Thảo luận:Kinh điển Phật giáo

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi 69.155.136.32 trong đề tài Lần Chuyển Pháp Thứ 3
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled sửa

Thank you for this article Baodo! (hi hi I already found one guy sign the same signature as mine - Opps!)


"Cách phân loại kinh văn theo ba cỗ xe (tam thừa 三乘, sa. triyāna) truyền thống có thể làm tối đi quá trình hình thành đã xảy ra- Ví dụ như có các kinh văn được gọi là "tiền đại thừa" (en. proto-mahāyāna), như bài Vô Năng Thắng Quân kinh (sa. ajitasenasūtra) hoàn toàn thiếu những yếu tố chủ yếu của Đại thừa. Một số kinh văn Pali cũng hàm dung tư tưởng sau này được xem như tương đồng với Đại thừa."

Câu này tối nghĩa và "dài không thua Đức nhà ta". Lập luận chủ quan là: tui đọc không hiểu thì người ngoài đọc cũng khó hiểu. Xin xem lại hoặc chính tả hoặc câu viết. LĐ

Trả thù nhé! Được, để đó tính sau với LĐ! --Baodo 15:51, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trường bộ kinh & Trường A-hàm kinh sửa

Bao gồm các bài kinh dài đến 95 trang. -> chỉ dài đến đó thôi sao ? Còn các quyển kinh dài hơn 95 ttrang thì... không được xếp vào "trường" ?

Dạ thưa và hỏi lại: Ông đọc không thấy câu văn này nằm ở tiểu thể loại Bộ kinh hay sao??? Còn thể loại Kinh điển Đại thừa bên dưới nữa mà:D. Một bộ Nhị vạn ngũ thiên bát-nhã tung hoặc Pháp Hoa' của Đại thừa chắc chắn hơn 95 trang của Pali Text Society (PTS)... ok? Nếu tối nghĩa tôi ghi rõ hơn. --Baodo 15:51, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, nhưng tui không có thù để trả muốn tui thù thì để tui bắc thang lên hỏi "Ngài Văn Thù" xem. Tui cũng đang chờ đây "để đó" làm chi cho nó mệt cái tâm! Qua trình bày văn:

Cách sắp xếp bên trên được các trường phái ngoài Đại thừa chấp nhận, tuy nhiên, Thượng toạ bộ loại bỏ ba phần 6., 7. và 12. ra. Cách phân loại trên cũng được tìm thấy trong Đại tạng của các trường phái Đại thừa. Tuy nhiên, người ta đã tìm cách sắp xếp Đại tạng kinh theo cách khác, và kinh văn được tổ chức lại như sau:

Trường bộ kinh & Trường A-hàm kinh sửa

Bao gồm các bài kinh dài đến 95 trang. Trường bộ (zh. 長部, pi. dīghanikāya) văn hệ Pali có 34 bài kinh mà trong đó, hai bài nổi danh nhất là Đại Bát-niết-bàn kinh (zh. 大般涅槃經, pi. mahāparinibbānasuttanta) và Phạm võng kinh (zh. 梵網經, pi. brahmajālasutta). Trường A-hàm (zh. 長阿含, sa. dīrghāgama) của Pháp tạng bộ chỉ còn trong bản dịch Hán văn, bao gồm 30 bài kinh.

Tui đọc tui cứ nghĩ chữ "dài đến" có nghĩa là "dài tới cỡ đó thôi" còn dài hơn 95 trang thì không kể ? Ngắn hơn 1 tí thì sao thí dụ 93 trang thôi có còn thuộc về "trường bộ" hay "trường A Hàm" hông ?

Con là người đọc mê mờ con muốn cái gì cũng ro rõ để bớt mờ tí mà xin Thầy rộng lòng từ bi mà "xã" tội cho. Cấm thầy cười, vì cười là một hình thức trả thù dã man nhất đối với con! LĐ

La làng sửa

Baodo, người 一劍一馬 viết bài này (như Don Quixote), bảo Làng Đậu xem bài này để "la làng". Tôi kêu la truớc... Baodo viết dài, đầy đủ, có chú thích và nguồn, theo đúng lối pedagogy, hoàn toàn cách wikify... như vậy thì sẽ tìm được mấy người đọc?!! Tôi nghĩ là số star cho bài này, nếu tôi có quyền trao các star, sẽ nhiều hơn số độc giả!

Hà hà, ông cũng nghĩ như tôi là rất ít người có hứng đọc những bài như thế này, ngay cả Phật tử. Hi vọng tôi và ông sai... --Baodo 11:48, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Khi tui không la lên tức là bài này đáng cho điểm 1 về chổ (theo thang điểm của chổ ông Baodo sống) (la như vậy đủ chưa thầy hay muốn con la làng bằng màu đỏ chói -- nhớ giơ tay nếu muốn la to hơn)

Well done! Tôi sẽ đọc. Mekong Bluesman 21:43, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ai mà không có quyền trao star? Nếu thấy bài nào hay thì cứ thêm vô Wikipedia:Bài viết chọn lọc thôi. Một mình tôi làm sao mà thấy hết được. Nguyễn Hữu Dng 21:55, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Làng Đậu có đọc sơ qua chưa đánh giá vội nhưng người viết bài này đã cần có kiến thức rất nhiều. Do đó nội cái công viết chỉnh tới lui thôi cũng đáng cho 1 star rồi.

Không phải ai cũng có duyên đọc nó đâu nhưng nếu chịu đọc thì luợm được "pháp" cũng nhiều lắm đủ để đem ra làm vốn tranh cãi thắng tất cả các tay hùng biện.

