The Shawshank Redemption
Đạo diễnFrank Darabont
Sản xuấtNiki Marvin
Kịch bảnFrank Darabont
Dựa trênRita Hayworth và Nhà tù Shawshank
của Stephen King
Diễn viên
Âm nhạcThomas Newman
Quay phimRoger Deakins
Dựng phimRichard Francis-Bruce
Hãng sản xuất
Phát hànhColumbia Pictures
Công chiếu
  • 10 tháng 9 năm 1994 (1994-09-10) (TIFF)
  • 23 tháng 9 năm 1994 (1994-09-23) (Hoa Kỳ)
Độ dài
142 phút[1]
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí$25 triệu[2]
Doanh thu$58.3 triệu[3]

The Shawshank Redemption là một bộ phim điện ảnh chính kịch phát hành năm 1994 của Mỹ, do Frank Darabont biên kịch và đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1982 Rita Hayworth và Nhà tù Shawshank của Stephen King. Nội dung phim kể về Andy Dufresne (Tim Robbins), người bị kết án chung thân vì tội giết vợ cùng người tình của cô, và bị chuyển đến nhà tù Shawshank. Trong suốt hai thập niên sau đó, anh kết bạn với nhiều tù nhân, trong đó có "Red" Redding (Morgan Freeman), và trở thành công cụ trong một kế hoạch rửa tiền do cai ngục Samuel Norton (Bob Gunton) cầm đầu. Ngoài các diễn viên trên, tác phẩm còn có sự góp mặt của William Sadler, Clancy Brown, Gil BellowsJames Whitmore trong các vai phụ.

Darabont đã mua bản quyền chuyển thể tiểu thuyết của King vào năm 1987, nhưng mãi đến năm năm sau, ông mới bắt đầu viết kịch bản trong khoảng thời gian tám tuần. Mặc dù lấy bối cảnh ở tiểu bang Maine, tuy nhiên bộ phim gần như được quay hoàn toàn ở Mansfield, Ohio, trong đó Trại cải tạo bang Ohio được chọn làm khu nhà tù chính. Dự án này đã thu hút nhiều ngôi sao thời đó cho vai diễn Andy, bao gồm Tom Hanks, Tom Cruise, và Kevin Costner. Thomas Newman đóng vai trò sáng tác nhạc nền cho phim.

Trong khi The Shawshank Redemption nhận được những đánh giá tích cực khi phát hành, đặc biệt là phần cốt chuyện và diễn xuất của Robbins và Freeman, doanh thu của tác phẩm lại không như mong đợi, chỉ thu về 16 triệu USD trong lần phát hành đầu tiên. Nhiều lý do đã được đưa ra, bao gồm sự cạnh tranh từ những bộ phim khác như Pulp FictionForrest Gump, cho đến sự thiếu phổ biến của phim lấy bối cảnh nhà tù, thiếu nhân vật nữ, và thậm chí cả tựa đề được xem là dễ làm khán giả nhầm lẫn. The Shawshank Redemption đã nhận được nhiều đề cử và giải thưởng khác nhau, trong đó có bảy đề cử Oscar và trong lần phát hành tiếp theo, doanh thu của tác phẩm đã nâng lên con số 58,3 triệu USD.

Hơn 320.000 đĩa VHS đã được phân phối khắp Hoa Kỳ, cộng với các đề cử giải thưởng và những lời truyền miệng, bộ phim đã trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh được cho thuê nhiều nhất trong năm 1995. Turner Broadcasting System đã có được bản quyền phát sóng phim sau khi mua lại từ Castle Rock, và nó được phát thường xuyên trên mạng TNT từ năm 1997, làm cho phim ngày càng phổ biến. Hiện tại The Shawshank Redemption và vẫn được nhiều người coi là một trong những bộ phim hay nhất thập niên 1990. Nhiều năm sau khi phát hành, phim vẫn được phát sóng thường xuyên và phổ biến ở một số quốc gia. Vào năm 2015, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chọn bộ phim này để lưu giữ trong Viện lưu trữ phim quốc gia, được xem là "có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ".

