Thành viên:Thái Bình Công Chúa/nháp

Đại Minh" đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem Đại Minh (định hướng).

Đại Minh

大明

1368–1644
Họa tiết rồng trên long bào của Minh Thần Tông

Đại Minh Hoàng đế chi bảo

Nhà Minh vào năm 1415, dưới thời Minh Thành Tổ
Lãnh thổ nhà Minh năm 1580
Tổng quan
Vị thế Đế quốc
Thủ đô Nam Kinh(1368–1644)Bắc Kinh(1403–1644)
Ngôn ngữ thông dụng Ngôn ngữ chính:

Quan thoại Hán ngữ khácNgôn ngữ khác: Turk, Hồi Cốt ngữ, Tây Tạng, Mông Cổ, Nữ Chân, Ngôn ngữ tại Trung Quốc

Tôn giáo chính Thần đạo Trung Hoa, Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, Tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, Hồi giáo, Công giáo
Chính trị
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
Hoàng đế (皇帝)
• 1368–1398 (đầu tiên) Minh Thái Tổ
• 1402–1424 Minh Thành Tổ
• 1572–1620 (lâu nhất) Minh Thần Tông
• 1627–1644 (cuối cùng) Minh Tư Tông
Thủ phủ Nội các
• 1402–1407 Giải Tấn
• 1644 Ngụy Tào Đức
Lịch sử
• Kiến lập ở Nam Kinh1 23 tháng 1 năm 1368
Bắc Kinh được chỉ định làm kinh đô 28 tháng 10 năm 1420
• Bắc Kinh thất thủ 25 tháng 4 năm 1644
Nam Minh diệt vong2 1662
Địa lý
Diện tích
• 1450 6.500.000 km2

(2.509.664 mi2)

Dân số
• 1393 65.000.000
• 1500 125.000.000
• 1600 160.000.000
Kinh tế
GDP  (danh nghĩa) Ước lượng 1600
• Tổng số 346–576 triệu lượng bạc (hạng 1)
• Bình quân đầu người 977 USD (tỷ giá 1990)
Đơn vị tiền tệ Tiền giấy (1368–1450)

Kim bản vị: văn (文) với tiền xu và tiền giấy lượng (兩) với bạc, tính theo cân nặng

Tiền thân Kế tục
Nhà Nguyên
Nhà Hậu Kim
Nhà Đại Thuận
Nam Minh
Ma Cao
Hiện nay là một phần của Trung QuốcĐài LoanNgaViệt Nam
1. Trước khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã tự xưng là Ngô vương ở Nam Kinh vào năm 1364, sử sách gọi chế độ lúc này của ông là Tây Ngô (西吳).

2. Tàn dư hoàng tộc nhà Minh vẫn cai trị miền nam Trung Quốc tới năm 1662, với các nhà nước gọi chung là Nam Minh. Vương quốc Đông Ninh, một nhà nước nhân danh nhà Minh ở Đài Loan, tồn tại kéo dài cho đến năm 1683, nhưng không được cai trị bởi gia tộc họ Chu và do đó thường không được coi là một phần của Nam Minh.

Minh triều
"Minh triều" bằng Hán tự
Tiếng Trung 明朝
hiệnPhiên âm
Đại Minh
Tiếng Trung 大明
hiệnPhiên âm
Đại Minh đế quốc
Phồn thể 大明帝國
Giản thể 大明帝国
hiệnPhiên âm
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Trung Quốc
Tiền sử[hiện]
Cổ đại[hiện]
Đế quốc[hiện]
Hiện đại[hiện]
Liên quan[hiện]

Nhà Minh, quốc hiệu chính thức là Đại Minh, là triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 sau sự sụp đổ của nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo. Nhà Minh là hoàng triều Trung Quốc cuối cùng của người Hán. Mặc dù kinh đô chính Bắc Kinh đã thất thủ vào năm 1644, trước cuộc nổi dậy do Lý Tự Thành (người thành lập nhà Đại Thuận sớm bị thay thế bởi nhà Thanh của người Mãn Châu) cầm đầu, nhiều quốc gia tàn dư được cai trị bởi những thành viên còn lại của hoàng tộc nhà Minh – gọi chung là Nam Minh – vẫn tồn tại đến năm 1662.

