Thảo luận:Biểu tình Tây Nguyên 2004

Bình luận mới nhất: 10 tháng trước bởi Nacdanh trong đề tài Massacre

Góp ý sửa

@Nacdanh: Đối với các thông tin về phản ứng của VN, sử dụng nguồn từ VN thì không có vấn đề gì; còn đối với các thông tin về phản ứng của các bên khác, ta nên sử dụng nguồn từ phía đó nếu có thể, hoặc dùng nguồn từ phía thứ ba không có liên quan đến cuộc tranh chấp thì hay hơn. Việc sử dụng nguồn từ một phía tranh chấp về các quan điểm của các phía khác có thể dẫn đến việc phiến diện và bóp méo thông tin. NHD (thảo luận) 21:02, ngày 14 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

@DHN:, cảm ơn những góp ý. Bài viết về một sự kiện chính trị nhưng thông tin không nhiều, hy vọng nhiều người quan tâm và phát triển bài trong tương lai (cũng như hy vọng thông tin giải mã sẽ nhiều hơn sau một khoảng thời gian nào đó nếu có thể).Theo góp ý, tôi đã xóa thông tin mục "truyền thông quốc tế" có một nguồn dẫn từ phía báo địa phương Việt Nam. Do tiếp cận hạn chế thông tin nên mục "Bối cảnh" tôi chỉ dùng báo địa phương Việt Nam với tham khảo sự kiện và không dẫn lại bất kỳ quan điểm nào Ngoài ra, sau khi tìm hiểu, tôi thấy bối cảnh quá phức tạp và tài liệu đề cập không đủ. Do báo chí địa phương bị kiểm duyệt, nên tôi chỉ có thể tìm được một số ít ỏi thông tin. Nếu DHN cảm thấy thiếu trung lập, hy vọng bài được bạn sưả đổi thêm. Hy vọng nhiều người sẽ phát triển bài.--Nacdanh (thảo luận) 11:05, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tên bài sửa

@Nacdanh: Tên bài "bạo loạn" hiện nay thể hiện quan điểm của một phía trong cuộc (chính quyền VN). Hầu hết các phía thứ ba (không trong cuộc) gọi đây là "biểu tình" (protest), và có nguồn cũng cho rằng cuộc biểu tình này diễn ra ôn hòa. Ngay cả báo chí Việt Nam cũng vẫn gọi đây là cuộc "biểu tình" ([1]). Tôi nghĩ nên dùng tên "biểu tình", vì nó vừa phổ biến hơn và vừa trung lập hơn. NHD (thảo luận) 23:05, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

@DHN:, cảm ơn góp ý, đã sửa.Nacdanh (thảo luận) 07:46, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

fake news sửa

DHN, tôi phát hiện nguồn Đẩy mạnh thông tin để vạch trần âm mưu của Ksor Kok có trích dẫn "Đại sứ VN tại LHQ Lê Lương Minh đã nhấn mạnh như vậy. Ông đã có cuộc trao đổi với báo chí về việc Ủy ban Các tổ chức phi chính phủ (NGO) quyết định đình chỉ quy chế tham vấn của Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (TRP)" (báo có nội dung sai lệch) trong khi nguồn trực tiếp từ Liên Hiệp Quốc thì khiếu nại này của Việt Nam đã bị từ chối ECONOMIC AND SOCIAL COUNCIL ADOPTS TEXTS ON NGO PARTICIPATION, ISRAELI OCCUPATION, PALESTINIAN WOMEN, AS IT SUSPENDS 2004 SESSION (The draft decision on the suspension of the consultative status of the Transnational Radical Party (document E/2004/32) was rejected by a recorded vote of 20 in favour to 22 against, with 11 abstentions, as follows:). Nhưng trong nguồn này tôi lại muốn dùng nguồn để nói về quan điểm của ông đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, không biết nên để lại nguồn này? Hiện tại nguồn địa phương Việt Nam này đã bị xóa.

Đã giải quyết hết thắc mắc, mong nhận một phiếu từ bạn. Cảm ơn đã góp ý.--Nacdanh (thảo luận) 16:01, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nacdanh: Hơn một nửa mục "phản ứng quốc tế" nhắc đến phản ứng các quốc gia đối với TRP nhưng trong bài không thấy nói rõ TRP có hoạt động gì liên quan đến vụ này hay có phản ứng như thế nào. NHD (thảo luận) 17:31, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: như trong bình luận của các quốc gia, thì đây là đợt bỏ phiếu trừng phạt TRP (vì công nhận và cho phép Ksor Kok có tư cách thành viên pháp nhân để họp Liên Hiệp Quốc, tham gia phiên họp Uỷ ban Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc,... => có tư cách tham vấn tiếng nói)- một tổ chức phi chính phủ, đề nghị đình chỉ TRP 3 tháng nhưng bị bác bỏ với 20 phiếu thuận-22 phiếu chống- 11 phiếu trắng => Ksor Kok vẫn là thành viên TRP và được tham gia các phiên họp của Liên Hiệp Quốc, tiếng nói tương đương đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (một dạng bảo trợ hoạt động).Nacdanh (thảo luận) 17:49, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: nội dung đề cập ở tiểu mục Giai đoạn hòa bình.Nacdanh (thảo luận) 09:33, ngày 25 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Diễn biến sửa

