Thành viên:GDAE/Trang chính 1/Tác giả/Lưu trữ

20 nhạc sĩ

Arcangelo Corelli (1653 – 1713) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn violin, nhà sư phạm nổi tiếng người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc thời Baroque quan trọng nhất.

Corelli có những cống hiến rất lớn về sáng tác với những bản Sonata da camera và những bản Concerto Grossi, các bản sonata độc tấu. Các bản Concerto của Johann Sebastian BachGeorge Frideric Handel đều dựa từ đây mà phát triển lên. [Đọc tiếp]

Antonio Lucio Vivaldi (1678 – 1741) là một nhà soạn nhạc người Ý thời kỳ Baroque, nghệ sĩ vĩ cầm bậc thầy, giảng viên âm nhạc đồng thời là một linh mục. Sinh ở Venice, ông được đánh giá là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ Baroque, trong suốt cuộc đời ông, sức ảnh hưởng của ông lan rộng trên khắp châu Âu. Ông thường được biết đến với các concerto viết cho nhiều nhạc cụ, cho violon và nhiều nhạc cụ khác, cũng như các bản hợp xướng cho nhà thờ và hơn bốn mươi vở opera. Ông nổi tiếng với bộ concerto cho vĩ cầm mang tên Bốn mùa (Le quattro stagioni). [Đọc tiếp]
Johann Sebastian Bach (1685 - 1750) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600 – 1750). Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm, và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc nước ngoài, nhất là từ ÝPháp, Bach đã góp phần làm giàu nền âm nhạc Đức. Nhiều sáng tác của Bach vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay như Brandeburg Concertos, Mass cung Si thứ, The Well-Tempered Calvier, những bản cantata, những bài hợp xướng, những partita, passion, và những bản nhạc dành cho organ. Âm nhạc của Bach được xem là có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật. [Đọc tiếp]
George Frideric Handel (1685 – 1759) là nhà soạn nhạc người Anh gốc Đức thuộc thời kỳ Baroque, nổi tiếng với những dòng nhạc opera, oratorio, anthem, và concerto organ. Handel sinh năm 1685, trong một gia đình không quan tâm đến âm nhạc. Ông được đào tạo âm nhạc tại Halle, Hamburg, và Ý trước khi đến định cư tại Luân Đôn năm 1712, rồi nhập quốc tịch Anh năm 1727. Lúc ấy, ông chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nhà soạn nhạc vĩ đại thời kỳ Baroque Ý, và truyền thống hợp xướng đối âm từ miền trung nước Đức. [Đọc tiếp]
Francesco Maria Veracini (1690 – 1768) là một nhà soạn nhạc và là một nghệ sĩ vĩ cầm người Ý. Ông được biết đến nhiều nhất với những bộ sonata cho vĩ cầm. Manfred Bukofzer với tư cách một nhà soạn nhạc, đã cho rằng "Nếu không muốn nói là chủ quan thì phong cách âm nhạc ông ấy chưa từng có tiền lệ trong thời kỳ baroque và rõ ràng là báo trước cho sự kết thúc của một thời kỳ âm nhạc", trong khi đó Luigi Torchi lại khẳng định rằng "Veracini đã cứu vãn một nền âm nhạc đầy suy tàn của thế kỷ 18". Người cùng thời với ông, Charles Burney, cho rằng "ông ấy chắc chắn có rất nhiều ý tưởng và quyết định, nhưng Veracini đã làm nên được sự táo bạo của mình trên một nền tảng tốt, và sẽ là một nhà soạn nhạc xuất sắc". Tiểu hành tinh 10875 Veracini được đặt theo tên của ông. [Đọc tiếp]
Giuseppe Tartini (1692-1770) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin người Ý. Phong cách âm nhạc của ông tiêu biểu cho phong cách galant. Tartini được sinh ra ở Piran, một thị trấn trên bán đảo Istria, tại Cộng hòa Venice (nay ở Slovenia) đến Gianantonio - bản địa của Florence - và Caterina Zangrando, một hậu duệ của một dòng họ quý tộc lâu đời nhất Piranian.