Nói theo ngôn ngữ bác học thì bài này viết cặn kẻ và rõ ràng dĩ nhiên là chỉ ở mức giới thiệu về hệ thống kinh điển -- LĐ

Mấy ông hôm nay có hoa/sao trong tay nhiều hay sao mà vung rắc một cách phí phạm. Lỗi còn đầy mà khen. Tôi vừa sửa một ít. Cảm ơn những lời khen, nghe cũng vui vui. Riêng tôi, năm mới hứa với MekongBluesman là không gọi là "Bát Long" và dùng từ lóng/láy nữa, OK? --Baodo 11:48, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu ông muốn tui "bới lông" thì ai chả có lông ? Nhưng vì nếu muốn sửa hay phê (tức thị la làng la xóm ) thì phải đọc sơ qua các bộ kinh điển có ghi trong bài... và như vậy tui phải bỏ hết nhà cửa ruộng vườn công việc đồng án của Hai Lúa sao đây ? Còn nếu chỉ cạo sơ mấy cộng lông bạc (lỗi chính tả) thì tất cả mọi người khác đều làm tốt hơn tui. Chính vì vậy mà LĐ chỉ nói là "chưa đọc kĩ", còn đọc kĩ rồi sợ tui xuống đia ngục gặp Phán Quan mà sửa bài cho ổng luôn cho rồi (lúc đó tui sửa tên Bado sống lâu như Bành Tổ thì đừng có mà than là sau lâu wá hông ai thèm đến lôi đi).
Thôi thì nếu muốn hãy chờ lúc thư thả không có ai ngó trước ngó sau tui sẽ đọc. Lúc này "ăn cơm chúa phải múa tối ngày"; ông chủ hảng giao việc làm gấp tui hông làm thì đắc tội nên thà đắc tội vối ông Baodo trước chứ nếu không ông chủ "đuổi việc" lúc đó có muốn vào đây đọc bài cho Baodo cũng khó khăn đừng nói chi lên giọng "phê" với "chuẩn". Hì hì mấy bữa nay tui đổi tông chổ nào cũng kí hết ráo bởi vì tui tìm ra 1 người ở forum khác cũng kí tên y hệt như kiểu cách tui kí chỉ có điều giọng nói người này còn ngọng ngịu (chứng tỏ là con nít mới vào ĐH).: - } LĐ