Mình đang đọc phần đề mục "Diễn biến", muốn thảo luận thêm với bạn Nacdanh một chút. Mình thấy đoạn này viết tốt quá. Có điều mình thấy hơi lấn cấn về cấu trúc của đề mục này. Theo cấu trúc của bạn thì:

  • Phần 1: "Tổ chức Quỹ người Thượng (MFI, trụ sở ở South Carolina) tuyên bố..." đến "giải tán đám đông, con số thương vong hai phía sau nhiều giờ đụng độ chưa được thống kê." – Giới thiệu về diễn biến chính của sự kiện biểu tình (và đã kết thúc khi cảnh sát giải tán đám đông vào trưa ngày 10 tháng 4).
  • Phần 2: "Phía chính phủ Việt Nam cho biết..." đến "các đại sứ không có ý định bình luận thêm vào lúc này" – Phần "aftermath" sau sự kiện –với thông tin về số nạn nhân– có phải ý bạn là vậy không nhỉ? Phần này mình thấy đầy đủ ý và thông tin rất đa chiều.
  • Phần 3: Có 2 tiểu mục là sự kiện ở riêng Đắk Lắk và Gia Lai. Nhưng mình thấy 2 sự kiện này đều kéo dài chi tiết đến tối ngày 10 tháng 4 (Đắk Lắk) và 11 tháng 4 (Gia Lai). Như vậy thì hơi mâu thuẫn một chút với Phần 1 (đã nói ở trên).

Theo mình, mình muốn đưa hai tiểu mục của phần 3 này lên trên, trước phần 2. Lúc đó cấu trúc sẽ trở thành:

  • Phần 1: (không đổi)
  • Phần 2: 2.1. Đắk Lắk – 2.2. Gia Lai. (Nếu có thêm chi tiết sự kiện trong ngày 10 tháng 4 cho Kon Tum thì càng hay, không có cũng không sao, theo mình.)
  • Phần 3: (không đổi) "Phía chính phủ Việt Nam cho biết..."

Ý của mình là nói về diễn biến chi tiết theo thời gian, rồi mới tới số thương vong... Mình chưa thay đổi gì vì muốn thảo luận thêm với bạn. Nếu có DHN tham gia thảo luận thì tốt quá, vì mình thấy anh có góp ý nhiều về bài này. Cám ơn. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 06:36, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ltncanada tôi từng có ý muốn chuyển phần 3 nên trước phần 2 và thụt ô vào đề trình bày bắt mắt, nhưng rất tiếc wiki không có kiểu đó nên mới tống phần 3 xuống cuối cùng. Để phần 3 xuống cuối hơi lặp do phần hai đã nói về kết quả sự việc. Tôi không phản đối với đề xuất, bạn thấy tiện thì cứ đưa lên trên. Ngoài ra, cá nhân tôi không thích tách thành đoạn quá nhỏ, vì cho rằng sẽ tạo cảm giác vụn vặn và rời rạc bài, tạo cảm giác lê thê khi đọc nhưng kỳ thực nội dung thu được lại quá ít.--Nacdanh (thảo luận) 11:41, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nacdanh Đồng ý với những thay đổi của bạn. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 15:02, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Info box sửa

Để tránh việc có người nào đó định chuyển Đảng Cộng sản Việt Nam xuống dưới Chính phủ Việt Nam, tôi sẽ giải thích như sau: Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền tuyệt đối và đinh hướng hoạt động của Chính phủ Việt Nam, sẽ khác với Nhật Bản khi một nội các kết thúc nhiệm kỳ thì có thể chuyển giao cho nội các đảng phái chính trị khác hoặc vẫn giữ nguyên đảng chính trị đó. Vì vậy, chính sách của Chính phủ Nhật Bản mỗi nhiệm kỳ sẽ khác nhau, và không đảng phái chính trị nào nắm quyền tuyệt đối với Chính phủ Nhật Bản hiện tại vì quyền lực phân lập, nếu có xung đột thì Chính phủ Nhật Bản sẽ xếp trên và đảng phái chính trị sẽ xếp dưới.--Nacdanh (thảo luận) 14:55, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thêm nguồn sửa

Tôi có tìm thêm được nguồn này “Bây giờ chúng tôi rất căm thù Ksor Kơk”. Nếu ai đó quan tâm có thể phát triển giúp.--Nacdanh (thảo luận) 15:40, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tên gọi Đêga sửa

