Thảo luận:Chiến dịch Mãn Châu (1945)

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Tazadeperla trong đề tài Tính pháp lý quốc tế
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Không có tiêu đề sửa

Có bao nhiêu Chiến dịch Mãn Châu trong lịch sử?Nếu có 1 thì tôi muốn di chuyển bài nay thành Chiến dịch Mãn Châu.--Minhminhquangquang (thảo luận) 14:27, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hồi ký của Stemencô, Vassilevski và Zhukov gọi đây là chiến dịch Viễn Đông. Có thể gọi bằng tên này không, vì phạm vi của chiến dịch ngoài Mãn Châu còn có Nam Sakhalin và các đảo Kouril ? Dieu2005 (thảo luận) 06:49, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đế nghị các bạn bổ sung nguồn và chú thích, Nói thẳng là cái bài gần như không có nguồn nào, đáng nhẽ ra tôi đã đặt "thiếu nguồn gốc". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:38, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài vẫn đang viết mà bạn --minhhuy*=talk-butions 05:03, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bài này cũng quan trọng đấy chứ.--Saidclub (thảo luận) 10:45, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đa tạ bác Tâm đã sửa đổi lớn giúp bài hoàn thiện hơn.--Saidclub (thảo luận) 10:45, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có chiến dịch đánh chiếm Mãn Châu của Nhật Bản năm 1932, kết thúc bằng hiệp ước Nhật-Mãn 1932. Tuy nhiên, đây là một chiến dịch kiểu như "chiến tranh một phía". --Двина-C75MT 06:57, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đoạn mở đầu sửa

Mở đầu bài nghe đã không ổn rồi. Mục tiêu của quân đội Liên Xô là nhắm vào Lục quân Nhật, cụ thể là Đạo quân Quan Đông, chứ đâu nhằm vào chính quyền Mãn Châu Quốc của Phổ Nghi ? Dieu2005 (thảo luận) 05:48, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đâu có tồi lắm.--Saidclub (thảo luận) 04:11, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có thể là Saidclub đã xem sau khi đoạn mở đầu đã được một thành viên khác hoàn thiện rồi. Dieu2005 (thảo luận) 11:27, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quân Mông Cổ sửa

Vì sao trên bảng ghi quân Mông có 18000 mà ở phần lực lượng là 80000?--Saidclub (thảo luận) 14:25, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Do lỗi đánh máy khi nghe-đọc. Đã chỉnh lại.--Двина-C75MT 06:47, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Sai gì mà lệch tới 62000 quân lận.------Великая отечественная война (thảo luận) 09:59, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thế này nhé, 62.000 kỵ binh đó giao cho I. A. Pliev chỉ huy, tính vào quân của Tập đoàn quân Kỵ binh-cơ giới Liên Xô-Mông cổ. Choibalsan chỉ cầm riêng 18.000 kỵ binh. Chiến tranh vệ quốc vĩ đại là thế đấy. --Двина-C75MT 14:51, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Diễn biến sửa

Thứ tự diễn biến trong bài bị đảo lộn. Đúng ra thì Đông và Tây Mãn Châu bị tấn công trước, Bắc Mãn Châu và Triều Tiên bị tấn công sau. Tôi sẽ sửa lại và bổ sung toàn bộ. --Двина-C75MT 06:47, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Những phát triển về nghệ thuật tác chiến sửa

Đoạn này có thể có vi phạm bản quyền, rất giống đoạn tương tự tại trang webnày. Khi nàu hoàn thành xong phần diễn biến và kết quả, tôi sẽ xóa đi vào làm lại do đoạn này có thể là đoạn "copy"-"paste" --Двина-C75MT 06:52, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Di chuyển sửa