Nội dung sửa

Vào năm 1947, phó giám đốc ngân hàng trẻ tên Andy Dufresne (Tim Robbins) bị khép vào tội giết vợ và người tình của cô ta dựa trên những chứng cứ gián tiếp không rõ ràng, và bị tuyên hai bản án chung thân tại Nhà tù Shawshank nổi tiếng ở Maine. Trong tù, ông bạn tù Ellis Boyd "Red" Redding (Morgan Freeman) bị từ chối ân xá sau khi đã thụ án được hai mươi năm trong bản án chung thân của ông. Cuối ngày hôm đó, ông chứng kiến các tù nhân mới được đưa vào nhà tù, và Andy là một trong số họ. Ngóm của Red cá cược ai sẽ khóc đầu tiên, và ông đã đặt vào Andy. Sau khi gặp người Cai ngục Samuel Norton và Đội trưởng Byron Hadley, những tù nhân mới được tẩy rận và đưa vào phòng giam. Một trong các tù nhân kêu khóc vào đêm đó, và Đội trưởng Hadley đã đánh người đó trọng thương và sau đó anh ta chết do không được cấp cứu kịp thời.

Andy nhanh chóng làm quen với nhóm bạn của Red, và đặc biệt là Red, người nổi tiếng vì buôn lậu một cách thông minh ra vào nhà tù. Sau một tháng điều chỉnh với cuộc đời mới, Andy tiếp xúc với Red và đặt hàng ông một cái búa khoan đá, để theo đuổi sở thích sưu tầm đá của anh. Andy khởi đầu bằng công việc tại khu giặt ủi của nhà tù, nơi anh bị quấy rối và bị một nhóm tù nhân đồng tính tàn ác có tên "The Sisters" (Các chị em) tìm cách hiếp dâm. Anh chịu đựng những lần bị bắt nạt trong gần hai năm nhưng không bao giờ than vãn một lời. Một hôm, trong khi đang bôi nhựa đường lên mái nhà của nhà máy chế tạo bảng số xe hơi của Shawshank, Andy nghe được Đội trưởng Hadley đang bàn về số tiền thuế cho số di sản mà Hadley sắp được nhận. Mặc dù xém bị ném xuống từ mái nhà, kiến thức của anh về các vấn đề tài chính khiến Hadley cảm thấy có lợi. Để được thù lao là 3 chai bia cho mỗi "bạn làm việc" của anh, Andy đã bày cho Hadley cách lách thuế.

Trong một cảnh phim, Andy muốn Red lấy ảnh Rita Hayworth về phòng giam của anh. Khi anh rời khỏi rạp chiếu phim, anh bị Nhóm các chị em tấn công và bị đánh "tới suýt chết", và phải nằm một tháng trong bệnh xá nhà tù để hồi phục. Đội trưởng Hadley, để trả thù, đã đánh đập dã man người cầm đầu nhóm, Bogs, khiến tù nhân này bị liệt vĩnh viễn. Andy không còn bị Nhóm các chị em hành hạ, và nhóm tù nhân đồn rằng Andy được những cai ngục bảo vệ vì đã giúp đỡ cho Đội trưởng Hadley. Khi Andy quay về từ bệnh xá, anh thấy một món quà mừng của Red: một áp phích Rita Hayworth lớn, miễn phí.

Lời đồn đại về việc giúp đỡ Đội trưởng Hadley của Andy lan rộng, và anh được chỉ định làm trợ lý cho tù nhân lớn tuổi Brooks Hatlen đang trông nom thư viện nhà tù (dấu hiệu cho sự đối xử ưu đãi đầu tiên) và viết thư cho Thượng viện bang Maine để xin tiền ủng hộ phát triển thư viện. Khi những cai ngục khác bắt đầu đến nhờ anh trợ giúp về tài chính, Andy tạo dựng văn phòng tạm để cung cấp dịch vụ thuế và tài chính và "nhóm khách hàng" của anh ngày càng tăng lên đến hầu như toàn bộ nhân viên nhà tù, cai ngục từ các nhà tù khác, và thậm chí cả Giám đốc Nhà tù Norton.

