Triều đại trong lịch sử Trung Quốc

chế độ thế tập quân chủ của nhà nước phong kiến Trung Quốc
(Đổi hướng từ Triều đại Trung Quốc)

Triều đại trong lịch sử Trung Quốc, hay triều đại Trung Quốc, ý chỉ các chế độ quân chủ thế tập cai trị Trung Quốc trong phần lớn chiều dài lịch sử nước này. Kể từ khi triều đại đầu tiên được Hạ Vũ thành lập vào khoảng năm 2070 TCN cho đến khi Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc đã được cai trị bởi một loạt triều đại kế tục nhau.[a][b] Triều đại Trung Quốc không chỉ bao gồm những triều đại được thành lập bởi người Hán – dân tộc có dân số áp đảo tại Trung Quốc – hay tiền thân của người Hán, tức liên minh bộ lạc Hoa Hạ, mà còn có cả các triều đại do các dân tộc phi Hán thành lập.[6]

Chia lịch sử Trung Quốc thành nhiều thời kỳ do từng triều đại cai trị là một phương pháp phân tích thời kỳ phổ biến được các học giả áp dụng.[7] Theo đó, một triều đại được dùng để phân định thời kỳ cai trị của một gia tộc và cũng có thể được dùng để mô tả các sự kiện, xu hướng, tính cách, các sáng tác nghệ thuật, đồ tạo tác của thời kỳ đó.[8] Ví dụ, đồ sứ được làm vào thời Minh thì gọi là "đồ sứ triều Minh".[9]

Triều đại chính thống cai trị Trung Quốc trong khoảng thời gian lâu dài nhất là triều Chu, với tổng cộng 789 năm. Trên thực tế, triều Chu bị phân làm hai giai đoạn – Tây Chu và Đông Chu – với quyền lực suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn Đông Chu.[10] Triều đại chính thống cai trị Trung Quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất là triều Nguyên hoặc triều Thanh, tùy theo nguồn tư liệu lịch sử.[11][12][13][14][15][c] Triều đại chính thống có cương vực nhỏ nhất là nhà Hạ, triều đại chính thống có thời gian tồn tại ngắn ngủi nhất được các sử gia công nhận là nhà Hậu Hán, chỉ xuất hiện trên vũ đài chính trị được hơn 3 năm.

Các triều đại Trung Quốc thường tự coi mình là "Thiên triều" (天朝).[19][20] Nhiều quốc gia triều cống cho Trung Quốc đã gọi các triều đại Trung Quốc là "Thiên triều Thượng quốc" (天朝上國) hay "Thiên triều Đại quốc" (天朝大國), như một hình thức thể hiện sự tôn trọng và phục tùng.[21]  

Thuật ngữ sửa

Trong tiếng Trung Quốc, từ "triều" (朝) nghĩa gốc là "sáng sớm" hoặc "ngày hôm nay". Theo nghĩa chính trị, từ này được dùng để chỉ chế độ của nhà cai trị đương nhiệm.

Sau đây là vài thuật ngữ liên quan đến khái niệm triều đại trong lịch sử Trung Quốc:  

  • "triều đại" (朝代): thời đại cai trị tương ứng của một "triều".
  • "vương triều" (王朝): về mặt chuyên môn, từ này đề cập tới triều đại của một vị vua. Tuy nhiên, nó vẫn thường được áp dụng một cách không chuẩn xác dành cho tất cả triều đại, bao gồm cả các triều đại mà nhà cai trị giữ tước hiệu khác, không phải là vua, chẳng hạn như hoàng đế.[22]  
  • "hoàng triều" (皇朝): thường được dùng để chỉ một triệu đại có nhà cai trị là hoàng đế.[22]

Lịch sử sửa

Sự khởi đầu của chế độ triều đại cai trị sửa

 
Bức vẽ Hạ Vũ, người mở đường chế độ triều đại cai trị Trung Quốc, của họa sĩ Mã Lân thời Nam Tống.

Với vai trò là nhà sáng lập triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên – triều HạHạ Vũ thường được coi là người mở đường cho các triều đại cai trị ở Trung Quốc.[23][a] Trong chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc, nhà cai trị tối cao trên lý thuyết nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và quyền chiếm hữu tư nhân đối với lãnh địa, mặc dù trên thực tế, thực quyền của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.[24][d] Theo truyền thống, ngai vàng Trung Quốc được thừa kế độc quyền bởi các thành viên nam giới trong gia tộc cai trị, mặc dù không thiếu trường hợp ngoại thích lên nắm thực quyền thay cho quân chủ.[28][e] Quan niệm kế vị trên được gọi là Gia thiên hạ (家天下), trái với quan niệm Công thiên hạ (公天下) của thời tiền Hạ, mà theo đó, sự kế vị không mang tính thế tập.[24][30]

Quá trình chuyển giao triều đại sửa

 
Tranh minh họa Trận Sơn Hải quan, một trận chiến quyết định trong thời kỳ chuyển giao Minh–Thanh. Triều Thanh giành chiến thắng và mở rộng quyền cai trị của mình ở Trung Quốc bản thổ ngay sau đó.

Hiện tượng thịnh suy của các triều đại là một đặc điểm nổi bật trong lịch sử Trung Quốc. Một số học giả cố gắng giải thích hiện tượng này bằng cách cho rằng sự thành công hay thất bại của một triều đại phụ thuộc vào đạo đức của những nhà cai trị, trong khi những người khác lại tập trung vào các khía cạnh hữu hình của chế độ quân chủ – một phương pháp giải thích được gọi là vòng tuần hoàn triều đại.[31][31][32][33]

Quá trình chuyển giao triều đại trong lịch sử Trung Quốc diễn ra chủ yếu thông qua hai con đường: chinh phục quân sự và soán ngôi.[34] Triều Kim thay thế triều Liêutriều Nguyên thống nhất Trung Quốc đều thông qua một loạt chiến dịch quân sự thành công. Mặt khác, Tào Ngụy thay thế Đông Hántriều Lương thay thế Nam Tề là hai trường hợp soán ngôi. Thông thường, kẻ soán ngôi sẽ tìm cách khắc họa động thái sẵn sàng rời bỏ ngai vàng của nhà cai trị triều đại tiềm nhiệm trong một tiến trình gọi là thiện nhượng (禪讓), như một phương tiện hợp pháp hóa quyền cai trị.[35]

Khi xem qua các mốc thời gian lịch sử, người ta dễ ngộ nhận rằng quá trình chuyển giao triều đại xảy ra đột ngột và dữ dội. Đúng hơn, các triều đại mới thường được thành lập từ trước khi lật đổ hoàn toàn một chế độ hiện có.[36] Ví dụ, năm 1644 thường được coi là năm mà triều Thanh kế tục triều Minh nắm giữ Thiên mệnh. Tuy nhiên, triều Thanh chính thức được tuyên bố thành lập vào năm 1636 bởi Thanh Thái Tông khi ông đổi quốc hiệu cũ Hậu Kim mà Thanh Thái Tổ đã đặt vào năm 1616. Trong khi đó, hoàng tộc triều Minh vẫn cai trị Nam Minh cho đến năm 1662.[37][38] Vương quốc Đông Ninh trung thành với triều Minh tại Đài Loan tiếp tục kháng chiến, chống lại triều Thanh cho đến tận năm 1683.[39] Ngoài ra, trong giai đoạn chuyển giao Minh–Thanh, còn có nhiều phe phái khác tranh giành quyền kiểm soát Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Đại Thuận và Đại Tây, lần lượt do Lý Tự ThànhTrương Hiến Trung thành lập.[40][41][42] Thay đổi gia tộc cai trị rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, triều Thanh đã mất tới gần hai thập kỷ để mở rộng quyền cai trị của họ trên toàn bộ Trung Quốc bản thổ.

Tương tự, đầu giai đoạn chuyển giao Tùy–Đường, nhiều chế độ do các lực lượng nổi dậy thành lập, tranh giành quyền kiểm soát và tính chính thống khi quyền lực triều Tùy đang suy yếu. Các chế độ tự trị tồn tại trong giai đoạn đầy biến động này có thể kể đến Ngụy (của Lý Mật), Tần (của Tiết Cử), Tề (của Cao Đàm Thành), Hứa (của Vũ Văn Hóa Cập), Lương (của Lý Quỹ), Lương (của Thẩm Pháp Hưng), Lương (của Lương Sư Đô), Lương (của Tiêu Tiển), Hạ (của Đậu Kiến Đức), Trịnh (của Vương Thế Sung), Sở (của Chu Xán), Sở (của Lâm Sĩ Hoằng), Yên (của Cao Khai Đạo), Ngô (của Lý Tử Thông), Lỗ (của Từ Viên Lãng) và Tống (của Phụ Công Thạch). Ngay cả khi đã thay thế triều Tùy, triều Đường vẫn phải tốn thêm hàng thập kỷ nữa mới thống nhất được Trung Quốc bản thổ.[43]

Thông thường, tàn dư và con cháu hoàng tộc triều đại tiền nhiệm đều bị thanh trừng hoặc được phong cho các tước vị cao quý theo chế độ Nhị vương Tam khác (二王三恪) – điều sau này đã trở thành một phương tiện để triều đại cai trị đòi quyền kế tục hợp pháp từ triều đại tiềm nhiệm.[44] Ví dụ, Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế được lập làm "Trung Sơn vương" sau khi thoái vị và nhường ngôi cho Bắc Tề Văn Tuyên Đế.[45] Tương tự, Sài Vịnh, cháu trai của Hậu Chu Thế Tông, được Tống Nhân Tông phong làm "Sùng Nghĩa công" – một tước vị tiếp tục được các hậu duệ hoàng tộc Hậu Chu khác kế thừa.[46]

Theo truyền thống ngành sử học Trung Quốc, mỗi triều đại mới sẽ biên soạn lịch sử triều đại tiền nhiệm, đỉnh cao là bộ Nhị thập tứ sử.[47] Truyền thống này vẫn được duy trì ngay cả khi cuộc Cách mạng Tân Hợi đã thay thế triều Thanh bằng nhà nước Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực soạn thảo một bộ lịch sử triều Thanh của những người Cộng hòa bị gián đoạn bởi Nội chiến Trung Quốc – cuộc nội chiến phân chia Trung Quốc thành hai chính thể: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoađại lụcTrung Hoa Dân QuốcĐài Loan.[48]

Sự kết thúc của chế độ triều đại cai trị sửa

 
Một bức ảnh Hoàng đế Phổ Nghi, được nhiều người coi là vị quân chủ hợp pháp cuối cùng ở Trung Quốc, được chụp vào năm 1922.

Chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc chấm dứt vào năm 1912, khi nhà nước Trung Hoa Dân Quốc thay thế triều Thanh sau thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi.[49][50] Mặc dù đã có những nỗ lực khôi phục triều đại cai trị ở Trung Quốc sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, nhưng chúng đều không thành công trong việc củng cố quyền cai trị và giành được tính chính thống.

Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi, cũng đã có nhiều đề xuất ủng hộ việc thay thế triều Thanh do người Mãn lãnh đạo bằng một triều đại mới của người Hán. Khổng Lệnh Di (孔令貽), hậu duệ đời thứ 76 của Khổng Tử và là người đang nắm giữ tước hiệu Diện Thánh công, được Lương Khải Siêu xác định là người kế thừa ngai vàng tiềm năng.[51] Trong khi đó, giới thân sĩ ở An HuyHà Bắc lại ủng hộ phục hưng triều Minh với hoàng đế là Chu Dục Huân (朱煜勳), một Diên Ân hầu.[52] Cả hai đề xuất trên rốt cuộc đều bị từ chối.