Sở dĩ tôi di chuyển bài này thành chiến dịch Bão tháng Tám vì đây mới là tên gọi của chiến dịch (do Liên Xô đặt).Quân Nhật không gọi chiến dịch này là gì cả vì họ là kẻ bị tấn công.[cần dẫn nguồn]Còn chiến dịch Mãn châu không phải là tên của nó.Đồng thời, "loại trừ" sự phân biệt của chiến dịch này với các chiến dịch khác cùng diễn ra ở Mãn châu vào các thời điểm khác nhau.--ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ (thảo luận) 13:49, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quân Nhật gọi chiến dịch này là gì?--ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ (thảo luận) 13:53, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin đừng bao giờ tự ý di chuyển khi chưa đạt được sự đồng thuận, nhất là khi bài đang được nhiều thành viên đóng góp, làm vậy là không tôn trọng người đóng góp --minhhuy*=talk-butions 15:01, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phía Liên Xô giữ bí mật tuyệt đối về chiến dịch này nên từ khi khởi sự đến khi thực hiện xong đã không đặt cho nó một tên gọi nào hết, kể cả mật danh. Việc trao đổi giữa Tổng hành dinh ở Moskva và Sở chỉ huy ở Trita đều dùng mật mã. Mãi sau này, khi đã hoàn thành và thông báo cho các đồng minh, họ mới gán cho nó cái tên "Bão tháng Tám", còn trong sử sách của mình thì Liên Xô đều dùng "Chiến dịch Mãn Châu". Chỉ có I.V.Stalin, S. M. Stemenko, Lomov (Bộ Tổng tham mưu) và 3 thành viên Hội đồng quân sự mặt trận Viễn Đông biết toàn bộ kế hoạch này. Những chỉ huy còn lại chỉ biết nhiệm vụ của phương diện quân, tập đoàn quân do mình chỉ huy.

Tên vị chỉ huy trong info-box sửa

Tôi thấy bạn ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ vừa bổ sung thêm mấy tên vị tướng chỉ huy vào Info-box, tôi xin có ý kiến:

  • Vua Phổ Nghi chỉ là bù nhìn, đâu xứng được gọi là chỉ huy trong cuộc chiến.
  • Nguyên soái Choibalsan có cấp bậc rất lớn, nhưng cũng chỉ huy một đơn vị nhỏ trong trận này. Tôi thấy nếu cần thêm thông tin thì nên bổ sung thêm các vị tư lệnh phương diện quân: Meretxcop, Tolbukhin và Purkaev còn hợp lý và có ý nghĩa hơn. Có thể giữ lại tên Choibalsan sau tên mấy vị này.Dieu2005 (thảo luận) 04:18, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vũ khí sinh học sửa

Thì ra quân Nhật thật dã man. Chúng dùng vũ khí sinh học để giết người Trung Quốc. Nhưng xin hỏi thông tin này có đúng 100% ko? Lớp tôi đang có 1 dự án nghiên cứu về sinh học (trong đó có vũ khí sinh học).--ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ (thảo luận) 14:39, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chất lượng sửa

Bài này không là ứng cử viên bài viết chọn lọc thì cũng phải đạt chất lượng B. Các bạn có thể cho ý kiến về chất lượng bài viết này không?--ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ (thảo luận) 14:03, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bác Minh Tâm vẫn đang viết thì làm sao đánh giá chất lượng được, chờ viết xong đã rồi hẵng hay --minhhuy*=talk-butions 04:59, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đến thời điểm này thì bác MT đã viết xong chưa nhỉ? tôi thấy có nhiều chổ cần wikify lắm đấy.--Tranletuhan (thảo luận) 07:24, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi còn chưa kịp hiệu đính thì anh bạn phía trên đã đem đi đề cử mất, đành phải gắn cho xứng vậy --minhhuy*=talk-butions 07:50, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Tranletuhan đã wiki hóa một số chỗ. Ngoài ra, còn nhiều vến đề về tài liệu chưa được xử lý. Dù sao cũng cảm ơn Saidclub mặc dù trong thâm tâm, tôi chưa muốn. Thời gian thúc ép dữ quá. Đành gồng mình lên vậy. --Двина-C75MT 09:53, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Shevchonko sửa

Tham mưu trưởng Phương diện quân Viễn Đông 2 là Shevchonko hay là Shevchenko? thảo luận quên ký tên này là của Saidclub (thảo luận • đóng góp).