Sau khi Andy đã trải qua gần mười năm tại Shawshank, anh và Red trong một buổi làm phát hiện ra Brooks đang kề dao vào cổ Heywood một cách quẫn trí. Sau khi Andy thuyết phục được Brooks thả Heywood, Red yêu cầu Heywood giải thích tại sao Brooks lại có hành động như vậy. Heywood kể với Red và các bạn trong nhóm rằng anh ta chỉ đến để 'chào tạm biệt' Brooks. Lệnh ân xá cho Brooks đã được chấp thuận, sau khi ông phải ngồi tù từ năm 1905. Giờ đây ông đã quá quen thuộc với cuộc sống trong tù đến mức ông sợ hãi khi phải tới thế giới thật. Bên ngoài nhà tù, Brooks chỉ nhận thấy sự cô đơn, cách biệt, và công việc đóng gói hàng hóa tẻ nhạt. Tuy là một người được kính nể trong tù, theo lời Red nói, ông chỉ là "một ông già hết thời với đôi tay thấp khớp" ở thế giới bên ngoài. Ngoài ra, ông không được xã hội cảm thông và bị quấy nhiễu bởi người giám sát chẳng ưa gì ông, người mà có lúc ông đã định giết đi để được quay lại nhà tù. Cuối cùng ông viết một lá thư cho các bạn ở Shawshank trước khi khắc dòng chữ "Brooks was here" (Brooks đã ở đây) trên xà nhà rồi treo cổ tự tử trong căn phòng mà chính quyền bố trí cho ông sau khi ra tù.

Cai ngục Samuel Norton khai thác tài năng của Andy và nghĩ ra một dự án bắt các tù nhân làm việc cho các dự án xây dựng của địa phương. Bằng cách này, ông bóc lột sức lao động miễn phí của tù nhân để làm lợi cho cá nhân mình, và Andy đứng phía sau giúp ông rửa tiền, giấu các ngân khoản cho Norton bằng cách tạo ra một danh tính giả có tên "Randal Stevens". Để giữ cho Andy hài lòng, Norton cho mở rộng thư viện nhà tù, và Andy được trao cơ hội giúp đỡ những bạn tù học được bằng phổ thông. Ông cũng cho phép Andy giữ một số hàng lậu công khai trong xà lim của anh, trong đó có đá mài, màn đá, và nhiều loại áp phích khác nhau (trong đó có tấm hình Marilyn Monroe rất lớn, thay cho hình Rita Hayworth trước đó).

Vào năm 1965, một tù nhân trẻ tuổi có tên Tommy Williams vào nhà tù Shawshank vì tội Trộm cắp. Andy tỏ ra thích anh chàng này, và dạy Tommy để anh có được tấm bằng "xoá mù". Sau khi nỗ lực hoàn thành bài thi (và sau này đậu), Tommy nghe được vụ án của Andy từ Red, và lộ ra thông tin bất ngờ: Elmo Blatch, một trong những bạn tù của anh, đã mô tả việc giết hai người trùng hợp với sự mô tả về vợ của Andy và người tình của cô ta cùng với chuyện anh chồng "nhân viên nhà băng khéo léo" bị đổ tội ra sao. Andy hy vọng rằng anh sẽ có thể kháng án với sự giúp đỡ của Tommy, và anh tìm gặp Norton để xin lời khuyên và sự hỗ trợ. Khi Norton nghe được câu chuyện, ông cố gắng thuyết phục anh rằng Tommy chỉ đồng cảm với hoàn cảnh của anh và bịa ra câu chuyện để làm cho anh vui. Andy cam đoan với Cai ngục rằng anh sẽ không bao giờ tiết lộ sự mục nát tại nhà tù. Sợ thông tin lộ ra nếu Andy được trả tự do, Norton giam anh trong phòng giam biệt lập trong 1 tháng và lệnh cho Hadley giết chết Tommy sau cuộc nói chuyện mà người đàn ông trẻ tuổi này nói rằng anh ta sẵn sàng làm chứng cho Andy. Sau khi ngụy trang việc giết Tommy bằng một vụ trốn trại, Norton tuyên bố với Andy rằng anh sẽ vẫn nhận được sự bảo hộ từ lính gác chỉ khi nào anh biết giữ im lặng và tiếp tục giúp Norton biển thủ ngân quỹ. Nếu anh không làm như vậy, Norton sẽ 'quăng anh cho đám người đồng giới', và phá hủy tất cả những Andy dày công tạo dựng sau chừng ấy năm, kể cả thư viện. Rồi ông ta bắt anh chịu thêm một tháng giam biệt lập nữa.

