra Pradesh và Telangana của khu vực nằm trong số 10 bang đứng đầu về số du khách và chiếm trên 50% số du khách nội địa.[135]

Chỉ số kinh tế và nhân khẩu (2007)[82]
Thông số Nam Ấn Độ Toàn quốc
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 27.1 nghìn tỷ (US$420 billion) 104.7 nghìn tỷ (US$1,6 trillion)
Sản phẩm nội địa ròng cấp bang (SDP) 27.027 (US$420) 23.222 (US$360)
Dân số dưới ngưỡng nghèo 17,4% 26,1%
Dân số đô thị 32.8% 27.8%
Hộ có điện 89,3% 67,9%
Tỷ lệ biết chữ 80% 74%[136]

Chính quyền sửa

 
Niyamasabha Mandiram là toà nhà của cơ quan lập pháp bang Kerala

Nam Ấn Độ gồm năm bang là Andhra Pradesh, Telangana, Karnataka, Kerala và Tamil Nadu cùng các lãnh thổ liên bang Puducherry, Lakshadweep và Andaman và Nicobar.[137] Puducherry và năm bang có chính phủ cấp bang dân cử, trong khi Lakshadweep và Andaman và Nicobar nằm dưới quyền quản lý tập trung của Tổng thống Ấn Độ.[138][139] Đứng đầu mỗi bang là một thống đốc, người này do Tổng thống Ấn Độ trực tiếp bổ nhiệm, trong khi thủ hiến (Chief Minister) là người đứng đầu chính phủ cấp bang và được bầu ra, thủ hiến đại diện cho đảng hoặc liên minh cầm quyền cấp bang.[140]

Nam Ấn Độ bầu ra 132 nghị viện vào Lok Sabha (Hạ nghị viện Ấn Độ), chiếm khoảng một phần tư số ghế trong viện.[141] Khu vực được phân 58 ghế trong Rajya Sabha (Thượng nghị viện Ấn Độ) trong tổng số 245 ghế.[142] Tamil Nadu, Kerala và Puducherry theo mô hình cơ quan lập pháp đơn viện, trong khi cơ quan lập pháp của Andhra Pradesh, Karnataka và Telangana theo mô hình lưỡng viện.[143][144] Nghị viên các cơ quan lập pháp cấp bang có nhiệm kỳ 5 năm.[145] Các bang theo hệ thống lưỡng viện có một thượng viện (hội đồng lập pháp) với các thành viên không nhiều hơn 1/3 quy mô nghị viện. Các thống đốc có thể đình chỉ hoặc giải thể các hội đồng lập pháp và có thể cai quản khi không có đảng nào có thể thành lập chính phủ.[145] Mỗi bang được tổ chức thành một số huyện, chúng được chia tiếp thành các đơn vị cấp dưới.[145] Thể chế địa phương cai quản các thành phố, thị trấn và làng, các đơn vị này lần lượt bầu ra thị trưởng, chủ tịch hội đồng và chủ tịch làng.[145]

STT Tên Mã ISO 3166-2[146][147] Ngày thành lập[14] Dân số[148] AreaDiện tíchbr />(km²)[149] Ngôn ngữ
chính thức[150]
Thủ phủ Mật độ dân số
(km²)[149]
Tỷ số giới tính[149] Tỷ lệ biết chữ (%)[84] Tỷ lệ dân số đô thị[151]
1 Andhra Pradesh AP 1 tháng 10 năm 1953 49.506.799[152] 160.205[152] Telugu HyderabadNote 1 308[152] 996[152] 67,41[153] 29,4[152]
2 Karnataka KA 1 tháng 11 năm 1956 61.095.297 191.791 Kannada Bengaluru 319 973 75,36 34,0
3 Kerala KL 1 tháng 11 năm 1956 33.406.061 38.852 Malayalam Thiruvananthapuram 860 1084 94,00 26,0
4 Tamil Nadu TN 26 tháng 1 năm 1950 72.147.030 130.060 Tamil Chennai 555 996 80,09 44,0
5 Telangana TS 2 tháng 6 năm 2014[154] 35.193.978[154] 114.840[154] Telugu, Urdu[154] HyderabadNote 1 307[155] 988[154] 66,50[155] 38,7[154]
  • ^Note 1 Andhra Pradesh được chia thành hai bang là Telangana và Andhra Pradesh vào ngày 2 tháng 6 năm 2014.[156][157][158] Hyderabad nằm hoàn toàn trong ranh giới bang Telangana, và sẽ giữ vai trò là thủ phủ chung của hai bang trong một giai đoạn không quá mười năm.[159]
STT Tên Mã ISO 3166-2[146][147] Dân số[148] Diện tích
(km²)[149]
Ngôn ngữ
chính thức[150]
Thủ phủ Mật độ dân số
(km²)[149]
Tỷ số giới tính[149] Tỷ lệ biết chữ[84] Tỷ lệ dân số đô thị[151]
1 Andaman và Nicobar AN 380.581 8.249 Anh, Hindi Port Blair 46 876 86,27 32,6
2 Lakshadweep LD 64.473 30 Anh, Malayalam Kavaratti 2.013 946 92,28 44,5
3 Puducherry PY 1.247.953 490 Tamil, Malayalam, Telugu Puducherry 2.598 1037 86,55 66,6

Chính trị sửa

Chính trị Nam Ấn Độ mang đặc trưng là trộn lẫn các chính đảng khu vực và quốc gia. Đảng Công lý và Đảng Swaraj là hai đảng chính thời xưa tại khu quản hạt Madras.[160] Đảng Công lý cuối cùng thất bại trong bầu cử năm 1937 trước Đảng Quốc Đại Ấn Độ, và Chakravarti Rajagopalachari trở thành thủ hiến của khu quản hạt Madras.[160] Trong thập niên 1920 và 1930, phong trào Tự trọng nổi lên tại khu quản hạt Madras với thủ lĩnh là Theagaroya Chetty và E. V. Ramaswamy Naicker (thường gọi là Periyar).[161] Năm 1944, Periyar đổi tên đảng thành Dravidar Kazhagam và rút khỏi chính trị bầu cử. Mục tiêu ban đầu là ly khai Dravida Nadu khỏi phần còn lại của Ấn Độ khi độc lập. Sau độc lập, một môn đệ của Periyar là C. N. Annadurai thành lập Dravida Munnetra Kazhagam vào năm 1948. Kích động chống tiếng Hindi tại Tamil Nadu khiến các đảng Dravidia nổi lên, họ lần đầu lập được chính phủ vào năm 1967 tại Tamil Nadu. Năm 1972, chia rẽ trong DMK dẫn đến thành lập Anna Dravida Munnetra Kazhagam Toàn Ấn dưới quyền M. G. Ramachandran. Các đảng Dravidia tiếp tục chi phối chính trị tuyển cử tại Tamil Nadu; các đảng toàn quốc thường liên kết với tư cách đối tác bề trên với các đảng Dravidia lớn là AIADMK và DMK.[162][163]