Nhầm e và yo. Đã sửa. --Двина-C75MT 07:12, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Sao lại nhầm e và yo? Nếu thế thì phải là Shevchyonko chứ!?--ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ (thảo luận) 13:33, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vấn đề là khi viết tiếng Nga bằng chữ hoa như ЗAЩИTИM ГOPOД BИKИПEДИЯ chẳng hạn, nguời ta không hay đánh dấu trọng âm, dấu âm điệu. --Двина-C75MT 14:31, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Số quân Nhật sửa

Trú đóng trên lãnh thổ Mãn Châu là Đạo quân Quan Đông, lực lượng ưu tú và tinh nhuệ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, được chỉ huy bởi Tư lệnh là Đại tướng Yamada Otozō và Tham mưu trưởng là Trung tướng Hata Hikosaburo.[40] Ngoài biên chế chính thức bao gồm ba phương diện quân và năm tập đoàn quân độc lập, dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Đạo quân Quan Đông còn có các đơn vị của Mãn Châu Quốc, Nội Mông và Cụm quân Tuy Viễn của Quận vương Devan.[41][42] Cho dù được trang bị kém, số lượng các đơn vị này cũng lên đến 8 sư đoàn bộ binh, 7 sư đoàn kỵ binh và 15 lữ đoàn bộ binh và kỵ binh. Tổng số quân Nhật Bản và chư hầu có 1.217.000 người. Trong đó có 993.000 quân Nhật, 170.000 quân Mãn Châu Quốc và 44.000 quân của Quận vương De Van. Vũ khí trang bị có 1.155 xe tăng, 5.360 pháo, 1.800 máy bay[2] và 25 tàu chiến thuộc Hạm đội sông Tùng Hoa.

Như vậy quân Nhật chỉ có 993.000 chứ không phải 1.217.000118.68.226.34 (thảo luận) 05:39, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cụm/TĐQ Cơ động Kỵ binh - Cơ giới hoá sửa

Tôi đã thay TĐQ Kỵ binh- Cơ giới bằng đúng từ Cụm Cơ động Kỵ binh - Cơ giới hoá để thể hiện đúng vai trò và tổ chức của lực lượng này. Biên chế của cụm tuy không có headquaters của cấp quân đoàn như ở giai đoạn trước của chiến tranh, nhưng cũng chỉ tương đương 1 quân đoàn kỵ binh + 1 quân đoàn bộ binh cơ giới hoá + các đơn vị hoả lực hỗ trợ. Tazadeperla (thảo luận) 03:06, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Những tiến triển của nghệ thuật quân sự Xô Viết sửa

Phần này của bài viết chưa tốt. Nói về "tiến triển" mà không nêu được cụ thể là "tiến triển" gì, ngoài chuyện bí mật tập trung quân, bí mật lập chỉ huy sở - vốn là những bài xưa như trái đất của Hồng quân. Trong khi đó, chiến dịch này là đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Xô Viết, "chính xác như giải phẫu", "linh động như nước chảy tràn qua vùng bằng", quân tinh tướng giỏi, đúc kết kinh nghiệm cả 4 năm trước đó. Tazadeperla (thảo luận) 03:44, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cách ghi chú thích sửa

Bài hiện đang rất lộn xộn về cách ghi chú thích, cái thì trước dấu chấm, cái thì sau dấu chấm. Đề nghị ai sửa bài nhất trí một cách ghi chú thích. Tôi rất mốn sửa nhưng không biết ý mọi người để thế nào cho hợp. Tôi có đề nghị là để sau dấu chấm.--Prof MK (thảo luận) 05:30, ngày 23 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cho rằng chúng ta để thế nào cũng được, ko nên quá cứng nhắc về 1 cách (just my opinion)!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:59, ngày 23 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Máy bay ném bom nào ? sửa