Sau khi trải qua hai tháng giam biệt lập, Andy được trả về buồng giam, trong tình trạng của một kẻ nhụt chí, đầu hàng số phận. Khi ở ngoài sân, anh nhờ Red một việc lạ lùng, bảo với ông rằng nếu ông được phóng thích ông phải đi đến một địa điểm cụ thể trong một đồng cỏ gần Buxton, Maine để tìm một thứ đã được chôn tại đó. Bạn bè của Andy lo rằng có thể anh sẽ tự tử như Brooks, vì anh còn vừa yêu cầu một đoạn dây thừng dài. Tuy nhiên, sáng hôm sau, người ta không thấy Andy trong xà lim, mà chỉ còn tấm áp phích của Raquel Welch, thay cho bức hình Marilyn Monroe, nhìn chằm chặp vào Cai ngục. Trong tâm trạng tức giận vì Andy bỗng nhiên biến mất, Cai ngục ném hòn đá trên bệ cửa sổ của Andy vào tấm áp phích, nó lọt qua, và rơi vào một đường hầm. Viên cai ngục xé tấm ảnh và nhìn thấy một cái lỗ có kích thước vừa đủ để người đàn ông trung bình chui qua. Cai ngục Norton điên tiết và bắt tất cả nhân viên dưới quyền ông phải tìm ra cho tên vượt ngục, nhưng chỉ tìm thấy mớ áo quần tù, một miếng xà phòng và một chiếc búa đẽo đá.

Trong đoạn phim hồi tưởng, nó cho thấy khi Andy cố khắc tên của anh lên bức tường ở đầu phim, một mảng tường rớt ra, và hơn 19 năm trời tại Shawshank, Andy đã bỏ ra hàng giờ để đục bức tường. Để che giấu hành động này, anh lén rải gạch đá anh đã đào buổi tối ra sân ngoài khi đi dạo. Anh hoàn thành vụ vượt ngục sau khi bò một đoạn 500 yard qua ống đổ nước thải. Sau khi thoát, Andy dùng danh tính giả của Randall Stevens mà anh tạo ra trước đây với mục đích che giấu hành vi biển thủ của viên cai ngục, một nhân vật giả có đầy đủ giấy khai sinh, bằng lái, số An sinh Xã hội. Mặc bộ đồ và đôi giày sạch sẽ của Norton, Andy rút toàn bộ số tiền mà anh đã gửi qua nhiều năm (trên 370.000 USD theo lời của Red) cho Norton, xem như đó là "phí phục vụ" cho những đối xử bất công và công việc của anh trong tù. Anh cũng gửi bằng chứng về hành vi phạm tội đến một tờ báo địa phương, kể về sự thối nát và tội ác của viên cai ngục và các lính canh. Sáng hôm bài báo được đăng, cảnh sát và viên chưởng lý địa phương ập đến nhà tù. Byron Hadley bị bắt, được kể là "khóc thút thít như một bé gái" khi bị dẫn đi, còn Norton thì tự sát bằng súng trong văn phòng trước khi nhà chức trách vào được, mà theo lời dẫn của Red là Red cho rằng điều cuối cùng băng qua đầu của Norton "không phải viên đạn, mà là làm thế quái nào mà Andy Dufresne có thể qua mặt được ông".