Chưa hiểu sửa

  1. "Tuy nhiên, người ta cũng nên hiểu là cách phân loại như thế có phần tuỳ tiện và một vài kinh văn có thể xếp vào cả hai thể loại, hoặc có thể được xếp vào nhiều hơn là một thể loại duy nhất."
    Đã là cách phân loại cơ bản mà còn "rất tùy tiện" tôi sửa lại là "có phần tùy tiện". Đã xếp được vào cả 2 thể loại sao còn "nhiều hơn 1 thể loại duy nhất ? chứng tỏ đang nói đến cách xếp loại có nhiều hơn 2 thể loại "tiêu chuẩn và ngoài tiêu chuẩn" nhưng như vậy phải ngắt câu và đưa vô chỗ khác mới hiểu được.222.253.66.252 09:36, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
    Đã chỉnh lại phần này, tách rời cách phân loại tiêu chuẩn <> ngoài tiêu chuẩn và những cách phân loại khác bên dưới bài.
  2. "Thế nhưng, các trường phái Phật giáo không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về mặt kinh văn nào thuộc loại tiêu chuẩn, và các lần duyệt văn bản của Đại tạng kinh cho thấy rất nhiều số lượng và thể loại kinh văn khác nhau"
    đề nghị sửa lại như sau dễ hiểu hơn "Thế nhưng, các trường phái Phật giáo không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về mặt thể loại tiêu chuẩn của từng kinh văn, và các lần duyệt văn bản của Đại tạng kinh cho thấy rất nhiều sai lệch về số lượng và thể loại kinh văn."
  3. "Nhiều bộ kinh Bát-nhã được biết dưới số dòng hoặc kệ tụng chúng chứa đựng"
    Từ Hán Việt dùng cũ quá người đọc không hiểu ý tác giả.222.253.75.120 05:08, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  4. "Cả hai, Kinh tạng (sa. sūtrapiṭaka) và Luật tạng (sa. vinayapiṭaka) đều hàm dung một loạt kinh văn khác nhau, gồm cả các bài thuyết giảng về các pháp, các bài luận giải về các giáo lí khác, kinh văn nói về vũ trụ, sự tiến hoá của vũ trụ, nói về tiền thân của Phật-đà (Bản sinh kinh) và các bảng liệt kê pháp số khác nhau."
    Từ hàm dung xưa cổ, ít nghe, thay bằng bao gồm, chứa có được không?
    Cái này nên giữ, vì đã có chữ gồm theo sau. Nhưng nói chung: dĩ nhiên là đổi được nếu văn cảnh hay hơn, nhưng cũng không nên loại nó ra khỏi từ vị hoàn toàn.
  5. Từ kinh văn "ngụy tạo" thay bằng kinh văn "giả mạo" có được không?
    Nên giữ, vì kinh sách Hán văn còn nhắc đến "Nguỵ kinh", "Nguỵ tạo"... nhiều và các bản dịch tiếng Việt phần lớn giữ lại từ này.
  6. "Đại tạng kinh của Thượng toạ bộ - cũng được biết dưới tên Đại tạng kinh Pali vì kinh văn được viết bằng tiếng Pali - bao gồm khoảng 4 triệu chữ."
    4 triệu chữ hay là 4 triệu từ (Pali)?
    Một từ có thể là một chữ (không phải chữ cái a, b, c,...), nhưng cũng có thể là > một chữ. Chữ bị lầm với chữ cái, từ bị lầm với từ có nhiều chữ... tôi chọn chữ, tức là một đơn vị từ thái có nghĩa.
    Mano-pubbaṅgamā dhammā mano-seṭṭhā mano-mayā
    Manasā ce paduṭṭhena bhāsati vā karoti vā
    Tato naṃ dukkham anveti cakkaṃ va vahato padaṃ.
    Bên trên, chữ được hiểu là những thành phần được tách rời bởi một space.
  7. "Cách phân loại kinh văn theo ba cỗ xe (tam thừa 三乘, sa. triyāna) truyền thống có thể làm lu mờ quá trình hình thành đã xảy ra "
    Thay bằng ""Cách phân loại kinh văn theo ba cỗ xe (tam thừa 三乘, sa. triyāna) truyền thống có thể làm lu mờ quá trình hình thành kinh văn" có được không?
    Nhất trí!
  8. "Một số kinh văn Đại thừa cũng thể hiện bản chất mật giáo Đát-đặc-la rõ ràng, đặc biệt là những bài kinh ngắn thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa"
    Thay bằng "Một số kinh văn Đại thừa lại thể hiện rõ ràng bản chất mật giáo Đát-đặc-la, đặc biệt là những bài kinh ngắn thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa" có được không ?
    Đã sửa.
  9. "Phần lớn kinh văn Đại thừa được viết bằng Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit, BHS), một dạng phương ngữ Trung kì Ấn Nhã-lợi-an với những nét văn hoa bắt chước tiếng Phạn cổ điển."
    Thay bằng "Phần lớn kinh văn Đại thừa được viết với những nét văn hoa bắt chước tiếng Phạn cổ điển bằng Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit, BHS), một dạng phương ngữ Trung kì Ấn Nhã-lợi-an."có được không?
    Đã sửa.
  10. Phật lịch sử xin giải thích giùm tại sao có từ lịch sử? 222.253.66.252 10:08, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
    "Lịch sử" ở đây: Người đã xuất hiện dưới nhân dạng, đã sống, giáo hoá và chết trên quả đất này. Đây chỉ nhân vật Tất-đạt-đa Cồ-đàm, sau khi tu thành đạo, trở thành Phật Thích-ca Mâu-ni. Những vị Phật "phi lịch sử" là A-di-đà, A-súc, Dược Sư,....
  11. "Thuộc về kinh văn tiêu chuẩn là các bài kinh (經, sa. sūtra, pi. sutta), được xem - hiểu sát nghĩa hoặc như một ẩn dụ - là lời của chính vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni."
    Xin sửa lại là: "Thuộc về kinh văn tiêu chuẩn là các bài kinh (經, sa. sūtra, pi. sutta), được xem là lời của chính vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, được viết lại theo một cách ẩn dụ hoặc chính xác/ theo nguyên nghĩa/ theo nghĩa gốc."
    Tôi đã sửa lại mạch văn, nhưng ý vẫn như cũ, vì đề nghị trên khác ý chút.
  12. "Thượng toạ bộ (pi. theravāda) và các trường phái Ni-ca-da (pi. nikāya) khác tin một cách sát nghĩa là các văn bản này lưu giữ chính lời của Phật Thích-ca"
    Xin sửa lại là:"Thượng toạ bộ (pi. theravāda) và các trường phái Ni-ca-da (pi. nikāya) khác tin là các văn bản này lưu giữ chính lời của Phật Thích-ca được viết lại một cách chính xác /theo nghĩa gốc/"
    OK.
  13. "Ngoài các tự viện của Thượng toạ bộ có lẽ ít ai lưu tâm đến tạng này."
    tự viên hay tu viện hay thư viện của chùa hay học viện ?
    Tự viện 寺院 = monasteries, temples.
  14. Phần lớn kinh văn Đại thừa được viết bằng Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit, BHS) với những nét văn hoa bắt chước tiếng Phạn cổ điển, một dạng phương ngữ Trung kì Ấn Nhã-lợi-an
    Từ tạp là nhiều thứ khác nhau, lộn xộn. Tạp chủng chứng tỏ có lai giữa chủng người thượng đẳng và hạ đẳng tôi muốn sửa lại thành đa chủng hoặc hợp chủng.222.253.75.120 06:27, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
    Nó là tạp/hỗn hợp thật. Ví dụ như kinh Pháp hoa, kinh Duy-ma cật sở thuyết..., từ vị trong đó pha lẫn Prakrit, Pali và Sanskrit, nhất là những bài kệ! Từ "tạp" ở đây dùng rất chính xác. Còn người đọc nghĩ "thượng/hạ đẳng" hay không thì tuỳ, nhưng không sai đâu. Để từ từ tôi viết các bài bài Cổ phương ngôn Ấn Độ (Prakrit) và Pali (Pali) lúc đó sẽ rõ từ Buddhist Hybrid Sanskrit như tôi dịch (bắt chước những nhà Ấn Độ học Trung Hoa). Nhấn mạnh từ "tạp" hoặc "hỗn hợp". Sau đó bàn lại tìm từ hay hơn:-). Thân mến --Baodo 06:57, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
    Tôi chọn từ Phật giáo Phạn ngữ pha trộn thay cho đa chủng.