Mở đầu pần diễn biến có đoạn viết 76 máy bay ném bom thuộc Tập đoàn quân không quân ném bom tầm xa 19 của Liên Xô vượt qua không phận biên giới. Người viết lúc đầu (hình như bác Tâm) bảo đây là en:Ilyushin Il-14 nhưng kiểm tra bên en wiki thì Il-14 là máy bay phản lực chở khách đến năm 1950 mới xuất hiện. Vậy tôi tạm thời xoá tên máy bay này để chờ bổ sung sau.--Prof MK (thảo luận) 23:18, ngày 23 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chi tiết đã nêu có sạn: Không quân LX hồi đó không có TĐQ ném bom tầm xa 19, mà chỉ có Quân Đoàn Không quân 19 trực thuộc PDQ VĐ1, trong biên chế có SĐ ném bom 33, 55 + 2 trung đoàn ném bom tầm xa 442, 443 (dùng máy bay Il6). BTW, nhân kiểm tra lại OOB, bài ai viết nhiều lỗi sai quá... LX hồi đó không tổ chức Tập Đoàn quân Phòng không, chỉ duy trì ở tiểu đoàn + lữ đoàn + trung đoàn độc lập, không biết TĐQ phòng không ở đâu ra???????? Bài viết như một nồi tả pín lù mà cũng gắn sao cho được?????????????????????????????????????Tazadeperla (thảo luận) 18:19, ngày 2 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bài này chủ yếu là do bác Minh Tâm, một người rất có kinh nghiệm về nghiên cứu quân đội Liên Xô viết. Tazadeperla có thể nêu rõ là Bài viết như một nồi tả pín lù ở đâu hay không ngoài chi tiết nhỏ mà anh vừa nêu ra ở trên ?--Prof MK (thảo luận) 06:04, ngày 3 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Những bài viết đề tài quân sự dĩ nhiên luôn là một đề tài nóng gây nhiều tranh cãi (vì các tư liệu lịch sử quá lâu và mỗi người viết lại khác nhau), nên lỡ có mắc sai sót là chuyện đương nhiên. Hơn nữa Wikipedia chỉ nhằm mục đích đăng tải thông tinh từ những tình nguyện viên đóng góp trên toàn thế giới. Tôi cảm thấy buồn khi nghe Taza nói vậy -- ClanKeytalk-butions 10:27, ngày 3 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chuyện Tả pín lù có cần phải nói không MK? Chỉ nhìn 2 chi tiết cũng thấy rồi: 1) Cả bài viết có 3 bản đồ, 1 cái tiếng Trung, 1 cái tiếng Anh, 1 cái tiếng Nga, ai đưa bản đồ người ấy tự đọc hiểu. 2) Nhìn vào hơn 100 nguồn tham khảo, mỗi thứ 1 cách: có 2 nguồn chỉ tới tên sách mà thôi (dưới hồ có kim, cứ việc xuống đấy mà mò); có nguồn chỉ vào một cái đĩa DVD; còn các nguồn của Glantz thì không chỉ được tới trang hay chương; thậm chí nguồn số 136 hiện tại là nguồn bịa - chỉ tới trang 325 không có trong trang web trích dẫn, sách của Glantz cũng không hề có ý đó.

Còn chuyện sạn, phải, vô số sạn: Tuyên bố Yalta? Có phải từ tuyên bố nghĩa là nói rõ cho ai ai đều biết? hay là có ý thoả thuận ngầm? OOB có tới 5 lỗi nhầm giữa Trung tướng - Thượng tướng - Thiếu tướng. Phần Kế hoạch tác chiến... thì nói tới TĐQ 17 tiến bên cánh phải của TĐQ Xe tăng CV6 là ngăn không cho quân Nhật rút từ Tây Bắc Mãn Châu về Trung bộ - TĐQ này bên cánh phải làm sao đánh Tây Bắc Mãn Châu? Còn phần Tiến triển của nghệ thuật quân sự còn có kết luận quân đội Liên Xô không sử dụng các mũi tấn công hợp điểm như vẫn thường sử dụng trên mặt trận Xô-Đức mà sử dụng các đòn đột kích song song từ hai phía Đông và Tây Mãn Châu... vậy 2 PDQ Zabaikal và VĐ1 không gặp nhau ở Trường Xuân?