Minh Thái Tổ ra sức xây dựng một xã hội gồm các cộng đồng nông thôn tự túc được sắp xếp theo một hệ thống khắt khe, bất dịch, nhằm đảm bảo và hỗ trợ một lớp binh lính dài hạn cho triều đại của mình; quân đội thường trực của đế quốc có quân số hơn một triệu người và các xưởng đóng tàu hải quân ở Nam Kinh là lớn nhất thế giới đương thời. Minh Thái Tổ cũng rất cẩn thận trong việc tiêu trừ quyền lực của tầng lớp hoạn quan và các đại thần ngoại tộc, phân phong lãnh thổ cho nhiều người con trai trên khắp Trung Quốc rồi cố gắng răn dạy các vương gia này thông qua Hoàng Minh Tổ huấn, một bộ chỉ thị rường cột được ban hành từ trước. Hoạch định của Minh Thái Tổ sớm đổ bể khi hoàng đế thiếu niên kế vị ông, Minh Huệ Tông, cố gắng hạn chế quyền lực trong tay những người chú của mình, thúc đẩy chiến dịch Tĩnh Nan, một cuộc nổi dậy đưa Minh Thành Tổ lên ngai vàng vào năm 1402. Minh Thành Tổ chọn Yên Kinh làm kinh đô mới, đổi tên nơi này thành Bắc Kinh, cho xây dựng Tử Cấm thành, khôi phục Đại Vận Hà và đưa các kỳ khoa cử trở lại vị trí số một trong công tác tuyển dụng quan lại. Ông tưởng thưởng cho các hoạn quan phò tá mình, dùng họ như một đối trọng chống lại các sĩ đại phu Nho giáo. Hoạn quan Trịnh Hòa là người dẫn đầu bảy chuyến hải trình lớn thăm dò Ấn Độ Dương, đến tận Ả Rập và các bờ biển phía đông châu Phi.

Sự phung phí tài nguyên được các tân hoàng đế và đảng phái mới trong triều đình hạn chế bớt, chấm dứt hoàn toàn sau khi Minh Anh Tông bị bắt trong trận Thổ Mộc bảo năm 1449. Triều đình để cho quân chủng hải quân ngày một xuống cấp trong khi điều động lao dịch xây dựng tường rào Liêu Đông, kết nối và gia cố các đoạn Vạn lý Trường thành như hình hài của nó ngày nay. Các cuộc điều tra dân số rộng khắp đế quốc vẫn được tiến hành mười năm một lần, nhưng mong muốn trốn tránh lao dịch và sưu thuế của dân chúng, cùng với những trở ngại trong việc bảo quản, xem xét các kho lưu khổng lồ ở Nam Kinh khiến người ta khó mà thu được số liệu chính xác. Ước tính dân số cuối thời nhà Minh dao động từ khoảng 160 đến 200 triệu người, các khoản thu cần thiết bị vắt kiệt từ số lượng nông dân ngày càng ít đi do có nhiều hơn những người biến mất khỏi các biên bản chính thức hoặc "tặng" đất đai của mình cho hoạn quan hay nhà chùa được miễn thuế. Luật Hải cấm vốn để bảo vệ bờ biển khỏi "hải tặc Nhật Bản", biến nhiều người dân trở thành tội phạm buôn lậu hoặc cướp biển.