Ngay sau đó, vào năm 1967, cuối cùng thì Red cũng được phóng thích theo dạng ân xá sau khi đã bị giam suốt 40 năm tại nhà tù Shawshank. Sau khi cố gắng làm quen với cuộc sống bên ngoài nhà tù (ông cũng được trao cho công việc và nơi ở y hệt như Brooks đã từng trải qua những năm trước đây), ông nghĩ đến việc làm một điều gì đó để hủy sự ân xá và quay về lại Shawshank, nhưng ông nhớ lại lời hứa với Andy ngay trước khi Andy trốn thoát. Một ngày nọ, Red đi đến cánh đồng tại Buxton mà Andy đã kể cho ông nghe. Dưới một tảng đá nham thạch nổi bật, ông tìm thấy một hộp kim loại nhỏ trong đó có tiền và chỉ dẫn từ Andy. Ông đi bằng xe buýt (điều này vi phạm luật ân xá, nhưng ông cho rằng chẳng ai gây phiền toái cho lão già như ông nữa) đến Fort Hancock, Texas (nơi Andy đi qua Mexico) và cuối cùng hội ngộ cùng Andy tại Zihuatanejo trên bờ Thái Bình Dương của México.

Diễn viên sửa

Tim Robbins năm 2012 (trái) và Morgan Freeman vào năm 2006
  • Tim Robbins vai Andy Dufresne:
    Phó giám đốc ngân hàng bị kết án chung thân vào năm 1947 vì tội giết vợ và người tình của cô ấy[4]
  • Morgan Freeman vai Ellis Boyd "Red" Redding:
    Một kẻ buôn lậu và là bạn của Andy[5][6]
  • Bob Gunton vai Samuel Norton:
    Cai ngục ngoan đạo và độc ác của nhà tù Shawshank[4]
  • William Sadler vai Heywood:
    A member of Red's gang of long-serving convicts[5][7]
  • Clancy Brown as Byron Hadley:
    The brutal captain of the prison guards[8][9]
  • Gil Bellows as Tommy Williams:
    A young convict imprisoned for burglary in 1965[5][10]
  • James Whitmore as Brooks Hatlen:
    The elderly prison librarian, imprisoned since the early 1900s[11]

The cast also includes: Mark Rolston as Bogs Diamond, the head of "the Sisters" gang and a prison rapist;[12] Jeffrey DeMunn as the prosecuting attorney in Dufresne's trial; Alfonso Freeman as Fresh Fish Con; Ned Bellamy and Don McManus as, respectively, prison guards Youngblood and Wiley; and Dion Anderson as Head Bull Haig.[5] Renee Blaine portrays Andy's wife, and Scott Mann portrays her golf-instructor lover Glenn Quentin.[13] Frank Medrano plays Fat Ass, one of Andy's fellow new inmates who is beaten to death by Hadley,[5][14] and Bill Bolender plays Elmo Blatch, a convict who may actually be responsible for the crimes for which Andy is convicted.[15] James Kisicki and Claire Slemmer portray the Maine National Bank manager and a teller, respectively.[16][17]

Sản xuất sửa

Phát hành sửa

Phản hồi sửa

Di sản sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Runtime
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên EWSep3094
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Residuals
  4. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên PhilosophyNow14
  5. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cast
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên RevEW
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Comingsoon
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Gizmodo
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vanityfair
  10. ^ TSR 1993, 1h20m32s.
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Kennebeck
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CastBogs
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CastMJ
  14. ^ TSR 1993, 16m42s—19m05s.
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cineworld
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cleveland
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cleveland3