Thảo luận:Linh hồn Việt Cộng

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Thanh2k2 trong đề tài Làm chính xác tên gọi
Dự án Điện ảnh
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Điện ảnh, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Điện ảnh. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án Điện ảnh Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Điện ảnh Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Điện ảnh Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Phim tuyên truyền Việt Nam dựa trên sự kiện có thật sửa

Tôi là người biên soạn bài, cá nhân tôi sau khi xem phim tài liệu này thì thấy rằng tuy dựa theo sự kiện có thật, nhưng nội dung truyền đạt trong bộ phim này mang đậm tính chất phim tuyên truyền. Kỹ thuật quay phim vẫn chưa tốt lắm, việc để một tông giọng thuyết minh toàn bộ phim không hay lắm, nên để các nhân vật tự nói và có phụ đề trong phim thì sẽ hay hơn.--Nacdanh (thảo luận) 02:57, ngày 17 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nacdanh: Tôi thấy bài này được đầu tư khá kĩ lưỡng và công phu. Bạn có thể đưa ra ứng cử bài viết chất lượng nếu muốn.  ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿  ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 07:04, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nguyenhai314, cá nhân tôi không thich cách tuyên truyền của phim vì "việc chiến đấu của hai nhân vật chính trong phim được coi là bổn phận nghĩa vụ phải thực hiện hơn một tội lỗi", cũng như nhiều chi tiết sai sự thật trong phim. Vấn đề được đặt ra là quá trình quay phim, sản xuất còn quá ít thông tin; quá trình liên lạc không đề cập đầy đủ do số lượng nguồn quá ít. Như đã nói phim tập trung vào tính tuyên truyền nên những yếu tố thông thường của một bộ phim bình thường (thiếu đề cập chi tiết quay phim, liên lạc, bối cảnh, các nhân chứng hai bên, gia đình người lính Mỹ, tìm hiểu chính quyền điạ phương Việt nam khi đó, liên hệ bên quân đội Việt Nam về tình hình chiến trường Tây Nguyên khi đó,...) mà tập trung vào ca ngợi một chiều và nhấn mạnh "cựu binh Mỹ tội lỗi". Không phải tự nhiên các cựu binh Mỹ tự nhiên biết được nhân vật ở Thái Bình, phim cũng chả đề cập. Cách nhìn của tôi có thể khiến nhiều người không hài lòng, tôi chỉ có sao nói vậy. Tất nhiên với Hoa Kỳ thì báo chí Mỹ không quan tâm đến câu chuyên nhỏ nhặt này lắm nên cũng chả có mấy nguồn, nhưng với Việt Nam là một mỏ vàng về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Nếu bạn có cái nhìn cởi mở hơn, muốn nhìn nhận nhiều góc cạnh hơn, không quá duy ý chí và bình tĩnh thì có thể tham khảo thêm Linh Hồn Việt Cộng (biên khảo). (tất nhiên tôi cũng không đồng ý lắm, chỉ đọc cho vui).Nacdanh (thảo luận) 00:26, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Nacdanh: Đồng ý với nhận định của bạn. Tôi cũng cho rằng việc những người lính chiến đấu đó là nghĩa vụ, bổn phận của họ đối với quốc gia/dân tộc/chính thể mà họ đang sống. Việc bộ phim nhấn mạnh quá một chiều về tội lỗi của lính Mỹ cũng không có gì là lạ, và quả thực đó là một hình thức tuyên truyền. Tôi không biết bạn có từng sống ở Việt Nam lúc nhỏ không, nhưng khi còn nhỏ tôi từng được học khá nhiều bài học mang tính tuyên truyền như vậy, ví dụ Emily, con! của Tố Hữu (viết về vụ việc Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm Góc) hay chuyên mục kể chuyện về cuộc Thảm sát Mỹ Lai, trong đó có nhắc về những chi tiết lính Mỹ đến thăm Việt Nam và hối hận về việc làm của họ. "Tội ác Mỹ-Ngụy" được phô bày nhiều là một điều rất dễ hiểu, vì truyền thông của họ tương đối cởi mở và báo chí không bao giờ bỏ qua những vụ lùm xùm, tai tiếng tương tự như vậy. Bắc Việt đã khai thác rất tốt "điểm yếu" này của báo chí Tây Phương và ra sức tuyên truyền/lên án trong nước-quốc tế (nên nhớ người Mỹ "thua cuộc" một phần là vì truyền thông), trong khi truyền thông của chính họ (Bắc Việt) khá kín tiếng, cô lập và theo định hướng. Trong trò chơi truyền thông này, người Mỹ thua là vì thế. Cá nhân tôi lại thích phương thức này của họ, vì trong thời chiến định hướng luôn có lợi hơn nhiều. Trong thời bình thì lại khác, người ta có xu hướng "xét lại", đặt vấn đề, thắc mắc nhiều hơn. Tóm lại, hiện tượng "tuyên truyền" này từ trước đến nay là bình thường ở Việt Nam, người ta sống chung với nó, quen với nó thành ra nó biến thành sự thật lúc nào không hay. Sở dĩ bạn có góc nhìn khác là vì bạn nhìn từ quan điểm của một quốc gia cởi mở hơn (có thể ví von kiểu người Việt nhìn vào Bắc Hàn bây giờ). Nhìn nhận một vấn đề theo quan điểm khách quan là một thái độ tốt, nhưng còn phải xét đến nhiều khía cạnh khác nữa (mà tôi không muốn đề cập ở đây). Đôi dòng tâm sự. Một lần nữa, nếu bạn hứng thú, có thể đưa bài viết ra ứng cử, hoặc nếu không tiện, tôi có thể giúp bạn. Vì riêng tôi thấy bài viết được biên tập khá hay và thu thập thông tin trong phạm vi khả năng cho phép.  ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿  ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 01:37, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nguyenhai314, ha ha, cá nhân tôi không có ý kiến gì. Tôi chỉ nói thêm rằng, bất kỳ cuộc chiến nào cũng có thể xảy ra tội ác vì khi hành quân tiến công thì sĩ quan chỉ huy không thể bao quát được từng cá nhân vào từng thời điểm trên chiến trận. Việc phẩm cách mỗi người lính thời bình có thể không bộc phát, nhưng chiến tranh với tác động ghê gớm thì sốc phản vệ có thể gây ra những hành động điên rồ khó kiểm soát, như việc sĩ quan dưới quyền có thể giết chỉ huy hay các vụ thảm sát. Việc guồng máy tuyên truyền chiến tranh hiệu quả cũng là một dạng tài năng (nếu nhìn nhận tích cực), những thành công như bạn kể đã diễn ra tại Đức Quốc Xã - Đế quốc Nga - Liên Xô - Đại Đế quốc Nhật Bản và vẫn hiện hữu đến ngày nay. Còn vấn bài viết ứng cử BVT, nếu được mong bạn có thể đề cử giúp, cá nhân tôi rất cảm kích, nhưng như thảo luận trước đó, tôi không muốn giải trình những thiếu sót của bài này trước các thành viên khác (những thiếu sót cố hữu). Một lần nữa cảm ơn bạn, nếu bạn có thể và muốn đưa bài viết ứng cử thì bạn đều có toàn quyền đưa bài ứng cử, cũng như tước sao bất kỳ bài viết nào, mọi cá nhân đều bình đẳng. Một lời cảm kích trước tấm thịnh tình.Nacdanh (thảo luận) 03:34, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mỗi lần nói chuyện với bạn làm tôi mở mang ra được nhiều điều. Nếu bạn đã nói vậy thì tôi xem như đó là một lời đồng ý. Phần còn lại tôi sẽ lo liệu hết khả năng với tư cách một người ứng cử :)))  ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿  ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 07:04, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Làm chính xác tên gọi sửa