Đến thế kỷ 16, việc châu Âu mở rộng thương mại – mặc dù chỉ giới hạn ở các hòn đảo gần Quảng Châu như Ma Cao – đã mang nhiều loài thực vật, động vật và hoa màu từ châu Mỹ đến Trung Quốc, đưa ớt vào ẩm thực Tứ Xuyên, giới thiệu ngôkhoai tây năng suất cao, những loại lương thực làm giảm nạn đói, thúc đẩy gia tăng dân số. Hoạt động giao thương phát triển của Bồ Đào Nha, Tây Ban NhaHà Lan, sản sinh nhu cầu mới đối với hàng hóa Trung Quốc cũng như tạo ra một dòng nhập khẩu bạc khổng lồ từ Nhật BảnTân Thế giới. Lượng kim loại dồi dào này đã tái tiền tệ hóa kinh tế nhà Minh khi mà tiền giấy bị siêu lạm phát nhiều lần và không còn được tin dùng. Trong khi các nhà Nho truyền thống phủ nhận vai trò hết sức nổi bật của thương mại cùng lớp người giàu mà nó vừa tạo nên, trường phái Nho giáo phi chính thống được Vương Dương Minh giới thiệu lại có một thái độ ôn hòa hơn. Những cải cách thành công ban đầu của Trương Cư Chính tỏ rõ sự tàn phá khi nền nông nghiệp lâm vào tình trạng đình đốn do tác động của Tiểu băng hà cùng với những thay đổi trong chính sách của Nhật BảnTây Ban Nha khiến nguồn cung bạc cần thiết để nông dân nộp thuế nhanh chóng bị cắt đứt. Những nhân tố kể trên kết hợp với mất mùa, lũ lụt và dịch bệnh khiến nhà Minh sụp đổ trước cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành. Không lâu sau, người Mãn Châu lãnh đạo Bát kỳ tiêu diệt Lý Tự Thành, sáng lập nhà Thanh.

Lãnh thổ sửa

Lãnh thổ do hoàng đế nhà Minh và các quan chức dưới quyền cai quản, rộng lớn hơn lãnh thổ của bất kỳ triều đại người Hán nào kể từ thời Thịnh Đường vào thế kỷ thứ 8, bao quát hầu hết những gì mà người phương Tây vẫn thường gọi là Trung Quốc bản thổ. Nằm trong khoảng từ vĩ độ 40 đến vĩ độ 20 và từ kinh độ 100 đến kinh độ 120, lãnh thổ nhà Minh vuông vức có diện tích chừng 1.500.000 vuông. Nó trải dài 1.200 về phía nam, từ Vạn lý Trường thành tới Biển Đông và trải rộng 1.200 về phía tây, từ bờ tây Thái Bình Dương tới sơn nguyên Tây Tạng. Đầu triều đại, Bắc Bộ Việt Nam ngày nay cũng được sáp nhập vào lãnh thổ nhà Minh. Trong suốt triều đại, quân đội nhà Minh đồn trú và thống trị vùng biên giới phía đông bắc, bắc và tây bắc Trung Quốc bản thổ. Do đó, có thể cảm nhận được quyền lực chính quyền nhà Minh từ Cáp MậtNội Á tới tận Hắc Long Giang và biên giới Triều Tiên ở viễn đông.

Lịch sử sửa

Bài chi tiết: Lịch sử nhà Minh

Xem thêm: Niên biểu lịch sử nhà Minh

Thành lập sửa

Nổi dậy và cạnh tranh với các tập đoàn phiến quân sửa

Trước khi nhà Minh thành lập, Trung Quốc được cai trị bởi nhà Nguyên (1271–1368) của người Mông Cổ. Thể chế kỳ thị sắc tộc Hán sâu sắc, chế độ thuế khóa nặng nề ở những khu vực bị ảnh hưởng trầm trọng bởi lạm phát và các trận lụt ven sông Hoàng Hà do công tác trị thủy bị bỏ ngõ là ba trong số nhiều nguyên nhân khiến nhà Nguyên diệt vong. Cuối triều đại, tình hình nông nghiệp, kinh tế rơi vào hỗn loạn, các cuộc nổi dậy bùng phát giữa hàng trăm nghìn nông dân được ra lệnh phải tu sửa các con đê dọc sông Hoàng Hà. Năm 1351, vài nhóm phiến quân người Hán bắt đầu tổ chức khởi nghĩa, trong đó có Hồng Cân quân. Hồng Cân quân có liên hệ mật thiết với Bạch Liên giáo, một giáo phái Phật giáo. Chu Nguyên Chương, một nông dân bần cùng kiêm nhà sư, gia nhập Hồng Cân quân vào năm 1352. Ông sớm nổi danh sau khi kết hôn với con gái nuôi của một vị chỉ huy phiến quân. Năm 1356, Chu Nguyên Chương và lực lượng của mình chiếm được thành Nam Kinh, nơi sau này được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh.

