Lý Khuê sửa

Cho mình hỏi, trong bài viết có câu:

Năm 968 ông bị tướng Lưu Cơ của Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư dẹp tan, một bước trong quá trình chấm dứt tình trạng cát cứ lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử.

Sao cát lại lập ra nhà nước được ? Chắc là lỗi ngữ pháp ? Nguyenducminh2508 (thảo luận) 14:35, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC).Trả lời

@Nguyenducminh2508: Theo ý tôi thì Lưu Cơ dẹp được Lý Khuê là giúp Đinh B. Lĩnh cơ bản đã gần thống nhất được đất nước. Còn ý bạn thì sao. Hancaoto (thảo luận) 14:43, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Hancaoto: Tôi nghĩ rằng nên thay "cát" bằng Lí Khuê.thảo luận quên ký tên này là của Nguyenducminh2508 (thảo luận • đóng góp).
Bạn có thể giải thích giúp tôi "Cát" là gì ko? Bạn nhớ ký tên bằng 4 dấu ngã nhé. Hancaoto (thảo luận) 15:01, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Tuanminh01: Bạn nghĩ như thế nào ? Nguyenducminh2508 (thảo luận) 23:56, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC).Trả lời

phản đối về nguồn gốc các sứ quân sửa

chỉ có 1 cuốn sách của 1 tác giả vô danh thời nay, và thần tích, 1 thứ linh tinh về mặt khoa học mà mem nào đó đã viết lên trên wiki thì tôi cho tài thật.

lại ghi cả quê hương, nguồn gốc được thì tài thật.

Về sử liệu năm 900 đã có sử siếc gì đâu, Ngô Quyền người ta chỉ biết mỗi quê ở Đường lâm, cũng ko ro tỉnh nào. Nay các ông cho mấy ô sứ quân này, ko biết có thật ko, thành 1 nhân vật tỏ tường quá.

Tôi cực lực phản đối. Và đặc biệt với tư cách 1 người Việt, tôi phản đối việc mù quáng nhận tổ tiên chúng tôi là từ Tàu di chuyển xuống. Khoailangvietnam (thảo luận) 02:17, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Khoailangvietnam: ha ha...bạn có la rát cái cổ họng thì cũng không thay đổi được gì đâu. Người Việt Nam ngày nay bạn nghĩ là dân tộc thuần khiết à. qua mấy ngàn năm bị đô hộ làm sao biết rõ. Người TQ có người hiền người ác, quan có quan tốt quan xấu, dân đen người Hán mà có sống chung với người Việt mấy ngàn năm qua thì cũng không có nghĩa là họ có tội, có tội chỉ vì là người Hán à. Chính quyền họ cướp nước thì anh em ta cùng chống, quân họ về rồi thì thôi sống tiếp chứ bạn. Suốt ngày la vụ chống Tàu bạn giống mấy ông bác bên Calirồinha. mà bẩn thỉu nhất không phải là người Hán hay người Việt lẫn lộn hay là không rõ ràng, mà là có một mà dùng nhiều tên, danh xưng Hán hay Việt thì không dám nhận chứ rất thích mạo tên người khác để làm trò đồi bại. Hạng người đó không xứng là Hán mà cũng không xứng là Việt. Những kẻ đó ban ngày nói chuyện Tàu Khựa đúng sai phải quấy, nhưng trong bóng tốt thì dùng thủ đoạn khuất mặt khuất mài. Thế nên bạn hãy thông thoáng cho lịch sử Việt Nam như Trần Trọng Kim đã nói. Áo bào chưa có thì mặc tạm áo vải. Công việc nghiên cứu sẽ còn dài lâu, mà sáng tỏ vài nhân vật VN là người Hán không lẽ bạn nhảy xỏm lên. nếu Quang Trung đúng là người gốc Hoa không lẽ bạn phủi bỏ công ơn đánh giặc ngoại xâm. Người ta có thể là Hoa mà tên tuổi rõ ràng chứ không dùng tên ngụy nhân xảo trá đê hèn, nói mình là Việt mà che dấu mặt mạo danh tên. Nên xét thấy các vĩ nhân cũng đáng nể phải không bạn, dù bất kỳ nguồn gốc nào. thôi thì bạn nên thông thoáng tư tưởng xíu nhen... Người moonwalk (thảo luận) 06:30, ngày 26 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
  • Đây là khoa học lịch sử chứ không phải tôi đem cái cá nhân của tôi ra để nói. Bạn hiểu ko nhỉ ? Nguồn của bài này là của 1 tay vô danh, tôi đọc trong Luận án tiến sĩ của ông ta, rằng ông ta nghiên cứu THẦN PHẢ, THẦN TÍCH, rồi kết luận như thế. Chứ có sử sách nào nói.