Đế quốc Trung Hoa do Viên Thế Khải thành lập sớm châm ngòi cho cuộc Chiến tranh hộ quốc và bị xóa sổ sau 101 ngày.[53] Đinh Tỵ phục tích (1917) là một nỗ lực phục hưng triều Thanh không thành công, khi chỉ kéo dài đúng 11 ngày.[54] Tương tự, Mãn Châu Quốc, một nhà nước bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản dựng lên trong Thế chiến thứ hai, với sự công nhận ngoại giao hạn chế, không được coi như một chế độ chính thống.[55] Các nhà sử học thường coi sự kiện Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912 là dấu chấm hết cho chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc sau gần bốn thiên niên kỷ tồn tại.[49]

Tình chính thống sửa

 
Quốc ấn cuả triều Thanh được khắc dòng chữ "Đại Thanh đế quốc chi tỷ" (大清帝國之璽). Nó là biểu tượng của quyền lực và tính chính thống.

Suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc đã bị chia cắt chính trị trong nhiều giai đoạn, các miền đất khác nhau được cai trị bởi các triều đại khác nhau. Mỗi triều đại hoạt động hiệu quả như một nhà nước riêng biệt với thể chế chính trị và triều đình riêng. Những giai đoạn chia cắt chính trị đáng chú ý nhất là Tam Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nam–Bắc triều, và Ngũ đại Thập quốc.

Mối quan hệ giữa các triều đại Trung Quốc trong những giai đoạn chia cắt, thường xoay quanh tính chính thống, vốn khởi nguồn từ học thuyết Thiên mệnh.[56] Triều đại do người Hán cai trị sẽ tuyên bố các triều đại đối địch do các dân tộc khác thành lập là phi chính thống theo khái niệm Hoa Di chi biện. Mặc khác, nhiều triều đại phi Hán đã tự nhận mình là triều đại chính thống, khắc họa bản thân trong vai trò là chính thể thực sự thừa kế tinh hoa văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thống, chỉ những chế độ được coi là "chính thống" (正統) hoặc "chính danh" mới được gọi là "triều" (朝), còn những chế độ "phi chính thống" hoặc "không chính danh" được gọi là "quốc" (國), ngay cả khi chúng mang bản chất của một triều đại.[57] Với một số triều đại, tính chính thống vẫn còn đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật hiện đại.

Những tranh chấp về tính chính thống giữa các triều đại như trên đã tồn tại trong các giai đoạn sau:

  • Tam Quốc[58]
    • Tào Ngụy, Thục HánĐông Ngô đều tự tuyên bố mình là triều đại chính thống, đồng thời lên án tuyên bố của hai chế độ còn lại.
    • Hán Hiến Đế thoái vị để ủng hộ Tào Ngụy Văn Đế nên Tào Ngụy trực tiếp kế tục Đông Hán trong dòng thời gian lịch sử Trung Quốc.
    • Tây Tấn công nhận Tào Ngụy là triều đại chính thống trong giai đoạn Tam Quốc và tuyên bố kế tục triều đại này.
    • Triều Đường coi Tào Nguỵ là triều đại chính thống, trong khi học giả Nam Tống Chu Hi lại đề xuất nên coi Thục Hán mới là triều đại chính thống.[59][60]
  • Đông Tấn và Ngũ Hồ thập lục quốc[61]
    • Đông Tấn tự xem mình là triều đại chính thống.
    • Một số nước trong nhóm Ngũ Hồ thập lục quốc như Hán Triệu, Hậu TriệuTiền Tần cũng tự tuyên bố mình là triều đại chính thống.
  • NamBắc triều[62]
    • Tất cả triều đại trong giai đoạn này đều coi mình là đại diện chính thống của Trung Quốc. Các triều đại phương bắc gọi các đối trọng phía nam của họ là "Đảo di" (島夷) trong khi ngược lại, các triều đại phương nam lại gọi các đối trọng phía bắc của họ là "Tác lỗ" (索虜).[63][64]
  • Ngũ đại Thập quốc[65]
    • Trực tiếp kế tục triều Đường, Hậu Lương tự coi mình là triều đại chính thống.[65]
    • Hậu Đường tự coi mình là triều Đường tái sinh và bác bỏ tính chính thống của Hậu Lương.[65]
    • Hậu Tấn công nhận Hậu Đường là triều đại chính thống.[65]
    • Nam Đường, trong một khoảng thời gian, được coi là triều đại chính thống của giai đoạn Ngũ đại Thập quốc.[65]
    • Sử học hiện đại nói chung coi các triều đại thuộc nhóm Ngũ đại, trái với Thập quốc, là triều đại chính thống.[65][66]
  • Triều Liêu, triều Tốngtriều Kim[67]
    • Sau khi chinh phục Hậu Tấn, triều Liêu tuyên bố tính chính thống kế tục từ Hậu Tấn.[68]
    • Cả Nam Tống lẫn Bắc Tống đều tự coi mình là triều đại Trung Quốc chính thống.
    • Triều Kim thách thức tuyên bố chính thống của triều Tống.
    • Triều Nguyên kế tục công nhận cả ba triều đại, kể cả Tây Liêu, đều là các triều đại chính thống. Họ biên soạn một lúc ba bộ sử: Liêu sử, Tống sửKim sử.[69][70][71]
  • Triều MinhBắc Nguyên[72]
    • Triều Minh công nhận triều Nguyên tiền nhiệm là một triều đại chính thống, nhưng cũng khẳng định rằng họ không tiếp nhận Thiên mệnh từ triều Nguyên, và do đó Bắc Nguyên không phải là triều đại chính thống.
    • Các nhà cai trị Bắc Nguyên vẫn duy trì quốc hiệu là "Đại Nguyên" và tiếp tục dùng tên tước hiệu Trung Quốc cho tới năm 1388 hoặc 1402. Các tước hiệu Trung quốc được khôi phục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
    • Nhà sử học Mông Cổ Rashipunsug biện luận rằng Bắc Nguyên là triều đại kế thừa tính chính thống từ triều Nguyên. Sau này, triều Thanh đánh bại và sáp nhập Bắc Nguyên, tiếp tục kế thừa tính chính thống đó. Do vậy, triều Minh mới là triều đại phi chính thống.[73]
  • Triều Thanh và Nam Minh[74]
    • Triều Thanh công nhận triều Minh tiền nhiệm là triều đại chính thống, nhưng khẳng định rằng họ đã giành lấy thiên mệnh từ triều Minh, do đó bác bỏ tính chính thống của Nam Minh.
    • Nam Minh vẫn tiếp tục tuyên bố mình là triều đại chính thống cho tới khi bị triều Thanh tiêu diệt.
    • Vương quốc Đông Ninh trung thành với triều Minh tố cáo triều Thanh là phi chính thống.
    • Triều Tiên ở Hàn Quốc và nhà Hậu Lê ở Việt Nam từng có lúc coi Nam Minh, thay vì triều Thanh, là triều đại chính thống.[75][76]
    • Mạc phủ Tokugawa Nhật Bản không công nhận tính chính thống của triều Thanh, thay vào đó tự nhận mình là đại diện chính thống của Hoa (華), tức Trung Hoa. Câu chuyện này đóng vai trò nền tảng trong các văn bản tiếng Nhật như Chūchō JijitsuKai Hentai.[77][78][79]

Trong khi các giai đoạn chia cắt thường dẫn đến nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các quan chức và nhà sử học về việc những triều đại nào có thể và nên được coi là chính thống, chính khách Bắc Tống Âu Dương Tu lại cho rằng tính chính thống triều đại tồn tại ở một trạng thái lấp lửng trong các giai đoạn chia cắt, và chỉ được khôi phục sau khi có sự thống nhất chính trị.[80] Từ góc độ này, triều Tống sở hữu tính chính thống nhờ đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Ngũ đại Thập quốc, mặc dù không được kế thừa tính chính thống từ Hậu Chu. Tương tự, Âu Dương Tu coi ý niệm về tính chính thống đã rơi vào quên lãng trong các giai đoạn Tam Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốcNam–Bắc triều.[80]

Vì hầu hết các nguồn sử liệu Trung Quốc đề cao ý tưởng về sự kế tục triều đại đơn tuyến, nên chỉ có duy nhất một triều đại được coi là chính thống tại một thời điểm bất kỳ.[66] Hầu hết nguồn hiện đại sắp xếp các triều đại chính thống kế tục nhau như sau:[66]

Triều HạTriều ThươngTây ChuĐông ChuTriều TầnTây HánĐông HánTào NgụyTây TấnĐông TấnLưu TốngNam TềTriều LươngTriều TrầnTriều TùyTriều ĐườngHậu LươngHậu ĐườngHậu TấnHậu HánHậu ChuBắc TốngNam TốngTriều NguyênTriều MinhTriều Thanh

Những tranh chấp về tính chính thống kể trên tương tự như những tuyên bố ganh đua hiện đại về tính chính thống của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thủ đô tại Bắc KinhTrung Hoa Dân Quốc có thủ đô tại Đài Bắc. Cả hai chế độ đều chính thức tuân thủ chính sách Một Trung Quốc và tự tuyên bố là đại diện chính thống duy nhất của toàn bộ Trung Quốc.[81]

Dòng phụ hệ sửa

Hán Quang Vũ Đế (trên) và Hán Chiêu Liệt Đế (dưới) đều là thành viên của cùng một gia tộc nhưng lại được xem là hai nhà sáng lập của hai triều đại riêng biệt.

Có một vài triều đại được cai trị bởi các gia tộc có mối quan hệ phụ hệ, nhưng do nhiều lý do khác nhau, chúng được phân làm các triều đại riêng và được gán tên tiền tố khác biệt nhằm phục vụ mục đích lịch sử. Mặc cho các triều đại có chung nguồn gốc nhà cai trị thì những khác biệt về quốc hiệu và những thay đổi cơ bản trong hoạt động cai trị đã tạo ra yêu cầu cần phải phân biệt rõ tên triều đại.

Ngoài ra, cũng có nhiều triều đại tự tuyên bố mình là hậu duệ của triều đại trước đó như một động thái chính trị có tính toán, nhằm đạt được hoặc nâng cao tính chính thống, ngay cả khi những tuyên bố đó là vô căn cứ.

Mối quan hệ phụ hệ giữa nhà cai trị của các triều đại Trung Quốc sau đây thường được các nhà sử học ghi nhận:

Phân loại sửa

 
Một tấm bản đồ Đế quốc Trung Quốc trong giai đoạn Khang Càn thịnh thế của Đức. Triều Thanh đồng thời được coi là "triều đại Trung Nguyên", "triều đại thống nhất", và "triều đại chinh phục".