Đảng Quốc Đại Ấn Độ chi phối chính trường tại Tamil Nadu trong thập niên 1950 và 1960, dưới quyền lãnh đạo của K. Kamaraj, ông là người lãnh đạo đảng sau khi Jawaharlal Nehru mất và đảm bảo việc lựa chọn các thủ tướng Lal Bahadur ShastriIndira Gandhi.[164] Đảng Quốc Đại tiếp tục là một đảng lớn tại Andhra Pradesh, Karnataka và Kerala. Đảng này cầm quyền với sự đối lập tối thiểu trong 30 năm tại Andhra Pradesh trước khi Đảng Telugu Desam được Nandamuri Taraka Rama Rao thành lập vào năm 1982.[165] Hai hệ thống đáng nổi bật tại Kerala là Mặt trận Dân chủ Thống nhất do Đảng Quốc Đại Ấn Độ lãnh đạo, và Mặt trận Dân chủ Cánh tả do Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) lãnh đạo. Trong vòng 50 năm qua, hai liên minh này luân phiên nắm quyền, và E. M. S. Namboodiripad là thủ hiến dân cử đầu tiên của Kerala vào năm 1957 và ông được công nhận là lãnh đạo chính phủ cộng sản đầu tiên được bầu cử dân chủ trên thế giới.[166][167] Đảng Bharatiya JanataJanata Dal là các đảng quan trọng tại Karnataka.[168]

C. Rajagopalachari là toàn quyền đầu tiên của Ấn Độ sau độc lập, ông là người Nam Ấn Độ. Khu vực sản sinh sáu tổng thống của Ấn Độ, đó là Sarvepalli Radhakrishnan,[169] V. V. Giri,[170] Neelam Sanjiva Reddy,[171] R. Venkataraman,[172] K. R. Narayanan[173] and APJ Abdul Kalam.[174] Các thủ tướng P. V. Narasimha RaoH. D. Deve Gowda cũng xuất thân từ khu vực.[175]

Văn hoá sửa

Trang phục sửa

Nữ giới Nam Ấn Độ theo truyền thống mặc sari, một loại quần áo được xếp nếp có khổ vải dài từ 5 thước Anh (4,6 m) đến 9 thước Anh (8,2 m) và rộng từ 2 foot (0,61 m) đến 4 foot (1,2 m), có đặc trưng là quấn quanh eo, với một đầu xếp nếp qua vai.[176][177] Thơ Tamil cổ như Silappadhikaram miêu tả nữ giới trong trang phục xếp nếp tinh tế hay sari.[178] Sari để lộ bụng dưới do theo triết học Ấn Độ thì rốn được cho là nguồn sống và sáng tạo.[176] Madisar là một phong cách đặc trưng của các quý bà Bà-la-môn từ Tamil Nadu.[179] Nữ giới mặt sari lụa nhiều màu sắc trong các dịp đặc biệt như kết hôn.[180] Nam giới mặc dhoti, quấn từ một mảnh vải hình chữ nhật có màu trắng dài 4,5 m thường có sọc màu sáng tại rìa. Nó thường quấn quanh eo và chân và thắt nút tại eo.[181] Một lungi nhiều màu sắc với hoạ tiết batik đặc trưng là kiểu trang phục nam giới phổ biến nhất tại thôn quê.[182] Cư dân đô thị thường mặc quần áo may và trang phục phương Tây cũng phổ biến.[182] Đồng phục trường học kiểu phương Tây được cả nam sinh và nữ sinh mặc, thậm chí là tại nông thôn.[182]

Cơm là món ăn chính, còn cá là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn của cư dân ven biển Nam Ấn Độ.[183] Dừa và gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Nam Ấn Độ. Khu vực có ẩm thực phong phú, bao gồm cả các món mặn và món chay truyền thống như cơm và các loại đậu. Mùi vị đặc trưng của ẩm thực Nam Ấn Độ có được do pha trộn các hương liệu và gia vị như lá cà ri, hạt mù tạt, rau mùi, gừng, tỏi, bột ớt, hạt tiêu, quế, đinh hương, tiểu đậu khấu, thì là, nhục đậu khấu, dừa và nước hoa hồng.[184][185] Cách ăn truyền thống trong bữa ăn là ngồi trên sàn, bày thức ăn trên một lá chuối[186] và dùng các ngón tay sạch của bàn tay phải để bốc đồ ăn.[187] Sau bữa ăn, các ngón tay được rửa sạch; lá chuối bị bỏ đi hoặc cho gia súc ăn.[188] Ăn trên lá chuối là một phong tục từ lâu, truyền lại một hương vị độc đáo sang đồ ăn và được cho là có lợi cho sức khoẻ.[189] Idli, dosa, uthappam, appam, pongalpaniyaram là các món ăn sáng phổ biến.[190][191] Cơm được bày cùng với sambar, rasamporiyal trong bữa trưa. Ẩm thực Andhra có đặc điểm là món dầm và cà ri cay.[192] Ẩm thực Chettinad nổi tiếng vì các món mặn và ẩm thực Hyderabad nổi tiếng vì món biryani.[193]

Các điệu nhảy Nam Ấn Độ
Bharatanatyam (Tamil Nadu)
Kathakali (Kerala)
Kuchipudi (Andhra Pradesh)
Yakshagana (Karnataka)

Âm nhạc truyền thống Nam Ấn Độ được gọi là âm nhạc Carnatic, với các nhà soạn nhạc như Purandara Dasa, Kanaka Dasa, Tyagayya, Annamacharya, Bhakta Ramadasu, Muthuswami Dikshitar, Shyama Shastri, Kshetrayya, Mysore Vasudevachar và Swathi Thirunal.[194] Nhạc cụ chính được sử dụng trong các đền thờ Ấn Độ giáo trong khu vực là nadaswaram, một nhạc khí có lưỡi gà được chơi cùng trống thavil.[195] Ngành điện ảnh nổi lên thành một nền tảng quan trọng tại Nam Ấn theo thời gian, phác hoạ các cải biến văn hoá, xu hướng, nguyện vọng và phát triển của nhân dân địa phương. Nam Ấn Độ có một số vũ điệu đặc trưng như Bharatanatyam, Kathakali, Kerala Natanam, Koodiyattam, Kuchipudi, Margamkali, Mohiniaattam, Oppana, Ottamthullal, Theyyam, Vilasini Natyam và Yakshagana.[196][197][198][199][200]

Phim nói các ngôn ngữ khu vực đang thịnh hành, bao gồm điện ảnh tiếng Kannada tại Karnataka, điện ảnh tiếng Malayalam tại Kerala, điện ảnh tiếng Tamil tại Tamil Nadu và điện ảnh tiếng Telugu tại Telangana và Andhra Pradesh. Phim câm đầu tiên tại Nam Ấn Độ là Keechaka Vadham, do R. Nataraja Mudaliar sản xuất vào năm 1916.[201] Phim thoại tiếng Tamil đầu tiên là Kalidas, được phát thành vào ngày 31 tháng 10 năm 1931, chỉ bảy tháng sau phim thoại đầu tiên của Ấn Độ là Alam Ara[202] Mudaliar cũng lập ra xưởng phim đầu tiên của Nam Ấn Độ tại Madras.[203] Các nhà làm phim K Balachandar, Balu Mahendra, Bharathiraaja và Mani Ratnam của điện ảnh Tamil; Adoor Gopalakrishnan, Shaji N. Karun, John Abraham và G. Aravindan của điện ảnh Malayalam; K. N. T. Sastry và B. Narsing Rao của điện ảnh Telugu sản sinh điện ảnh song song hiện thực trong suốt thập niên 1970,[204] Điện ảnh cũng gây ảnh hưởng đến chính trị;[205] các nhân vật làm phim nổi tiếng như C N Annadurai, M G Ramachandran, M Karunanidhi, N. T. Rama Rao và Jayalalithaa trở thành thủ hiến.[206] Tính đến năm 2014, công nghiệp điện ảnh Nam Ấn Độ đóng góp 53% tổng lượng phim sản xuất tại Ấn Độ.[207]

 
gopuram lớn là một dấu hiệu của kiến trúc Dravidia.