Sorry MK nhé. Bài viết có nhiều người tham gia, nhưng thiếu một người giữ mạch viết liền lạc, thành ra như một băng nhạc đủ loại nhạc cụ mà thiếu một nhạc trưởng.Tazadeperla (thảo luận) 18:29, ngày 3 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

TÐQ Phòng Không sửa

Tôi không muốn đưa ra ý kiến phê phán, chê trách bất kỳ ai vì bất kỳ lý do gì. Vì vậy, Taza nên đọc kỹ các nguồn tài liệu trước khi phán xét. IL-4 không phải là máy bay phản lực mà là máy bay cánh quạt: vừa vận tải, vừa ném bom. Nó đây. Số 1 là thừa (lỗi của NXB in sách). Tiếp theo: Tập đoàn phòng không là đơn vị có nêu trong hồi ký của cả S. M. Stemenko và A. M. Vasilevsky, các sách này bán không quá 20 USD một cuốn. Còn việc khảo nguồn dẫn. Đã bỏ ra 150 USD để mua sách thì nên bỏ tiếp 850 USD nữa để mua nốt những sách cần thiết. Một cuốn sách có thể do nhiều NXB khác nhau in, và đương nhiên, không thể giống nhau về số trang. Đó là chưa kể đến mọt số NXB tập hợp một số tác phẩm vào chung một cuốn. Về tuyên bố Yalta, mời Taza qua wikisource để xem. Kể cả tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Chỉ trích không phải là cách tốt để tiến bộ. Chỉ có tự chỉ trích thì mới tiến bộ được. Không sao cả. Sớm muộn, bài viết cũng sẽ tốt lên nhưng nhờ việc làm chứ không phải là sự cãi vã. Nhân đây, Taza nên hiểu rằng trên wiki khôgn có trưởng hay phó gì hết. Không ai có quyền sai bảo ai. Tất cả đều là thành viên và bình quyền. --Двина-C75MT 03:42, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nếu có Tập đoàn quân phòng không, anh làm ơn cho xin số hiệu và tướng chỉ huy để đưa vào. Cảm ơn nhiều. Tazadeperla (thảo luận) 14:26, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
BTW, còn anh nói tuyên bố Yalta, tôi chỉ đọc thấy thoả thuận Yalta. Tôi cũng không nghĩ là nhà lãnh đạo nào đó muốn tuyên bố những chuyện được ghi lại trong cuộc họp của họ. Có vậy thôi. Tazadeperla (thảo luận) 14:31, ngày 12 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ảnh Khorloogiin Choibalsan sửa

Tôi bỏ ảnh của ông này, vì lý do đây là bài viết về chiến dịch, không phải về chính trị, nên chỉ đưa ảnh của những người quan trọng nhất đối với chiến dịch, chứ không đưa ảnh cho đủ lệ bộ. Mà xét với quan điểm này, thì Choibalsan không đủ tiêu chuẩn: ông nguyên soái này là cấp dưới của tướng Pliev trong chiến dịch. Bạn nào thấy ảnh bị bỏ, xin khỏi phiền. Tazadeperla (thảo luận) 18:00, ngày 3 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Địa danh ở Mãn Châu sửa

Nhân đây cảm ơn anh Nguyễn Việt Long (thảo luận) đã dành thời gian khảo cứu và giúp chỉnh lý chu đáo các địa danh ở Mãn Châu, đủ cả tên mới lẫn tên cũ, cả trong phần bài viết lẫn trên bản đồ. Những đóng góp của anh thực sự rất quý báu vì giúp phục dựng được bức tranh chiến dịch ở mức độ tin cậy nhất có thể. Tazadeperla (thảo luận) 13:10, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một số ý bị bỏ/thay đổi sửa

Trong việc biên tập lại bài viết, nhằm tô rõ hai vấn đề trọng tâm là diễn biến của chiến dịch và vai trò của nó trong việc dẫn tới Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, tôi chọn lọc các chi tiết để lắp ghép thành 2 tuyến sự kiện như sau:

Tuyến 1: Bức tranh chiến dịch Các chi tiết như quân số, địa danh đều được khảo cứu lại nhằm làm rõ tính chất chiến dịch, tức là hành quân đến đâu, lúc nào, đánh với đối thủ như thế nào. Các chi tiết mang tính chiến thuật, cục bộ, thiếu liên kết, như mô tả quá kỹ một trận đánh hay phục kích, đều bị lọc bỏ bớt.