Triều đại Trung Nguyên sửa

Trung Nguyên là một khu vựng rộng lớn ở hạ lưu sông Hoàng Hà, nơi hình thành nên cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. "Triều đại Trung Nguyên" (中原王朝) đề cập tới các triều đại Trung Quốc có kinh đô nằm trong khu vực Trung Nguyên.[86] Thuật ngữ này đề cập tới cả các triều đại do dân tộc Hán lẫn các dân tộc phi Hán thành lập.[86]

Triều đại thống nhất sửa

Triều đại thống nhất đề cập tới các triều đại Trung Quốc, bất kể nguồn gốc gia tộc cai trị, đã thống nhất Trung Quốc bản thổ thành công. "Trung Quốc bản thổ" là một khu vực thường được coi như vùng đất trung tâm truyền thống của người Hán, không tương đương với khái niệm "Trung Quốc". Hoàng triều nào thống nhất thành công Trung Quốc bản thổ thì sẽ được công nhận là một "Đế quốc Trung Quốc" hoặc "Trung Hoa đế quốc" (中華帝國).[87][88]

Khái niệm "đại nhất thống" (大一統) được nhắc đến lần đầu trong một văn bản Trung Quốc cổ có tên Công Dương truyện, được cho là của học giả nước Tề Công Dương Cao.[89][90][91] Những nhân vật nổi tiếng khác như Khổng TửMạnh Tử cũng từng đề cập đến khái niệm này trong các tác phẩm riêng của họ.[92][93]

Các nhà sử học thường công nhận các triều đại sau đây đã thống nhất được Trung Quốc bản thổ: triều Tần, triều Tây Hán, triều Tân, triều Đông Hán, triều Tây Tấn, triều Tùy, triều Đường, triều Võ Chu, triều Bắc Tống, triều Nguyên, triều Minh, và triều Thanh.[94][95] Vị thế của Bắc Tống với tư cách một triều đại thống nhất vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi khi một phần Yên Vân thập lục châu nằm dưới sự quản lý của triều Liêu đương thời, trong khi Tây Hạ kiểm soát một phần Hà Sáo; theo phân tích trên, rõ ràng, Bắc Tống chưa thực sự là một triều đại thống nhất toàn bộ Trung Quốc bản thổ.[94][96]

Triều đại chinh phục sửa

"Triều đại chinh phục" (征服王朝) đề cập tới các triều đại Trung Quốc được thành lập bởi các gia tộc phi Hán cai trị một phần hoặc toàn bộ Trung Quốc bản thổ.[97] Thuật ngữ này do nhà sử học kiêm Hán học Karl Agust Wittfogel đặt ra, và vẫn là một nguồn gây tranh cãi giữa các học giả, khi có người cho rằng lịch sử Trung Quốc nên được phân tích và hiểu rõ theo quan điểm đa sắc tộc và đa văn hóa.[98] Bắc Ngụytriều Thanh, lần lượt được thành lập bởi người Tiên Ti và người Mãn Châu, là hai triều đại chinh phục điển hình.[97]

Quy ước tên sửa

Tên chính thức sửa

Theo thông lệ, khi mới thành lập triều đại, quân chủ Trung Quốc sẽ đặt cho đất nước của mình một cái tên chính thức, gọi là quốc hiệu (國號).[99][100] Suốt thời kỳ cai trị của một triều đại, quốc hiệu sẽ là tên gọi chính thức của đất nước, được dùng trong nội bộ và trong công việc ngoại giao.

Quốc hiệu thường được chọn theo những cách sau:

  • Tên của bộ lạc cai trị trong liên minh bộ lạc.[101][102]
    • ví dụ: Quốc hiệu Hạ bắt nguồn từ giai cấp cai trị, tức liên minh bộ lạc Hạ.[101]
  • Tước hiệu quý tộc mà nhà sáng lập nắm giữ trước khi thành lập triều đại.[101][102]
    • ví dụ: Trần Vũ Đế chọn quốc hiệu là "Trần" lấy từ tước hiệu "Trần vương".[103]
  • Tên của một nhà nước từng tồn tại, có cùng vị trí địa lý với triều đại mới.[102][104]
  • Tên của triều đại trước mà triều đại mới tuyên bố là hậu duệ hoặc là triều đại kế tục, ngay cả khi mối liên kết gia tộc không rõ ràng.[102]
    • ví dụ: Hậu Chu Thái Tổ đặt quốc hiệu là "Chu" khi tự nhận tổ tiên của mình là người thuộc hoàng tộc triều Chu.[105]
  • Một từ ngữ mang ý nghĩa tốt lành hoặc quan trọng.[101][102]
    • ví dụ: quốc hiệu chính thức của triều Nguyên là "Đại Nguyên", có nguồn gốc từ một mệnh đề trong Kinh Dịch, "đại tai càn nguyên" (大哉乾元).[106]
  • Đặt theo sản vật địa phương.
    • ví dụ: Quốc hiệu Kim có nghĩa là Vàng, tên một thứ kim loại

Có những trường hợp mà quốc hiệu bị thay đổi giữa thời gian cai trị của một triều đại. Ví dụ, Bắc Ngụy ban đầu có quốc hiệu là "Đại", nhưng chỉ ít lâu thì đổi thành Ngụy...hoặc Nam Hán ban đầu có quốc hiệu là "Việt", về sau lại đổi thành "Hán".[107]

Quốc hiệu của một vài triều đại còn có thêm chữ "đại" (大). Trong Dũng tràng tiểu phẩm của nhà sử học thời Minh Chu Quốc Trinh, người ta cho rằng triều đại đầu tiên đưa từ "đại" vào quốc hiệu là triều Nguyên.[108][109] Tuy nhiên, theo một số nguồn như Liêu sử hay Kim sử do nhà sử học thời Nguyên Thoát Thoát biên soạn, một vài triều đại trước đó như triều Liêu và triều Kim cũng đã sử dụng quốc hiệu có chữ "đại".[110][111] Kể cả khi quốc hiệu mà một triều đại Trung Quốc sử dụng không có chữ "đại", quan chức và thần dân ở những quốc gia triều cống vẫn gọi kèm thêm chữ "đại", như một cách để thể hiện sự tôn trọng.[109] Ví dụ, Nhật Bản thư kỷ (大唐) gọi Trung Quốc thời Đường là "Đại Đường", mặc dù quốc hiệu chính thức mà triều Đường sử dụng chỉ đơn giản là "Đường".

Trong khi tất cả triều đại Trung Quốc đều tìm cách liên kết đất nước của họ với từ "Trung Quốc" (中國), không có bất cứ chế độ nào chính thức sử dụng từ này làm quốc hiệu.[112][113] Triều Thanh từng xác định rõ ràng tên đất nước mà họ đang cai trị là "Trung Quốc" trong nhiều hiệp ước quốc tể kể từ Điều ước Ni Bố Sở năm 1689, nhưng vẫn giữ quốc hiệu là "Đại Thanh".[114][115]

Việc chọn quốc hiệu cũng như tầm quan trọng của nó, được truyền bá rộng rãi khắp Vùng văn hóa Đông Á. Đáng chú ý, các nhà cai trị tại Việt Nam và Triều Tiên cũng xưng quốc hiệu riêng cho đất nước của họ.

Tên tiền tố sửa

Trong ngành sử học Trung Quốc, các nhà sử học thường không gọi trực tiếp tên triều đại bằng quốc hiệu của chúng. Thay vào đó, tên triều đại mang tính lịch sử, thường có gốc gác từ quốc hiệu, mới được sử dụng thường xuyên. Ví dụ, triều Tùy có quốc hiệu cũng là Tùy nhưng triều Kim lại có quốc hiệu là "Đại Kim".

Khi có nhiều hơn một chế độ có cùng quốc hiệu, các nhà sử học sử dụng tên tiền tố để phân biệt.[7][36][116] Các loại tiền tố thường được sử dụng bao gồm:

Một triều đại có thể được gọi với nhiều hơn một tên tiền tố có mức độ phổ biến khác nhau. Ví dụ, Tây Hán thỉnh thoảng được gọi là "Tiền Hán", và Dương Ngô thỉnh thoảng được gọi là "Nam Ngô".[117][118] Một số trường hợp các sử gia có gọi triều đại trước nhưng không gọi triều đại sau và ngược lại chưa rõ vì lý do gì, ví như Nhà Lương của Tiêu Diễn được chép là Nam Lương mà không nói là Tiền Lương mặc dù sau đó có Hậu Lương thời Ngũ Đại còn Hậu Lương thời Ngũ Đại thì không ghi là Bắc Lương mặc dù cương vực nó hoàn toàn ở phía Bắc, hay như Hậu Đường đáng lẽ phải là Bắc Đường vì đối lập với Nam Đường cùng thời kiểu như Nam Tề và Bắc Tề thời trước nhưng Nam Đường lại tuyên bố nối tiếp Hậu Đường thành ra đã có hậu rồi không thể lại hậu nữa mà sẽ phân biệt theo phương hướng.

Các học giả thường xây dựng một đường phân chia lịch sử dành cho những triều đại mà quyền lực cai trị bị gián đoạn. Ví dụ, triều Tống được phân thành Bắc Tống và Nam Tống, với Sự kiện Tĩnh Khang là ranh giới; "triều Tống" nguyên thủy do Tống Thái Tổ thành lập, phân biệt với "triều Tống" tái sinh thời Tống Cao Tông.[119] Trong những trường hợp tương tự, tức là triều đại đã sụp đổ chỉ được tái thành lập, thì cần phải có sự phân biệt tên gọi giữa triều đại nguyên thủy và triều đại tái thành lập để phục vụ mục đích sử học. Có ba trường hợp ngoại lệ là nhà Hạ, Tây Tầntriều Đường, lần lượt bị gián đoạn bởi Hậu Nghệ Hàn Trác (vô vương chi thế), Hậu TầnVõ Chu.[120][121]

Phạm vi lãnh thổ sửa

 
Lãnh thổ ước đoán do các triều đại và nhà nước Trung Quốc khác nhau kiểm soát trong suốt chiều dài lịch sử, biểu diễn kèm với đường biên giới Trung Quốc ngày nay.

Trong khi những triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên chỉ được thành lập dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, nhiều triều đại kế tiếp đã tích cực tiến hành bành trướng lãnh thổ.[122][123][124][125][126][127][128][129][130][131][132][133][134]

Ở nhiều thời điểm khác nhau, các triều đại Trung Quốc kiểm soát Trung Quốc bản thổ (bao gồm Hải Nam, Ma CaoHồng Kông),[122][123][124] Đài Loan,[125] Mãn Châu (cả Nội Mãn lẫn Ngoại Mãn),[126][127] Sakhalin,[128][129] Mông Cổ (cả Nội Mông lẫn Ngoại Mông),[127][130] Việt Nam,[131][135] Tây Tạng,[126][127] Tân Cương,[132] các vùng đất thuộc Trung Á,[127][128] Bán đảo Triều Tiên,[133] Afghanistan[134][136]Siberia.[127]

Triều đại Trung Quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất là triều Nguyên hoặc triều Thanh, tùy theo nguồn tư liệu lịch sử.[11][12][13][14][15][c] Sự thiếu minh bạch này chủ yếu là do đường biên giới phía bắc không rõ ràng của triều Nguyên: một số nguồn mô tả nó nằm ngay phía bắc bờ bắc hồ Baikal, số khác lại cho là nó phải kéo dài tới tận bờ biển Bắc Băng Dương.[137][138][139] Ngược lại, biên giới triều Thanh đã được phân định và củng cố thông qua một loạt hiệp ước quốc tế, và do đó được xác định một cách rõ ràng hơn hẳn.

Ngoài việc kiểm soát trực tiếp phần lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại Trung Quốc khác nhau còn duy trì quyền bá chủ đối với các quốc gia hay bộ lạc khác, thông qua một hệ thống triều cống.[140] Hệ thống triều cống Trung Quốc tồn tại từ thời Tây Hán cho tới tận thế kỷ 19, khi Chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm sụp đổ.[141][142]

Các yêu sách lãnh thổ hiện tại mà cả Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrung Hoa Dân Quốc tuyên bố, đều dựa trên những phần lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của triều Thanh ngay trước thời điểm sụp đổ.[15][143][144][145][146]

Danh sách triều đại Trung Quốc chính sửa

Danh sách này chỉ bao gồm các triều đại Trung Quốc chính thường được tìm thấy trong các dòng thời gian lịch sử Trung Quốc đơn giản hóa. Nó không toàn diện và không đại diện cho lịch sử Trung Quốc nói chung.