Đấy, vấn đề là như thế. Chứ như tay này, chữ Hán có biết đâu mà nghiên cứu nỗi gì.

Còn chuyện Tàu, bài Tàu...là chuyện khác. Những năm này, ta làm gì có sử. Các sử quan chỉ đoán lại, ghi ước chừng vài điều. Chứ mấy ông sứ quân tép riu này thì hư hư thực thực, bố ai biết được. Khoailangvietnam (thảo luận) 07:55, ngày 27 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử, Khi không có thông tin trong chính sử thì sẽ sử dụng dã sử, miễn là có nguồn gốc rõ ràng. Bản chất chính sử cũng do người đời sau viết về đời trước đó rồi.Kien1980v (thảo luận) 03:00, ngày 28 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Làm sử như tay Phiệt này mà bịa ra những cái gọi bằng từ của họ là thần tích, thần phả, nghe ko chịu được. Có cái tư liệu nào mà còn sót lại như thế, thì nổi tiếng rồi.

Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai được các nhà nghiên cứu sử dụng bổ sung cho sử liệu, cha Đỗ Cảnh Thạc là Đỗ Thục, người gốc Quảng Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) mẹ là Trần Thị Thọ thuộc Đỗ Động Giang, ấp Động, huyện Thanh Oai ngày nay. Thời Ngũ đại Thập quốc tương đương thời kỳ tự chủ Việt Nam, Đỗ Thục sang Tĩnh Hải quân và sinh ra Đỗ Cảnh Thạc năm Nhâm Thân (912)[2].

Không thấy ai chưng ra cái thần phả này đầu cua tai nheo ra làm sao nhỉ ? chỉ có những tay như kien98v này đi chắp vá, tiếp tay cho những lí luận mơ hồ, phản khoa học này thôi.

tha hóa.

Phần lớn các sứ quân này như ô Trần Trọng Kim đều nhầm lẫn, các hào trưởng, thế lực là từ Thanh Hóa tiến ra, chứ dân Bắc là xứ thuộc địa, bị đô hộ bởi Tàu làm gì có sứ quân. Quê của 1 vị vua như Ngô Quyền, Đường Lâm, các ông còn gán ghép vào Đường Lâm Sơn Tây. Rõ vớ vẩn thật. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 00:20, ngày 13 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đền thờ các sứ quân sửa