Theo nhiều nguồn, như trên báo Tuổi Trẻ Online thì tên của nhân vật là "Homer Steedy" Linh hồn Việt Cộng, hay Đạo diễn Minh Chuyên nói về uẩn khúc trong "Linh hồn Việt cộng", trong khi các nguồn khác lại dùng cái tên "Homer Steedly"([1], [2]).Thanh2k2 (thảo luận) 11:16, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Thanh2k2:, tôi nghĩ BBC World Service viết chuẩn nhất rồi, báo địa phưong Việt Nam phiên âm sai. Một tiểu thuyết do Wayne Karlin viết, đề cập nhân vật là "Homer Steedly" (nguồn: Những linh hồn phiêu dạt (phần I)).--Nacdanh (thảo luận) 07:15, ngày 4 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vấn đề sai sót ở báo chí Việt Nam là chuyện rất thường tình "Steedly" là cái tên đúng. Ở đây khoan bàn tới việc báo chí đúng hay sai, nếu các nguồn mâu thuẫn nhau thì phải giải thích sự mâu thuẫn đó. Tôi đã dùng phương thức tương tự như bài Cảng Sài Gòn 0–2 Tổng cục Đường sắt, dùng ghi chú để giải quyết sự mâu thuẫn giữa các nguồn, mong các bạn không phiền.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛
Quay lại trang “Linh hồn Việt Cộng”.