Thảo luận:Kinh tế Việt Nam

Bình luận mới nhất: 6 tháng trước bởi 116.110.41.183 trong đề tài Logistic

Untitled sửa

Đây là bảng về khuynh hướng tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam theo giá cả thị trường ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế với các con số theo triệu đồng tiền tệ hiện hành. Có thể sửa lại là "Đây là bảng về khuynh hướng tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam theo giá cả thị trường ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính trong cột Tổng sản phẩm quốc nội là triệu VNĐ.

Theo tỷ lệ trao đổi sức mua tương đương, Dollar Mỹ được trao đổi ở mức 3,474.82 Đồng mới Có thể sửa lại là " Tính theo tỷ giá chuyển đổi sức mua tương đương (PPP), một Dolar Mỹ tương đương 3.474.82 VNĐ."

Cột "Quy đổi Dolar Mỹ" nên sửa lại là tỷ giá VNĐ/USD.

Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp thành thị cũng tăng đều trong những năm gần đây, và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn được ước tính lên tới 35% ngoài thời gian mùa vụ, ở mức đáng báo động. Tình trạng giãn thợ trong khu vực kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cộng thêm những ảnh hưởng của quá trình giải ngũ quân đội trước đó càng làm tình hình trầm trọng thêm. Không rõ mốc thời gian.

Đại hội lần thứ 6 Đảng cộng sản Việt Nam chính thức từ bỏ hình thức kinh tế kế hoạch hoá Mác xít Nghe có mùi chính trị rồi, đề nghị sửa thành "kinh tế kế hoạch hóa tâp trung".

Thặng dư thương mại của Việt Nam không chỉ xuất phát từ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ mà còn từ những hỗ trợ phát triển chính thức cũng như số tiền được gửi về từ những người Việt ở nước ngoài. Kiều hối có lẽ liên quan đến thặng dư cán cân tài khoản vãng lai hơn là thặng dư cán cân thương mại.Kiều hối khoảng từ 4 đến 5 tỷ USD.Cần đưa kiều hối vào bảng thống kê vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, cứ 1% viện trợ ODA có thể làm tăng 0,5% tỷ lệ tăng trưởng quốc dân nên bạn có thể đưa vào để phân tích, Tất nhiên kiều hối thì còn hơn cả ODA vì không phải trả lãi vay và trả nợ gốc, nhưng nó cũng chỉ tập trung trong dân và có tác động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là doanhnghiệp nhà nước lớn. Từ "hỗ trợ" không rõ đề nghị thay bằng "trợ giúp", hỗ trợ là hai bên giúp nhau không rõ bên viện trợ ODA được lợi gì? Được bán hàng? Được tham gia đấu thầu? Tay trái đưa ra tay phải thu lại một ít? Ý bạn khi dùng từ hỗ trợ ODA là gì?

Tuy nhiên, phần trăm nông nghiệp trong toàn cảnh kinh tế đã có sự suy giảm, từ mức 42% GDP năm 1989 xuống còn 26% năm 1999, bởi sản lượng sản xuất trong các lĩnh vực khác đã tăng lên. Có thể sửa lại là " Nhờ có đổi mới, tỷ trọng thành phần nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế giảm bớt ..."Meomeo 07:00, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Cập nhật sửa

Thông tin ở đây lâu quá rồi. Ai có kiến thức nên cập nhật thêm. FlaVia 13:00, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi viết lại bài này vì tình trạng hiện tại của nó chỉ là mớ số liệu thống kê xếp thiếu trật tự. Vì các số liệu này cũng không phải là mới nhất, nên không cần phải giữ lại. Kết cấu nội dung mới như thấy ở trang bài gồm phần lịch sử và phần hiện trạng. Phần lịch sử sẽ chỉ đề cập từ năm 1976 vì trước đó Việt Nam chia đôi. Phần này cũng không nói dài vì dự kiến sẽ có các bài chi tiết riêng. Phần hiện trạng chia thành các mảng. Số liệu thống kê tôi tìm từ các trang mạng để mọi người có thể kiểm tra. Tuy nhiên các trang mạng của Việt Nam nhiều khi sau một thời gian tồn tại bỗng nhiên biến đâu mất, nên tôi không dám chắc là về sau này có thể truy cập lại các trang mà lúc này tôi truy cập được hay không. Mọi bình luận và góp ý để hoàn thiện bài đều được hoan nghênh. Nhưng xin tránh mọi thảo luận kiểu diễn đàn nhé. --Bình Giang (thảo luận) 17:42, ngày 12 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mong anh cập nhật tiếp số liệu vì hiện các số liệu ở đầu bài đã bị cũ so với số liệu trên IMF và CIA World Fact Book.--Good luck ! 16:51, ngày 31 tháng 8 năm 2010 (UTC)


ở trên thì nói là nhật Bản công nhận vn có nền kinh tế thị trường, ỏ dưới lại nói là "Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường"???