  15. "Cách phân loại kinh văn theo ba cỗ xe (tam thừa 三乘, sa. triyāna) truyền thống... Một kinh văn Đát-đặc-la xuất hiện sớm là Đại Tì-lô-giá-na thành Phật thần biến gia trì kinh (zh. 大毗盧遮那成佛神變加持經, sa. mahāvairocanābhisambodhitantra), cũng được gọi ngắn là Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocanasūtra)."
    Tôi sửa gọi ngắn thành gọi tắt. Có phải tam thừa là: Đại thừa, Tiểu thừa và mật giáo. Còn câu "Một kinh... gọi tắt là Đại nhật kinh không thấy có liên quan đến các phân loại tam thừa rồi dư từ "cũng".
    Sửa đúng rồi (vậy hiểu), nhưng cũng có cách phân loại Tam thừa khác là Thanh văn thừa, Độc Giác thừaBồ Tát thừa (=Đại thừa). Ồ, tôi nên viết bài Tam thừa! Nhưng không đủ thời gian!!
    Tôi nghĩ bộ kinh Đại Nhật này có tính chất gì đó giống như kinh của Thượng tọa bộ hoặc kinh của Đại thừa nên mới đưa vào đây nhưng chưa rõ tính chất gì, có phải là vì kinh Đát-đặc-la là phải xuất hiện trễ mà bộ này lại xuất hiện sớm nên cách phân loại theo thời gian xuất hiện là không phải lúc nào cũng đúng?
Không phải như trên. Đát-đặc-la "xuất hiện" trễ nhưng những yếu tố của nó đã có từ lâu, đã được truyền miệng từ thầy sang trò qua nhiều thế hệ. Kinh Đại Nhật biểu hiện rõ tính chất Đát-đặc-la, nhưng chưa thuộc loại Đát-đặc-la nhắc đến "tính lực" ("shakti") như những Đát-đặc-la sau này được truyền từ Bắc Ấn sang Tây Tạng. Vì vậy Hán tạng không xếp các Đát-đặc-la ra một bộ riêng một cách khắt khe như Tây Tạng (tuy có nói là "Mật bộ"). Xem thêm Vô thượng du-già.
  1. "Một số loại kinh Phật giáo phát triển dần dần thành như một tạng kinh riêng, được gọi là kinh "phương đẳng" (方等) hoặc "phương quảng" (方廣, sa. vaipulya, pi. vipula), là những bộ kinh "rộng lớn bao quát". Ví dụ như trường hợp các nhà nghiên cứu cho rằng, bộ Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh (zh. 金光明最勝王經, sa. "
    Không hiểu từ phát triển này có ý gì? 1. Đầu tiên là một vài lời của đức Phật sau đó các Đại sư giải thích, thêm thắt rồi làm cho nó có xu hướng mở rộng và sau một thời gian đủ dài thì cao siêu hơn trước (nghĩa của phát triển)/2. Đầu tiên chép một vài lời của đức Phật sau đó gom lại và tổng hợp thêm nhiều lời khác cũng của đức Phật làm cho cuốn kinh trở nên nhiều và hay hơn trước, cao siêu hơn trước (đề nghị dùng từ "mở rộng dần dần" thay cho phát triển dần dần)
    OK, đúng như nghĩa. "Mở rộng" hoặc "phát triển" ở đây không nên hiểu là các "Đại sư giải thích" vì kinh văn (tự nó) luôn (muốn) được hiểu là lời Phật. Chữ "phát triển" được dùng trước đây chỉ kinh văn chú ý đến các vấn đề siêu hình, triết lí hơn, như vậy chỉ "nội dung được phát triển" (kinh hệ Thanh Văn/Tiểu thừa không có khuynh hướng này, nội dung luôn luôn cụ thể, giản dị)
  2. "Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (zh. 大方廣佛華嚴經, sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra) là một ví dụ khác cho một bộ kinh tập hợp nhiều kinh văn khác và nhiều thành phần này, đặc biệt là phẩm Hoa Nghiêm (sa. gaṇḍavyūha) vẫn được xem như một bài kinh độc lập".
    Không rõ ý của nhiều thành phần và phẩm trong câu này.
    Thành phần: parts, phẩm = chương, tập, phân bộ (từ chữ varga tiếng Phạn). Đổi Phẩm thành phần cũng ok.
  3. Kinh văn Pali được phân chia thành ba thời kì. Thời kì đầu, cũng được gọi là thời kì cổ điển, bắt đầu với ba tạng kinh và chấm dứt với Na-tiên tỉ-khâu kinh khoảng thế kỉ thứ nhất trước CN. Sau một thời kì mai một, tiếng Pali lại được phục hưng ở thế kỉ thứ 4 với cuộc đời và sự nghiệp của đại sư Phật Âm, và kéo dài đến thế kỉ 12. Thời kì thứ ba này trùng hợp với những biến đổi chính trị ở Miến Điện, kéo dài nhiều thế kỉ ở Tích Lan, và kéo dài nhiều hơn nữa tại Miến Điện"
    Chưa rõ thời kỳ hai và thời kỳ ba bắt đầu từ lúc nào.
    Thứ nhất đến tk 1 trước CN; thứ hai: thế kỉ 1 TCN đến tk. 4 CN, thời kì 3 từ tk 4 trở đi.
  4. "Giáo lí này sau được Đại thừa thâu nhiếp dưới dạng điều chỉnh của Thế Thân trong Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmika-sūtra)."
    Đại sự được xem là tác phẩm giữa Tiểu và Đại thừa, thế nên, Thế Thân điều chỉnh lại và quy vào Đại thừa. Thâu (thu) nhiếp = thâu/thu nạp ~ gom nhận = đưa vào giáo lí của mình.
  5. "Kệ-đà (偈陀, sa. gāthā), cũng được gọi là Kí chú (zh. 記註) hay Phúng tụng (zh. 諷頌), những bài thơ ca không thuật lại văn trường hàng, xem "
    Cái này viết khó hiểu thật:-). Sửa đây: Kệ-đà là thi ca không có văn xuôi (tản văn) đi trước.
  6. "Nhiều bộ kinh Bát-nhã được biết dưới số dòng hoặc kệ tụng chúng chứa đựng".
    Độ dài hoặc số lần niệm chú?
    Độ dài. Số kệ/dòng đứng ngay trong tên bài kinh, Ví dụ: Bát thiên tụng bát-nhã, Nhị vạn ngũ thiên (tụng) bát-nhã... bấm vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh là biết thêm ngay. Kinh dài lắm, thử xem bộ Bát thiên tụng bát-nhã (Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) dài cỡ nào ở đây Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā
  7. "Thời kì thứ ba này (từ thế kỷ 4 trở đi) trùng hợp với những biến đổi chính trị ở Miến Điện, kéo dài nhiều thế kỉ ở Tích Lan, và kéo dài nhiều hơn nữa tại Miến Điện."
    Chưa rõ cái gì kéo dài ?
"Thời kì thứ ba",... từ 4 trở đi. Nói chính xác là thời kì các bài luận chú bằng Pali được biên soạn. Nhưng tôi đã cắt bớt vì... thừa:-).
  1. "Đại tạng kinh Tây Tạng của các trường phái Kim Cương thừa nước này, ngoài ba loại kinh văn nêu trên, còn hàm dung các bộ Đát-đặc-la (sa. tantra) và các bài chú giải về chúng."
Tôi đã ghi lại cho rõ hơn: Với các trường phái Kim Cương thừa của Tây Tạng thì Đại tạng kinh Tây Tạng ngoài ba loại kinh văn, Kinh, Luật và Luận còn chứa đựng các bộ Đát-đặc-la ghi phép tu luyện (sa. tantra) và các bài chú giải về chúng.
  1. Đoạn liền trước không kể rõ 3 loại kinh văn nào cả, nhưng ở đầu thì có phân 3 dạng đó là kinh, luật và luận. Nếu đúng như vậy thì các bộ kinh Đát-đặc-la thuộc dạng gì?
Đát-đặc-la thuộc Mật giáo, cũng được xem là "kinh", nhưng dạng đặc biệt.
  1. Đây là các bộ kinh chỉ chép riêng các phép tu luyện hay nó nằm rời rạc trong các bộ thuộc dạng kinh và tùy theo mục đích nhắm tới của từng bộ kinh mà có các phép Đát-đặc-la khác nhau cho các loại hành giả khác nhau? Nếu đúng như vậy thì đổi từ "ngoài" thành từ "trong" như sau "... trong ba loại kinh, luật và luận nêu trên, còn chứa đựng các bộ Đát-đặc-la (sa. tantra) và các bài chú giải về chúng".
Nên giữ vì Đát-đặc-la tuy được xem là "kinh", nhưng từ "kinh" thường chỉ được dùng chỉ hiển giáo. Nếu nói "trong" thì có sự quy đồng. Đúng là Đại tạng kinh Hán văn không phân biệt Đát-đặc-la và các bộ kinh khác, vì thành phần Đát-đặc-la trong Hán tạng rất ít so với Đại tạng kinh Tây Tạng.
