Thảo luận:Chiến tranh Xô–Đức/Lưu1

(Đổi hướng từ Thảo luận:Chiến tranh Xô-Đức/Lưu1)
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Nên rút ngắn lại

Untitled sửa

Liên minh chống Phát xít hay Đồng minh chống Phát xít.Tại sao có hai từ này. Có phải từ "liên minh" thì dùng với ý xấu còn "đồng minh" thì tốt. Phe Trục thì liên minh, phe ngược lại thì Đồng minh.Xuxi 06:30, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Liên minh hay đồng minh thì không có ý xấu hay tốt gì cả: Liên minh là một tổ chức còn đồng minh là các thành viên của tổ chức đó tôi hiểu là như vậy: do đó liên minh chống phát xít gồm các thành viên đồng minh là Anh, Mỹ, Lxô. Ở bài viết bạn đã chữa một số từ "một số đồng minh của Đức quốc xã" thành "một số liên minh của Đức Quốc xã" tôi thấy là không đúng. Khi viết là liên minh chống phát xít không phải vì cho liên minh là nghĩa tốt. Và viết đồng minh của Đức thì không phải vì ý xấu mà tuỳ thuộc ý của câu muốn chỉ về tổ chức liên minh hay là các thành viên là đồng minh.--Tô Linh Giang 07:21, 9 tháng 9 2006 (UTC)
Có thể bạn đúng, nhưng nếu theo cách viết thường thấy thì từ " liên minh" dùng cho hiệp ước mở rộng phe Trục Đức -Ý sau đó thêm Nhật hoặc các nước khác như Tây Ban Nha hoặc Hungary, Rumani..., còn phe ngược lại thì là hiệp ước Đồng minh. Trên báo trong nước thì dùng liên minh Mỹ Anh tấn công Irac, Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) với hàm ý các mối hợp tác không tốt. Nhưng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai thì dùng đồng minh Anh Mỹ không dùng từ liên minh. Bạn có thể gặp các trục Bắc kinh - Oasinhtơn, trục Tokyo - Oasinhtơn các liên minh đó không thể nào là tốt được, họ không là "đồng minh" của nhau mà cùng phe thôi chứ? Hay là từ ngữ hồi này đã thay đổi nghĩa?Xuxi 07:50, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Sau chiến tranh Liên Xô bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu năng lục sản xuất của Liên Xô là dành cho hàng quốc phòng, các loại vũ khí do các cơ sở được di chuyển sang phía đông đảm nhiệm. Việc khôi phục sản xuất ở phía tây Liên Xô phải mất vài kế hoạch 5 năm. Ngoài ra Liên Xô còn chịu thương vong lớn trong thế chiến lên đến gần 20 triệu người, đây là tổn thất rất lớn có tác động đến mọi mặt của xã hội. Vì vậy đánh giá Liên Xô sau chiến tranh là siêu cường quân sự thì được, nhưng đánh giá là một trong hai siêu cường e hơi sớm. Chỉ khi phe xã hội chủ nghĩa hình thành với thị trường rộng lớn bao gồm cả Trung Quốc thì Liên Xô vốn là đầu tàu của khối về mọi mặt mới có điều kiện trở thành siêu cường, t6ất nhiên là phải qua một thời gian. Tôi nghĩ cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960 thì Liên Xô mới được xem là một trong hai siêu cường của thế giới.

Trong các hồi ký của các tướng lĩnh, nguyên soái, tổng công trình sư, thứ trưởng Bộ quốc phòng Xô Viết ( đã dịch ra tiếng Việt) có nhắc đến sự giúp đỡ to lớn của phe đồng minh nhất là của Mỹ dành cho Liên Xô trong việc khôi phục sản xuất ở Xibêri, Mỹ còn cung cấp cả nguyên vật liệu cũng như các loại vũ khí hạng nặng, máy bay, chuyên gia. Tôi nghĩ tình hình Chiến tranh Lạnh lúc đó mà các Tổng công trình sư, Nguyên soái Liên Xô viết như vậy thì thông tin này chắc là thật.