Chú giải sửa

Thành viên nào đó đưa ra 2 nguồn cho câu "Hậu quả nghiêm trọng phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để thực thi "đánh tư sản mại bản", tiêu diệt tiết kiệm vốn liếng của người dân và làm xáo trộn kinh tế trầm trọng." Tôi thấy nguồn đầu tiên không hề nói về đổi tiền dù có nói về các vế sau, còn nguồn thứ hai chỉ nói về currency reform chứ không phải về đổi tiền và cũng không có móc nối nào giữa currency reform với để đánh tư sản, để tiêu diệt tiết kiệm. Tôi vẫn tiếp tục yêu cầu dẫn chững. Tôi ngờ tính trung lập của câu trên nửa. 93.896 (thảo luận) 08:51, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kinh tế ngầm sửa

Ở Việt Nam chắc chắn có những hoạt động kinh tế nằm ngoài sổ sách như buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế, hai hệ thống kế toán, lợi ích thu được do có các ưu tiên bất công trong tiếp cận khai thác tài nguyên về vốn, đất đai, nhà ở, quyền xuất nhập khẩu, thông tin kinh tế ... vì Việt Nam là nơi nổi tiếng thế giới về nạn tham nhũng, buôn lậu, chính sách không minh bạch, chính sách ưu tiên không rõ ràng, và quan trọng hơn cả là đặc quyền không phải giải trình trách nhiệm trước công chúng. Nền kinh tế ngầm của Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm GDP qua các thời kỳ? Ai tham gia và tác động kích thích, bôi trơn cũng như cản trở của nền kunh tế ngầm này lên các hoạt động kinh tế khác như thế nào? Bánh Ướt (thảo luận) 02:38, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có một thành viên vô danh tên là 116.193.75.36 chỉ vào wikipedia chỉ có mỗi một lần [1] để xóa mỗi câu "kinh tế ngầm với quy mô to lớn gây tác động bất lợi cho các doanh nghiệp, tác động bất lợi đến môi trường kinh doanh, làm chệch hướng và vô hiệu hoá pháp luật, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy đất nước tụt hậu ngày càng xa về mặt kinh tế" do Bánh Ướt đóng góp [2] lấy nguồn từ bài của Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Đình Cung. Tôi phục hồi lại giúp nhé?
Nên đọc bài « Việt Nam bịt miệng những người chỉ trích Trung Quốc », Asia Sentinel ngày 21/9/2009 : « Những nhà báo trên mạng và bogger hãy cẩn thận. 'Đại Ca' đang canh chừng. Nơi nguy hiểm nhất đối với những người công kích chính quyền Trung Quốc là nước Việt Nam»
Với hai gói kích cầu và số tiền 50 tỷ đô la bí mật thì kinh tế ngầm chẳng so vào đâu RFI: Ngân hàng ADB cho Việt Nam vay 500 triệu đôla.Nbq (thảo luận) 03:37, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Asia Sentinel chỉ là một trang báo điện tử không nhiều tiếng tăm, tôi thấy thông tin này cần kiểm chứng thêm. 50 tỷ đô la không phải là mấy tờ đô đút trong ví để mà mỗi mình trang này biết trong khi các báo uy tín như The Economist không hề nhắc tới.
Tôi đã vào kiểm tra tại chính trang của Asia Sentinel và đây là nguyên văn:

"Some dissidents believe that China effectively bought off the Vietnamese government by advancing them a secret $50bn bailout package during the height of the financial crisis when, they claim, Vietnam was on the brink of fiscal collapse.

There is no evidence for such conspiracy theories but, with Vietnam forced to turn to the Asian Development Bank this week for a $500m loan to supplement its unhealthy-looking budget, it is clear that the government is in no position to spurn China's advances."