Triều đại Trung Quốc chính
Triều đại Gia tộc cai trị Thời gian cai trị Nhà cai trị
Tên[f]

(Tiếng Việt / Tiếng Trung[g] / Bính âm / Wade–Giles / Chú âm phù hiệu)

Nguồn gốc tên Họ

(Tiếng Việt / Tiếng Trung)

Dân tộc Vị thế Năm Tổng thời gian Nhà sáng lập Quân chủ cuối cùng Danh sách
Bán huyền sử
Triều Hạ夏朝

Xià Cháo

Hsia4 Ch῾ao2

ㄒㄧㄚˋ ㄔㄠˊ

Tên bộ lạc Tự

Hoa Hạ Hoàng gia 2070–1600 TCN[147] 470 năm Đại Vũ Hạ Kiệt (danh sách)
Cổ đại
Triều Thương商朝

Shāng Cháo

Shang1 Ch῾ao2

ㄕㄤ ㄔㄠˊ

Tên địa danh Tử

Hoa Hạ Hoàng gia 1600–1046 TCN[148] 554 năm Thành Thang Đế Tân (danh sách)
Tây Chu西周

Xī Zhōu

Hsi1 Chou1

ㄒㄧ ㄓㄡ

Tên địa danh

Hoa Hạ Hoàng gia 1046–771 TCN[149] 275 năm Chu Vũ vương Chu U vương (danh sách)
Đông Chu東周

Dōng Zhōu

Tung1 Chou1

ㄉㄨㄥ ㄓㄡ

Từ triều Chu

Hoa Hạ Hoàng gia 770–256 TCN[149] 514 năm Chu Bình vương Chu Noãn vương (danh sách)
Tiền kỳ đế quốc
Triều Tần秦朝

Qín Cháo

Ch῾in2 Ch῾ao2

ㄑㄧㄣˊ ㄔㄠˊ

Tên địa danh Doanh

Hoa Hạ Đế quốc

(221–207 TCN)


Hoàng gia

(207 TCN)

221–207 TCN[150] 14 năm Tần Thủy Hoàng Tần Tử Anh (danh sách)
Tây Hán西漢

Xī Hàn

Hsi1 Han4

ㄒㄧ ㄏㄢˋ

Tên địa danh & Tước hiệu Lưu

Hán Đế quốc 202 TCN– 9[151] 211 năm Hán Cao Tổ Nhũ Tử Anh (danh sách)
Triều Tân新朝

Xīn Cháo

Hsin1 Ch῾ao2

ㄒㄧㄣ ㄔㄠˊ

"Mới" Vương

Hán Đế quốc 9–23[152] 14 năm Vương Mãng Vương Mãng (danh sách)
Đông Hán東漢

Dōng Hàn

Tung1 Han4

ㄉㄨㄥ ㄏㄢˋ

Từ triều Hán Lưu

Hán Đế quốc 25–220[153] 195 năm Hán Quang Vũ Đế Hán Hiến Đế (danh sách)
Tam quốc

三國

Sān Guó

San1 Kuo2

ㄙㄢ ㄍㄨㄛˊ

220–280[154] 60 năm (danh sách)
Tào Ngụy曹魏

Cáo Wèi

Ts῾ao2 Wei4

ㄘㄠˊ ㄨㄟˋ

Tước hiệu Tào

Hán Đế quốc 220–266[155] 46 năm Ngụy Văn Đế Tào Ngụy Nguyên Đế (danh sách)
Thục Hán蜀漢

Shǔ Hàn

Shu3 Han4

ㄕㄨˇ ㄏㄢˋ

Từ triều Hán Lưu

Hán Đế quốc 221–263[156] 42 năm Hán Chiêu Liệt Đế Hiếu Hoài Đế (danh sách)
Đông Ngô東吳

Dōng Wú

Tung1 Wu2

ㄉㄨㄥ ㄨˊ

Tước hiệu Tôn

Hán Hoàng gia

(222–229)


Đế quốc

(229–280)

222–280[157] 58 năm Ngô Đại Đế Ngô Mạt Đế (danh sách)
Tây Tấn西晉

Xī Jìn

Hsi1 Chin4

ㄒㄧ ㄐㄧㄣˋ

Tước hiệu Tư Mã

司馬

Hán Đế quốc 266–316[158] 50 năm Tấn Vũ Đế Tấn Mẫn Đế (danh sách)
Đông Tấn東晉

Dōng Jìn

Tung1 Chin4

ㄉㄨㄥ ㄐㄧㄣˋ

Từ triều Tấn (266–420) Tư Mã

司馬

Hán Đế quốc 317–420[159] 103 năm Tấn Nguyên Đế Tấn Cung Đế (danh sách)
Thập lục quốc

十六國

Shíliù Guó

Shih2-liu4 Kuo2

ㄕˊ ㄌㄧㄡˋ ㄍㄨㄛˊ

304–439[160] 135 năm (danh sách)
Hán Triệu漢趙

Hàn Zhào

Han4 Chao4

ㄏㄢˋ ㄓㄠˋ

Tên địa danh & Từ triều Hán Lưu

Hung Nô Hoàng gia

(304–308)


Đế quốc

(308–329)

304–329[161] 25 năm Hán Quang Văn Đế Lưu Hi (danh sách)
Thành Hán成漢

Chéng Hàn

Ch῾eng2 Han4

ㄔㄥˊ ㄏㄢˋ

Tên địa danh & Từ triều Hán

Đê Phiên vương quốc

(304–306)


Đế quốc

(306–347)

304–347[162] 43 năm Thành Hán Vũ Đế Lý Thế (danh sách)
Hậu Triệu後趙

Hòu Zhào

Hou4 Chao4

ㄏㄡˋ ㄓㄠˋ

Tước hiệu Thạch

Yết Hoàng gia

(319–330)


Đế quốc

(330–351)


Phiên vương quốc

(351)

319–351[163] 32 năm Triệu Minh Đế Thạch Chi (danh sách)
Tiền Lương前涼

Qián Liáng

Ch῾ien2 Liang2

ㄑㄧㄢˊ ㄌㄧㄤˊ

Tên địa danh Trương

Hán Phiên vương quốc

(320–354, 355–363)


Đế quốc

(354–355)


Công tước

(363–376)

320–376[164] 56 năm Tiền Lương Thành Liệt vương Lương Điệu công (danh sách)
Tiền Yên前燕

Qián Yān

Ch῾ien2 Yen1

ㄑㄧㄢˊ ㄧㄢ

Tên địa danh Mộ Dung

慕容

Tiên Ti Phiên vương quốc

(337–353)


Đế quốc

(353–370)

337–370[165] 33 năm Yên Văn Minh Đế Yên U Đế (danh sách)
Tiền Tần前秦

Qián Qín

Ch῾ien2 Ch῾in2

ㄑㄧㄢˊ ㄑㄧㄣˊ

Tên địa danh Phù

Đê Đế quốc 351–394[165] 43 năm Tần Cảnh Minh Đế Phù Sùng (danh sách)
Hậu Yên後燕

Hòu Yān

Hou4 Yen1

ㄏㄡˋ ㄧㄢ

Từ Tiền Yên Mộ Dung

慕容

Tiên Ti Phiên vương quốc

(384–386)


Đế quốc

(386–409)

384–409[166] 25 năm Yên Vũ Thành Đế Yên Chiêu Văn Đế
Yên Huệ Đế
(danh sách)
Hậu Tần後秦

Hòu Qín

Hou4 Ch῾in2

ㄏㄡˋ ㄑㄧㄣˊ

Tên địa danh Diêu

Khương Hoàng gia

(384–386)


Đế quốc

(386–417)

384–417[167] 33 năm Tần Vũ Chiêu Đế Diêu Hoằng (danh sách)
Tây Tần西秦

Xī Qín

Hsi1 Ch῾in2

ㄒㄧ ㄑㄧㄣˊ

Tên địa danh Khuất Phục

乞伏

Tiên Ti Phiên vương quốc 385–400, 409–431[168] 37 năm Tây Tần Liệt Tổ Khuất Phục Mộ Mạt (danh sách)
Hậu Lương後涼

Hòu Liáng

Hou4 Liang2

ㄏㄡˋ ㄌㄧㄤˊ

Tên địa danh

Đê Công tước

(386–389)


Phiên vương quốc

(389–396)


Đế quốc

(396–403)

386–403[169] 17 năm Hậu Lương Ý Vũ Đế Lã Long (danh sách)
Nam Lương南涼

Nán Liáng

Nan2 Liang2

ㄋㄢˊ ㄌㄧㄤˊ

Tên địa danh Thốc Phát

禿髮

Tiên Ti Phiên vương quốc 397–414[170] 17 năm Vũ Uy Vũ vương Lương Cảnh vương (danh sách)
Bắc Lương北涼

Běi Liáng

Pei3 Liang2

ㄅㄟˇ ㄌㄧㄤˊ

Tên địa danh Thư Cừ

沮渠

Hung Nô Công tước

(397–399, 401–412)


Phiên vương quốc

(399–401, 412–439)

397–439[171] 42 năm Bắc Lương Vũ Tuyên vương Hà Tây Ai vương (danh sách)
Nam Yên南燕

Nán Yān

Nan2 Yen1

ㄋㄢˊ ㄧㄢ

Từ Hậu Yên Mộ Dung

慕容

Tiên Ti Phiên vương quốc

(398–400)


Đế quốc

(400–410)

398–410[172] 12 năm Yên Hiến Vũ Đế Mộ Dung Siêu (danh sách)
Tây Lương西涼

Xī Liáng

Hsi1 Liang2

ㄒㄧ ㄌㄧㄤˊ

Tên địa danh

Hán Công tước 400–421[173] 21 năm Tây Lương Vũ Chiêu vương Lý Tuân (danh sách)
Hồ Hạ胡夏

Hú Xià

Hu2 Hsia4

ㄏㄨˊ ㄒㄧㄚˋ

Từ triều Hạ Hách Liên

赫連

Hung Nô Đế quốc 407–431[174] 24 năm Hạ Vũ Liệt Đế Hách Liên Định (danh sách)
Bắc Yên北燕

Běi Yān

Pei3 Yen1

ㄅㄟˇ ㄧㄢ

Từ Tiền Yên Phùng

Hán Đế quốc 407–436[175] 29 năm Bắc Yên Huệ Đế
Bắc Yên Văn Thành Đế
Bắc Yên Chiêu Thành Đế (danh sách)
Bắc triều

北朝

Běi Cháo

Pei3 Ch῾ao2

ㄅㄟˇ ㄔㄠˊ

386–581[176] 195 năm (danh sách)
Bắc Ngụy北魏

Běi Wèi

Pei3 Wei4

ㄅㄟˇ ㄨㄟˋ

Tên địa danh Thác Bạt

拓跋

Tiên Ti Phiên vương quốc

(386–399)


Đế quốc

(399–535)

386–535[177] 149 năm Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế (danh sách)
Đông Ngụy東魏

Dōng Wèi

Tung1 Wei4

ㄉㄨㄥ ㄨㄟˋ

Từ Bắc Ngụy Nguyên

Tiên Ti Đế quốc 534–550[178] 16 năm Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế (danh sách)
Tây Ngụy西魏

Xī Wèi

Hsi1 Wei4

ㄒㄧ ㄨㄟˋ

Từ Bắc Ngụy Nguyên

Tiên Ti Đế quốc 535–557[178] 22 năm Tây Ngụy Văn Đế Tây Ngụy Cung Đế (danh sách)
Bắc Tề北齊

Běi Qí

Pei3 Ch῾i2

ㄅㄟˇ ㄑㄧˊ

Tước hiệu Cao

Hán Đế quốc 550–577[178] 27 năm Bắc Tề Văn Tuyên Đế Cao Hằng (danh sách)
Bắc Chu北周

Běi Zhōu

Pei3 Chou1

ㄅㄟˇ ㄓㄡ

Tước hiệu Vũ Văn

宇文

Tiên Ti Đế quốc 557–581[178] 24 năm Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế Bắc Chu Tĩnh Đế (danh sách)
Nam triều

南朝

Nán Cháo

Nan2 Ch῾ao2

ㄋㄢˊ ㄔㄠˊ

420–589[179] 169 năm (danh sách)
Lưu Tống劉宋

Liú Sòng

Liu2 Sung4

ㄌㄧㄡˊ ㄙㄨㄥˋ

Tước hiệu Lưu

Hán Đế quốc 420–479[180] 59 năm Lưu Tống Vũ Đế Lưu Tống Thuận Đế (danh sách)
Nam Tề南齊

Nán Qí

Nan2 Ch῾i2

ㄋㄢˊ ㄑㄧˊ

Lời tiên tri về gia tộc sẽ đánh bại gia tộc họ Lưu Tiêu

Hán Đế quốc 479–502[181] 23 năm Nam Tề Cao Đế Nam Tề Hòa Đế (danh sách)
Triều Lương梁朝