Các hồi ký này đều có số liệu sản xuất vũ khí của cả hai bên, tiềm lục kinh tế cả hai bên và đánh giá chiến thắng của Liên Xô là có cơ sở khách quan bên ngoài yếu tố chủ quan là tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng mãnh của quân đội Xô Viết. Hiện tôi không còn giữ các cuốn hồi ký này, nên không bổ sung số liệu được Xuxi 16:00, 24 tháng 9 2006 (UTC)

Siêu cường, Lend-lease sửa

Siêu cường bản thân từ này không có định nghĩa chặt chẽ: Không ai đưa ra định nghĩa siêu cường thì mức sống là bao nhiêu, GDP, GNP là bao nhiêu, theo tôi hiểu siêu cường là cường quốc dẫn đầu thế giới về ảnh hưởng. Liên Xô sau thế chiến tất nhiên đời sống kinh tế cuộc sống nhân dân còn khó khăn... Nhưng về ảnh hưởng thì Liên Xô vẫn được coi là siêu cường thế giới ngay cả khi còn đang chiến tranh.

Còn sự giúp đỡ của đồng minh nhất là Lend-lease của chính phủ Mỹ cho chiến thắng của Liên Xô có vai trò không nhỏ thì không phải bàn cãi, tất nhiên sự giúp đỡ đó không phải là yếu tố quyết định thắng lợi của Liên Xô. Sau này trong tuyên truyền người Nga muốn hạ thấp vai trò giúp đỡ của đồng minh họ hay đưa ra số liệu tỷ lệ vật chất tiền của của Mỹ giúp cho Liên Xô so với khối lượng vật chất liên xô huy động và kết luận là tỷ lệ này thấp nên vai trò sự giúp đỡ của đồng minh là không quan trọng. Nhưng thực ra Lend lease đã có vai trò rất rất quan trọng khi mà vào thời điểm những tháng cuối năm 1941 khi Liên Xô gần như trắng tay các cơ sở vật chất thì đã bị Đức chiếm hoặc sơ tán sang phía đông chưa thể cho sản phẩm mà quân thù đang sốc tới, quân đội thì đang thua to, người Nga phải đem ra chiến trường các đơn vị dân quân (Ополчение) gần như chưa được huấn luyện gì khoảng chục người mới có 1 khẩu súng trường. Vào thời điểm đó Lend-lease như một phao cứu sinh có đã giúp cho LX có áo ấm cho quân lính, có lương thực và vũ khí để chiến đấu, có xe cộ để di chuyển quân đội... Sau này khi tình hình đã tạm ổn thì sự giúp đỡ của đồng minh mất dần tầm quan trọng.--Tô Linh Giang 14:38, 25 tháng 9 2006 (UTC)

Cần thêm góc nhìn Đức/phương Tây sửa

Nhiều phần trong bài này có vẻ tập trung vào thông tin từ phía Liên Xô. Như phần "thảm bại của Liên Xô ở Belorussia" (tại sao không là "chiến thắng thuyết phục của Đức ở Belorussia"?) nói nhiều về yếu kém LX, tướng bị xử bắn; trong khi tướng Đức có được khen không? và các chi tiết từ Đức, cách phân tích từ nơi khác? Nên chăng tìm thêm các cách nhìn khác để cân bằng trong phân tích/mô tả. Đề mục có thể trung lập hóa như "mặt trận Belorussia". - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:20, 26 tháng 9 2006 (UTC)

Bài viết đúng như Trung nhận xét từ góc nhìn của Liên Xô nhưng cũng chẳng thấy thiên vị gì Liên Xô, mà như vậy là đúng, thế giới đang chống phát xít không lẽ viết thắng lợi huy hoàng của đế chế ở Belorussia, thà viết Liên Xô thảm bại còn hơn. Nghilevuong 09:20, ngày 18 tháng 10 năm 2006

Viết về tài năng của các chỉ huy Đức là hợp lý vì Rommel, Manstein là những tướng tài, ko lẽ vì là Phát xít nên ko công nhận năng lực của họ.

Thông tin khách quan là tôn chỉ của wikipedia, ko có phân biệt tư tưởng phe phái, mình nghĩ nên viết thêm thông tin về phía ĐứcKhangkhang 09:16, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Matxcơva sửa

Theo như các sách mà tôi được đọc thì Liên Xô đưa quân dự bị về phòng thủ Matxcơva là do có tin tình báo từ Nhật gởi về, nhà tình báo được mệnh danh giỏi nhất thế chiến hai cho biết Nhật sẽ không tấn công vào Sibêri như Đức yêu cầu mà tiếp tục tấn công phía nam Trung hoa. Nếu không có tin này thì Stalin không dám mạo hiểm đưa quân chính quy từ Sibêri về vì sẽ bị lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch.Nghilevuong 09:20, 18 tháng 10 2006 (UTC)

Chiến tranh Nga - Chesnia sửa

Trong bài có câu: Các vấn đề sắc tộc này luôn gay gắt cho Liên Xô và Nga sau này và cũng là một nguyên nhân căm thù sắc tộc sâu sắc gây nên cuộc chiến tranh Nga – Chesnia đang tiếp diễn hiện nay.