Trước sự sụp đổ của nhà Nguyên, các nhóm phiến quân bắt đầu cạnh tranh, giành quyền kiểm soát đất nước để kiến lập nên một triều đại mới. Năm 1363, Chu Nguyên Chương loại bỏ Trần Hữu Lượng, kẻ thù lớn nhất của ông và cũng đang là thủ lĩnh của nhóm phiến quân Đại Hán, trong trận hồ Bà Dương được xem là một trong những trận thủy chiến lớn nhất lịch sử. Nhờ sử dụng hỏa thuyền, 20 vạn thủy quân Minh của Chu Nguyên Chương đã đánh bại quân Đại Hán có quy mô lớn gấp 3 lần với quân số khoảng 65 vạn. Chiến thắng này đặt dấu chấm hết cho tập đoàn phiến quân đối lập cuối cùng, giúp Chu Nguyên Chương giành quyền kiểm soát lưu vực sông Dương Tử trù phú và củng cố quyền lực ở phía nam. Không còn ai có khả năng tranh đoạt ngai vàng với Chu Nguyên Chương sau khi thủ lĩnh Hồng Cân quân chết một cách đáng ngờ trong lúc đang làm khách của họ Chu vào năm 1367. Năm 1368, Chu Nguyên Chương cử một đạo quân tới kinh đô Đại Đô của nhà Nguyên (Bắc Kinh ngày nay) để hiện thực hóa tham vọng đế vương. Hoàng đế Nguyên Mông cuối cùng buộc phải tháo chạy đến Thượng Đô. Chu Nguyên Chương cho san bằng cung điện ở Đại Đô, tuyên bố khai sinh nhà Minh; cùng năm đó, Đại Đô được đổi tên thành Bắc Bình. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, lấy niên hiệu là Hồng Vũ.Đại Minh" đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem Đại Minh (định hướng).

Đại Minh

大明

1368–1644
Họa tiết rồng trên long bào của Minh Thần Tông

Đại Minh Hoàng đế chi bảo

Nhà Minh vào năm 1415, dưới thời Minh Thành Tổ
Lãnh thổ nhà Minh năm 1580
Tổng quan
Vị thế Đế quốc
Thủ đô Nam Kinh(1368–1644)Bắc Kinh(1403–1644)
Ngôn ngữ thông dụng Ngôn ngữ chính:

Quan thoại Hán ngữ khácNgôn ngữ khác: Turk, Hồi Cốt ngữ, Tây Tạng, Mông Cổ, Nữ Chân, Ngôn ngữ tại Trung Quốc

Tôn giáo chính Thần đạo Trung Hoa, Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, Tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, Hồi giáo, Công giáo
Chính trị
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
Hoàng đế (皇帝)
• 1368–1398 (đầu tiên) Minh Thái Tổ
• 1402–1424 Minh Thành Tổ
• 1572–1620 (lâu nhất) Minh Thần Tông
• 1627–1644 (cuối cùng) Minh Tư Tông
Thủ phủ Nội các
• 1402–1407 Giải Tấn
• 1644 Ngụy Tào Đức
Lịch sử
• Kiến lập ở Nam Kinh1 23 tháng 1 năm 1368
Bắc Kinh được chỉ định làm kinh đô 28 tháng 10 năm 1420
• Bắc Kinh thất thủ 25 tháng 4 năm 1644
Nam Minh diệt vong2 1662
Địa lý
Diện tích
• 1450 6.500.000 km2

(2.509.664 mi2)

Dân số
• 1393 65.000.000
• 1500 125.000.000
• 1600 160.000.000
Kinh tế
GDP  (danh nghĩa) Ước lượng 1600
• Tổng số 346–576 triệu lượng bạc (hạng 1)
• Bình quân đầu người 977 USD (tỷ giá 1990)
Đơn vị tiền tệ Tiền giấy (1368–1450)

Kim bản vị: văn (文) với tiền xu và tiền giấy lượng (兩) với bạc, tính theo cân nặng

Tiền thân Kế tục
Nhà Nguyên
Nhà Hậu Kim
Nhà Đại Thuận
Nam Minh
Ma Cao
Hiện nay là một phần của Trung QuốcĐài LoanNgaViệt Nam
1. Trước khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã tự xưng là Ngô vương ở Nam Kinh vào năm 1364, sử sách gọi chế độ lúc này của ông là Tây Ngô (西吳).