Dường như cha mẹ của Tartini dự định ông trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô và, theo cách này, ông đã nhận được đào tạo âm nhạc cơ bản. Ông học luật tại Đại học Padua. Sau cái chết cha mình năm 1710, ông kết hôn với Elisabetta Premazone, một phụ nữ cha của ông sẽ không chấp thuận vì tầng lớp xã hội và độ tuổi khác nhau. [Đọc tiếp]

Franz Joseph Haydn (31 tháng 3 năm 173231 tháng 5 năm 1809) là một nhà soạn nhạc người Áo và là một trong những nhà soạn nhạc xuất chúng của nền âm nhạc cổ điển, còn được gọi là "người cha của giao hưởng" và "cha đẻ của tứ tấu dây". Ông cũng có nhiều đóng góp cho thể loại tam tấu piano và hình thức sonata.

Trong thời kỳ dài sinh sống ở Áo, Haydn là một nhà soạn nhạc cung đình cho gia tộc Eszterházy. Tách biệt với các nhà soạn nhạc và các xu hướng âm nhạc khác cho đến tận cuối đời. Ông cũng là thầy dạy của Wolfgang Amadeus Mozart và của Ludwig van Beethoven. [Đọc tiếp]

Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáoopera. Tuy phong cách nhạc của ông bị một số người chê bai và khinh thường trong thời điểm đó, ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng: "Hậu thế sẽ không thể nhìn thấy tài năng như vậy trong 100 năm".

[Đọc tiếp]

Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là Người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. [Đọc tiếp]
Niccolò Paganini (1782 – 1840) là một nghệ sĩ chơi violin, viola, guitarnhà soạn nhạc người Ý. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử, dù rằng không thể xác thực điều này do không có được những băng ghi âm các tác phẩm ông trình diễn. Mặc dù thế kỉ 19 ở châu Âu có một số nghệ sĩ violon xuất chúng, nhưng Paganini là nghệ sĩ bậc thầy ở thế kỉ này. Có những lời đồn đại đương thời rằng ông đã "bán linh hồn cho quỷ dữ" để có được khả năng thần kì này. [Đọc tiếp]
Louis Spohr (tên khai sinh là Ludwig Spohr, 1784 – 1859) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn violinnhạc trưởng người Đức. Ông là một trong những nghệ sĩ violin lớn nhất mọi thời đại. Ông sinh tại Braunschweig con của công tước Brunswick-Wolfenbüttel. Louis Spohr là học trò của hai nhà soạn nhạc không ai biết đến, nhưng lại nhận mình là môn đệ của Wolfgang Amadeus Mozart, nghiên cứu tổng phổ của thiên tài âm nhạc này. Spohr lần lượt là nhạc công của quận công vùng Brunswick, dàn nhạc của quận công vùng Lothanhà hátViên, nơi ông quen biết Ludwig van Beethoven. Từ năm 1822, Spohr là nhạc trưởng của Hasse-Kassel. [Đọc tiếp]
Franz Peter Schubert (phiên âm: Phrăng Pi-tơ Su-be; 31 tháng 1 năm 1797 - 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, chín bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Unfinished Symphony" cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.

Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp. [Đọc tiếp]