  1. "Đại tạng kinh Đại thừa đầy đủ nhất hiện nay có lẽ là phiên bản bằng tiếng Hán, mặc dù đây chỉ là bản dịch từ tiếng Phạn. Đại tạng này chứa đựng kinh văn của nhiều bộ phái truyền thống xưa."
    Từ bộ phái này viết thường hay viết hoa? Có phải là Bộ phái Phật giáo tức trường phái Thương tọa bộ?
Bộ phái đây là danh từ chung, chỉ "18" bộ phái truyền thống sau những lần Kết tập kinh điển mà trong đó Thượng toạ bộ chỉ là 1 trong 18 bộ phái này.
  1. "Thuộc loại ngoài tiêu chuẩn là các bài luận giải những bộ kinh hoặc luận, cũng như những văn bản trích dẫn, lịch sử, văn phạm,... "
    Văn bản trích dẫn kinh, lịch sử hình thành kinh và văn phạm tiếng Pali thuần chủng cũng như pha trộn ? Nếu đúng như vậy thì phải kể rõ dù cho có hơi dài một chút vì người đọc không hiểu lịch sử gì, văn phạm tại sao lại có trong bộ kinh Phật cũng như tại sao lại có chuyện trích dẫn nó khác với cách nghĩ thông thường.
OK, "Văn bản trích dẫn kinh" là những tác phẩm trích đây một đoạn kinh, kia một đoạn kinh/luận hay để nêu rõ một vấn đề nào đó. Và trích dẫn: Đoạn văn này nói về những loại kinh văn "ngoài tiêu chuẩn"!. Văn phạm: Có chứ, có cả từ vị đi kèm để giải thích ngôn ngữ được dùng trong kinh văn (sao thêm "ngôn ngữ Pali" vào? Tôi đã xoá). Lịch sử hình thành kinh = câu này nói rõ, được hiểu sát nghĩa như vậy.
  1. "Một vài kinh tiêu biểu cho kinh điển ngoài tiêu chuẩn là bộ Thanh tịnh đạo (pi. visuddhimagga), "con đường dẫn đến thanh tịnh" của đại sư Phật Âm (zh. 佛音, pi. buddhaghosa), một tác phẩm gần như bao gồm tất cả giáo lí của Thượng toạ bộ (pi. theravāda) với rất nhiều trích dẫn từ Đại chính tạng Pali"
    Có phải Đại chính tạng Pali là Đại tạng kinh tiếng Pali? 222.253.86.142 06:58, ngày 18 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi dùng không rõ thật. Đại Chính = Thời Đại Chính ở Nhật (Đại Chính tân tu đại tạng kinh),... còn tôi dùng bên trên như chính (yếu) <=> thứ yếu. Đổi thành Đại tạng Pali.--Baodo 00:12, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  1. "Chân ngôn tông phát triển một hệ thống kinh văn trên cơ sở cho rằng các bộ kinh đầu tiên là lời của đức Phật Cồ-đàm thuyết giảng dưới dạng Hoá thân (zh. 化身, sa. nirmāṇakāya), bộ kinh thuộc hệ Nhất thừa được Phật thuyết dưới dạng Báo thân, và kinh văn của Mật giáo được truyền dưới dạng Pháp thân"
Thứ nhất Chân ngôn tông thuộc Kim cương thừa của Tây Tạng vì vậy thuộc Mật giáo song không rõ Chân ngôn tông = Kim cương thừa = Mật giáo hay Chân ngôn tông = Kim cương thừa Tây Tạng < Kim cương thừa < Mật giáo. Do đó không biết sửa làm sao cho người đọc liên hệ được kinh văn Chân ngôn tông với kinh văn Mật giáo được truyền dưới dạng Pháp thân.Thứ hai không rõ Chân ngôn tông "phát triển nhờ vào hệ thống kinh văn" hay "kinh văn của Chân ngôn tông phát triển", mà kinh văn phát triển cách nào vì đó là các bài niệm chú chân ngôn hay là họ dựa vào việc phát hiện các Tàng lục cất trong tâm?. Thứ ba từ "trên cơ sở" này khó hiểu như cách thông thường, vì tin rằng kinh văn có nguồn từ Pháp thân mà Pháp thân thì vô hình nên kinh văn phát triển mà không cần bàn luận đúng sai, thật giả ?
1/ Hệ thống kinh văn của Chân ngôn tông thuộc Mật giáo phát triển dựa trên niềm tin rằng kinh đã được truyền dưới dạng Pháp thân còn bộ kinh thuộc hệ Nhất thừa được truyền dưới dạng Báo thân và các bộ kinh loại tiêu chuẩn của các thừa khác được truyền dưới dạng Hóa thân.
2/ Hệ thống kinh văn của Mật giáo dựa trên niềm tin rằng kinh được truyền dưới dạng Pháp thân đã giúp Chân ngôn tông của Kim cương thừa Tây Tạng phát triển. Phái này cho rằng bộ kinh Nhất thừa được truyền dưới dạng Báo Thân và các kinh thuộc loại tiêu chuẩn khác được truyền dưới dạng Hóa Thân.
  1. "Truyền thống Thiền tông đặc biệt lập cơ sở trên những tác phẩm ngoài tiêu chuẩn ghi lại cuộc đời, cơ duyên hoằng hoá và pháp ngữ của các vị Tổ sư, được gọi là Ngữ lục."
Gần giống câu trên, truyền thống = xưa nay, cơ sở = dựa trên, pháp ngữ = lời dạy.
1/ "Xưa nay các phái Thiền tông thường dựa trên các kinh văn loại ngoài tiêu chuẩn... ghi lại lời dạy, cuộc đời, cơ duyên..."
2/ Từ "đặc biệt" có ý chỉ nó có mà các phái khác không có, rồi có thể hiểu các phái này chỉ dựa vào một vài kinh văn ngoài tiêu chuẩn mà không quan tâm lắm đến kinh văn loại tiêu chuẩn? (nếu không thì dùng từ "có đặc thù" thay cho "đặc biệt")còn từ hoằng hóa không rõ có nghĩa gì dễ hiểu hơn để thay? Pháp ngữ này chắc khác với pháp trong phép tu luyện của Đátđặcla vậy ghi lại là lời dạy có được không?
  1. Từ "tiêu chuẩn" và "ngoài tiêu chuẩn": mới đầu cứ tưởng là những mốc, ranh để so sánh mà biết được kinh nào thì xếp loại nào và kinh ngoài tiêu chuẩn là kinh đã vượt ra ngoài khuôn khổ và cao xa hơn kinh trong tiêu chuẩn, nhưng té ra không phải như vậy. Vậy tiêu chuẩn này là do các lần kết tập đặt ra dựa trên nguồn gốc của kinh, nếu là do Phật dạy mà chép lại thì gọi là tiêu chuẩn còn không thì gọi là ngoài tiêu chuẩn. Dùng từ tiêu chuẩn này không ổn lắm cứ nghe như kinh trong luồng và kinh ngoài luồng không bằng. Dùng từ chính yếu hay thứ yếu cũng không đúng. Đã tu hành mà cũng phân biệt dữ vậy sao?222.253.86.142 04:47, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vâng, "tiêu chuẩn" hay "không tiêu chuẩn" cũng chỉ là những phương pháp giả định, xuất phát từ sự tất yếu trong quá trình phát triển của Phật giáo và Kinh điển Phật giáo. Tôi cho ví dụ: Kinh được thuyết thời Phật, khoảng 500 năm trước CN. Sau đó được kết tập vài ba lần, cho là 200 năm trước CN đi. Lúc đó số lượng các tông phái còn ít, người ta dễ tìm được sự thoả hiệp nên cả ba phần Kinh, Luật và Luận (=Tam tạng) đều được TẤT CẢ các trường phái công nhận. Nhưng khi giáo lí phát triển, các đại sư của các phái viết luận giải riêng, Phật giáo được phổ biến khắp nơi thì việc thống nhất kinh điển lại càng khó, như vậy các tông phái nên làm gì với những tác phẩm ra đời sau này??? "Tam tạng" là một từ linh thiêng đối với Phật tử, và kinh văn trước khi được đưa vào Tam tạng (đồng nghĩa với tiêu chuẩn, canonic, chủ yếu) phải được duyệt bởi tất cả các trường phái. Sau này vì có nhiều trường phái quá nên việc tìm sự thoả hiệp là một việc không thể thực hiện! Có những bộ "Tâm tàng lục", có những bộ "Kinh" được phát hiện sau này, được trường phái này thừa nhận, nhưng bị các trường phái kia bác bỏ, cho là "tà đạo", "nguỵ kinh" thì sao? Nếu lưu ý những điểm này thì sẽ hiểu việc phân loại kinh điển nhà Phật hơn.
Nên cẩn thận khi sửa bài. Tôi sẵn sàng trả lời những thắc mắc như khả năng tôi cho phép. Nhưng cũng đừng vội đồng hoá những thuật ngữ tôi dùng trước khi hiểu chúng thật sự. Tôi vừa revert lại nhiều chỗ "sửa" bị sai. --Baodo 21:08, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