Tuyến 2: Bức tranh chính trị - ngoại giao Tôi bổ sung nguồn của Hasegawa (một tác giả Nhật Bản) để mang tính trung lập hơn đối với người đọc. Tôi cũng tận dụng một số nguồn cũ trong bài, nhưng theo nguyên tắc chỉ tập trung vào quan hệ LX - Mỹ - Nhật và diễn biến ở nước Nhật.

Trong quá trình biên tập lại, tôi có thay đổi một số ý như sau:

1) Ý cũ: Tuy vậy, Nhật Bản vẫn còn hy vọng duy trì một lực lượng trên bộ để giữ được chủ quyền quốc gia và các thuộc địa Triều Tiên, Mãn Châu quốc; trong đó, đạo quân Quan Đông với quân số đông nhất, mạnh nhất, được xem là chủ lực của kế hoạch này. =>> ý này nhấn mạnh vai trò của Đạo quân Quan Đông hơn là vai trò địa lý của Triều Tiên - Mãn Châu. Đúng hơn là Triều Tiên và Mãn Châu là hậu phương của Nhật Bản, do đó Đạo quân Quan Đông mới có vai trò quan trọng.

2) Ý cũ: Tại Trung Quốc, họ liên tục bị quân Quốc dân đảng và Cộng sản Trung Quốc tập kích. Vì thế, tuy binh lực không bị tổn thất lớn, nhưng thực tế quân Quan Đông đã bị suy yếu nghiêm trọng. Họ đã trở thành "đội quân mạnh nhưng đã mất tinh thần"=>> Ý này không rõ: mạnh là "mạnh như thế nào", còn mất tinh thần ở mức nào, vì rõ ràng, Đạo quân Quan Đông vẫn tổ chức được các đội cảm tử diệt tăng và các TĐQ Không quân vẫn tổ chức được kamikaze, còn đội quân phòng thủ Mẫu Đơn Giang đã chiến đấu đến người cuối cùng thì không thể nói là đã mất tinh thần.

3) Nội dung: Chiến dịch còn cho quân đội Liên Xô một thành công ngoài mong đợi, đó là giúp người Trung Quốc lật đổ chính quyền thân Nhật ở Mãn Châu, bắt sống vua Phổ Nghi đưa về Liên Xô và sau đó trao lại cho chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cũng trong chiến dịch này, quân đội Liên Xô còn phát hiện nhiều tài liệu và một số phòng thí nghiệm vũ khí vi trùng mà "Đơn vị 731" của quân đội Nhật đang nghiên cứu và đã thử nghiệm trên cơ thể tù binh Trung Quốc; góp phần ngăn chặn một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới hết sức nguy hiểm cho nhân loại. bị bỏ khỏi phần đề dẫn của bài vì các lý do:

- Nội dung cần làm rõ là vai trò của Chiến dịch Mãn châu đến việc đầu hàng của Nhật Bản, chứ không cần nói nhiều đến vai trò của nó đối với Trung Quốc. Chi tiết về Phổ Nghi cũng bị bỏ, kể cả trích dẫn lời nói "Với lòng tôn kính sâu xa ngưỡng vọng tới Đại nguyên soái Liên Xô Stalin, tôi xin bày tỏ với Ngài lòng biết ơn chân thành và chúc Ngài dồi dào sức khoẻ, vì Phổ Nghi không có vai trò gì đặc biệt trong chiến dịch này.

- Nội dung vũ khí sinh học sẽ chỉ được nhắc tới, nhưng giảm vai trò. Lý do là lúc đó Mỹ sử dụng bom nguyên tử - một thứ vũ khí đáng sợ hơn - mà không bị kết tội, thì không có lý do gì để kết tội việc phát triển vũ khí sinh học cả. Nhấn mạnh ý này có nghĩa là thiếu trung lập với người Nhật.