Một lần nữa "uy tín" của RFI tiếng Việt được chứng minh! Tôi lùi bỏ đoạn thông tin vớ vẩn vừa được thêm vào bài. GV (thảo luận) 03:58, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

1 đồng = 100 xu sửa

Thông tin đó tại infobox có đúng không? Thời này làm gì còn đơn vị tiền xu mà có công thức chuyển đổi như vậy? Tân (thảo luận) 03:51, ngày 5 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có bác nào cập nhật số liệu cái nhỉ Itolemma (thảo luận) 14:05, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC) sửa

Các vấn đề tồn tại của kinh tế Việt Nam sửa

Tại cuối phần này có thêm cái đuôi khá dài và nặng được bê từ Các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, một bài viết bị xóa do biểu quyết, để các thành viên am hiểu biên tập.--113.190.135.2 (thảo luận) 17:30, ngày 30 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

IP này sao tích cực đi xóa bài thế nhì :D Itolemma (thảo luận) 00:30, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vì đã hết hạn thui Itolemma, Trần Anh muốn BQ xóa cũng hok được.--117.6.64.175 (thảo luận) 03:22, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không, những số liệu là tôi lấy ở cổng TT Cp đấy chứ, có phải blog nào đâu: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/kinhtexahoiSaruman (thảo luận) 17:13, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chép nguyên văn từng câu từng chữ từ chỗ khác vào Wikipedia là thế nào. --Dung005 (thảo luận) 17:14, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đồng thời, chép nguyên văn tài liệu của Tổng hợp từ Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội Đảng lần thứ X; Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội Đảng lần thứ XI thì nó không thể nào mà trung lập để thành một bài viết Bách khoa được. Một báo cáo chính trị của một đảng nó khác và một bài viết bách khoa nó khác. Mong Saruman lưu ý điều này. --Dung005 (thảo luận) 17:17, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vậy nếu sửa hành văn (số liệu để nguyên) thì sẽ OK?Saruman (thảo luận) 17:20, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sách viết về đánh giá Kinh tế thì không hề hiếm, sau lại phải khổ sở dùng một cái nguồn không hề trung lập thế này như thế. Tham khảo bài Kinh tế Việt Nam Cộng hòa xem cùng chủ đề này bài được gắn sao nó được viết thế nào. Bài này tôi sẽ theo dõi kỹ vì là một bài được nhiều người đọc. Hành văn phải tuyết đối trung lập. Không được tự suy diễn các ý theo ý của mình, cũng như không được chỉ lái vấn đề theo một hướng. --Dung005 (thảo luận) 17:32, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về dự báo lỗi thời của PWC sửa

Dự báo này đưa ra cách đây vài năm. Hơn nữa Wiki không phải là nơi dự báo, nên sẽ tôi đã bỏ. yêu cầu đừng bỏ lại vào.

Tất cả các trích dẫn ở đây đều có nguồn chính thức, đảm bảo, nếu ai muốn đưa ra ý kiến đối lập, đề nghị không xóa mà đưa ý kiến khác và trích dẫn nguồn khác. Itolemma (thảo luận) 20:05, ngày 24 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hơn nữa dự báo http://www.pwc.com/in/en/press-releases/india-grow.jhtml link không vào được. Các dự báo kinh tế của các hãng tư vấn quốc tế luôn được cập nhật. Nếu ai đó muốn đưa dự báo vào, hãy cho vào mục riêng và phải đảm bảo cập nhật nó. Hãy cập nhật bằng các dự báo của World bank, IMf là các tổ chức chính thống. Đừng cập nhật bằng các bài báo vớ vấn lấy ở Hàn QUốc hay CampuchiaItolemma (thảo luận) 20:09, ngày 24 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Việc sửa bài này đề nghị người có kiến thức về kinh tế. Saruman không rành về kinh tế, đề nghị không nên tham gia nhiều, mà chỉ kiểm soát xem nguồn có đúng không. Ví dụ, về vấn đề khác biệt giữa Tập đoàn và Tổng Công ty, đề nghị Saruman không biết không sửa. Hay như khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ 2007 chứ không phải là 2008. Tuy nhiên các dấu hiệu và tình trạng đình đống của kinh tế thế giới đã bắt đầu từ 2006. Itolemma (thảo luận) 04:58, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