Không biết có phải do căm thù sắc tộc hay do tham quyền mà một số người Chesnia làm cuộc đấu tranh ly khai giành độc lập, tách khỏi Cộng hòa Liên bang Nga. Sau khi Liên Xô tan rã một số nước đã ly khai và giành được độc lập, được Nga và một số nước khác công nhận nhưng Cộng hòa Chesnia thì chưa được nhiều nước công nhận là quốc gia độc lập. Cách thức đấu tranh giành độc lập của họ bị nước Nga cho là phiến loạn, khủng bố hoặc một số nước thì cho là nội chiến. Nếu dùng từ cuộc chiến tranh Nga - Chesnia tức là đã ủng hộ Nhà nước độc lập Chenia và sẽ mất lòng Tổng thống Putin, Nga sẵn sàng đầu tư hơn cả tỷ USD vào Việt Nam, ủng hộ Chesnia làm gì cho mất lòng Nga? Đề nghi thay bằng Chiến tranh Chesnia cho trung lập.Lenghivuong 04:53, 26 tháng 11 2006 (UTC)

Nên rút ngắn lại sửa

Những sửa đổi của bạn IP 203.160.1.42 gần đây là rất chi tiết, và có giá trị. Nhưng theo tôi những chi tiết các trận đánh đó nên đưa vào các bài nhánh như trận Smolensk, 1941, trận Kiev, 1941, trận Moskva trận... Bài chiến tranh Xô-Đức chỉ nên chi tiết đến mức Phương diện quân. Khi mô tả các trận đánh nếu chi tiết đến cấp tập đoàn quân thì sẽ kéo dài bài viết vốn đã quá dài, nhưng điều quan trọng nhất là nó làm mệt người đọc và làm loãng nội dung. Người đọc sẽ bị rối trong các con số phiên hiệu các đơn vị, các địa danh nước Nga, và thời điểm sự kiện. Hơn nữa nhất là đối tượng Wikipedia không phải là cho các tra cứu quân sự chuyên ngành. Do đó điều quan trọng là mô tả cái không khí của trận đánh. --Tô Linh Giang 13:30, ngày 22 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý. Các trận đánh nên có các bài riêng của chúng. Mekong Bluesman 22:24, ngày 22 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Oki, tôi sẽ không chi tiết nữa, thực ra việc chi tiết giai đoạn này là có dụng ý, bởi đây là giai đoạn khó khăn nhất của Liên xô với nhiều thất bại đau đớn. Những thất bại này cho đến nay vẫn còn bị che giấu ở SGK VN. Việc chi tiết hoá thêm để mọi người hiểu rõ hơn một chút mà thôi. 203.160.1.42 12:19, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)http://www.ttvnol.com/forum/f_533.ttvn 203.160.1.42 12:19, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)http://www.ttvnol.com/forum/quansu.ttvnTrả lời

Thành viên:203.160.1.42 vẫn có thể viết một cách tổng quát về các trận đó rồi viết một câu như "Xem chi tiết tại bài...". Độc giả vẫn hiểu được dụng ý mà không cảm thấy bị "bơi" trong một nguồn thông tin khổng lồ mà không tìm được bờ. Mekong Bluesman 22:42, ngày 26 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
IP 203.160.1.42 nói: Những thất bại này cho đến nay vẫn còn bị che giấu ở SGK VN là đã lạc hậu ít nhất 15 năm tại thời điểm IP dó đưa ra thảo luận này. Chẳng qua IP chỉ đọc SGK cũ của chương trình phổ thông 10/10 mà không đọc sách cấp cao hơn (hoặc xcos ý biện bạch như vậy) nên tưởng lầm là vậy. Chúng tôi (các thành viên dự án) đang đem lại sự khách quan chứ không phải là sự chủ quan từ một phía. Đổi chiều từ sự chủ quan một phía này sang sự chủ quan một phía khác rốt cuộc cũng không phải là khách quan, không phải là trung lập. --Двина-C75MT 14:59, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Khó tin sửa

Các cơ quan mật vụ an ninh của hai nước cũng hợp tác trong việc cung cấp thông tin, dẫn độ các các phần tử cộng sản Đức chống phát xít và các phần tử kháng chiến Ba Lan giao cho mật vụ SD của Đức: đến tháng 6 năm 1941 phía Liên Xô đã giao cho Đức khoảng 4.000 người trong đó có các đảng viên đảng cộng sản Đức cùng thân nhân của họ, về phía mình mật vụ SD cũng giao cho phía Liên Xô những người mà NKVD tìm kiếm[1]...