2. Tàn dư hoàng tộc nhà Minh vẫn cai trị miền nam Trung Quốc tới năm 1662, với các nhà nước gọi chung là Nam Minh. Vương quốc Đông Ninh, một nhà nước nhân danh nhà Minh ở Đài Loan, tồn tại kéo dài cho đến năm 1683, nhưng không được cai trị bởi gia tộc họ Chu và do đó thường không được coi là một phần của Nam Minh.

Minh triều
"Minh triều" bằng Hán tự
Tiếng Trung 明朝
hiệnPhiên âm
Đại Minh
Tiếng Trung 大明
hiệnPhiên âm
Đại Minh đế quốc
Phồn thể 大明帝國
Giản thể 大明帝国
hiệnPhiên âm
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Trung Quốc
Tiền sử[hiện]
Cổ đại[hiện]
Đế quốc[hiện]
Hiện đại[hiện]
Liên quan[hiện]

Nhà Minh, quốc hiệu chính thức là Đại Minh, là triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 sau sự sụp đổ của nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo. Nhà Minh là hoàng triều Trung Quốc cuối cùng của người Hán. Mặc dù kinh đô chính Bắc Kinh đã thất thủ vào năm 1644, trước cuộc nổi dậy do Lý Tự Thành (người thành lập nhà Đại Thuận sớm bị thay thế bởi nhà Thanh của người Mãn Châu) cầm đầu, nhiều quốc gia tàn dư được cai trị bởi những thành viên còn lại của hoàng tộc nhà Minh – gọi chung là Nam Minh – vẫn tồn tại đến năm 1662.

Minh Thái Tổ ra sức xây dựng một xã hội gồm các cộng đồng nông thôn tự túc được sắp xếp theo một hệ thống khắt khe, bất dịch, nhằm đảm bảo và hỗ trợ một lớp binh lính dài hạn cho triều đại của mình; quân đội thường trực của đế quốc có quân số hơn một triệu người và các xưởng đóng tàu hải quân ở Nam Kinh là lớn nhất thế giới đương thời. Minh Thái Tổ cũng rất cẩn thận trong việc tiêu trừ quyền lực của tầng lớp hoạn quan và các đại thần ngoại tộc, phân phong lãnh thổ cho nhiều người con trai trên khắp Trung Quốc rồi cố gắng răn dạy các vương gia này thông qua Hoàng Minh Tổ huấn, một bộ chỉ thị rường cột được ban hành từ trước. Hoạch định của Minh Thái Tổ sớm đổ bể khi hoàng đế thiếu niên kế vị ông, Minh Huệ Tông, cố gắng hạn chế quyền lực trong tay những người chú của mình, thúc đẩy chiến dịch Tĩnh Nan, một cuộc nổi dậy đưa Minh Thành Tổ lên ngai vàng vào năm 1402. Minh Thành Tổ chọn Yên Kinh làm kinh đô mới, đổi tên nơi này thành Bắc Kinh, cho xây dựng Tử Cấm thành, khôi phục Đại Vận Hà và đưa các kỳ khoa cử trở lại vị trí số một trong công tác tuyển dụng quan lại. Ông tưởng thưởng cho các hoạn quan phò tá mình, dùng họ như một đối trọng chống lại các sĩ đại phu Nho giáo. Hoạn quan Trịnh Hòa là người dẫn đầu bảy chuyến hải trình lớn thăm dò Ấn Độ Dương, đến tận Ả Rập và các bờ biển phía đông châu Phi.