"Saruman không rành về kinh tế" - Ồ, Ito chắc chứ?
"Wiki không phải là nơi dự báo" - Ồ, đây là bài về KT học, nhiệm vụ của kinh tế học chủ yếu là dự báo
"Đừng cập nhật bằng các bài báo vớ vấn lấy ở Hàn QUốc hay Campuchia" - Ồ, Ito làm ngược lại khi chèn mấy bài như "Hổ hóa mèo"...
"Tất cả các trích dẫn ở đây đều có nguồn chính thức, đảm bảo" - Mỗi tội Ito thường không trích hết mà chỉ trích những số liệu có lợi cho mình, và thường cố nhét thêm câu nhận xét cá nhân của mình vào. Và PwC là anh cả trong Big Four chứ hoàn toàn ko phải là thứ vớ vẩn nào đó, 4 năm chả là gì với 1 dự báo trong dài hạn tới 40 năm, giai đoạn 1997-2000 KTVN còn tăng trưởng èo uột hơn bây giờ kiaSaruman (thảo luận) 08:47, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xem lại link PWC của ông đi. Hơn nữa dự báo này từ 2008, 4 năm trước, giờ tình hình thay đổi, xóa đi cập nhật lạiItolemma (thảo luận) 09:09, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ô, như đã nói, 4 năm chả là gì so với 40 năm, tình hình VN thay đổi nhưng TG (nhất là châu Âu) còn tệ hơn. Đợi đến năm 2030 thì may ra mới có thể phán dự đoán đó là đúng hay saiSaruman (thảo luận) 09:13, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trong năm 2008, chưa xuất hiện các vấn đề mới này sinh năm 2009-2012 nên dự báo của PWC phải xét lại. Ông đi tìm dự báo nào của PWC mà mới hơn đi. Itolemma (thảo luận) 09:18, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mà ông không biết tiếng anh à http://en.wikipedia.org/wiki/2007%E2%80%932012_global_economic_crisis ông dịch là khủng hoảng tài chính toàn cầu à? Tôi cũng chịu ông.  :) Itolemma (thảo luận) 09:22, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Như đã nói, 4 năm chả là gì để "xét lại" 1 dự đoán thời hạn 40 năm, trừ phi có biến cố gì đó thật lớn lao (như chiến tranh). Nếu Ito muốn tìm dự báo mới hơn thì tùy, tôi không có nhiệm vụ đó. Còn tôi để cái tên khủng hoảng tài chính vì wiki Việt có bài tên như vậy. Nhân tiện nói luôn: đây là lần cuối tôi thảo luận với Ito vì bạn đã tỏ thái độ rất không đứng đắnSaruman (thảo luận) 09:27, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sao ông lại thế nhỉ, tôi bảo là cái link của ông chết đứ đừ đừ rồi, thông tin không có mà ông thích đưa vào. Thông tin không có nguồn, ko chính xác mà thích đưa vào? Ông có bị vấn đề gì ko? Itolemma (thảo luận) 09:33, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đề nghị thảo luận sửa

Tôi thiết nghĩ Saruman nên dừng hồi sửa, thảo luận tại sao lại xóa các thông tin của tôi. Các thông tin của tôi đều có nguồn đàng hoàng. Wiki không phải đúng hay sai mà là có nguồn đàng hoàng đều có thể đưa lên. Nếu bạn nghĩ đó là một chiều, đề nghị tìm thông tin từ nguồn tin cậy khác đưa vào phản bác/bổ sung thêm ý kiến của tôi. Làm như bạn không được đàng hoàng cho lắmItolemma (thảo luận) 11:21, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Những đoạn mâu thuẫn sửa đổi:

"Ông Dũng ký quyết định thành lập mới một loạt các Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn, như Tập đoàn dầu khí, (29-8-2006), Tập đoàn Công nghiệp Cao su (30-10-2006) ...(trước đó chỉ là các Tổng công ty) đồng thời ông Dũng trực tiếp quản lý các tập đoàn này, thay vì các Bộ như trước kia. Ít nhất hai tập đoàn do sai lầm trong quản lý, đều lầm vào khủng hoảng, giờ chỉ còn thoi thóp, gây lãng phí rất lớn" - Đoạn này tôi xóa chỗ bôi đậm, vì Ito suy diễn sai

"Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam lâm vào đợt "suy thoái", được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009. Tuy nhiên, từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đat 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn trước). 2008 là một năm không vui với tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt ~ 6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999. Quý I/2008 lạm phát tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5.3%, trong đó tốc độ tăng trưởng của 3 quý đầu năm lần lượt đạt 3,14% trong quý I - thấp nhất trong nhiều năm gần đây, sau đó là 4,46% và 6,04%" - Đoạn này tôi chỉ xóa số liệu quý (vì không tổng quan như số liệu năm) và vẫn để nguồn, ngoài ra bổ sung số liệu năm 2010 và 2011