đề nghị sửa

Đây là một đề tài thú vị nhưng quá khó đọc. Tôi nghĩ bài này tuy đã được dày công viết nhưng đối tượng nó đang nhằm đến chỉ là các học giả nghiên cứu Phật học đang cần tham khảo tài liệu mà thôi. Như vậy thì uổng lắm, theo tôi cần Việt hóa từ ngữ càng nhiều càng tốt, không cần cô đọng mà phải "dài dòng hơn" để cho người đọc bình dân có thể xem qua và hiểu chút nào hay chút nấy, chứ không cần phải nghiên cứu rồi mới lĩnh hội như thế mới không phí công người viết, người dịch. Tất nhiên tôi không có ý làm tầm thường bài viết vì vây tôi cũng không dám tùy tiện sửa đổi từ ngữ vì sợ làm sai lạc không chừng "lợi bất cập hại".222.253.84.101 03:25, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sửa tiếp đi, tôi canh mà, sửa bậy sẽ bị quở, hay thì tán thán công đức! Tôi viết chỉ có thế, nghĩ ai đọc cũng sẽ hiểu;). Cảm tạ và thân mến! --Baodo 20:33, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sửa lệch ý sửa

Tôi thấy sửa có chỗ không chính xác rồi đó. Tôi đợi sửa câu văn dễ đọc xong sẽ rà lại và chỉnh cho đúng nghĩa.

  • Ví dụ: kinh Luật (sa., pi. vinaya, nói về giới luật của Tăng-già) và kinh Luận hoặc A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma, pi. abhidhamma, mang tính chất bàn luận, giải thích, phân tích về đạo).

Những chữ được tô đậm bên trên dùng sai. Kinh văn không là kinh! Kinh văn là từ dùng chung chung, Kinh được dùng để phân biệt với Luật & Luận. Đạo là từ bao gồm tất cả, nhưng lại chẳng nói gì cả ở chỗ này:-). OK, kinh điển nhà Phật đúng là phức tạp... tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ như có thể. --Baodo 00:33, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đang thắc mắc từ kinh, kinh văn, kinh điển, tạng, bộ kinh, bài kinh, thiên.

Thế nên Đạo hữu nên đọc kĩ và hiểu cách dùng các thuật ngữ. Tôi vừa đi rà lại thấy sửa sai nhiều chỗ quá. Hãy xem những cách dùng thuật ngữ lại nghe:
  1. Kinh - sūtra
  2. Kinh văn Phật giáo = Kinh điển Phật giáo = Buddhist Text(s). Kinh văn = Texts, nói chung, khác với "Kinh" trong ba loại Kinh, Luật, Luận.
  3. Tạng = piṭaka, là "cái giỏ", cái "kho chứa".
  4. Bộ kinh: Khi viết bộ kinh = một pho kinh, một bài kinh. Viết "Bộ kinh" thì lại chỉ 5 Bộ kinh (nikāya) của Thượng toạ bộ. Dùng "bộ kinh" khác "bài kinh" ở chỗ "bài kinh" nhỏ hơn "bộ kinh". "Thiên" 篇 tôi đâu có dùng ở đây! Thiên chỉ thường thấy trong các tác phẩm Tàu như ví như Trang Tử. Nghĩa của nó như Phẩm trong kinh Phật, là: "Phàm một bài văn đoạn sách nào mà có đầu có đuôi đều gọi là thiên. Như sách Luận ngữ 論語 có hai mươi thiên. Một bài thơ cũng gọi là một thiên."

Việc chia kinh văn ra 3 loại kinh điển, kinh luật, và kinh luận nghe có vẻ dễ hiểu nhưng từ điển phải là một câu chuyện được kể lại đằng này trong kinh thì có nhiều thứ hơn, gọi là kinh ngôn tức lời của đức Phật cũng không ổn lắm.

Hiểu sai bên trên đó. Chữ kinh có nhiều nghĩa. Tôi đã sửa. Dùng kinh văn = kinh điển được. Nhưng Kinh luật, Kinh luận là sai. Thêm nữa, từ Kinh luận cũng có nghĩa là "Bài luận về bộ kinh (nào đó)".

Tôi đã sửa các từ kinh điển thành kinh văn hết vì thấy từ này chưa đủ bao quát mà không chắc mình có hiểu đúng từ điển hay chưa?