4) Trong các nội dung về diễn biến chính của chiến dịch, tôi bỏ bớt các chi tiết như vượt sông bằng 30 xe lội nước hay Bộ Tư lệnh Phương diện quân Zabaikal đã quyết định cho sử dụng 6.489 chiếc trong tổng số 9.491 ô tô vận tải được cấp cho phương diện quân vào việc chuyên chở nhiên liệu vì xét thấy các chi tiết này có thể làm phức tạp hơn quá trình nắm bắt dòng chảy thực sự của các hoạt động quân sự trong chiến dịch.

Một số nguồn quan trọng bị bỏ hoặc đang khảo cứu lại để thay, bao gồm:

1) Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Henry Stimson đã viết :"Mỹ cần ít nhất là 5 triệu quân và các trận đánh chính sẽ kết thúc sớm nhất vào cuối năm 1946. Và qua các chiến dịch đó, ta phải mất ít nhất 1 triệu sinh mạng. " Đại tướng Hoa Kỳ Douglas MacAthur cũng cho rằng: "Chỉ khi nào Lục quân Nhật bị tiêu diệt thì Nhật Bản mới bị đánh bại".=>> cần được dẫn từ nguồn Mỹ để bảo đảm khách quan.

2) *Trả lại quần đảo Kuril cho Liên Xô. =>> Quần đảo Kuril đang có tranh chấp chủ quyền, nên diễn dịch trả lại nghĩa là thiên vị Nga. Trong văn bản chính thức, thì đoạn này cũng tách riêng quần đảo Kuril ra khỏi các quyền lợi cũ của Nga và dùng từ mang tính trung lập là chuyển sang.

Xin góp ý Taza là lần sau hãy nêu ý kiến thảo luận trước rồi hãy làm, đừng bắt chước người Nhật tấn công Trân Châu Cảng, làm xong mới nói.--Prof MK (thảo luận) 16:12, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Huấn thị 7 điểm của bộ tổng tham mưu Nhật với đạo quan Quan Đông sửa

Huấn thị 7 điểm đã nêu ra động thái đối phó của đạo quân Quan Đông với cuộc tấn công của Liên Xô, là 1 phần của kế hoạch và diễn biến trận đánh nhưng đã bị thành viên Tazadeperla xoá bỏ mà không thông qua thảo luận. Nay xin hỏi ý kiến là có nên khôi phục lại huấn thị 7 điểm vào bài không ?--Prof MK (thảo luận) 16:12, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Larionov & Shimushu sửa

?? => 上陸防御教令案 Taza (thảo luận) 16:47, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tính pháp lý quốc tế sửa

Anh Minh Tâm ạ,

Về tính pháp lý quốc tế, thực ra câu của anh thêm vào không hợp lý lắm, vì thoả thuận Yalta mà Stalin ký chung với Roosevelt và Churchill không hề được Xô Viết Tối Cao chuẩn y, vì thế nó nằm dưới Hiệp định Trung lập Xô Nhật - vốn được Xô Viết Tối Cao chuẩn thuận vào ngày 25 tháng 4 năm 1941. Cho nên, vin vào một Thoả thuận làm cơ sở pháp lý quốc tế cho việc xé bỏ một Hiệp ước là rất yếu.

Tuy nhiên, tôi sẽ mở thêm trang mới - Chiến tranh Xô-Nhật (1945) để bàn rộng hơn về nội dung chính trị - ngoại giao - trong đó sẽ có đề mục riêng về chuyện này. Còn nội dung bài này, vì tựa đề là Chiến dịch Mãn Châu, nên sẽ được cắt bớt các nội dung về chính trị, dành không gian bài chủ yếu cho hoạt động quân sự. Khi viết bài mới, tôi sẽ đưa câu của anh thêm vào sang trang ấy. Taza (thảo luận) 11:47, ngày 26 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chiến dịch Mãn Châu (1945)”.