"Xếp hạng về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới và về năng lực cạnh tranh công bố năm 2009 đều ghi nhận sự tụt hạng, đặc biệt là tụt hạng sâu về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112. Việt Nam liên tục tụt hạng năng lực cạnh tranh từ năm 2007" - Nhận định vớ vẩn, vì số nước khỏa sát từ 82 tăng lên 183, tụt là đương nhiên

"Nhiều tập đoàn lớn, đa số là các tập đoàn nhà nước đầu ngành lỗ hàng nghìn tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số DN rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 DN đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao" - Đoạn này tôi cũng không xóa tí gì, chỉ chuyển cho đúng vị trí

"Từ giữa tháng 6 tới tháng 11/2012, báo chí nước ngoài ví nền kinh tế Việt Nam: "con hổ đã mất giọng..." - Nhận xét chủ quan của nhà báo, không mang tính khách quan, theo lối dẫn 1 chiều này thì tôi cũng có thể dẫn bài báo của Đức rằng "TT Việt Nam là thủ tướng sáng suốt nhất châu Á" và vô số những bài ca ngợi khác

"Tuy nhiên bài của Forbes cũng cho hay trong khi một số công ty cắt giảm đầu tư tại Việt Nam thì các nhà sản xuất của Hong Kong lại chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các công ty Nhật duy trì mức đầu tư không đổi và đang tìm kiếm cơ hội chuyển đầu tư từ Thái Lan sang Việt Nam" - Đoạn này hoàn toàn nằm trong nguồn, Ito cố tình cắt đi, tôi chỉ thêm vào thôi, đoạn trước tôi chỉ xóa những từ mang tính chủ quan thiên kiến (ý không đổi)

"Năm 2012, theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Brookings của Mỹ, Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo (người có thu nhập thấp) chiếm đa số, trong khi gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực; tầng lớp trung lưu chỉ chiếm 5,6% dân số" - Đoạn này tôi không xóa tí gì, chỉ thêm vào số liệu ghi ở chính trong nguồnSaruman (thảo luận) 13:53, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