Nam Ấn Độ có truyền thống văn học độc lập, có niên đại từ trên 2.500 năm trước. Nền văn học đầu tiên được biết đến của Nam Ấn Độ là văn học Sangam thi vị, được viết bằng tiếng Tamil từ 2500 đến 2100 năm trước. Nền văn học này gồm có ba hội đồng thơ kế tiếp nhau mang tên Tamil Sangam được tổ chức vào thời cổ đại trên vùng đất mà nay nằm dưới biển xa về phía nam của Ấn Độ.[208] Nền văn học này gồm luận thuyết ngữ pháp cổ nhất Tholkappiyam và các sử thi SilappatikaramManimekalai viết bằng tiếng Tamil.[209] Chỉ dấu đến văn học tiếng Kannada xuất hiện từ thế kỷ 4.[210][211] Văn học tiếng Telugu tồn tại dưới dạng khắc đá từ năm 575.[212][213] Văn học tiếng Malayalam riêng biệt xuất hiện vào thế kỷ 13.[214]

Nam Ấn Độ có hai phong cách kiến trúc đá đặc trưng, đó là phong cách Dravidia của Tamil Nadu và phong cách Vesara của Karnataka.[215] Các đền thờ quan tâm đến cổng hoặc mantapas trước cửa dẫn đến chỗ linh thiêng, nó là một cổng kiểu kim tự tháp được gọi là gopuram, chúng là đặc điểm chính trong hàng rào tứ giác bao quanh các điện thờ nổi tiếng hơn và các toà nhà dựng cột được sử dụng cho nhiều mục đích và là thứ không thể thiếu của các ngôi đền. Ngoài ra, một đền thờ Nam Ấn Độ còn thường có một bể gọi là Kalyani hoặc Pushkarni.[216] Gopuram là một tháp tưởng niệm, thường được trang trí tại lối vào của toàn bộ các đền tại Nam Ấn Độ. Nó tạo thành một đặc điểm nổi bật của các koil, tức các đền thờ Ấn Độ giáo theo phong cách Dravidia.[217] Trên đỉnh chúng là kalasam, một đầu mái bằng đá có hình cầu.[218] Nguồn gốc gopuram có thể truy đến các công trình ban đầu của triều Pallava và đến thế kỷ 12 dưới triều Pandya, các cổng vào này trở thành một đặc điểm chi phối diện mạo bên ngoài của đền, cuối cùng làm lu mờ nơi tôn nghiêm bên trong.[219][220]

Giao thông sửa

Nam Ấn Độ có mạng lưới đường bộ kéo dài với 20.573 km quốc lộ và 46.813 xa lộ cấp bang. Mạng lưới Golden Quadrilateral liên kết Chennai tại miền nam với Mumbai qua Bangalore và với Kolkata qua Visakhapatnam.[221][222] Dịch vụ xe buýt do các công ty vận chuyển quốc doanh điều hành gồm Công ty Vận tải Bang Tamil Nadu,[223] Công ty Vận tải đường bộ Bang Karnataka,[224] Công ty Vận tải đường bộ Bang Andhra Pradesh,[225] Công ty Vận tải đường bộ Bang Telangana,[226] Công ty Vận tải đường bộ Bang Kerala[227] và Công ty Vận tải đường bộ Puducherry.[228]

Bang Xa lộ quốc gia [229] Xa lộ cấp abng[230] Xe cơ giới trên 1000 dân.[231]
Andhra Pradesh 7.356 km 10.650 km 145
Karnataka 6.432 km 20.774 km 182
Tamil Nadu 5.006 km 10.764 km 257
Telangana 2.635 km 3.152 km N/A
Kerala 1.811 km 4.341 km 198
Andaman và Nicobar 330 km 38 km 152
Puducherry 64 km 246 km 521
Tổng 22.635 km 49.965 km

Năm 1951, Đường sắt Madras và Southern Mahratta, Đường sắt Nam Ấn Độ và Đường sắt Bang Mysore hợp nhất thành Đường sắt Miền Nam, là khu vực đầu tiên của Đường sắt Ấn Độ.[232] Khu vực Trung Nam được hình thành vào năm 1966 và khu vực Tây Nam được hình thành vào năm 2003.[233] Hầu hết khu vực Nam Ấn Độ nằm trong ba khu đường sắt này, ngoại trở một phần nhỏ bờ biển thuộc Đường sắt Duyên hải phía Đông và Đường sắt Konkan. Đường sắt đô thị do Namma Metro vận hành tại Bangalore, Chennai Metro tại Chennai và Hyderabad Metro tại Hyderabad. Chennai MRTS cung cấp dịch vụ đường sắt ngoại ô tại Chennai và là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Ấn Độ.[234] Đường sắt Núi Nilgiri là một di sản thế giới UNESCO.[235]

STT Tên[236] Abbr. Chiều dài
(Km)[237]
Headquarters[236] Thành lập[238] Phân vùng Ga chính[239]
1. Nam SR 5.098 Chennai 14 tháng 4 năm 1951 Chennai,[240] Tiruchirappalli,[241] Madurai,[242] Palakkad,[243] Salem,[244] Thiruvananthapuram[245] Chennai Central, Coimbatore Main, Ernakulam, Erode, Katpadi, Kollam, Kozhikode, Madurai, Mangalore Central, Palakkad, Salem, Thiruvananthapuram Central, Thrissur, Tiruchirappalli, Tirunelveli
2. Trung Nam SCR 5.803 Secunderabad 2 tháng 10 năm 1966 Secunderabad,[246] Vijayawada, Hyderabad, Guntakal, Guntur, Nanded Guntur, Nellore, Secunderabad, Tirupati Main, Vijayawada
3. Tây Nam SWR 3.177 Hubli 1 tháng 4 năm 2003 Hubli, Bangalore, Mysore, Gulbarga[247] Bangalore City, Hubli, Mysore
4. Duyên hải phía Đông ECoR 2.572 Bhubaneswar ngày 1 tháng 4 năm 2003 Khurda Road, Sambalpur, Waltair[248] Visakhapatnam
5. Konkan KR 741 Navi Mumbai 26 tháng 1 năm 1988 Karwar, Ratnagiri Madgaon

Nam Ấn Độ có 9 sân bay quốc tế, 2 sân bay hải quan, 15 sân bay nội địa và 11 căn cứ không quân. Sân bay Chennai giữ vai trò là trụ sở khu vực miền nam của Cục Cảng hàng không Ấn Độ gồm các bang Andhra Pradesh, Karnataka, Kerala, Tamil Nadu và Telangana cùng các lãnh thổ liên bang Puducherry and Lakshadweep.[249] Bangalore, Chennai, HyderabadKochi nằm trong số 10 sân bay nhộn nhịp nhất tại Ấn Độ (2015).[250][251][252] Bộ tư lệnh Hàng không Miền Nam của Không quân Ấn Độ có trụ sở đặt tại Thiruvananthapuram và Bộ tư lệnh Huấn luyện đặt trụ sở tại Bangalore. Không quân Ấn Độ vận hành 11 căn cứ không quân tại miền Nam, trong đó có hai căn cứ tại Andaman và Nicobar.[253] Hải quân Ấn Độ điều hành các căn cứ hàng không tại Kochi, Arakkonam, Uchipuli, Vizag, Campbell Bay và Diglipur.[254][255]