Liáng Cháo

Liang2 Ch῾ao2

ㄌㄧㄤˊ ㄔㄠˊ

Tên địa danh Tiêu

Hán Đế quốc 502–557[182] 55 năm Luơng Vũ Đế Lương Kính Đế (danh sách)
Triều Trần陳朝

Chén Cháo

Ch῾en2 Ch῾ao2

ㄔㄣˊ ㄔㄠˊ

Tước hiệu Trần

Hán Đế quốc 557–589[183] 32 năm Trần Vũ Đế Trần Thúc Bảo (danh sách)
Trung kỳ đế quốc
Triều Tùy隋朝

Suí Cháo

Sui2 Ch῾ao2

ㄙㄨㄟˊ ㄔㄠˊ

Tước hiệu ("" đồng âm) Dương

Hán Đế quốc 581–619[184] 38 năm Tùy Văn Đế Tùy Cung Đế (danh sách)
Triều Đường唐朝

Táng Cháo

T῾ang2 Ch῾ao2

ㄊㄤˊ ㄔㄠˊ

Tước hiệu

Hán Đế quốc 618–690, 705–907[185] 274 năm Đường Cao Tổ Đường Ai Đế (danh sách)
Võ Chu武周

Wǔ Zhōu

Wu3 Chou1

ㄨˇ ㄓㄡ

Từ triều Chu

Hán Đế quốc 690–705[186] 15 năm Võ Tắc Thiên Võ Tắc Thiên (danh sách)
Ngũ đại

五代

Wǔ Dài

Wu3 Tai4

ㄨˇ ㄉㄞˋ

907–960[187] 53 năm (danh sách)
Hậu Lương後梁

Hòu Liáng

Hou4 Liang2

ㄏㄡˋ ㄌㄧㄤˊ

Tước hiệu Chu

Hán Đế quốc 907–923[188] 16 năm Hậu Lương Thái Tổ Chu Hữu Trinh (danh sách)
Hậu Đường後唐

Hòu Táng

Hou4 T῾ang2

ㄏㄡˋ ㄊㄤˊ

From Tang dynasty

Sa Đà Đế quốc 923–937[189] 14 năm Hậu Đường Trang Tông Lý Tùng Kha (danh sách)
Hậu Tấn後晉

Hòu Jìn

Hou4 Chin4

ㄏㄡˋ ㄐㄧㄣˋ

Tên địa danh Thạch

Sa Đà Đế quốc 936–947[190] 11 năm Hậu Tấn Cao Tổ Hậu Tấn Xuất Đế (danh sách)
Hậu Hán後漢

Hòu Hàn

Hou4 Han4

ㄏㄡˋ ㄏㄢˋ

Từ triều Hán Lưu

Sa Đà Đế quốc 947–951[190] 4 năm Hậu Hán Cao Tổ Hậu Hán Ẩn Đế (danh sách)
Hậu Chu後周

Hòu Zhōu

Hou4 Chou1

ㄏㄡˋ ㄓㄡ

Từ triều Chu Quách

Hán Đế quốc 951–960[190] 9 năm Hậu Chu Thái Tổ Hậu Chu Cung Đế (danh sách)
Thập quốc

十國

Shí Guó

Shih2 Kuo2

ㄕˊ ㄍㄨㄛˊ

907–979[191] 62 năm (danh sách)
Tiền Thục前蜀

Qián Shǔ

Ch῾ien2 Shu3

ㄑㄧㄢˊ ㄕㄨˇ

Tên địa danh / Tước hiệu Vương

Hán Đế quốc 907–925[192] 18 năm Tiền Thục Cao Tổ Vương Diễn (danh sách)
Dương Ngô楊吳

Yáng Wú

Yang2 Wu2

ㄧㄤˊ ㄨˊ

Tên địa danh Dương

Hán Phiên vương quốc

(907–919)


Hoàng gia

(919–927)


Đế quốc

(927–937)

907–937[193] 30 năm Dương Ngô Liệt Tổ Dương Phổ (danh sách)
Mã Sở馬楚

Mǎ Chǔ

Ma3 Ch῾u3

ㄇㄚˇ ㄔㄨˇ

Tên địa danh

Hán Hoàng gia

(907–930)


Phiên vương quốc

(930–951)

907–951[194] 44 năm Sở Vũ Mục vương Mã Hy Sùng (danh sách)
Ngô Việt吳越

Wúyuè

Wu2-yüeh4

ㄨˊ ㄩㄝˋ

Tên địa danh Tiền

Hán Hoàng gia

(907–932, 937–978)


Phiên vương quốc

(934–937)

907–978[194] 71 năm Ngô Việt Thái Tổ Ngô Việt Trung Ý vương (danh sách)
Mân

Mǐn

Min3

ㄇㄧㄣˇ

Tên địa danh Vương

Hán Phiên vương quốc

(909–933, 944–945)


Đế quốc

(933–944, 945)

909–945[194] 36 năm Mân Thái Tổ Thiên Đức Đế (danh sách)
Nam Hán南漢

Nán Hàn

Nan2 Han4

ㄋㄢˊ ㄏㄢˋ

Từ triều Hán Lưu

Hán Đế quốc 917–971[194] 54 năm Nam Hán Cao Tổ Lưu Sưởng (danh sách)
Kinh Nam荊南

Jīngnán

Ching1-nan2

ㄐㄧㄥ ㄋㄢˊ

Tên địa danh Cao

Hán Phiên vương quốc 924–963[194] 39 năm Vũ Tín vương Cao Kế Xung (danh sách)
Hậu Thục後蜀

Hòu Shǔ

Hou4 Shu3

ㄏㄡˋ ㄕㄨˇ

Tên địa danh Mạnh

Hán Đế quốc 934–965[194] 31 năm Hậu Thục Cao Tổ Mạnh Sưởng (danh sách)
Nam Đường南唐

Nán Táng

Nan2 T῾ang2

ㄋㄢˊ ㄊㄤˊ

Từ triều Đường

Hán Đế quốc

(937–958)


Hoàng gia

(958–976)

937–976[195] 37 năm Nam Đường Liệt Tổ Lý Dục (danh sách)
Bắc Hán北漢

Běi Hàn

Pei3 Han4

ㄅㄟˇ ㄏㄢˋ

Từ Hậu Hán Lưu

Sa Đà Đế quốc 951–979[196] 28 năm Bắc Hán Thế Tổ Lưu Kế Nguyên (danh sách)
Triều Liêu遼朝

Liáo Cháo

Liao2 Ch῾ao2

ㄌㄧㄠˊ ㄔㄠˊ

"Sắt" (đồng âm trong tiếng Khiết Đan) / Tên địa danh Gia Luật

耶律

 

Khiết Đan Đế quốc 916–1125[197] 209 năm Liêu Thái Tổ Liêu Thiên Tộ Đế (danh sách)
Tây Liêu西遼

Xī Liáo

Hsi1 Liao2

ㄒㄧ ㄌㄧㄠˊ

Từ triều Liêu Gia Luật

耶律

 

Khiết Đan Hoàng gia

(1124–1132)


Đế quốc

(1132–1218)

1124–1218[198] 94 năm Liêu Đức Tông Khuất Xuất Luật (danh sách)
Bắc Tống北宋

Běi Sòng

Pei3 Sung4

ㄅㄟˇ ㄙㄨㄥˋ

Tên địa danh Triệu

Hán Đế quốc 960–1127[199] 167 năm Tống Thái Tổ Tống Khâm Tông (danh sách)
Nam Tống南宋

Nán Sòng

Nan2 Sung4

ㄋㄢˊ ㄙㄨㄥˋ

Từ triều Tống Triệu

Hán Đế quốc 1127–1279[200] 152 năm Tống Cao Tông Triệu Bính (danh sách)
Tây Hạ西夏

Xī Xià

Hsi1 Hsia4

ㄒㄧ ㄒㄧㄚˋ

Tên địa danh Ngôi Danh

嵬名

𗼨𗆟

Đảng Hạng Đế quốc 1038–1227[201] 189 năm Tây Hạ Cảnh Tông Lý Hiện (danh sách)
Triều Kim金朝

Jīn Cháo

Chin1 Ch῾ao2

ㄐㄧㄣ ㄔㄠˊ

"Vàng" Hoàn Nhan

完顏

 

Nữ Chân Đế quốc 1115–1234[202] 119 năm Kim Thái Tổ Hoàn Nhan Thừa Lân (danh sách)
Hậu kỳ đế quốc
Triều Nguyên元朝

Yuán Cháo

Yüan2 Ch῾ao2

ㄩㄢˊ ㄔㄠˊ

"Vĩ đại" / "Đứng đầu" Bột Nhi Chỉ Cân

孛兒只斤

ᠪᠣᠷᠵᠢᠭᠢᠨ

Mông Cổ Đế quốc 1271–1368[203] 97 năm Nguyên Thế Tổ Nguyên Huệ Tông (danh sách)
Bắc Nguyên北元

Běi Yuán

Pei3 Yüan2

ㄅㄟˇ ㄩㄢˊ

Từ triều Nguyên Bột Nhi Chỉ Cân

孛兒只斤

ᠪᠣᠷᠵᠢᠭᠢᠨ

Mông Cổ Đế quốc 1368–1635[204] 267 năm Nguyên Huệ Tông Bột Nhi Chỉ Cân Ngạch Nhĩ Khắc Khổng Quả Nhĩ (danh sách)
Triều Minh明朝

Míng Cháo

Ming2 Ch῾ao2

ㄇㄧㄥˊ ㄔㄠˊ

"Sáng chói" Chu

Hán Đế quốc 1368–1644[205] 276 năm Hồng Vũ Đế Sùng Trinh Đế (danh sách)
Nam Minh南明

Nán Míng

Nan2 Ming2

ㄋㄢˊ ㄇㄧㄥˊ

Triều Minh Chu

Hán Đế quốc 1644–1662[206] 18 năm Hoàng Quang Đế Vĩnh Lịch Đế (danh sách)
Hậu Kim後金

Hòu Jīn

Hou4 Chin1ㄏㄡˋ ㄐㄧㄣ

Triều Kim (1115–1234) Ái Tân Giác La

愛新覺羅

ᠠᡳᠰᡳᠨ
ᡤᡳᠣᡵᠣ

Nữ Chân Hoàng gia 1616–1636[207] 20 năm Thiên Mệnh Hãn Thanh Thái Tông (danh sách)
Triều Thanh清朝

Qīng Cháo

Ch῾ing1 Ch῾ao2

ㄑㄧㄥ ㄔㄠˊ

"Thanh khiết" Ái Tân Giác La

愛新覺羅ᠠᡳᠰᡳᠨ
ᡤᡳᠣᡵᠣ

Mãn Châu Đế quốc 1636–1912[208] 276 năm Thanh Thái Tông Tuyên Thống Đế (danh sách)
Nhãn màu
  Triều đại có vai trò tương đối quan trọng
  Giai đoạn trọng đại
  Triều đại trong giai đoạn "Tam quốc"
  Triều đại trong giai đoạn "Thập lục quốc"
  Triều đại "Bắc triều" trong giai đoạn "Nam–Bắc triều"
  Triều đại "Nam triều" trong giai đoạn "Nam–Bắc triều
  Triều đại "Ngũ đại" trong giai đoạn "Ngũ đại Thập quốc"
  Triều đại "Thập quốc" trong giai đoạn "Ngũ đại Thập quốc"
Tiêu chí loại trừ
Danh sách này chỉ bao gồm những triều đại Trung Quốc chính thường được đề cập trong các dòng thời gian lịch sử Trung Quốc đơn giản hóa. Vài triều đại tồn tại trong hoặc chồng lấn với phạm vi địa lý lịch sử Trung Quốc sẽ không được chọn lựa. Chúng bao gồm:[209]

Các triều đại thuộc các dạng sau đây cũng bị loại khỏi danh sách:

Niên biểu sửa

Niên biểu các giai đoạn chính sửa

Hạ–Thương–T. Chu
Tần–Hán
Tùy–Đường
Liêu–Tống–T. Hạ–Kim–Nguyên
Minh–Thanh




Niên biểu các chế độ sửa

Trung QuốcĐài LoanTrung Hoa Dân Quốc (1912–1949)Nhà Nam MinhNhà ThanhNhà Hậu KimNhà MinhBắc NguyênNhà NguyênNhà TốngTây LiêuNhà KimTây HạNhà TốngBắc HánHậu ChuHậu HánNam ĐườngHậu TấnHậu ThụcKinh NamHậu ĐườngNam HánNhà LiêuMân (Thập quốc)Ngô ViệtSở (Thập quốc)Ngô (Thập quốc)Tiền Thục (nước)Nhà Hậu LươngNhà ĐườngVõ ChuNhà ĐườngNhà TùyNhà Trần (Trung Quốc)Bắc ChuBắc TềTây NgụyĐông NgụyNhà LươngNam TềLưu TốngTây TầnBắc Yên (Ngũ Hồ)Hạ (thập lục quốc)Tây Lương (Thập lục quốc)Nam YênBắc LươngNam LươngBắc NgụyHậu Lương (Ngũ Hồ thập lục quốc)Tây TầnHậu TầnHậu YênTiền TầnTiền YênTiền LươngHậu TriệuNhà TấnThành HánHán TriệuNhà TấnĐông NgôThục HánTào NgụyNhà HánNhà TânNhà HánNhà TầnNhà ChuNhà ChuNhà ThươngNhà HạTam Hoàng Ngũ Đế
Nhãn màu
  Thời kỳ không còn triều đại
  Thời kỳ triều đại cai trị
  Thời kỳ chưa có triều đại

Đọc thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ a b Trong khi triều Hạ thường được coi là triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên, nhiều nguồn lịch sử như đã đề cập tới hai triều đại khác tồn tại trước triều Hạ là triều Đường (唐) và triều Ngu (虞).[1][2][3][4] Triều Đường đôi khi gọi là "Cổ Đường" để phân biệt với triều Đường của gia tộc họ Lý sau này.[5] Nếu lịch sử của hai triều đại kể trên được chứng thực thì Hạ Vũ không phải là người mở đường cho chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc.
  2. ^ Mọi nỗ lực khôi phục chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc sau cuộc Cách mạng Tân Hợi đều thất bại. Do vậy, sự kiện Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912 thường được coi là dấu chấm hết cho Chế độ quân chủ Trung Quốc.
  3. ^ a b Theo tiêu chuẩn sử học hiện đại, "triều Nguyên" trong bài viết này chỉ đề cập đến quốc gia có trung tâm quyền lực tại Trung Quốc. Tuy nhiên, quốc hiệu Trung Quốc "Đại Nguyên" (大元) do Hốt Tất Liệt đặt, mang hàm ý áp dụng cho toàn bộ Đế quốc Mông Cổ.[16][17][18] Mặc dù vậy, "triều Nguyên" hiếm khi được các học giả hiện đại sử dụng theo nghĩa rộng như định nghĩa do tính chất phân liệt của Đế quốc Mông Cổ.
  4. ^ Năm 1906, triều Thanh tiến hành một loại cải cách dưới sự bảo trợ của Từ Hi Thái hậu để chuyển Trung Quốc sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 27 tháng 8 năm 1908, Khâm định hiến pháp đại chương được ban hành và đóng vai trò như một bản hiến pháp đầy đủ, sẽ có hiệu lực sau 10 năm.[25] Ngày 3 tháng 11 năm 1911, như một động thái phản ứng trước cuộc Cách mạng Tân Hợi đang diễn ra, triều Thanh ban hành Thập cửu tín điều hạn chế quyền lực của hoàng đế triều Thanh, đánh dấu sự chuyển đổi chính thức sang chế độ quân chủ lập hiến.[26][27] Tuy nhiên, triều Thanh vẫn bị lật đổ vào ngày 12 tháng 2 năm 1912.
  5. ^ Một quyền thần, thường là nam giới, có thể ép quân chủ phải thoái vị để ủng hộ mình, dẫn đến sự thay đổi triều đại cai trị. Chẳng hạn, Vương Mãng, hoàng đế triều Tân, là cháu của Nguyên hậu, vợ của nhà cai trị Đông Hán, Hán Nguyên Đế.[29]
  6. ^ Tên triều đại tiếng Trung và tiếng Việt đều là danh pháp lịch sử. Không nên nhầm lẫn với quốc hiệu do mỗi triều đại tự chọn cho mình. Một triều đại có thể được gọi với nhiều tên gọi lịch sử khác nhau.
  7. ^ Hán tự viết dưới dạng phồn thể. Một vài Hán tự viết dưới dạng giản thể hiện được sử dụng tại Trung Quốc đại lục. Ví dụ, Tây Hán viết dưới dạng phồn thể là "東漢", viết dưới dạng giản thể là "东汉".