OK sẽ xem xét sửa. Về tụt hạng, đúng là tụt hạng, còn nguyên nhân có nhiều, bạn muốn đưa thì đưa vào cho đủ. Các nhận xét báo chí nổi tiếng nước ngoài xét về độ tin cậy cũng giống như báo chính thống của Viêt Nam thôi. Giữa Newsweek và Nhân dân, tôi cho Newsweek tin cậy hơn, còn bạn cho Nhân dân hơn, cái đấy tùy mỗi người, chỉ biết là đều là nguồn chính thống. Tôi đưa vào, bạn không đồng ý nhưng không được xóa của tôi. Tôi sẽ căn cứ theo những gì bạn nêu ở trên để sửa dần. Còn bạn sửa ở trong bài, thú thực tôi đọc không hiểu bạn viết gì, tốt nhất là bạn đưa ra riêng ở phần thảo luận này, như thế này, có phải dễ hiểu khôngItolemma (thảo luận) 22:38, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Theo nguồn này ông Dũng hiện quản lý tất cả 21 tập đoàn và Tổng công ty: http://thoibaokinhdoanh.vn/441/news-detail/392223/24h/giam-so-luong-tap-doan,-tong-cong-ty-do-thu-tuong-truc-tiep-quan-ly.htmlItolemma (thảo luận) 22:43, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nguồn này http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/09/khong-nen-de-nang-luc-canh-tranh-vn-rot-mai/ cho thấy năng lực cạnh tranh Việt Nam tụt giảm mãi trong vài năm gần đâyItolemma (thảo luận) 22:45, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bạn thích có bài ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì cứ đưa vào, nhưng đảm bảo nguồn mạnh và trích đúng thời gian. Tôi nghĩ là không có nhiều bài đâu, chỉ có một hai bài của mấy báo vớ vẩn nào đấy. Mà về khen chê ông Dũng, bạn cho sang Nguyễn Tấn Dũng vì ông này còn quản lý các mảng khác, không chỉ riêng kinh tế. Ở đây tôi chỉ nói thực trạng của KTVN, chẳng khen chê gì, và đưa ra các nguyên nhân theo các nguồn chính thống cho biết Itolemma (thảo luận) 22:48, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hê hê, nguồn ghi là tụt trong 2 năm(2011, 2012) mà Ito dám viết thành "vài năm gần đây" thì hay thật. Thế năm 2008 hạng 75 nhưng 2010 tăng lên thứ 59 là sao nhỉ? Sau 4 năm vẫn là thứ 75, thế thì "tụt vài năm liên tiếp" cái gì, hay là Ito chỉ đọc cái tít rồi "giật" ngay vào bài mà không thèm đọc nguồn viết cái gì (hoặc đọc nhưng không đủ khả năng hệ thống hóa thông tin, chỉ biết soi từng đoạn số liệu nhỏ), và nghĩ tôi cũng vậy nên sẽ không phát hiện ra trò của Ito? Còn những gì tôi viết đều dùng những thuật ngữ thông dụng mà Ito vẫn không hiểu thì tệ thật, vụ này tôi bó tay vì tôi không phải thày giáo dạy kỹ năng đọc-hiểuSaruman (thảo luận) 09:45, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Coi 2 bạn này tranh luận vui nhỉ, toàn lão tướng. Có nguồn mạnh cứ thoải mái viết thôi, cần gì phải tranh cãi. TemplateExpert (thảo luận) 10:26, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nguồn là 1 chuyện, bóp méo hoặc hiểu sai thông tin trong nguồn lại là chuyện khác.Saruman (thảo luận) 13:50, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Có thể như vậy, 2 bạn cứ tranh luận nhưng cùng đừng lùi sửa của nhau nhiều quá cũng không hay mà nhất là nên tôn trọng lẫn nhau. Chủ đề này phải có đối lập thì bài mới trung lập được, rảnh thì tôi tham gia một ít. Trong nguồn có nói GDP Việt Nam hiện này 140 tỉ (bài Việt Nam) nhưng bài bên English chỉ là 135 tỉ?? Nguồn IMF vs nguồn báo VN, ai hơn? Do đó tôi nghĩ các bạn tính đến chuyện sắp độ ưu tiên của các nguồn mạnh đi là vừa. Mà có sách trắng Kinh tế VN thì khỏe quá. TemplateExpert (thảo luận) 14:04, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi chưa phát ngôn từ nào công kích Ito mà chỉ có cậu ta làm vậy. Tôi đã copy đoạn sủa vào cho rõ, nhưng Ito vẫn tiếp tục dùng lùi sửa mà không cần đọc kĩ xem tôi sửa những gì, lí do vì sao. Lần gần đây nhất tôi ko lùi sửa mà sửa từng đoạn để Ito thấy tôi sửa những gì, để xem Ito có thái độ ra saoSaruman (thảo luận) 14:55, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đoạn tổng hợp sửa

Tốc độ tăng trưởng của một nước chậm phát triển không nói lên điều gì và không thể dùng để giải thích và kết luận cho một nền kinh tế tốt. Vì khi các chỉ số rất thấp thì một mức tăng ít cũng kéo theo tỷ lệ tăng trưởng cao. Cả 3 nước Lào, Camppuchia, Myanmar đều có tỷ lệ tăng trưởng khoảng 7%, cao hơn Việt Nam. 115.79.207.220 (thảo luận) 02:26, ngày 24 tháng 9 năm 2019 (UTC) Đây là 3 nước thuộc top đội sổ khu vực Đông Nam Á (cùng với Việt Nam):Trả lời

Theo các số liệu dự báo chính thức được công bố đầu tuần này từ World Bank; trong giai đoạn 2017 – 2019, Campuchia, Lào và Myanmar sẽ trở thành những nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ, với mức tăng trưởng kinh tế gần 7% mỗi năm. https://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/campuchia-lao-va-myanmar-se-phat-trien-kinh-te-nhanh-nhat-the-gioi-sau-an-do-175784.html 115.79.207.220 (thảo luận) 02:29, ngày 24 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Trong bài đang nêu thông tin 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Nhưng theo số liệu báo cáo của Thứ trưởng Bộ Công thương, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Nguyễn Cẩm Tú đăng trên Website bộ ngoại giao VN thì mới chỉ có 22 nước công nhân Việt Nam có nền kinh tế thị trường:

http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns100527075237 113.161.86.25 (thảo luận) 04:27, ngày 24 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 4 tháng 10 năm 2019 sửa