Hạng Tên Thành phố Bang Mã IATA Tổng
hành khách (2015)
1 Sân bay quốc tế Kempegowda Bangalore Karnataka BLR 18.971.149
2 Sân bay quốc tế Chennai Chennai Tamil Nadu MAA 15.218.017
3 Sân bay quốc tế Rajiv Gandhi Hyderabad Telangana HYD 12.388.159
4 Sân bay quốc tế Cochin Kochi Kerala COK 7.749.901
5 Sân bay quốc tế Thiruvananthapuram Thiruvananthapuram Kerala TRV 3.470.788
6 Sân bay quốc tế Kozhikode Kozhikode Kerala CCJ 2.305.547
7 Sân bay quốc tế Visakhapatnam Andhra Pradesh VTZ 1.804.634
8 Sân bay quốc tế Coimbatore Coimbatore Tamil Nadu CJB 1.691.553
9 Sân bay quốc tế Mangalore Mangalore Karnataka IXE 1.674.251
10 Sân bay quốc tế Tiruchirappalli Tiruchirappalli Tamil Nadu TRZ 1.297.212
11 Sân bay quốc tế Vijayawada Vijayawada Andhra Pradesh VRZ 600.000
12 Sân bay Tirupati Tirupati Andhra Pradesh TRZ 500.000

Nam Ấn Độ có 89 cảng nằm dọc bờ biển: Tamil Nadu (15), Karnataka (10), Kerala (17), Andhra Pradesh (12), Lakshadweep (10), Pondicherry (2) và Andaman & Nicobar (23).[256] Các cảng chính gồm Chennai, Visakhapatnam, Nellore, Mangalore, Tuticorin, Ennore và Kochi. Cảng Krishnapatnam được kỳ vọng là cảng lớn nhất châu Á trong tương lai gần.[257] Vùng nước đọng Kerala là một mạng lưới các kênh đào, sông hồ và vịnh nhỏ nối liền với nhau, là một hệ thống phức tạp với trên 900 km thủy đạo. Giữa cảnh quan này có một số thành thị, đóng vai trò là điểm đầu và điểm cuối của dịch vụ vận tải.[258] Bộ tư lệnh Hải quân Miền Đông và Bộ tư lệnh Hải quân Miền Nam của Hải quân Ấn Độ lần lượt có trụ sở tại Visakhapatnam và Kochi.[259][260] Hải quân Ấn Độ có các căn cứ hoạt động chính tại Visakhapatnam, Chennai, Kochi, Karwar và Kavaratti tại khu vực.[261][262][263]