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Nadeau, Randall (2012). The Wiley-Blackwell Companion to Chinese Religions. tr. 31. ISBN 9781444361971.
  2. ^ Yeo, Khiok-Khng (2008). Musing with Confucius and Paul: Toward a Chinese Christian Theology. tr. 24. ISBN 9780227903308.
  3. ^ Chao, Yuan-ling (2009). Medicine and Society in Late Imperial China: A Study of Physicians in Suzhou, 1600–1850. tr. 73. ISBN 9781433103810.
  4. ^ Wang, Shumin (2002). “夏、商、周之前还有个虞朝”. Hebei Academic Journal. 22 (1): 146–147. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “古唐朝存在没?它是比虞朝夏朝更早的一个神秘王朝?”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ Skutsch, Carl (2013). Encyclopedia of the World's Minorities. tr. 287. ISBN 9781135193881.
  7. ^ a b Keay, John (2010). China: A History. ISBN 9780007372089.
  8. ^ Wang, Yeyang; Zhao, Qingyun (2016). 当代中国近代史理论研究. ISBN 9787516188231.
  9. ^ Twitchett, Denis; Fairbank, John; Mote, Frederick (1978). The Cambridge History of China. tr. 394–395. ISBN 9780521243339.
  10. ^ a b Sadow, Lauren; Peeters, Bert; Mullan, Kerry (2019). Studies in Ethnopragmatics, Cultural Semantics, and Intercultural Communication: Minimal English (and Beyond). tr. 100. ISBN 9789813299795.
  11. ^ a b Bauch, Martin; Schenk, Gerrit (2019). The Crisis of the 14th Century: Teleconnections between Environmental and Societal Change?. tr. 153. ISBN 9783110660784.
  12. ^ a b Ruan, Jiening; Zhang, Jie; Leung, Cynthia (2015). Chinese Language Education in the United States. tr. 9. ISBN 9783319213088.
  13. ^ a b Wei, Chao-hsin (1988). The General Themes of the Ocean Culture World. tr. 17.
  14. ^ a b Adler, Philip; Pouwels, Randall (2011). World Civilizations: Volume I: To 1700. tr. 373. ISBN 9781133171065.
  15. ^ a b c Rowe, William (2010). China's Last Empire: The Great Qing. tr. 1. ISBN 9780674054554.
  16. ^ Robinson, David (2019). In the Shadow of the Mongol Empire: Ming China and Eurasia. tr. 50. ISBN 9781108482448.
  17. ^ Robinson, David (2009). Empire's Twilight: Northeast Asia Under the Mongols. tr. 293. ISBN 9780674036086.
  18. ^ Brook, Timothy; Walt van Praag, Michael van; Boltjes, Miek (2018). Sacred Mandates: Asian International Relations since Chinggis Khan. tr. 45. ISBN 9780226562933.
  19. ^ Nevus, John (1996). China and the Chinese. tr. 22. ISBN 9788120606906.
  20. ^ Wang, Hongsheng (2007). 历史的瀑布与峡谷:中华文明的文化结构和现代转型. tr. 139. ISBN 9787300081830.
  21. ^ “中国历代正统皇朝—天朝上国名称的起因来源”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  22. ^ a b “陆大鹏谈翻译:历史上的"王朝"与"皇朝". Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  23. ^ Ebrey, Patricia; Liu, Kwang-Ching (2010). The Cambridge Illustrated History of China. tr. 10. ISBN 9780521124331.
  24. ^ a b Chan, Joseph (2013). Confucian Perfectionism: A Political Philosophy for Modern Times. tr. 213. ISBN 9781400848690.
  25. ^ Koenig, Lion; Chaudhuri, Bidisha (2017). Politics of the 'Other' in India and China: Western Concepts in Non-Western Contexts. tr. 157. ISBN 9781317530558.
  26. ^ Gao, Quanxi; Zhang, Wei; Tian, Feilong (2015). The Road to the Rule of Law in Modern China. tr. 135. ISBN 9783662456378.
  27. ^ To, Michael (2017). China's Quest for a Modern Constitutional Polity: from dynastic empires to modern republics. tr. 54.
  28. ^ Whitaker, Donald; Shinn, Rinn-Sup (1972). Area Handbook for the People's Republic of China. tr. 37.
  29. ^ Xiong, Deshan (2015). Social History Of China. tr. 95. ISBN 9781938368264.
  30. ^ Qi, Zhixiang (2016). 中國現當代人學史:思想演變的時代特徵及其歷史軌跡. tr. 21. ISBN 9789869244923.
  31. ^ a b Perdue, Peter (2009). China Marches West: The Qing Conquest of Central Eurasia. tr. 6. ISBN 9780674042025.
  32. ^ Elleman, Bruce; Paine, Sarah (2019). Modern China: Continuity and Change, 1644 to the Present. tr. 19. ISBN 9781538103876.
  33. ^ Zheng, Yongnian; Huang, Yanjie (2018). Market in State: The Political Economy of Domination in China. tr. 83. ISBN 9781108473446.
  34. ^ “我国古代改朝换代的方式不外乎两种,哪种才是主流?”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  35. ^ Fan, Shuzhi (2007). 国史精讲. tr. 99. ISBN 9787309055634.
  36. ^ a b Wilkinson, Endymion (2000). Chinese History: A Manual. tr. 14. ISBN 9780674002494.
  37. ^ Perkins, Dorothy (2013). Encyclopedia of China: History and Culture. tr. 1. ISBN 9781135935627.
  38. ^ Di Cosmo, Nicola (2007). The Diary of a Manchu Soldier in Seventeenth-Century China: "My Service in the Army", by Dzengseo. tr. 1. ISBN 9781135789558.
  39. ^ Elman, Benjamin (2006). A Cultural History of Modern Science in China. tr. 46. ISBN 9780674023062.
  40. ^ Tanner, Harold (2009). China: A History. tr. 335. ISBN 978-0872209152.
  41. ^ Pines, Yuri (2012). The Everlasting Empire: The Political Culture of Ancient China and Its Imperial Legacy. tr. 157. ISBN 978-0691134956.
  42. ^ Mote, Frederick (2003). Imperial China 900-1800. tr. 798. ISBN 9780674012127.
  43. ^ Skaff, Jonathan (2012). Sui-Tang China and Its Turko-Mongol Neighbors: Culture, Power, and Connections, 580-800. tr. 80. ISBN 9780199734139.
  44. ^ “封二王三恪昭示正统,周朝首创历代延续,明清却不敢采用”. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020.
  45. ^ Gong, Yin (2006). 中国民族政策史. tr. 253.
  46. ^ Zhang, Cheng (2007). 禅让:中国历史上的一种权力游戏. tr. 200. ISBN 9787801066961.
  47. ^ Stunkel, Kenneth (2012). Fifty Key Works of History and Historiography. tr. 143. ISBN 9781136723667.
  48. ^ Horner, Charles (2010). Rising China and Its Postmodern Fate: Memories of Empire in a New Global Context. tr. 59. ISBN 9780820335889.
  49. ^ a b Moody, Alys; Ross, Stephen (2020). Global Modernists on Modernism: An Anthology. tr. 282. ISBN 9781474242349.
  50. ^ Grosse, Christine (2019). The Global Manager's Guide to Cultural Literacy. tr. 71. ISBN 9781527533875.
  51. ^ Rošker, Jana; Suhadolnik, Nataša (2014). Modernisation of Chinese Culture: Continuity and Change. tr. 74. ISBN 9781443867726.
  52. ^ Aldrich, M. A. (2008). The Search for a Vanishing Beijing: A Guide to China's Capital Through the Ages. tr. 176. ISBN 9789622097773.
  53. ^ Schillinger, Nicholas (2016). The Body and Military Masculinity in Late Qing and Early Republican China: The Art of Governing Soldiers. tr. 176. ISBN 9781498531696.
  54. ^ Hao, Shiyuan (2019). China's Solution to Its Ethno-national Issues. tr. 51. ISBN 9789813295193.
  55. ^ Wells, Anne (2009). The A to Z of World War II: The War Against Japan. tr. 167. ISBN 9780810870260.
  56. ^ Wu, Bin (2019). Government Performance Management in China: Theory and Practice. tr. 44–45. ISBN 9789811382253.
  57. ^ “历史上的国和代到底有什么区别?”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  58. ^ Besio, Kimberly (2012). Three Kingdoms and Chinese Culture. tr. 64. ISBN 9780791480496.
  59. ^ Baaquie, Belal Ehsan; Wang, Qing-Hai (2018). “Chinese Dynasties and Modern China: Unification and Fragmentation”. China and the World: Ancient and Modern Silk Road. 1 (1): 5. doi:10.1142/S2591729318500037.
  60. ^ Nosco, Peter (1997). Confucianism and Tokugawa Culture. tr. 68. ISBN 9780824818654.
  61. ^ Holcombe, Charles (2017). A History of East Asia. tr. 62–63. ISBN 9781107118737.
  62. ^ Yang, Shao-yun (2019). The Way of the Barbarians: Redrawing Ethnic Boundaries in Tang and Song China. tr. 63. ISBN 9780295746012.
  63. ^ Chen, Huaiyu (2007). The Revival of Buddhist Monasticism in Medieval China. tr. 24. ISBN 9780820486246.
  64. ^ Wakeman, Frederic (1985). The Great Enterprise: The Manchu Reconstruction of Imperial Order in Seventeenth-century China, Volume 1. tr. 446. ISBN 9780520048041.
  65. ^ a b c d e f Liu, Pujiang (2017). 正统与华夷:中国传统政治文化研究. ISBN 9787101125795.
  66. ^ a b c Lee, Thomas (2000). Education in Traditional China: A History. tr. 238. ISBN 9004103635.
  67. ^ Ng, On Cho; Wang, Edward (2005). Mirroring the Past: The Writing And Use of History in Imperial China. tr. 177. ISBN 9780824829131.
  68. ^ “宋和辽究竟哪个才是正统王朝?”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  69. ^ Brook, Walt van Praag & Boltjes (2018). p. 52.
  70. ^ Biran, Michal (2005). The Empire of the Qara Khitai in Eurasian History: Between China and the Islamic World. tr. 93. ISBN 9780521842266.
  71. ^ “试论清人的辽金"正统观"——以辽宋金"三史分修""各与正统"问题讨论为中心”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  72. ^ Zhang, Feng (2015). Chinese Hegemony: Grand Strategy and International Institutions in East Asian History. tr. 126. ISBN 9780804795043.
  73. ^ Brook, Walt van Praag & Boltjes (2018). p. 54.
  74. ^ Chan, Wing-ming (2000). East Asian History, Issues 19-20. tr. 30.
  75. ^ Fang, Weigui (2019). Modern Notions of Civilization and Culture in China. tr. 30. ISBN 9789811335587.
  76. ^ Baldanza, Kathlene (2016). Ming China and Vietnam. tr. 206. ISBN 9781107124240.
  77. ^ Davis, Bret (2019). The Oxford Handbook of Japanese Philosophy. tr. 294. ISBN 9780199945726.
  78. ^ Ng, Wai-ming (2019). Imagining China in Tokugawa Japan: Legends, Classics, and Historical Terms. tr. xvii. ISBN 9781438473086.
  79. ^ Zhang, Xiaoling (2014). 從現代到後現代的自我追尋:夏目漱石與村上春樹的比較研究. tr. 224. ISBN 9789863263012.
  80. ^ a b Wu, Huaiqi (2018). An Historical Sketch of Chinese Historiography. tr. 322. ISBN 9783662562536.
  81. ^ Hudson, Christopher (2014). The China Handbook. tr. 59. ISBN 9781134269662.
  82. ^ Law, Eugene (2004). Best of China. tr. 11. ISBN 9787508504292.
  83. ^ Mao, Zengyin (2005). 三字经与中国民俗画. tr. 90. ISBN 9787508507996.
  84. ^ Li, Xiaobing (2012). China at War: An Encyclopedia. tr. 485. ISBN 9781598844160.
  85. ^ Wang, Shoufa (2002). 中国政治制度史. tr. 80. ISBN 9787209030762.
  86. ^ a b Li, Xiaobing; Shan, Patrick (2015). Ethnic China: Identity, Assimilation, and Resistance. tr. 5. ISBN 9781498507295.
  87. ^ “Chinese Empire”. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2020.
  88. ^ “经常提到的波斯帝国,那你知道波斯第一、第二、第三帝国吗?”. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  89. ^ Feng, Tianyu; Yang, Hua (2000). 中国文化发展轨迹. tr. 111.
  90. ^ Jia, Bingqiang; Zhu, Xiaohong (2015). 图说治水与中华文明. ISBN 9787517031246.
  91. ^ Wang, Xilong (2009). 历史文化探研──兰州大学历史文化学院专门史论文集. ISBN 9787542114525.
  92. ^ Yang, Faxing (2015). 世界伟人传记丛书(上).
  93. ^ Gao, Qi (2018). 传统文化与治国理政. ISBN 9787101127669.
  94. ^ a b “中国历史上十个大一统王朝,其中四个国祚不过百年”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  95. ^ “我国历史上这两大王朝均是大一统王朝,却教科书上却极少被提及”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
  96. ^ Graff, David; Higham, Robin (2012). A Military History of China. tr. 70–71. ISBN 978-0813140674.
  97. ^ a b van de Ven, Hans (2000). Warfare in Chinese History. tr. 77. ISBN 9004117741.
  98. ^ Bulag, Uradyn (2010). Collaborative Nationalism: The Politics of Friendship on China's Mongolian Frontier. tr. 56–57. ISBN 9781442204331.
  99. ^ Wilkinson (2000). pp. 13–14.
  100. ^ Zhu, Fayuan; Wu, Qixing (2000). 中国文化ABC. ISBN 9787210045892.
  101. ^ a b c d “历代王朝国号的分类”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  102. ^ a b c d e “名不正则言不顺:中国各朝代名称、国号的由来”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  103. ^ “唐朝的皇帝姓李,为什么不叫李朝而叫唐朝?”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  104. ^ a b “先秦时期的诸侯国名,哪些最受后世的青睐?”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  105. ^ “后周皇帝列表及简介 后周太祖世宗恭帝简介 后周是怎么灭亡的”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  106. ^ Hung, Hing Ming (2016). From the Mongols to the Ming Dynasty: How a Begging Monk Became Emperor of China, Zhu Yuan Zhang. tr. 13. ISBN 9781628941524.
  107. ^ “南越国与南汉国”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  108. ^ Hu, Axiang; Song, Yanmei (2008). 中国国号的故事. tr. 171. ISBN 9787807135999.
  109. ^ a b “明朝为何定国号为"大明",绝大部分人只知道五个原因中的一个”. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  110. ^ “辽朝国号考释”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  111. ^ Chan, Hok-lam (2003). 金宋史論叢. tr. 4–5. ISBN 9789629960971.
  112. ^ Fogel, Joshua (2015). The Cultural Dimensions of Sino-Japanese Relations: Essays on the Nineteenth and Twentieth Centuries. tr. 66. ISBN 9781317457671.
  113. ^ Xie, Xuanjun (2016). 士商工农──等级制度构建文明社会. tr. 379. ISBN 9781329980136.