  • Giao thân nhân làm chi? Khùng.
  • phần tử cộng sản Đức, phần tử kháng chiến. Phần tử? Dùng từ thành viên nghe trung lập hơn.

Yamaham 10:59, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thời đó thì tất nhiên có nhiều cái khó tin đối với bây giờ. Ví dụ vấn đề thân nhân: điệp viên Richard Sorge sau này được ca tụng như nhà tình báo Xô Viết vĩ đại khi hoạt động tại Nhật và bị lộ thì vợ người này ở Moskva cũng bị NKVD gom đi Siberi. Khi điệp viên này chưa bị treo cổ thì vợ đã chết. NKVD đã "giải quyết vấn đề thân nhân" của Sorge -- quá khùng đúng không!?. Hoặc như vấn đề Kulak, không những Kulak bị triệt hạ mà cả gia đình cũng bị đàn áp các gia đình Kulak bị đày đến những nơi khỉ ho cò gáy gian khổ nhất chỉ toàn băng tuyết và không có một sự giúp đỡ gì rất rất nhiều gia đình đã bị cố tình cho chết đói ngoài ra có rất nhiều gia đình Kulak bị các đội hành quyết xử bắn hàng loạt trên dọc đường.-- Cũng quá khùng!?. Hiện nay vẫn còn được nhắc đến nhiều một sắc lệnh mang chữ ký của nguyên soái Zhukov tư lệnh phòng thủ Leningrad: mọi quân nhân bỏ ngũ hoặc hèn nhát bỏ chạy thì chính người đó và thân nhân sẽ bị xử lý như "kẻ thù của nhân dân" thân nhân cũng sẽ bị xử bắn hoặc bị đày.-- Lại khùng nữa!?. Ở phía Đức cũng có hiện tượng tương tự các phần tử cộng sản hoặc chống đối và cả thân nhân của họ đều bị xử lý cả. Lấy ví dụ rất điển hình đại tá Stauffenberg định ám sát Hitler đã bị xử tử vợ và các con ngay lập tức được đưa ngay vào trại tập trung.
Trở lại vấn đề thân nhân của các phần tử cộng sản Đức và kháng chiến Ba Lan bị trả cho SD: đến lúc này họ không còn là bạn của Liên Xô nữa rồi. Nếu không cùng trả họ cho SD thì xử lý thế nào đây?
Từ "phần tử" là hoàn toàn mang tính trung lập: ngoài các từ như "phần tử xấu", "phần tử chống đối"... Tôi cũng thấy có "phần tử tốt" hay như: "..Đảng phải quan tâm đến các phần tử tích cực trong quần chúng...".--Tô Linh Giang 00:28, ngày 24 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không biết nguồn của Tô Linh Giang đáng tin đến mức độ nào? Có khi nào vì lý do chính trị mà bịa ra không?Lenghivuong 10:29, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trong phần tranh luận "Khó tin" phía trên tôi có đưa ra 3 ví dụ về thân nhân: 1. Vợ của điệp viên Sorge; 2. Thân nhân Kulak; 3. Mệnh lệnh của nguyên soái Zhukov xử bắn thân nhân kẻ hèn nhát. Không biết Lenghivuong muốn hỏi về tính xác thực của nguồn thông tin về vấn đề nào? Tại vì chủ đề bài này không phải là nói về những vấn đề đó nên tôi sẽ không triển khai rộng ra dễ gây tranh luận ngoài lề nhưng tôi xin chỉ cho Lenghivuong chỗ để tìm hiểu nhưng phải biết tiếng Nga:
1. vấn đề vợ Sorge xin xem tại đây
2. Vấn đề Kulak thì quá nhiều trong các hồi ký của các tướng lĩnh, nhân chứng người Nga tại dự án hồi ký vì tôi đã nói tôi không muốn triển khai thêm vấn đề vốn nhạy cảm này nên bạn chịu khó tìm kiếm trong Dự án hồi ký. Với công cụ tìm kiếm Google với từ khoá "Кулак" thì nếu đọc được tiếng Nga thì rất dễ định vị thôi
3. Mệnh lệnh của nguyên soái Zhukov xem tại đây.
Tóm lại tất cả các thông tin trên là xác thực và tôi cứ tưởng những điều này có còn gì là bí mật nữa đâu nhỉ?.--Tô Linh Giang 12:25, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ba ví dụ mà Tô Linh Giang đưa ra có thể thông cảm được, tôi e ở Việt Nam đều có trường hợp tương đồng nhưng khác mức độ, riêng việc giao đảng viên Cộng sản Đức kể cả vợ, con nhỏ, cha mẹ già cho Hitler làm thịt, thật khó mà nuốt cho trôi, Stalin vốn là lãnh tụ Quốc tế vô sản, làm vậy quá đổi mâu thuẫn, tôi e rằng nếu điều này khi phổ biến ra sẽ tổn thương đến tình cảm và sự chính thống của cách mạng vô sản (như là tại Việt Nam) vì vậy tại sao không nghĩ rằng nó được một ai đó bịa ra, chuyện này khá mật lấy đâu làm bằng chứng ( tất nhiên không phải Tô Linh Giang bịa rồi) Yamaham 12:49, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ba ví dụ Tô Linh Giang đưa ra là việc nội bộ của Liên Xô, có việc không thuộc phạm vi xử lý của Stalin, có việc là quan điểm đấu tranh giai cấp hoặc chiến đấu không khoan nhượng, hơi tả khuynh tý, hơi thừa tinh thần cách mạng chút, nói chung là không sao nếu đó là sự thật, không nên đánh giá đó là khùng như cách nhìn hiện nay trong phòng máy lạnh bên cạnh máy tính. Nhưng việc giao vợ con các Đồng chí người Đức thì khác hẵn, nó chắc chắn là thuộc thẩm quyền của Stalin và nếu đó là sự thật thì chỉ còn một cách đánh giá duy nhất là đê mạt và phản bội. Để chừa một con đường cho các đánh giá khác của người đọc tôi đề nghị trình bày sự kiện không theo dạng là vấn đề lịch sử chắc chắn như sau: “có bằng chứng đáng tin cậy về việc ….” Người đọc có thể tin hay không về độ chắc chắn của sự việc là tuỳ ở họ.Lenghivuong 08:21, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không nên thêm câu "có bằng chứng đáng tin cậy", như vậy là có ý nói rằng "wiki tin vào cái bằng chứng đó và người đọc cũng nên như vậy" -> thiếu trung lập, khách quan. Ở cuối câu đó đã có chú thích nguồn, như vậy là đủ để bảo rằng thông tin là có nguồn, còn người đọc có tin cái nguồn đó hay không thì tùy. Tmct 08:29, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Stalin bị ***** ? sửa