Tham khảo sửa

  1. ^ Yule, Henry; Burnell, A. C. Hobson-Jobson: The Definitive Glossary of British India. Oxford. ISBN 978-0-19-164583-9.
  2. ^ “Origins of the word 'Carnatic' in the Hobson Jobson Dictionary”. University of Chicago. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2006.
  3. ^ Agarwal, D.P. (2006). Urban Origins in India (PDF). Uppsala University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ Schoff, Wilfred (1912). The Periplus Of The Erythraean Sea: Travel And Trade In The Indian Ocean By A Merchant Of The First Century. South Asia Books. ISBN 978-81-215-0699-1.
  5. ^ J. Innes, Miller (1998) [1969]. The Spice Trade of The Roman Empire: 29 B.C. to A.D. 641. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-814264-5.
  6. ^ Landstrom, Bjorn (1964). The Quest for India. Allwin and Unwin. ISBN 978-0-04-910016-9.
  7. ^ Elisseeff, Vadime (2001). The Silk Roads: Highways of Culture and Commerce. UNESCO Publishing / Berghahn Books. ISBN 978-92-3-103652-1.
  8. ^ “They administered our region”. The Hindu. ngày 4 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  9. ^ Hibbert, Christopher (ngày 1 tháng 3 năm 2000). Great Mutiny: India 1857. Penguin. tr. 221. ISBN 978-0-14-004752-3.
  10. ^ Indian National Evolution: A Brief Survey of the Origin and Progress of the Indian National Congress and the Growth of Indian Nationalism. Cornell University Press. ngày 22 tháng 9 năm 2009. tr. 59. ISBN 978-1-112-45184-3.
  11. ^ “Article 1”. Constitution of India. Law Ministry, Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ “Reorganisation of states” (PDF). Economic Weekly. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  13. ^ “Seventh Amendment”. Indiacode.nic.in. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  14. ^ a b c d e f “States Reorganisation Act, 1956” (PDF). indiaenvironmentportal.org.in. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  15. ^ “Reorganisation of states” (PDF). Economic Weekly. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  16. ^ “The Andhra Pradesh Reorganisation Act, 2014” (PDF). Ministry of law and justice, Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  17. ^ “Telangana bill passed by upper house”. Times of India. ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  18. ^ Balfour, Edward (1885). The Cyclopædia of India and of Eastern and Southern Asia, Commercial Industrial, and Scientific: Products of the Mineral, Vegetable, and Animal Kingdoms, Useful Arts and Manufactures. Bernard Quaritch. tr. 1017–1018. ASIN B00IQKGW1M.
  19. ^ Outram, James (1853). A few brief Memoranda of some of the public services rendered by Lieut.-Colonel Outram, C. B. Smith Elder and Company. tr. 31. ISBN 978-1-173-60712-8.
  20. ^ “Biodiversity hotspots for conservation priorities”. Nature. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2013. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  21. ^ “UN designates Western Ghats as world heritage site”. Times of India. ngày 2 tháng 7 năm 2012. 2 tháng 7 năm 2012/flora-fauna/32507340_1_world-heritage-list-western-ghats-border-town Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  22. ^ “Eparchaean Unconformity, Tirumala Ghat section”. Geological Survey of India. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  23. ^ Eagan, J. S. C (1916). The Nilgiri Guide And Directory. Chennai: S.P.C.K. Press. ISBN 978-1-149-48220-9.
  24. ^ “Adam's bridge”. Encyclopædia Britannica. 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  25. ^ “Map of Sri Lanka with Palk Strait and Palk Bay” (PDF). UN. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  26. ^ “Kanyakumari alias Cape Comorin”. Lonely Planet. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  27. ^ Dr. Jadoan, Atar Singh (tháng 9 năm 2001). Military Geography of South-East Asia. India: Anmol Publications. tr. 270 pages. ISBN 81-261-1008-2.
  28. ^ “The Deccan Peninsula”. Sanctuary Asia. ngày 5 tháng 1 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  29. ^ “Eastern Deccan Plateau Moist Forests”. World Wildlife Fund. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  30. ^ “What really killed the dinosaurs?”. MIT News Office. ngày 11 tháng 12 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  31. ^ Geological Society of America (ngày 10 tháng 8 năm 2005). “India's Smoking Gun: Dino-killing Eruptions”. ScienceDaily. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  32. ^ “Deccan Plateau”. Britannica. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  33. ^ Pullaiah, Thammineni; Rao, D. Muralidhara; Sri Ramamurthy, K. (ngày 1 tháng 4 năm 2002). Flora of Eastern Ghats: Hill Ranges of South East India. Regency Publications. ISBN 978-81-87498-20-9.
  34. ^ McKnight, Tom L; Hess, Darrel (2000). “Climate Zones and Types: The Köppen System”. Physical Geography: A Landscape Appreciation. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. tr. 205–211. ISBN 0-13-020263-0.
  35. ^ Chouhan, T. S. (1992). Desertification in the World and Its Control. Scientific Publishers. ISBN 978-81-7233-043-9.
  36. ^ “India's heat wave tragedy”. BBC news. ngày 17 tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  37. ^ Caviedes, C. N. (ngày 18 tháng 9 năm 2001). El Niño in History: Storming Through the Ages (ấn bản 1). University Press of Florida. ISBN 978-0-8130-2099-0.
  38. ^ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (2001). “South Deccan Plateau dry deciduous forests”. Hồ sơ vùng sinh thái thế giới động vật. Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2005.
  39. ^ “South Deccan Plateau dry deciduous forests”. Khu vực sinh thái lục địa. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2005.
  40. ^ “North East Monsoon”. IMD. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  41. ^ Rohli, Robert V.; Vega, Anthony J. (2007). Climatology. Jones & Bartlett Publishers. tr. 204. ISBN 978-0-7637-3828-0.
  42. ^ Annual frequency of cyclonic disturbances over the Bay of Bengal (BOB), Arabian Sea (AS) and land surface of India (PDF) (Bản báo cáo). India Meteorological Department. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  43. ^ “hurricane”. Oxford dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2014.
  44. ^ “The only difference between a hurricane, a cyclone, and a typhoon is the location where the storm occurs”. NOAA. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2014.
  45. ^ “Indo-Malayan Terrestrial Ecoregions”. National Geographic. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2006.
  46. ^ “Western Ghats”. UNESCO. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  47. ^ Lewis, Clara (ngày 3 tháng 7 năm 2007). “39 sites in Western Ghats get world heritage status”. Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  48. ^ Baker, H.R.; Inglis, Chas. M. (1930). The birds of southern India, including Madras, Malabar, Travancore, Cochin, Coorg and Mysore. Chennai: Superintendent, Government Press.
  49. ^ Grimmett, Richard; Inskipp, Tim (ngày 30 tháng 11 năm 2005). Birds Of Southern India. A&C Black.
  50. ^ “List of proposals for protected areas” (PDF). Wildlife Institute of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  51. ^ Sacratees, J.; Karthigarani, R. (2008). Environment impact assessment. APH Publishing. tr. 10. ISBN 81-313-0407-8.
  52. ^ “Conservation and Sustainable-use of the Gulf of Mannar Biosphere Reserve's Coastal Biodiversity”. New York. 1994. Bản gốc (doc) lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  53. ^ Sukumar, R (1993). The Asian Elephant: Ecology and Management. Cambridge University Press. ISBN 0-521-43758-X.
  54. ^ “India's tiger population rises”. Deccan Chronicle. ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  55. ^ Elephant Census 2005 (PDF), Ministry of Environment and Forests, 2007, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2003
  56. ^ Panwar, H. S. (1987). Project Tiger: The reserves, the tigers, and their future. Noyes Publications, Park Ridge, N.J. tr. 110–117.
  57. ^ “Project Elephant Status”. Times of India. 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
  58. ^ “Grizzled Squirrel Wildlife Sanctuary”. Wild Biodiversity. TamilNadu Forest Department. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
  59. ^ Singh, M.; Lindburg, D.G.; Udhayan, A.; Kumar, M.A.; Kumara, H.N. (1999). Status survey of slender loris Loris tardigradus lydekkerianus. Oryx. tr. 31–37.
  60. ^ Kottur, Samad (2012). Daroji-an ecological destination. Drongo. ISBN 978-93-5087-269-7.
  61. ^ “Nilgiri tahr population over 3,000: WWF-India”. The Hindu. ngày 3 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  62. ^ Malviya, M.; Srivastav, A.; Nigam, P.; Tyagi, P.C. (2011). “Indian National Studbook of Nilgiri Langur (Trachypithecus johnii)” (PDF). Wildlife Institute of India, Dehradun and Central Zoo Authority, New Delhi. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  63. ^ Kumar, A., Singh, M. & Molur, S. (2008). “Macaca silenus”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2008.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  64. ^ Henschel, P., Hunter, L., Breitenmoser, U., Purchase, N., Packer, C., Khorozyan, I., Bauer, H., Marker, L., Sogbohossou, E., Breitenmoser-Würsten, C. (2008). “Panthera pardus”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2014.3. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  65. ^ “Symbols of AP”. andhrabulletin.in. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