Sự phung phí tài nguyên được các tân hoàng đế và đảng phái mới trong triều đình hạn chế bớt, chấm dứt hoàn toàn sau khi Minh Anh Tông bị bắt trong trận Thổ Mộc bảo năm 1449. Triều đình để cho quân chủng hải quân ngày một xuống cấp trong khi điều động lao dịch xây dựng tường rào Liêu Đông, kết nối và gia cố các đoạn Vạn lý Trường thành như hình hài của nó ngày nay. Các cuộc điều tra dân số rộng khắp đế quốc vẫn được tiến hành mười năm một lần, nhưng mong muốn trốn tránh lao dịch và sưu thuế của dân chúng, cùng với những trở ngại trong việc bảo quản, xem xét các kho lưu khổng lồ ở Nam Kinh khiến người ta khó mà thu được số liệu chính xác. Ước tính dân số cuối thời nhà Minh dao động từ khoảng 160 đến 200 triệu người, các khoản thu cần thiết bị vắt kiệt từ số lượng nông dân ngày càng ít đi do có nhiều hơn những người biến mất khỏi các biên bản chính thức hoặc "tặng" đất đai của mình cho hoạn quan hay nhà chùa được miễn thuế. Luật Hải cấm vốn để bảo vệ bờ biển khỏi "hải tặc Nhật Bản", biến nhiều người dân trở thành tội phạm buôn lậu hoặc cướp biển.

Đến thế kỷ 16, việc châu Âu mở rộng thương mại – mặc dù chỉ giới hạn ở các hòn đảo gần Quảng Châu như Ma Cao – đã mang nhiều loài thực vật, động vật và hoa màu từ châu Mỹ đến Trung Quốc, đưa ớt vào ẩm thực Tứ Xuyên, giới thiệu ngôkhoai tây năng suất cao, những loại lương thực làm giảm nạn đói, thúc đẩy gia tăng dân số. Hoạt động giao thương phát triển của Bồ Đào Nha, Tây Ban NhaHà Lan, sản sinh nhu cầu mới đối với hàng hóa Trung Quốc cũng như tạo ra một dòng nhập khẩu bạc khổng lồ từ Nhật BảnTân Thế giới. Lượng kim loại dồi dào này đã tái tiền tệ hóa kinh tế nhà Minh khi mà tiền giấy bị siêu lạm phát nhiều lần và không còn được tin dùng. Trong khi các nhà Nho truyền thống phủ nhận vai trò hết sức nổi bật của thương mại cùng lớp người giàu mà nó vừa tạo nên, trường phái Nho giáo phi chính thống được Vương Dương Minh giới thiệu lại có một thái độ ôn hòa hơn. Những cải cách thành công ban đầu của Trương Cư Chính tỏ rõ sự tàn phá khi nền nông nghiệp lâm vào tình trạng đình đốn do tác động của Tiểu băng hà cùng với những thay đổi trong chính sách của Nhật BảnTây Ban Nha khiến nguồn cung bạc cần thiết để nông dân nộp thuế nhanh chóng bị cắt đứt. Những nhân tố kể trên kết hợp với mất mùa, lũ lụt và dịch bệnh khiến nhà Minh sụp đổ trước cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành. Không lâu sau, người Mãn Châu lãnh đạo Bát kỳ tiêu diệt Lý Tự Thành, sáng lập nhà Thanh.

Lãnh thổ sửa

Lãnh thổ do hoàng đế nhà Minh và các quan chức dưới quyền cai quản, rộng lớn hơn lãnh thổ của bất kỳ triều đại người Hán nào kể từ thời Thịnh Đường vào thế kỷ thứ 8, bao quát hầu hết những gì mà người phương Tây vẫn thường gọi là Trung Quốc bản thổ. Nằm trong khoảng từ vĩ độ 40 đến vĩ độ 20 và từ kinh độ 100 đến kinh độ 120, lãnh thổ nhà Minh vuông vức có diện tích chừng 1.500.000 vuông. Nó trải dài 1.200 về phía nam, từ Vạn lý Trường thành tới Biển Đông và trải rộng 1.200 về phía tây, từ bờ tây Thái Bình Dương tới sơn nguyên Tây Tạng. Đầu triều đại, Bắc Bộ Việt Nam ngày nay cũng được sáp nhập vào lãnh thổ nhà Minh. Trong suốt triều đại, quân đội nhà Minh đồn trú và thống trị vùng biên giới phía đông bắc, bắc và tây bắc Trung Quốc bản thổ. Do đó, có thể cảm nhận được quyền lực chính quyền nhà Minh từ Cáp MậtNội Á tới tận Hắc Long Giang và biên giới Triều Tiên ở viễn đông.