Trang Kinh tế Việt Nam mục GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người không đúng. Chỉ số đúng năm 2018 phải là: GDP danh nghĩa: 241,434 tỉ USD. GDP bình quân đầu người: 2.552 USD. GDP PPP: 707,620 tỉ USD. GDP PPP bình quân: 7.482 USD. Nguồn tại Quỹ tiền tệ: https://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2018/02/weodata/weorept.aspx?pr.x=52&pr.y=7&sy=2018&ey=2023&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=582&s=NGDPD%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC Phuonghoangnguyen19 (thảo luận) 14:41, ngày 4 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xin chào, GDP Việt Nam năm 2020 mà các bạn tạo trên wikipedia là hoàn toàn sai lệch, GDP Việt Nam 2020 là khoảng hơn 340 tỷ USD, vượt GDP của Malaysia và Singapore. Việc GDP Việt Nam 2020 các bạn tạo trên wikipedia là 271 tỷ USD là thông tin sai lệch, sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi người dân Việt Nam nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung tìm hiểu về GDP Việt Nam trên Google sẽ gây ra sự hiểu nhầm không hề nhỏ đối về nền kinh tế Viêt Nam đang phát triển vượt bậc.

Mong các bạn hãy sửa đổi nhanh chóng lại thông tin này ạ Cảm ơn ! Quoctaimnqt0612 (thảo luận) 03:04, ngày 4 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Không đồng ý khóa bài sửa

Phần tôi viết về kinh tế Việt Nam phần Pháp thuộc là cân bằng, nói về công nông nghiệp thì cũng phải nói về giao thông vận tải, về thương mại, dịch vụ.v.v. Cái đó gọi là cân đối, số dòng tôi thêm vào tương đối cân đối với các nội dung khácThuvan1980 (thảo luận) 10:42, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

GDP bình quân đàu người và Thu nhập bình quân đầu người là khác nhau sửa

Có bạn vẫn cứ lùi sửa trong khi không rõ khái niệm. Đọc thêm cái này [3] (GDP bình quân đàu người và Thu nhập bình quân đầu người là khác nhau), còn số liệu thì theo [4] đầy đủ hết. Còn IMF tra cứu [5], thì chỉ có GDP và GDP bình quân theo ước tính công bố vào tháng 10 năm 2020, năm nào họ cũng công bố kiểu ước đoán như vậy. Tổng cục thống kê đến lúc này cuối tháng 1/2021 vẫn chưa có số liệu GDP chính thức của VN năm 2020Thuvan1980 (thảo luận) 16:03, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Logistic sửa

Thị trường logistics của Việt Nam tương đương 21-25% GDP, nhưng 80% thị phần này rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài, phần còn lại được chia cho khoảng 3000 doanh nghiệp nội địa.

Đoạn này không chính xác. "80% thị phần này rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài" chỉ là thông tin một chiều do Hiệp Hội Logistic Việt Nam công bố, không có công bố phương pháp nghiên cứu cũng như nói đây là tất cả các ngành vận tải như đường bộ, đường sắt, hàng không, tàu biển và vận tải trong nước hay quốc tế. Riêng về vận tải trong nước như đường bộ, đường sắt hay hàng không hiện tại vẫn do các doanh nghiệp trong nước làm chủ. Vận tải đường thủy quốc tế thì các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế hơn nhưng 90% cảng biển trong nước đều có doanh nghiệp nội khai thác. Bài phản biện ở đây – Chau Nam Ky Nguyen (thảo luận) 09:36, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

@Chau Nam Ky Nguyen: Nếu có nguồn uy tín thì bạn có thể tự thêm vào bài. Billcipher123 (thảo luận) 11:27, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Trang đang bị khóa, mình mới gia nhập, không biết sửa lại bằng cách nào ? Phiền bạn hướng dẫn được không ? Cám ơn bạn.
Nguồn phản biện ở đây ạ:
https://nld.com.vn/kinh-te/thuc-hu-chuyen-nuoc-ngoai-chiem-80-nganh-logistics-20180320150054216.htm – Chau Nam Ky Nguyen (thảo luận) 14:11, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Chau Nam Ky Nguyen Tại bạn không tag tên mình nên mình trả lời muộn :) Để mình thêm thông tin của bạn vào cho. – Billcipher123 (thảo luận) 11:13, ngày 9 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Billcipher123 Cám ơn bạn nhiều nhé. – 116.110.41.183 (thảo luận) 11:25, ngày 10 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Kinh tế Việt Nam”.