  66. ^ “Symbols of Karnataka”. Government of Karnataka. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
  67. ^ “Symbols of Kerala”. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  68. ^ “Symbols of Kerala”. Government of Kerala. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  69. ^ “Symbols of Tamil Nadu”. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  70. ^ “Symbols of Tamil Nadu”. Government of Tamil Nadu. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  71. ^ “Telangana symbols”. Government of Telangana. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015.
  72. ^ “Puducherry comes out with list of State symbols”. The Hindu. ngày 21 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
  73. ^ “Symbols of Lakshadweep”. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  74. ^ “Symbols of Lakshadweep” (PDF). Government of Lakshadweep. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  75. ^ Espenshade, TJ; Guzman, JC; Westoff, CF (2003). “The surprising global variation in replacement fertility”. Population Research and Policy Review. 22 (5/6): 580. doi:10.1023/B:POPU.0000020882.29684.8e.
  76. ^ Maternal & Child Mortality and Total Fertility Rates (PDF) (Bản báo cáo). India: Office of Registrar General. ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  77. ^ Ishtiaq, M. (1999). Language Shifts Among the Scheduled Tribes in India: A Geographical Study. Delhi: Motilal Banarsidass. tr. 26–27. ISBN 978-81-208-1617-6. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  78. ^ Comparative Speaker's Strength of Scheduled Languages – 1971, 1981, 1991 and 2001 (Bản báo cáo). Census of India. 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2009.
  79. ^ Distribution of workers by category of workers, Census 2011 (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  80. ^ Houselisting and Housing, Census 2011 (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  81. ^ Guha, Ramachandra (ngày 22 tháng 7 năm 2015). “The Better Half”. Outlook. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  82. ^ a b “Also A Head For Numbers”. Outlook. ngày 16 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  83. ^ Antony, G.M.; Laxmaiah, A. (ngày 20 tháng 4 năm 2015). “Human development, poverty, health & nutrition situation in India” (PDF). Council of Social Development, Southern Regional Centre & Division of Community Studies National Institute of Nutrition (ICMR). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  84. ^ a b c Census 2011, Chapter 6 (State of Literacy) (PDF) (Bản báo cáo). Government of India. tr. 14. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  85. ^ CIA factbook (Bản báo cáo). CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2006.
  86. ^ Vital statistics report 2012 (PDF) (Bản báo cáo). Registrar General & Census Commissioner, Ministry of Home Affairs, Government of India. ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  87. ^ Inequality-Adjusted Human Development Index for India's States 2011 (PDF) (Bản báo cáo). United Nations Development Programme. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  88. ^ Economic Freedom of the States of India: 2013 (PDF) (Bản báo cáo). Cato Institute. 2013. tr. 24. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
  89. ^ Households access to safe drinking water (Bản báo cáo). Government of India. Bản gốc lưu trữ 26 Tháng 12 2018. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  90. ^ Access to safe drinking water in households in India (Bản báo cáo). Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  91. ^ “TV ownership”. Government of India. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  92. ^ “Dravida Nadu: What If The South Seceded From The Republic Of India?”. IBT Times. ngày 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  93. ^ “Who is doing better?”. India Today. ngày 7 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  94. ^ “Missing targets”. Frontline. ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  95. ^ Millenium Development Goals - Country report 2015 (PDF) (Bản báo cáo). Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  96. ^ Caldwell, Robert (1998). A comparative grammar of the Dravidian or South-Indian family of languages (ấn bản 3). New Delhi: Asian Educational Services. ISBN 978-81-206-0117-8.
  97. ^ Nilakanta Sastri, K.A. (1996). A History of South India (ấn bản 7). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-560686-7.
  98. ^ Baldridge, Jason. “Lingusitic and Social Characteristics of Indian English”. University of Edinburgh. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  99. ^ Religious statistics, Census 2011 (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  100. ^ Fatihi, A.R. “Urdu in Andhra Pradesh”. Language in India. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  101. ^ Upadhyaya, Padmanabha (1973). Coastal Karnataka: Studies in Folkloristic and Linguistic Traditions of Dakshina Kannada Region of the Western Coast of India. Govind Pai Samshodhana Kendra. ISBN 81-86668-06-3.
  102. ^ “India sets up classical languages”. BBC news. ngày 17 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2007.
  103. ^ “Tamil to be a classical language”. The Hindu. Chennai, India. ngày 18 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  104. ^ “Declaration of Telugu and Kannada as classical languages”. Press Information Bureau (Thông cáo báo chí). Ministry of Tourism and Culture, Government of India. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2008.
  105. ^ “Classical status for Malayalam”. The Hindu. Thiruvananthapuram, India. ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  106. ^ Abstract of speakers' strength of languages and mother tongues (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  107. ^ Population By Religious Community - Tamil Nadu (XLS) (Bản báo cáo). Office of The Registrar General and Census Commissioner, Ministry of Home Affairs, Government of India. 2011. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2015.
  108. ^ “Ancient Indians made 'rock music'. BBC News. ngày 19 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  109. ^ Webster, Merriam (1999). Encyclopedia of World Religions. Merriam-Webster. tr. 484. ISBN 978-0-87779-044-0.
  110. ^ Eliade, Mircea; Adams, Charles J. (1993). The Encyclopedia of Religion. Mcmillan. tr. 169. ISBN 978-0-02-897135-3.
  111. ^ Singh, Janak (2010). World religions and the new era of science. Xlibris Corporation. tr. 5. ISBN 978-1-4535-3572-1.
  112. ^ Wallis, Graham Harvey; Wallis, Robert (2010). The A to Z of shamanism. Lanham, Md.: Scarecrow Press. tr. 101. ISBN 978-0-8108-7600-2. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2014.
  113. ^ Mayaram, Shail; Pandian, M. S. S.; Skaria, Ajay (2005). Muslims, Dalits and the Fabrications of History. Permanent Black and Ravi Dayal Publisher. tr. 39–. ISBN 978-81-7824-115-9.
  114. ^ Fahlbusch, Erwin (2008). The Encyclopedia of Christianity. 5. Eerdmans Publishing. ISBN 978-0-8028-2417-2.
  115. ^ Slapak, Orpa (2003). The Jews of India: A Story of Three Communities. The Israel Museum, Jerusalem. tr. 27. ISBN 965-278-179-7.
  116. ^ Henry, James (1977). The Jews in India and the Far East. Greenwood Press. tr. 120. ISBN 0-8371-2615-0.
  117. ^ Katz, Nathan; Goldberg, Ellen S (1993). The Last Jews of Cochin: Jewish Identity in Hindu India. Univ. of South Carolina Press. ISBN 0-87249-847-6.
  118. ^ Krishna, K.L. (tháng 9 năm 2004). “Economic Growth in Indian States” (PDF). ICRIER. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  119. ^ “Gross State Domestic Product (GSDP) at Current Prices” (PDF). Planning Commission Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
  120. ^ a b “Special Economic Zones” (PDF). Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2016.
  121. ^ “India: A Country Study: Crop Output”. Library of Congress, Washington D.C. tháng 9 năm 1995. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2009.
  122. ^ Farooq, Omer (ngày 3 tháng 6 năm 2004). “Suicide spree on India's farms”. BBC News. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2006.
  123. ^ Yeboah, Salomey (ngày 8 tháng 3 năm 2005), Value Addition to Coffee in India, Cornell Education, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2006, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2005
  124. ^ “Production of Spice by countries”. UN Food & Agriculture Organization. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  125. ^ “Possibilities for improving vehicular traffic flow explored”. The Hindu. ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  126. ^ “Turmeric at an all-time high price”. The Economic Times. ngày 29 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  127. ^ “Sericulture note”. Government of Tamil Nadu. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  128. ^ “Tamil Nadu Poultry Industry Seeks Export Concessions”. Financial Express. ngày 28 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  129. ^ “Maharashtra tops FDI equity inflows”. Business Standard. ngày 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  130. ^ “TN software exports clock 32 pc growth”. The Hindu Business Line. ngày 7 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.