Lịch sử sửa

Bài chi tiết: Lịch sử nhà Minh

Xem thêm: Niên biểu lịch sử nhà Minh

Thành lập sửa

Nổi dậy và cạnh tranh với các tập đoàn phiến quân sửa

Trước khi nhà Minh thành lập, Trung Quốc được cai trị bởi nhà Nguyên (1271–1368) của người Mông Cổ. Thể chế kỳ thị sắc tộc Hán sâu sắc, chế độ thuế khóa nặng nề ở những khu vực bị ảnh hưởng trầm trọng bởi lạm phát và các trận lụt ven sông Hoàng Hà do công tác trị thủy bị bỏ ngõ là ba trong số nhiều nguyên nhân khiến nhà Nguyên diệt vong. Cuối triều đại, tình hình nông nghiệp, kinh tế rơi vào hỗn loạn, các cuộc nổi dậy bùng phát giữa hàng trăm nghìn nông dân được ra lệnh phải tu sửa các con đê dọc sông Hoàng Hà. Năm 1351, vài nhóm phiến quân người Hán bắt đầu tổ chức khởi nghĩa, trong đó có Hồng Cân quân. Hồng Cân quân có liên hệ mật thiết với Bạch Liên giáo, một giáo phái Phật giáo. Chu Nguyên Chương, một nông dân bần cùng kiêm nhà sư, gia nhập Hồng Cân quân vào năm 1352. Ông sớm nổi danh sau khi kết hôn với con gái nuôi của một vị chỉ huy phiến quân. Năm 1356, Chu Nguyên Chương và lực lượng của mình chiếm được thành Nam Kinh, nơi sau này được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh.

Trước sự sụp đổ của nhà Nguyên, các nhóm phiến quân bắt đầu cạnh tranh, giành quyền kiểm soát đất nước để kiến lập nên một triều đại mới. Năm 1363, Chu Nguyên Chương loại bỏ Trần Hữu Lượng, kẻ thù lớn nhất của ông và cũng đang là thủ lĩnh của nhóm phiến quân Đại Hán, trong trận hồ Bà Dương được xem là một trong những trận thủy chiến lớn nhất lịch sử. Nhờ sử dụng hỏa thuyền, 20 vạn thủy quân Minh của Chu Nguyên Chương đã đánh bại quân Đại Hán có quy mô lớn gấp 3 lần với quân số khoảng 65 vạn. Chiến thắng này đặt dấu chấm hết cho tập đoàn phiến quân đối lập cuối cùng, giúp Chu Nguyên Chương giành quyền kiểm soát lưu vực sông Dương Tử trù phú và củng cố quyền lực ở phía nam. Không còn ai có khả năng tranh đoạt ngai vàng với Chu Nguyên Chương sau khi thủ lĩnh Hồng Cân quân chết một cách đáng ngờ trong lúc đang làm khách của họ Chu vào năm 1367. Năm 1368, Chu Nguyên Chương cử một đạo quân tới kinh đô Đại Đô của nhà Nguyên (Bắc Kinh ngày nay) để hiện thực hóa tham vọng đế vương. Hoàng đế Nguyên Mông cuối cùng buộc phải tháo chạy đến Thượng Đô. Chu Nguyên Chương cho san bằng cung điện ở Đại Đô, tuyên bố khai sinh nhà Minh; cùng năm đó, Đại Đô được đổi tên thành Bắc Bình. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, lấy niên hiệu là Hồng Vũ.