Jakob Ludwig Felix Mendelssohn Bartholdy (3 tháng 2 năm 1809 - 4 tháng 11 năm 1847), sinh ra và được biết đến rộng rãi với tên Felix Mendelssohn, là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ đại phong cầmchỉ huy dàn nhạc người Đức thuộc giai đoạn đầu thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Tác phẩm của ông trải dài trên nhiều thể loại như giao hưởng, concerto, các tiểu phẩm piano cũng như các tác phẩm thính phòng. Một số những sáng tác nổi tiếng nhất của Mendelssohn có thể kể đến như khúc dạo đầu Giấc mộng đêm hè, phỏng theo tác phẩm cùng tên của Shakepeare, giao hưởng Nước Ý, giao hưởng Scotland, khúc oratorio Elijah, khúc dạo đầu The Hebride, bản Concerto cho violin nổi tiếng cùng một số những Bát tấu bộ dây. [Đọc tiếp]
Henryk Wieniwski (1835 – 1880) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin nổi tiếng người Ba Lan. Henryk Wieniawski sinh ra ở Lublin, Vương quốc Lập hiến Ba Lan, Đế quốc Nga. Cha của ông, Tobiasz Pietruszka là một người cải đạo sang Công giáo. Tài năng chơi violin của ông được phát hiện và công nhận sớm. Năm 1843, ông theo học Nhạc viện Paris. Sau khi tốt nghiệp, Wieniawski lưu diễn rộng rãi với tư cách nghệ sĩ độc tấu. [Đọc tiếp]
Max Bruch (tên goi đầy đủ là Max Christian Friedrich Bruch) (sinh năm 1838 tại Cologne; mất năm 1920 tại Friedenau) là nhà soạn nhạc lãng mạn của Đức. Đồng thời, ông cũng là nhạc trưởng. Max Bruch bắt đầu học nhạc ngay tại nhà của mình. Đến khi 14 tuổi, Bruch đã khởi đầu sự nghiệp nhà soạn nhạc bằng một bản giao hưởng được trình diễn ngay tại Cologne, nơi ông chào đời và trong khoảng thời gian 1853-1857 ông cũng học nhạc tại đó với F. Hiller về môn sáng tác và Reinecke ở môn piano. Tiếp theo, ông sáng tác và chỉ huy dàn nhạc của Đức, AnhBa Lan. Từ năm 1907, Bruch là phó chủ tịch Viện Hàn lâm, giáo sư trường Cao đẳng Âm nhạc Berlin. [Đọc tiếp]
Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840 – 1893) là một nhà soạn nhạc người Nga thời kỳ Lãng mạn. Ngày nay, các sáng tác của ông đứng vào hàng các tác phẩm cổ điển phổ biến nhất. Ông là nhà soạn nhạc người Nga đầu tiên gây được ấn tượng lâu dài trên toàn thế giới, điều này càng được củng cố khi ông là nhạc trưởng khách mời ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ông được Hoàng đế Alexander III vinh danh vào năm 1884 và được cấp lương trọn đời. Dù tài năng âm nhạc sớm phát triển, Tchaikovsky lại được giáo dục để trở thành công chức.

[Đọc tiếp]

Edvard Hagerup Grieg (1843 – 1907) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Na Uy nổi tiếng nhất. Ông sử dụng và phát triển âm nhạc dân gian Na Uy trong tác phẩm của mình, giúp đưa âm nhạc Na Uy lên bản đồ thế giới, đồng thời phát triển một chủ nghĩa quốc gia, giống như Jean Sibelius đã làm với Phần LanAntonín Dvořák đã làm cho Bohemia. Được công nhận rộng rãi là một nhà soạn nhạc hàng đầu của thời kì Lãng mạn, các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là 2 tổ khúc trích từ bộ nhạc nền cho vở kịch Peer Gynt, các bản sonata cho violin và cello, Piano Concerto giọng La thứ. [Đọc tiếp]
Edward Elgar (1857 – 1934) là nhà soạn nhạc người Anh. Ông được biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng như Biến thể Enigma, Hành khúc Pomp and Circumstances. Ông là tác giả của nhiều bản concerto cho violon và cello và hai bản giao hưởng và một số bản nhạc thính phòng và ca khúc khác. Edward Elgar được sinh ra trong ngôi làng nhỏ ở Hạ Broadheath, ngoài Worcester, Anh. Năm 1841 William chuyển đến Worcester, nơi ông làm việc như là một người chỉnh đàn piano và thành lập một cửa hàng bán nhạc và nhạc cụ. Edward là con thứ tư trong bảy người con. Tám tuổi, Elgar đã bắt đầu học piano và violin. [Đọc tiếp]
Johan Julius Christian "Jean" / "Janne" Sibelius (1865 – 1957) là một nhà soạn nhạc Phần Lan cuối thời kỳ lãng mạn, ông được coi là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Âm nhạc của ông đã góp một phần quan trọng trong việc xác định Phần Lan trên bản đồ âm nhạc thế giới. Các tác phẩm chính của ông gồm bảy bản giao hưởng. Cũng giống như Beethoven, Sibelius sử dụng mỗi tác phẩm để hoàn thiện phong cách soạn nhạc mang cá tính riêng. Hiện nay, những tác phẩm này của Sibelius vẫn còn được thu âm và biểu diễn thường xuyên tại các buổi hòa nhạc. [Đọc tiếp]
Friedrich "Fritz" Kreisler (sinh năm 1875 tại Viên, mất năm 1962 tại New York) là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm người Áo, một trong những nghệ sĩ đàn vĩ cầm vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông là nhà soạn nhạc sống trong thời chuyển giao giữa âm nhạc Lãng mạn và âm nhạc Hiện đại, được biết đến với giai điệu ngọt ngào và phân nhịp biểu cảm, ông đã tạo nên một phong cách riêng đặc trưng cho mình. [Đọc tiếp]