  131. ^ “Madras, the Detroit of South Asia”. Rediff. ngày 30 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  132. ^ “India's Gems and Jewellery Market is Glittering”. Resource Investor. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2011.
  133. ^ “Lok Sabha Elections 2014: Erode has potential to become a textile heaven says Narendra Modi”. DNA India. ngày 17 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  134. ^ “State wise number of cotton mills” (PDF). Confederation of Textile Industry. Bản gốc (PDF) lưu trữ 25 Tháng 1 2016. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  135. ^ India Tourism Statistics at a Glance (PDF), Ministry of Tourism, Government of India, ngày 23 tháng 7 năm 2012, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015, truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  136. ^ The World Factbook, CIA, Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008, truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017 Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  137. ^ “States and Union Territories”. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013.
  138. ^ “Union Territories of India”. National Portal of India. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  139. ^ “Changing UPA's governors: Why Tharoor is only half-right”. Firstpost. ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  140. ^ “Constitution of India”. Ministry of Law and Justice, Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  141. ^ “Lok Sabha Introduction”. National Informatics Centre, Government of India. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008.
  142. ^ “Rajya Sabha”. Indian Parliament. Bản gốc lưu trữ 24 Tháng 7 2013. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  143. ^ “State/UT wise Seats in the Assembly and their Reservation Status”. Election Commission of India. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  144. ^ Thorpeand, Showick (2015). “Chapter 3”. The Pearson Concise General Knowledge Manual 2016. Pearson Education India. tr. 17. ISBN 978-93-325-5884-7.
  145. ^ a b c d “State and local governments of India”. Britannica. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  146. ^ a b “ISO Online Browsing Platform”. ISO. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.
  147. ^ a b “Code List: 3229”. UN/EDIFACT. GEFEG. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2012.
  148. ^ a b Census 2011, State dashboard (Bản báo cáo). Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  149. ^ a b c d e f Census 2011, State dashboard (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  150. ^ a b Report of the Commissioner for linguistic minorities: 50th report (July 2012 to June 2013) (PDF) (Bản báo cáo). Commissioner for Linguistic Minorities, Ministry of Minority Affairs, Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.
  151. ^ a b Urban and Rural Population (Bản báo cáo). Ministry of Rural Development, Government of India. tr. 18. Bản gốc (xls) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  152. ^ a b c d e Demographics of Andhra Pradesh (PDF) (Bản báo cáo). Government of Andhra Pradesh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  153. ^ Literacy of AP (Census 2011) (PDF) (Bản báo cáo). Government of Andhra Pradesh. tr. 43. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  154. ^ a b c d e f Telangana State Profile (PDF) (Bản báo cáo). Telangana government portal. tr. 34. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  155. ^ a b Population of Telangana (PDF) (Bản báo cáo). Telangana government portal. tr. 34. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  156. ^ “Bifurcated into Telangana State and residual Andhra Pradesh State”. Times Of India. ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  157. ^ “The Gazette of India: The Andhra Pradesh Reorganization Act, 2014” (PDF). Ministry of Law and Justice. Government of India. ngày 1 tháng 3 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  158. ^ “The Gazette of India: The Andhra Pradesh Reorganization Act, 2014 Sub-section” (PDF). ngày 4 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  159. ^ Bhattacharya, Sanchari (ngày 1 tháng 6 năm 2014). “Andhra Pradesh Minus Telangana: 10 Facts”. NDTV. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  160. ^ a b Ralhan, O.P. (2002). Encyclopedia of Political Parties. Print House. tr. 180–199. ISBN 978-81-7488-287-5.
  161. ^ Irschick, Eugene F. (1969). Political and Social Conflict in South India; The non-Brahmin movement and Tamil Separatism, 1916–1929 (PDF). University of California Press. OCLC 249254802. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  162. ^ Wyatt, A.K.J. (2002). “New Alignments in South Indian Politics: The 2001 Assembly Elections in Tamil Nadu”. Asian Survey. University of California Press. 42 (5): 733–753. doi:10.1525/as.2002.42.5.733. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  163. ^ Hasan, Zoya (ngày 2 tháng 2 năm 2003). “The democratisation of politics”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  164. ^ Gopal, Madan (1990). K.S. Gautam (biên tập). India through the ages. Publication Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India. tr. 164. ASIN B003DXXMC4.
  165. ^ “Telugu Desam Party turns 29, NT Rama Rao remembered”. DNA India. ngày 29 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
  166. ^ Törnquist, Olle (1991). “Communists and democracy: Two Indian cases and one debate” (PDF). Bulletin of Concerned Asian Scholars. Committee of Concerned Asian Scholars. 23 (2): 63–76. doi:10.1080/14672715.1991.10413152. ISSN 0007-4810. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. The first democratically elected communist-led government in India actually came to power in 1957 in the southwest-Indian state of Kerala
  167. ^ Singh, Sarina; Karafin, Amy; Mahapatra, Anirban (ngày 1 tháng 9 năm 2009). South India. Lonely Planet. ISBN 978-1-74179-155-6.
  168. ^ Price, Pamela. “Ideological Elements in Political Instability in Karnataka” (PDF). University of Oslo. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  169. ^ Guha, Ramachandra (ngày 15 tháng 4 năm 2006). “Why Amartya Sen should become the next president of India”. The Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2008.
  170. ^ “Giri, Shri Varahagiri Venkata”. Vice President's Secretariat. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2008.
  171. ^ Bhargava, G.S. (ngày 29 tháng 7 năm 2007). “Making of the President – Congress chief selects PM as well as President”. The Tribune. India. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  172. ^ Hazarika, Sanjoy (ngày 17 tháng 7 năm 1987). “India's Mild New President: Ramaswamy Venkataraman”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  173. ^ “Narayanan, Shri K, R”. Vice President's Secretariat. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.
  174. ^ Ramana, M. V.; =Reddy, C., Rammanohar (2003). Prisoners of the Nuclear Dream. New Delhi: Orient Blackswan. tr. 169. ISBN 978-81-250-2477-4.
  175. ^ Aiyar, S.A. (ngày 26 tháng 6 năm 2011). “Unsung hero of the India story”. Times of India. Twenty years ago, Narasimha Rao became Prime Minister and initiated economic reforms that transformed India
  176. ^ a b Boulanger, Chantal (1997). Saris: An Illustrated Guide to the Indian Art of Draping. New York: Shakti Press International. ISBN 0-9661496-1-0.
  177. ^ Lynton, Linda (1995). The Sari. New York: Harry N. Abrams, Incorporated. ISBN 0-8109-4461-8.
  178. ^ Parthasarathy, R. (1993). The Tale of an Anklet: An Epic of South India – The Cilappatikaram of Ilanko Atikal, Translations from the Asian Classics. New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-07849-8.
  179. ^ Tamil Clothing: Sari, Dhoti, Madisar. LLC books. 2000. ISBN 978-1-158-63188-9.
  180. ^ C. Monahan, Susanne; Andrew Mirola, William; O. Emerson, Michael (2001). Sociology of Religion. Prentice Hall. tr. 83. ISBN 978-0-13-025380-4.
  181. ^ “About Dhoti”. Britannica. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  182. ^ a b c “Clothing in India”. Britannica. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  183. ^ “Food Balance Sheets and Crops Primary Equivalent”. FAO. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  184. ^ Czarra, Fred (2009). Spices: A Global History. Reaktion Books. tr. 128. ISBN 978-1-86189-426-7.
  185. ^ Dalby, Andrew (2002). Dangerous Tastes: The Story of Spices. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-23674-5.
  186. ^ Molina, A.B.; Roa, V.N.; Van den Bergh, I.; Maghuyop, M.A. (2000). Advancing banana and plantain R & D in Asia and the Pacific. Biodiversity International. tr. 84. ISBN 978-971-91751-3-1.
  187. ^ Kalman, Bobbie (2009). India: The Culture. Crabtree Publishing Company. tr. 29. ISBN 978-0-7787-9287-1.
  188. ^ “Serving on a banana leaf”. ISCKON. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  189. ^ “The Benefits Of Eating Food On Banana Leaves”. India Times. ngày 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  190. ^ Achaya, K.T. (ngày 1 tháng 11 năm 2003). The Story of Our Food. Universities Press. tr. 80. ISBN 978-81-7371-293-7.