  114. ^ Wang, Yuanchong (2018). Remaking the Chinese Empire: Manchu-Korean Relations, 1616–1911. tr. 52–53. ISBN 9781501730511.
  115. ^ Wang, Fei-Ling (2017). The China Order: Centralia, World Empire, and the Nature of Chinese Power. tr. 11. ISBN 9781438467504.
  116. ^ “为何中国古代的一些朝代前要加上"东西南北",比如"西汉"呢?”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  117. ^ Loewe, Michael (2006). The Government of the Qin and Han Empires: 221 BCE – 220 CE. tr. vi. ISBN 9781603840576.
  118. ^ “五代十国时期的十国政权之一:南吴的发展史”. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  119. ^ Chan, Chi Chuen; Li, William; Chiu, Amy (2019). The Psychology of Chinese Gambling: A Cultural and Historical Perspective. tr. 21. ISBN 9789811334863.
  120. ^ “先秦、秦国、秦朝、前秦、后秦、西秦是什么关系?”. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  121. ^ “汉分东西汉因为中间有新莽为什么唐朝中间有武周却不分东西唐”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  122. ^ a b Brødsgaard, Kjeld (2008). Hainan – State, Society, and Business in a Chinese Province. tr. 11. ISBN 9781134045471.
  123. ^ a b Wong, Koon-kwai (2009). Hong Kong, Macau and the Pearl River Delta: A Geographical Survey. tr. 241–242. ISBN 9789882004757.
  124. ^ a b Zhang, Wei Bin (2006). Hong Kong: The Pearl Made of British Mastery and Chinese Docile-diligence. tr. 3. ISBN 9781594546006.
  125. ^ a b Hughes, Christopher (2013). Taiwan and Chinese Nationalism: National Identity and Status in International Society. tr. 21. ISBN 9781134727551.
  126. ^ a b c Hsu, Cho-yun (2012). China: A New Cultural History. tr. 421. ISBN 9780231528184.
  127. ^ a b c d e f Lockard, Craig (2020). Societies, Networks, and Transitions: A Global History. tr. 260. ISBN 9780357365472.
  128. ^ a b c Gan, Chunsong (2019). A Concise Reader of Chinese Culture. tr. 24. ISBN 9789811388675.
  129. ^ a b Westad, Odd (2012). Restless Empire: China and the World Since 1750. tr. 11. ISBN 9780465029365.
  130. ^ a b Sanders, Alan (2003). Historical Dictionary of Mongolia. tr. v. ISBN 9780810866010.
  131. ^ a b Paige, Jeffrey (1978). Agrarian Revolution. tr. 278. ISBN 9780029235508.
  132. ^ a b Clarke, Michael (2011). Xinjiang and China's Rise in Central Asia - A History. tr. 16. ISBN 9781136827068.
  133. ^ a b Kshetry, Gopal (2008). Foreigners in Japan: A Historical Perspective. tr. 25. ISBN 9781469102443.
  134. ^ a b Tanner (2009). p. 167.
  135. ^ Lockard (2020). p. 262.
  136. ^ Hsu (2012). p. 268.
  137. ^ History of the World Map by Map. 2018. tr. 133. ISBN 9780241379189.
  138. ^ Tan, Qixiang biên tập (1982). “元时期全图(一)”. The Historical Atlas of China.
  139. ^ Tan, Qixiang biên tập (1982). “元时期全图(二)”. The Historical Atlas of China.
  140. ^ Kavalski, Emilian (2014). Asian Thought on China's Changing International Relations. tr. 56–57. ISBN 9781137299338.
  141. ^ Rand, Christopher (2017). Military Thought in Early China. tr. 142. ISBN 9781438465180.
  142. ^ Brown, Kerry (2018). China's 19th Party Congress: Start Of A New Era. tr. 197. ISBN 9781786345936.
  143. ^ Tanner (2009). p. 419.
  144. ^ Esherick, Joseph; Kayali, Hasan; Van Young, Eric (2006). Empire to Nation: Historical Perspectives on the Making of the Modern World. tr. 245. ISBN 9780742578159.
  145. ^ Zhai, Zhiyong (2017). 憲法何以中國. tr. 190. ISBN 9789629373214.
  146. ^ Gao, Quanxi (2016). 政治憲法與未來憲制. tr. 273. ISBN 9789629372910.
  147. ^ Zheng, Wang (2012). Never Forget National Humiliation: Historical Memory in Chinese Politics and Foreign Relations. tr. 44. ISBN 9780231520164.
  148. ^ Westmoreland, Perry (2019). Life's Wonders. ISBN 9781644268346.
  149. ^ a b Loh, Shen Yeow (2019). Descendants of the Bird Hunters of Old China. ISBN 9781543755633.
  150. ^ Shaughnessy, Edward (2014). Unearthing the Changes: Recently Discovered Manuscripts of the Yi Jing (I Ching) and Related Texts. tr. 19. ISBN 9780231533300.
  151. ^ Zhang, Qizhi (2015). An Introduction to Chinese History and Culture. tr. 92. ISBN 9783662464823.
  152. ^ McLeod, Alexus (2016). Astronomy in the Ancient World: Early and Modern Views on Celestial Events. tr. 85. ISBN 9783319236001.
  153. ^ Tse, Wicky (2018). The Collapse of China's Later Han Dynasty, 25-220 AD: The Northwest Borderlands and the Edge of Empire. ISBN 9781315532318.
  154. ^ Pei, Kuangyi (2018). Gale Researcher Guide for: The Three Kingdoms and the Jin. ISBN 9781535865692.
  155. ^ Dai, Meike; Wei, Weisen (2016). 幻化之龍:兩千年中國歷史變遷中的孔子. tr. 122. ISBN 9789629966485.
  156. ^ Fu, Chonglan; Cao, Wenming (2019). Introduction to the Urban History of China. tr. 123. ISBN 9789811382079.
  157. ^ Zhou, Jiarong (2017). 香港通史:遠古至清代. tr. 41. ISBN 9789620441660.
  158. ^ Mai, Jinsheng (2017). 近代中國海防史新論. tr. 254. ISBN 9789620440472.
  159. ^ Wang, Eugene (2005). Shaping the Lotus Sutra: Buddhist Visual Culture in Medieval China. tr. 13. ISBN 9780295984629.
  160. ^ Shen, Songying (2016). 闲读中国史. ISBN 9787210081692.
  161. ^ McMahon, Keith (2013). Women Shall Not Rule: Imperial Wives and Concubines in China from Han to Liao. tr. 123. ISBN 9781442222908.
  162. ^ Fan, Ru; Pan, Xinghui (2010). 中外歷史大事年表. tr. 213. ISBN 9789628931736.
  163. ^ Swartz, Wendy; Yang, Lu; Jessy, Choo (2014). Early Medieval China: A Sourcebook. tr. 30. ISBN 9780231531009.
  164. ^ Whiteman, Stephen (2019). Where Dragon Veins Meet: The Kangxi Emperor and His Estate at Rehe. tr. 225. ISBN 9780295745817.
  165. ^ a b Duthie, Torquil (2014). Man'yōshū and the Imperial Imagination in Early Japan. tr. 27. ISBN 9789004264540.
  166. ^ Steinhardt, Nancy (2014). Chinese Architecture in an Age of Turmoil, 200-600. tr. 28. ISBN 9780824838232.
  167. ^ Xiao, Shiyou (2013). 後秦政治外交史簡論五篇. tr. 69. ISBN 9789881278982.
  168. ^ Adamek, Piotr (2017). Good Son is Sad If He Hears the Name of His Father: The Tabooing of Names in China as a Way of Implementing Social Values. tr. 344. ISBN 9781351565219.
  169. ^ Zhao, Yonghong (2010). 河西走廊藏文化史要. ISBN 9787542117083.
  170. ^ Liu, Xingchu (2009). 甘肃文史精萃1:史料卷. ISBN 9787999033417.
  171. ^ Qin, Dashu; Yuan, Jian (2013). 2011:古丝绸之路. tr. 153. ISBN 9789813206076.
  172. ^ Wan, Guoding; Wan, Sinian; Chen, Mengjia (2018). 中国历史纪年表(精). ISBN 9787101133172.
  173. ^ Zhang, Qizhi; Wang, Zijin; Fang, Guanghua (2002). 秦汉魏晋南北朝史. tr. 335. ISBN 9789571128702.
  174. ^ Hong, Yuan (2018). The Sinitic Civilization Book II: A Factual History Through the Lens of Archaeology, Bronzeware, Astronomy, Divination, Calendar and the Annals. ISBN 9781532058318.
  175. ^ Tian, Hengyu (2018). Infamous Chinese Emperors: Tales of Tyranny and Misrule. tr. 180. ISBN 9789812299314.
  176. ^ Wang, Zhen'guo; Chen, Ping; Xie, Peiping (1999). History and Development of Traditional Chinese Medicine. tr. 94. ISBN 9787030065674.
  177. ^ Fairbank, John; Goldman, Merle (2006). China: A New History. tr. 73. ISBN 9780674018280.
  178. ^ a b c d Spring, Peter (2015). Great Walls and Linear Barriers. tr. 211. ISBN 9781473854048.
  179. ^ Tan, Zhongchi (2013). 长沙通史(古代卷). ISBN 9787999009009.
  180. ^ Kroll, Paul (2014). Reading Medieval Chinese Poetry: Text, Context, and Culture. tr. 36. ISBN 9789004282063.
  181. ^ Nadeau, Randall (2012). The Wiley-Blackwell Companion to Chinese Religions. tr. 147. ISBN 9781444361971.
  182. ^ Katz, Paul (1995). Demon Hordes and Burning Boats: The Cult of Marshal Wen in Late Imperial Chekiang. tr. 79. ISBN 9781438408484.
  183. ^ Cai, Zong-qi (2007). How to Read Chinese Poetry: A Guided Anthology. tr. 152. ISBN 9780231511889.
  184. ^ Lee, Mosol (2013). Ancient History of the Manchuria. tr. 115. ISBN 9781483667676.
  185. ^ Adamek, Piotr (2017). A Good Son is Sad if He Hears the Name of His Father: The Tabooing of Names in China as a Way of Implementing Social Values. tr. 348. ISBN 9781351565219.
  186. ^ Su, Muzi (2006). 那些顛覆時代的女人.
  187. ^ Standen, Naomi (2007). Unbounded Loyalty: Frontier Crossings in Liao China. tr. 1. ISBN 9780824829834.
  188. ^ Schaeffer, Kurtis; Kapstein, Matthew; Tuttle, Gray (2013). Sources of Tibetan Tradition. tr. 338. ISBN 9780231509787.
  189. ^ Liu, Lydia; Karl, Rebecca; Ko, Dorothy (2013). The Birth of Chinese Feminism: Essential Texts in Transnational Theory. tr. 164. ISBN 9780231533263.
  190. ^ a b c Kuhn, Dieter (2011). The Age of Confucian Rule: The Song Transformation of China. ISBN 9780674244344.
  191. ^ Winchester, Simon (2008). Bomb, Book and Compass: Joseph Needham and the Great Secrets of China. ISBN 9780141889894.
  192. ^ Bai, Zhide (2017). 大动乱:中古时代:五代辽宋夏金. ISBN 9787505141254.
  193. ^ Lee, Lily; Wiles, Sue (2014). Biographical Dictionary of Chinese Women: Tang Through Ming, 618-1644. tr. xxi. ISBN 9780765643162.
  194. ^ a b c d e f Gong, Xianzong (2014). 臺灣文學與中國童謠. tr. 172. ISBN 9789577398598.
  195. ^ Wu, Jiang; Chia, Lucille (2015). Spreading Buddha's Word in East Asia: The Formation and Transformation of the Chinese Buddhist Canon. tr. 175. ISBN 9780231540193.
  196. ^ Feng, Xianzhi (2006). 中国历代重大战争详解:隋唐战争史. ISBN 9787999031499.
  197. ^ Thurgood, Graham; LaPolla, Randy (2003). The Sino-Tibetan Languages. tr. 7. ISBN 9780700711291.
  198. ^ Szonyi, Michael (2017). A Companion to Chinese History. tr. 130. ISBN 9781118624609.
  199. ^ Huang, Chunyi (2016). 北宋的外戚與政治. tr. 3. ISBN 9789577399953.
  200. ^ McMahon, Keith (2016). Celestial Women: Imperial Wives and Concubines in China from Song to Qing. tr. 24. ISBN 9781442255029.
  201. ^ Tuttle, Gray; Schaeffer, Kurtis (2013). The Tibetan History Reader. tr. 562. ISBN 9780231513548.
  202. ^ Kessler, Adam (2012). Song Blue and White Porcelain on the Silk Road. tr. 77. ISBN 978-9004218598.
  203. ^ Simon, Karla (2013). Civil Society in China: The Legal Framework from Ancient Times to the "New Reform Era". tr. 40. ISBN 9780190297640.
  204. ^ Baumer, Christoph (2016). The History of Central Asia: The Age of Islam and the Mongols. ISBN 9781838609399.
  205. ^ Chen, Anfeng (2014). 甲申詩史:吳梅村書寫的一六四四. tr. 2. ISBN 9789888310111.
  206. ^ Zhong, Guochang (2019). 天崩地裂時代下的皇族. tr. 3. ISBN 9789620773419.
  207. ^ Lee, Ji-young (2016). China's Hegemony: Four Hundred Years of East Asian Domination. tr. 236. ISBN 9780231542173.
  208. ^ Forêt, Philippe (2000). Mapping Chengde: The Qing Landscape Enterprise. tr. 13. ISBN 9780824822934.
  209. ^ Ge, Jianxiong; Hua, Linfu (2002). “The Development of Chinese Historical Geography over the Last 50 Years (1950–2000)” (PDF). Newsletter for Research in Chinese Studies. 21 (4): 20. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019.
  210. ^ Vu, Hong Lien; Sharrock, Peter (2014). Descending Dragon, Rising Tiger: A History of Vietnam. ISBN 9781780233888.
  211. ^ Walker, Hugh (2012). East Asia: A New History. tr. 134. ISBN 9781477265178.
  212. ^ Chansiri, Disaphol (2008). The Chinese Émigrés of Thailand in the Twentieth Century. tr. 46–47. ISBN 9781934043745.
  213. ^ Zheng, Yangwen (2011). China on the Sea: How the Maritime World Shaped Modern China. tr. 112. ISBN 9789004194786.
  214. ^ Rutherford, Scott (2002). Vietnam. tr. 20. ISBN 9789812349842.
  215. ^ Minahan, James (2014). Ethnic Groups of North, East, and Central Asia: An Encyclopedia. tr. 231. ISBN 9781610690188.
  216. ^ Elman, Benjamin; Liu, Jenny (2017). The 'Global' and the 'Local' in Early Modern and Modern East Asia. tr. 175. ISBN 9789004338128.
  217. ^ Chan, Robert (2017). Korea-China Relations in History and Contemporary Implications. tr. 10. ISBN 9783319622651.
  218. ^ Xie, Xuanjun (2016). 第三中国论. tr. 202. ISBN 9781329800250.
  219. ^ Wu, Weiming (2017). 東亞易學史論:《周易》在日韓越琉的傳播與影響. tr. 161. ISBN 9789863502500.
  220. ^ Linduff, Katheryn; Rubinson, Karen (2008). Are All Warriors Male?: Gender Roles on the Ancient Eurasian Steppe. tr. 126. ISBN 9781461647508.
  221. ^ Chan, Yuk Wah (2013). Vietnamese-Chinese Relationships at the Borderlands: Trade, Tourism and Cultural Politics. tr. 28. ISBN 9781134494576.

Nguồn sửa

  • China Handbook Editorial Committee, China Handbook Series: History (trans., Dun J. Li), Beijing, 1982, 188–189; and Shao Chang Lee, "China Cultural Development" (wall chart), East Lansing, 1984.

Liên kết ngoài sửa