Mình nghĩ nên thống nhất vì có nhiều cách viết–Đềga, Đề-ga, Dega, Degar–trong nhiều đoạn của bài. Mình đoán có lẽ bạn Nacdanh sử dụng tên theo nguồn mà bạn trích dẫn. Điều này không sai về mặt nguyên tắc, nhưng mình nghĩ thống nhất thì sẽ giúp bài viết trở nên dễ đọc (và bách khoa?) hơn. (Có thể đâu đó ở phần đầu, bạn có thể dẫn: "Đêga (hay còn gọi Đề-ga, Dega, Degar)..."). Thân. LTN.Canada (thảo luận) 17:55, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ltncanada thân mến, tôi nghĩ cách hay nhất là có một dòng chú giải là hợp lý, nhưng do không biết cú pháp, hy vọng bạn có thể tạo giúp một cước chú dẫn giải. Thứ hai, về tên gọi, theo thông tin từ Người Thượng thì đúng là "dân bản địa thiểu số Tây Nguyên" dùng tên gọi "Đêga" đại diện cho chính họ, vì vậy tán thành thành thống nhất dùng "Đêga". Những tên gọi khác xuất phát từ quan điểm của các phía Người Pháp, Người Mỹ, Người Việt gọi nên không được chính danh và giống một phái sinh theo tên gọi, một dạng "sai khác được chấp nhận". Ngoài ra, một số người Việt (đa số thuộc giai đoạn thời bao cấp) chịu ảnh hưởng của nối phiên âm "khá dị" (kiểu một số phiên âm trong giáo trình phổ thông giáo dục) thì có thể biến thể thêm tên gọi - một dạng phương ngữ địa phương. Cuối cùng theo như đề nghị của bạn, tôi nghĩ thông nhất dùng "Đêga" là hợp lý. Mong bạn giúp đỡ, vì hiện tại tôi không rõ cước chú tạo "chú giải", cũng như không quá rành ngôn ngữ tiếng Việt bằng chính quốc, mong bạn giúp. Cảm tạ.--Nacdanh (thảo luận) 18:12, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chào bạn Nacdanh. Mình cũng hiểu Đêga có nhiều cách viết khác nhau do tài liệu, phiên âm... nên mình hiểu vì sao bạn dẫn trực tiếp như vậy. Nếu là mình, mình cũng thấy khó vì quá nhiều "dị bản" như vậy. :) Mình hoàn toàn đồng ý việc chú thích. Về cước chú, thì mình nghĩ dùng chú thích ref như bình thường, bạn thấy sao? Mình sửa thử ở đây [2], bạn xem qua; nếu cần bạn có thể sửa câu cú cho phần giải thích này. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 18:38, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ltncanada, nếu đã quyết định chú giải như vậy, những bài liên quan như Nhà nước Đề Ga có nên đổi tên thành "Nhà nước Đêga"? vì "nếu đúng như giả thiết mong muốn của người Thượng" thì tên gọi "nhà nước mới" phải là nhà nước đại diện cho sắc tộc của họ? (tên gọi hiện tại đang theo cách phiên âm của người Việt). Tôi nghĩ bạn nên đổi giúp lại tên bài, và đồng bộ giúp "Nhà nước Đêga" trong toàn bộ bài Biểu tình Tây Nguyên 2004 sẽ hợp lý. Do là người trực tiếp viết, có thể không tránh khỏi sai sót mà chính cá nhân đọc mãi không ra, người khác sẽ dễ dàng tìm ra hơn nên mong bạn giúp đỡ bài viết. Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 19:42, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nacdanh Mình có thể sửa đồng bộ tên gọi Đêga trong bài Biểu tình Tây Nguyên này. Nhưng về bài viết kia, thú thật, mình không biết cách sửa tên/tiêu đề một bài viết trên Wikipedia. Chắc phải nhờ ai đó rành hơn. :) Thân. LTN.Canada (thảo luận) 20:05, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ltncanada, bài đã được đổi tên, hy vọng bạn đồng bộ giúp và tìm thêm các sai sót.Nacdanh (thảo luận) 20:07, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nacdanh Cám ơn. Mình cũng đã sửa. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 20:16, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tình trạng chính quyền địa phương sửa

Về tình trạng chính quyền địa phương kể từ sự kiện 2004, các vụ việc tham nhũng khai thác gỗ của doanh nghiệp nhà nước tại Tây Nguyên, các sai phạm trong quản hoạt động địa phương, tình trạng khai thác rừng đã được cập nhật. (theo góp ý tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Biểu tình Tây Nguyên 2004 của Vuhoangsonhn).--Nacdanh (thảo luận) 07:55, ngày 24 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Massacre sửa

Nếu bất kỳ ai cảm thấy từ en:Massacre dịch thành Thảm sát là sai, xin mời thảo luận tại Thảo luận:Thảm sát để đổi tên loạt bài cho đồng bộ. Chỉ khi bài chính Thảm sát được đổi tên, thì từ tương đương ở bài phụ này sẽ được đổi tên theo bài chính ngay lập tức. – Nacdanh (thảo luận) 16:38, ngày 13 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Biểu tình Tây Nguyên 2004”.