  191. ^ Balasubramanian, D. (ngày 21 tháng 10 năm 2014). “Changes in the Indian menu over the ages”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  192. ^ Lesley, A. (ngày 1 tháng 6 năm 2012). “The Telangana Table”. Deccan Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  193. ^ “Varieties from Chettinad cuisine”. The Hindu. ngày 26 tháng 5 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  194. ^ “The music of we primates:Nada Brahmam”. The Hindu. ngày 13 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  195. ^ Doraisamy, Ganavya. Sound of Indian Music. Lulu. tr. 35. ISBN 978-1-304-50409-8.
  196. ^ The Handbook of Tamil Culture and Heritage. Chicago: International Tamil Language Foundation. 2000. tr. 1201.
  197. ^ “Bharata-natyam”. Encyclopaedia Britannica. 2007. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  198. ^ Samson, Leela (1987). Rhythm in Joy: Classical Indian Dance Traditions. New Delhi: Lustre Press. tr. 29. ISBN 978-99919-41-55-4.
  199. ^ Banerjee, Projesh (ngày 1 tháng 2 năm 1989). Indian Ballet Dancing. New Jersey: Abhinav Publications. tr. 43. ISBN 978-81-7017-175-1.
  200. ^ Bowers, Faubion (tháng 6 năm 1953). The Dance in India. New York: AMS Press. tr. 13–15. ISBN 978-0-404-00963-2.
  201. ^ “The pioneer 'Tamil' film-maker”. The Hindu. Chennai, India. ngày 7 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  202. ^ Velayutham, Selvaraj. Tamil cinema: the cultural politics of India's other film industry. Routlege. tr. 2. ISBN 978-0-415-39680-6.
  203. ^ Muthiah, S. (ngày 7 tháng 9 năm 2009). “The pioneer 'Tamil' film-maker”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  204. ^ Rajadhyaksha, Ashish (1998). Oxford Guide to Film Studies. Oxford: Oxford University Press. tr. 65.
  205. ^ Moti Gokulsing, K.; Dissanyake, Wimal (2004). Indian Popular Cinema: A Narrative of Cultural Change. Trentham Books Limited. ISBN 978-1-85856-329-9.
  206. ^ Kasbekar, Asha (2006). Pop Culture India!: Media, Arts, and Lifestyle. ABC-CLIO. tr. 215. ISBN 978-1-85109-636-7.
  207. ^ “Indian Feature Films certified during the year 2014”. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  208. ^ Zvelebil, Kamil (1973). The smile of Murugan on Tamil literature of South India. Leiden. Zvelebil dates the Ur-Tolkappiyam to the 1st or 2nd century BCE
  209. ^ Ramaswamy, Vijaya (1993). “Women and Farm Work in Tamil Folk Songs”. 21 (9/11). Social Scientist: 113–129. doi:10.2307/3520429. JSTOR 3520429. As early as the Tolkappiyam (which has sections ranging from the 3rd century BC to the 5th century AD) the eco-types in South India have been classified into Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  210. ^ Ramanujan, A. K. (1973). Speaking of Śiva. Penguin. tr. 11. ISBN 0-14-044270-7.
  211. ^ Mugali, R.S. (2006). The Heritage of Karnataka. tr. 173–175. ISBN 1-4067-0232-3.
  212. ^ [1]
  213. ^ Chenchiah, P.; Rao, Raja Bhujanga (1988). A History of Telugu Literature. Asian Educational Services. tr. 16. ISBN 81-206-0313-3.
  214. ^ “Malayalam Language”. Britannica. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  215. ^ Harman, William P. (ngày 9 tháng 10 năm 1992). The sacred marriage of a Hindu goddess. Motilal Banarsidass. tr. 6. ISBN 978-81-208-0810-2.
  216. ^ Fergusson, James (1997) [1910]. History of Indian and Eastern Architecture (ấn bản 3). New Delhi: Low Price Publications. tr. 309. ISBN 978-1-172-80350-7.
  217. ^ Ching, Francis D.K.; và đồng nghiệp (2007). A Global History of Architecture. New York: John Wiley and Sons. tr. 762. ISBN 0-471-26892-5.
  218. ^ Ching, Francis D.K. (1995). A Visual Dictionary of Architecture. New York: John Wiley and Sons. tr. 253. ISBN 0-471-28451-3.
  219. ^ Mitchell, George (1988). The Hindu Temple. Chicago: University of Chicago Press. tr. 151–153. ISBN 0-226-53230-5.
  220. ^ “Gopuram”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2008.
  221. ^ “Govt declares Golden Quadrilateral complete”. Indian Express. ngày 7 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  222. ^ “National Highways Development Project Map”. National Highways Institute of India. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  223. ^ “About TNSTC”. Government of Tamil Nadu. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  224. ^ “History of KSRTC”. Government of Karnataka. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  225. ^ “Profile, APSRTC”. Government of Andhra Pradesh. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  226. ^ Krishnamoorthy, Suresh (ngày 16 tháng 5 năm 2014). “It will be TGSRTC from June 2”. The Hindu. Hyderabad. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  227. ^ “KSRTC Directory”. Government of Kerala. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  228. ^ Nair, Rajesh (ngày 22 tháng 9 năm 2009). “PRTC set for Revival”. The Hindu. Puducherry. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  229. ^ List of highways by state (Bản báo cáo). NHAI. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014.
  230. ^ Basic Road Statistics of India 2014 (Bản báo cáo). Ministry of Road Transport & Highways. ngày 23 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014.
  231. ^ Road Transport Yearbook 2011–2012 (Bản báo cáo). Ministry of Road Transport and Highways, Government of India. 2012. tr. 115. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  232. ^ “Evolution of Indian Railways-Historical Background”. Ministry of Railways. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  233. ^ “About Us”. South Central Railway. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  234. ^ Sreevatsan, Ajai (ngày 10 tháng 8 năm 2010). “Metro Rail may take over MRTS”. The Hindu. Chennai. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  235. ^ “Nilgiri Mountain Railway”. IRCTC. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013.
  236. ^ a b “Zones & Divisions of Indian Railways”. Indian Railways. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  237. ^ Indian Railways Year Book 2009–10 (PDF). Indian Railways. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  238. ^ “Introduction to Indian Railways & Rail Budget formulation” (pdf). International centre for Environmental Audit, Government of India. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  239. ^ “Top 100 Booking Stations of Indian Railways”. Indian Railways. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  240. ^ “Chennai Railway Division”. Railway Board. Southern Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  241. ^ “Tiruchirappalli Railway Division”. Railway Board. Southern Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  242. ^ “Madurai Railway Division”. Railway Board. Southern Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  243. ^ “Palakkad Railway Division”. Railway Board. Southern Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  244. ^ “Salem Railway Division”. Railway Board. Southern Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  245. ^ “Thiruvananthapuram Railway Division”. Railway Board. Southern Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  246. ^ “Secunderabad Railway Division”. Railway Board. South Central Railway zone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  247. ^ “New railway division in Gulbarga to be under SWR”. The Hindu (bằng tiếng Anh). ngày 6 tháng 3 năm 2014. ISSN 0971-751X. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2015.
  248. ^ “Waltair Railway Division”. Railway Board. East Coast Railway zone. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014.
  249. ^ “Regional Headquarters of AAI”. Airports Authority of India. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2012.
  250. ^ “Traffic Statistics-2015(April-September)” (PDF). AAI. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  251. ^ “Aircraft Movements-2015” (PDF). AAI. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  252. ^ “Cargo Statistics-2015” (PDF). AAI. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  253. ^ “Indian Air Force Commands”. Indian Air Force. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  254. ^ “Organisation of Southern Naval Command”. Indian Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  255. ^ “ENC Authorities & Units”. Indian Navy. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  256. ^ List of ports (Bản báo cáo). Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
  257. ^ “Ports Report” (PDF). Indian Ports Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  258. ^ Evaleigh, Mark (ngày 15 tháng 1 năm 2016). “Backwater cruises and ancient cures in Kerala, India's southern, sun-drenched state”. The Independent. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2016.
  259. ^ Rao, Kamalakara (ngày 14 tháng 6 năm 2014). “Vizag based Eastern naval command”. Times of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  260. ^ “Southern naval command”. Indian Navy. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  261. ^ “INS Kadamba”. Indian Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  262. ^ “India set to drop anchor off China”. Deccan Chronicle. ngày 26 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  263. ^ “Navy commissions full-scale station in Lakshadweep”. The Hindu. ngày 1 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa

Xem thêm sửa