  1. Có câu chuyện kể rằng, con trai Stalin một thượng úy hồng quân bị bắt, khi được đề nghị trao đổi tù binh, Stalin đã từ chối với lý do ‘Không thể đổi một tên tướng phát xít để lấy một chiến sỹ hồng quân” vì vậy con trai Stalin đã chết.
  2. Có bằng chứng xác đáng về việc Stalin đã lấy lòng đối tác, bán bạn bè, gia đình bạn bè, người hoạn nạn đang nhờ minh cưu mang để lấy kẻ thù không còn nanh vuốt đang lưu vong và bất lực ở nước ngoài. Chịu mang tiếng đê mạt và phản bội.

Tại sao lại làm vậy khi có người bình thường lại che giấu cứu được 2500 trẻ em Do Thái khỏi nanh vuốt Hiler? Tại sao không giao 400 người bạn đã bị lộ theo danh sách mà Hiler yêu cầu bằng cách vờ đưa đi tham quan chiến trường rồi để cho Đức bắt và che giấu nuôi dưỡng 4000 người thân của họ, có vấn đề gì đây? Chắc Stalin bị ***** ?Meomeo 04:43, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lại một lần nữa thái độ trung lập trong bài này bị nghi ngờ, tại sao lại dành cho LX những lời lẽ có vẻ như coi thường chiến thắng của họ, Lịch sử đã chứng minh rồi, cái gì thuộc về sự thật của lịch sử thì hãy tôn trọng, cụ vonte đã nói rất đúng rằng: từ khi có các nhà viết sử thì lịch sử không còn là lịch sử nữa. Sự khách quan trong bài viết cần được xem lại. Tôi sửa thiệt hại theo:http://en.wikipedia.org/wiki/Eastern_Front_%28World_War_II%29220.231.124.6 10:55, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC) Tôi sẽ sửa 1 số chi tiết theo:http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Barbarossa220.231.124.6 03:08, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Những chi tiết tôi sửa đều đúng theo Wiki tiếng Anh, tại sao ai đó lại xóa đi nhỉ?220.231.124.6 11:36, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảnh cáo U nhé, các bài viết trên các wiki khác nhau số liệu có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau nên sẽ khác nhau, mỗii wiki đều độc lập, ko nhất thiết giống nhau. Nếu tự ý sửa những đoạn đã có dẫn chứng đáng tin cậy thì sẽ bị coi là phá hoại, Liệu hồn đấy!!!!

Wiki tiếng Anh cũng có những đoạn số liệu ko có dẫn chứng, tự ý sửa những đoạn có dẫn chứng để theo những nguồn ko dẫn chứng theo wiki là phá hoạiMì gói 12:11, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

! sửa

Bác nào viết cái câu cho rằng sau khi Berlin thất thủ, Hồng quân đã thực hiện hàng ngàn vụ cướp bóc, hãm hiếp. Đề nghị cho 1 vài dẫn chứng trước khi đưa vào để khỏi làm mất tính trung lập của bài viết. Tolaind 13:09, ngày 24 tháng 1 năm 2008

Nếu tôi không nhầm, bạn có thể xem thêm bài Hồng quân và trang thảo luận của nó. Thân ái! Khương Việt Hà (thảo luận) 15:11, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong bài có rất nhiều số liệu sai, tại sao tôi không thể sửa được?116.99.40.225 (thảo luận) 16:17, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC) ĐÚng vậy. Tôi đề nghị tham khảo số liệu Wiki tiếng Anh (dịch từ Wiki Nga). Nhiều số liệu trong bài đường dẫn đã không còn tồn tạiSaruman89 (thảo luận) 13:56, ngày 2 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhiều thành viên trước đây đã tùy tiện đưa vào những số liệu, dữ liệu không dẫn nguòon hoặc dẫn nguồn ngụy tạo. Kể cả ảnh năm đức con của Martha Goebbel và Jozef Goebbel bị chính mẹ đẻ ra chúng là Martha Goebbel tiêm thuốc độc cho chết trước khi Martha Goebbel và Jozef Goebbel cùng uống thuốc độc tự tử cũng bị chú thích thành ảnh xác chết của trẻ em Đức do binh sĩ Liên Xô tàn sát. Ảnh trẻ em Tiệp Khắc tại làng Lidise bị lính Đức tàn sát ngày 1 tháng 6 năm 1939 (ngày diễn ra sự kiện này năm 1939 và sự kiện Oradur tại Pháp năm 1940 được UNICEF chọn làm ngày Quốc tế thiếu nhi) cũng được thuyết minh rằng đó là tội ác của Hồng quân Liên Xô. Đây lá sự xuyên tạch lịch sử không thể chấp nhận được và tôi sẽ sửa nó. Cho dù tối có có bị đến ba ngày hoặc vài tuần "ngồi tù" vì hồi sửa quá ba lần thì tôi vẫn cứ sửa. --Двина-C75MT 14:43, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đề nghị đổi tên bài sửa

Tôi quét qua các ngôn ngữ interwiki, đều thấy họ sử dụng từ "Mặt trận phía Đông (WWII)", tôi thấy tên này phù hợp hơn, vì đây là cuộc chiến không phải chỉ giữa 2 nước với nhau, mà là của 2 phe với 2 bên là đại diện. Tôi đề nghị đổi tên. Tân (thảo luận) 03:10, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bên tiếng Trung vẫn dùng "Xô Đức chiến tranh" (苏德战争). NHD (thảo luận) 03:57, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ ý kiến của anh Tân, rõ ràng trong các bài chính thường chỉ nói Mặt trận phía Đông >< Mặt trận phía Tây. Có lẽ chúng ta nên mở một biểu quyết như bên Cuộc hành quân Ten-go, thời gian là một tháng --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp

Quay lại trang “Chiến tranh Xô–Đức/Lưu1”.