Hiểu la la... chưa chuẩn lắm. Điển ① Kinh điển, phép thường, như điển hình 典刑 phép tắc. Tục viết là 典型. ||② Sự cũ, sách ghi các sự cũ gọi là cổ điển 古典. Viết văn dẫn điển tích ngày xưa là điển. ||③ Giữ, chủ trương một công việc gì gọi là điển. Như điển tự 典祀 quan coi việc cúng tế. Nhà chùa có chức điển toạ 典座, coi chín việc về chỗ nằm chỗ ngồi. ||④ Cầm cố. Thế cái gì vào để vay gọi là điển.

Bài chưa thống nhất cách phân chia nên người đọc rối trí, phải phân rõ thế nào là dạng, loại, thể lọai,trường phái, phái, bộ phái. Hình thức trình bày cũng chưa tốt,người đọc bị nhầm lẫn như đoạn nói về Đại tạng kinh của Thượng tọa bộ chẳng hạn, đọc qua cứ tưởng là có 1 đoạn ngắn mấy câu, ai dè tất cả các mục Luật, Kinh, rồi Trường bộ kinh, Trường A-hàm kinh, Trung bộ kinh, Trung A-hàm kinh, Tương ưng bộ... Tạp kinh, Atìđạt ma, Kinh văn ngoài tiêu chuẩn, tất cả các loại kinh này tôi tin là rất nhiều người chỉ mới được nghe cái tên lần đầu, vậy mà đều là của Thượng tọa bộ!!!

Phải xem cách bố cục của tôi chứ! Trời ơi, đã ghi chữ lớn như vậy bên trên sao lầm được? Tôi đã đổi Heading của phần chính là "Đại tạng kinh của Thượng toạ bộ và những trường phái Tiểu thừa khác". Phần dưới không nên lặp lại "Thượng toạ bộ".

Phải đọc cái mục lục tôi mới hiểu ra!?

Đúng vậy! Tôi viết rất tiền hậu nhất trí.

Vì ngay trong mục Luật sau đó là đã gặp phải sự phân chia nào là Luật của Thượng tọa bộ, nào là Luật của Đại chúng bộ và rồi Luật Hóa địa bộ, tất nhiên người đọc sẽ nghĩ là tác giả đã nói qua chuyện khác vì họ nghĩ chắc chắn Thượng tọa bộ phải khác Đại chúng bộ cũng như khác xa Hóa địa bộ. Tóm lại sự suy nghĩ của người đọc bị gián đọan.

Tiểu thừa = 18 Bộ phái, trong đó có tất cả những bộ phái được nhắc bên trên, và Thượng toạ bộ là một trong những bộ phái đó, là bộ phái duy nhất của Tiểu thừa còn tồn tại đến ngày nay.

Tôi đề nghị như sau, sau phần giới thiệu qua về Đại tạng kinh của Thượng tọa bộ thì có một câu như "Các Đại tạng kinh của Thượng tọa bộ chứa các bộ kinh tiêu biểu như sau:" rồi thay cho từ "Luật" in rất đậm như trước, ta dùng từ "Về kinh luật" hoặc rõ hơn "Về kinh luật của Thượng tọa bộ" nhưng chỉ dùng khổ chữ nhỏ hơn để người đọc hiểu là họ đang đọc một phần của Đại tạng kinh Thượng tọa bộ, tượng tự cho đến các kinh Atìđạtma và kinh ngoài tiêu chuẩn. Đối với Đại tạng kinh Đại thừa cũng vậy. Theo tôi nghĩ sự phân chia như thế cũng chưa chắc đã đúng vì các bộ phái này lại chia nhỏ ra theo thời gian mà mỗi bộ kinh lại có khả năng độc lập cao, mỗi bộ kinh cũng đủ cơ sở để tạo ra nhiều bộ phái rồi vì vậy dùng chữ khổ nhỏ và ràng buộc chặt từng bộ kinh vào tam thừa cũng không đúng lắm, nhưng chí ít cũng giúp cho người đọc có chút khái niệm để đọc tiếp. Ngoài ra bài có quá nhiều từ lạ nên tôi cố hết sức dùng ngôn ngữ bình dân để bớt đi chút nào hay chút nấy, sau nầy tất có người am hiểu để trau chuốt cho hay hơn và đúng hơn.222.253.86.142 03:05, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã đổi tên cho hợp hơn. Tuy nhiên, xin hỏi và thảo luận kĩ hơn trước khi sửa vì các lần sửa vừa qua bị sai nhiều quá. --Baodo 20:54, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  1. Tôi đề nghị dùng từ Kinh sách Phật giáo thay cho kinh điển Phật giáo.
  2. Nguồn gốc của kinh sách Phật giáo: kể từ khi đức Phật Thích ca Mâu ni, thu nhận học trò và truyền lại đạo thì kinh văn Phật giáo bắt đầu được lưu truyền. Nguồn gốc và cách thức lưu truyền của kinh sách Phật giáo rất đa dạng có thể là từ lời của đức Phật Thích ca còn gọi đức Phật lịch sử (có thể xác minh được là có ứng thân trong lịch sử) được các học trò truyền miệng, ghi lại một cách chân xác, hoặc các lời dạy của đức Phật mang tính ẩn dụ hoặc các lời dạy không bằng lời mà bằng biểu ý; cũng có thể là do các vị Phật khác, các Bồ tát giảng dạy hoặc các Đại sư truyền lại lời dạy của các vị Phật, cũng có thể là các lời dạy được phát hiện ra từ trong tâm thức, hoặc cũng có thể là lời dạy, bàn của các Luận sư, Đại sư...việc lưu truyền và phát hiện có thể là do các học trò đợt đầu ghi lại ngay hoặc cũng có thể là do truyền miệng đến mấy thế kỷ sau mới ghi lại, cũng có thể truyền lại qua linh vật hoặc do các cơ duyên mà tìm thấy.

Số lượng kinh văn Phật giáo có thể lên đến 84 nghìn cuốn đủ làm..., qua nhiều thế kỷ với nhiều lần kết tập, các trường phái và bộ phái Phật giáo có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng cũng nhất trí phần nào để đưa một số kinh sách vào trong 3 tạng kinh Kinh, Luật và Luận, tức chia ra theo nội dung của sách kinh và chia ra kinh sách ra làm hai lọai, loại trong tiêu chuẩn và loại ngoài tiêu chuẩn tùy theo nguồn gốc hình thành kinh. Đoạn văn này có dễ hiểu hơn đoạn mở đầu của bài không? Tôi tin là người chưa bao giờ đọc một cuốn kinh như tôi mà đọc đoạn này cũng hiểu là kinh văn Phật giáo là nhiều và như cái rừng coi chừng đi vào chỉ có mà lạc. Nó giải thích cho người đọc biết sơ về quá trình hình thành kinh và chưa vội đặt ra các câu hỏi mà không có câu trả lời kèm theo: tại sao các thầy tu mà lại chê bai kinh văn của nhau, lại cho kinh văn của nhau là ngụy tạo? tại sao lại cho rằng kinh này đạt tiêu chuẩn mà kinh văn kia lại không đủ tiêu chuẩn, tại sao kinh văn Phật giáo lại không được như Thánh kinh của Thiên chúa giáo? rồi tại sao các sách bàn về luận và luật không được gọi là kinh Phật (từ thường dùng). Tôi cho rằng đọan đầu cần được trình bày lại cho rõ đặc thù hình thành và phân loại kinh văn sao cho các người không hề biết gì về Phật giáo cũng có thể hiểu. Ngoài ra tất cả Kinh, Luật, Luận ngày nay đều có chung tính chất là được chuyên chở qua hình thức cuốn sách (cũng có thể là bản khắc lên đá, chuông vv..)nhưng ta gọi chung là sách cũng được. Sách Kinh Phật, sách kinh Luật, sách kinh Luận rất là dễ hiểu, rồi sau đó tha hồ mà giải thích nếu cần, chứ dùng từ Luật là không ổn mà Luận cũng vậy thôi, không biết Baodo nghĩ thế nào?

  1. "Kinh nói rằng việc niệm danh kinh sẽ cứu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau cũng như các đoạ xứ, và một cách thiền quán được kinh văn đề cao là sẽ giúp hành giả thấy với cặp mắt Phật, và nhận giáo lí từ chư vị"
  2. Các pháp - các hiện tượng - không tồn tại mà cũng không không tồn tại, nhưng lại mang dấu ấn của tính Không, với sự vắng mặt lâu dài của một "bản chất không biết"

Hai đoạn văn này khó hiểu.222.253.70.220 03:36, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

  1. Tôi nghĩ trong kinh văn loại ngoài tiêu chuẩn không phải chứa "văn phạm" mà chứa từ vựng vì có nhiều từ chuyên môn về đạo cần giải thích như: cảnh giới, hoằng hóa, cung trời, thác sinh, tính không, niết bàn, pháp...
Không, nói về văn phạm thật sự. --Baodo 22:41, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nhân dịp tết đến kính chúc Baodo ăn tết vui vẻ, ấm cúng (tôi chắc Baodo lớn tuổi hơn tôi nhiều, đọc xong câu này xin xóa giúp)222.253.71.58 09:56, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Mấy câu trên tôi sẽ đáp sau. Vừa xong bài Kinh và đang làm bài Huyền Trang. Xong hai bài này có thể sáng tỏ được phần nào.
Về tuổi tác, ai "lão" hơn ai,... cái này khó biết à nghe... rất có thể Bạn sai:D. Nhưng trong mọi trường hợp, chúc Bạn được nhiều may mắn! Còn chưa đọc bài kinh nào ("Tôi tin là người chưa bao giờ đọc một cuốn kinh như tôi...") thì hơi thiếu đấy, xin mời đọc bài Từ kinh này để ăn Tết. Kinh Phật tuy nhiều như rừng, nhưng lúc nào cũng xoay quanh những điểm được nêu trong Từ kinh thôi. Biết đâu Đạo hữu đọc xong hết thắc mắc:).
149
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hi sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như bể như non
150
Tung rãi từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn
Từng trên, phía dưới và khoảng giữa
Không vướng mắc oán thù ghét bỏ

--Baodo 22:41, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vấn đề sao chọn lọc sửa

Bài này đã 2 lần bị đưa ra bỏ phiếu tước sao chọn lọc nhưng đều giữ được. Sau khi xem các ý kiến trong 2 lần bỏ phiếu tôi thấy việc giữ sao không phải là không có lý, nhưng chẳng lẽ một bài chọn lọc lại có thể gắn chình ình cái biển {{chú thích không rõ}} ngay đầu bài như thế? Hoặc là gỡ cái biển đó đi, hoặc là bây giờ đem ra bỏ phiếu rút sao lại. FateAverruncus (thảo luận) 15:50, ngày 9 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã biểu quyết rút sao.pq (thảo luận) 11:25, ngày 23 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ở đâu ra cái trò đã được biểu quyết giữ sao 2 LẦN xong rồi qua 1 cái biểu quyết vớ vẩn 4 người tham gia để rút sao thế? GV 06:27, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ở đâu ra cái trò biểu quyết đã ĐÓNG mà vẫn cố hủy kết quả để theo ý mình muốn thế này?Quangbao 06:44, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Xem tiếp tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao/Kinh điển Phật giáo.Quangbao 06:59, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lần Chuyển Pháp Thứ 3 sửa

Có lẽ đến giờ tôi mới biết khá hơn chút và đề nghị điều chỉnh 0-- Bài viết trên Anh Bảo Đỗ có lẽ đã theo cách diễn giải của riêng Duy Thức mà vốn gần như độc chếm Trung Quốc và VN:

Theo như các bài giảng của đức Dalai Lama thì lần thứ 3 không phải chủ yếu về Duy Thức (điều này có lý vì giáo Pháp của Duy thức không phải là giáo pháp rốt ráo). Điều đúng là lần thứ ba chính là lần đi xa hơn một bước. Trong đó, một điểm chính yếu để triển khai Phật Tánh.

Trong lần chuyển luân thứ Hai, thì Tánh Không đươc mở rộng và giảng rất rốt ráo nhưng "cách hiểu" là từ bên ngoài hay đùng đúng từ là phương diện mô tả "Khách Thể". Đại khái vạn vật đều có đặc tính chung là "Tánh Không". Tất cả các giới, các pháp bất luận (kể cả địa ngục và thân phật) đều chia sẽ chung một "mùi vị" đó là Tánh Không (Phật tánh) dù về mặt vận hành (hay chức năng) của pháp giới thì hoàn toàn phân hóa và có thật.

Trong lần thứ ba thì Tánh Không này (hay Phật tánh cũng thế) được đức Phật giảng giải ở mức thậm thâm hơn đó là mức "Chủ quan" tức là ở mức chứng ngộ Phật tánh.

Rất tiếc Baodo không có ở đây. Tôi vốn quá bận rộn cũng... không có ở đây nên đành để sai sót vậy.

69.155.136.32 (thảo luận) 02:30, ngày 21 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Kinh điển Phật giáo”.