Hiện nay tôi đang thống kê danh mục đền thờ các sứ quân thời loạn 12 sứ quân, ai có thông tin gì gửi giúp với. kienkysuxd@gmail.com Kien1980v (thảo luận) 03:00, ngày 28 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đình Lác Giã Bàng Tề Lỗ, Yên Lạc Vĩnh Phúc Thờ sứ quân Nguyễn Khoan Tiền Lê
Đình Vĩnh Mỗ Cao Xá, Lâm Thao Phú Thọ Thờ sứ quân Nguyễn Khoan tại nơi ông mở mang, lập làng Tiền Lê
Đền Gia Loan Thị trấn Yên Lạc Vĩnh Phúc Thờ sứ quân Nguyễn Khoan, tước hiệu Quảng Trí Quân - vị vua tài cao trí lớn tại căn cứ quân sự Tam Đái Tiền Lê
Đình Ném Đoài Khắc Niệm, Tp BN Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại nơi ông xây dựng chùa Cổ Niệm Tiền Lê
Đình Hạp Lĩnh Hạp Lĩnh, Tp BN Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp Tiền Lê
Đình Tiên Xá Hạp Lĩnh, Tp BN Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại căn cứ Tiên Du Tiền Lê
Đình Phúc Nghiêm Phật Tích, Tiên Du Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại nơi có dấu tích thành cổ núi Bát Vạn do ông xây dựng Hậu Lê
Đền Gin Nam Dương, Nam Trực Nam Định Thờ sứ quân Kiều Công Hãn Thời Đinh
Đình Yên Bình Dương Xá, Gia Lâm Hà Nội Thờ sứ quân Lý Khuê tại nơi ông mất Thời Đinh
Đình Dương Đanh Dương Xá, Gia Lâm Hà Nội Thờ sứ quân Lý Khuê tại nơi ông mất Thời Đinh
Đền Mây Lam Sơn, Tp HY Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đình Xích Đằng Lam Sơn, Tp HY Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đền Hàng Cá Minh Khai, Tp HY Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đền Vua Mây Đại An, Vụ Bản Nam Định Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình, Chùa Đại Thắng, Vụ Bản Nam Định Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình Phương Mạc Phương Đình, Đan Phượng Hà Nội Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình Phương Mạc Thanh Đa, Phúc Thọ Hà Nội Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình Đông Hải Đông Vinh, Đông Hưng Thái Bình Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đền Khai Long Tân Sơn, Đô Lương Nghệ An Đền Khai Long là 1 ngôi đền thiêng được xây dựng cách đây trên 1.000 năm. Tương truyền đây là nơi Ngô Xương Xí chiêu dân lập căn cứ thời 12 sứ quân. Thời Đinh
Đền Khai Long Trung Sơn, Đô Lương Nghệ An Đền Khai Long thờ vị tướng Thập Nhị Sứ Quân là Ngô Xương Xí được phong tặng Thượng thượng Đẳng - Tối Linh Đại Vương. Tiền Lê
Đình Phú Duy An Phú, Mỹ Đức Hà Nội Ngô Xương Xí cũng được thờ làm thành hoàng làng Phú Duy, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, phía nam Hà Nội. Bãi tập trận của nghĩa quân xưa kia chính là những bãi trên núi quanh đầm Cửa Hương. Tiền Lê
Đình Phí Trạch Phương Tú, Ứng Hòa Hà Nội Ngô Xương Xí cũng được thờ làm thành hoàng làng Phí Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, phía nam Hà Nội. Tiền Lê
Đền Tam Xã Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Tiền Lê
Đình Thụy Khê Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Đình Sài Khê Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Đình Đa Phúc Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Đình Ngô Sài Thị trấn Quốc Oai Hà Nội Đình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Theo truyền thuyết địa phương, Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được người dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng. Tiền Lê
Đình Cổ Hiền Tuyết Nghĩa, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Miếu họ Đỗ Bình Minh, Thanh Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại căn cứ quân sự đồn Bảo Đà Tiền Lê
Đình Bình Xá Bình Phú, Thạch Thất Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại vùng ông chiếm đóng, nửa nam Thạch Thất Tiền Lê
Đình Đông Trạch Ngũ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Việt Yên Ngũ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Đình còn có tên Kẻ Vẹt. Đình Việt Yên thờ tướng Nguyễn Siêu làm thành hoàng làng. Nguyễn Siêu cho quân sĩ tập luyện, xây thành đắp lũy trên từ sông Cái xã Việt Yên, dưới thì ngang sông Con tới xã Phúc Am. Tiền Lê
Đình Đông Phù Đông Mỹ, Thanh Trì Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Văn Uyên Duyên Hà, Thanh Trì Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Lạc Thủy Đông Kết, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đền Quan Trấn Bắc Đại Tập, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đền Hậu Đông Kết, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đình Trung Hà An Vĩ, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đình Lạc Đạo Trần Lãm, Tp TB Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Đình Bo Kỳ Bá, Tp TB Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Miếu Vua Lãm Thành phố Thái Bình Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Đền Xám Hồng Quang, Nam Trực Nam Định Thờ sứ quân Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông xưa Tiền Lê
Đình Phú Hào Điền Xá, Nam Trực Nam Định Thờ sứ quân Trần Lãm lập ra làng Phú Hào và xã Điền Xá Tiền Lê
Đình Đông Mỹ Phúc, Mỹ Lộc Nam Định Thờ sứ quân Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông xưa Tiền Lê
Đình Tây Mỹ Phúc, Mỹ Lộc Nam Định Thờ sứ quân Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông xưa Tiền Lê
Đình Dậu Trì Hồng Thái, Ninh Giang Hải Dương Thờ sứ quân Trần Lãm thời Đinh tại nơi ông âm phù nhà Trần Thời Trần
Đình Nhạp Hùng Vương, TX Phú Thọ Phú Thọ Thờ sứ quân Kiều Thuận tại nơi ông mất Thời Đinh
Đền Trù Mật Văn Lung, TX Phú Thọ Phú Thọ Thờ sứ quân Kiều Thuận tại nơi ông mất Thời Đinh
Đình Bến Phụng Công, Văn Giang Hưng Yên Thờ sứ quân Lã Đường tại căn cứ Tế Giang Thời Đinh
Đền Thượng Mỹ Hà, Mỹ Lộc Nam Định Thờ sứ quân Lã Đường tại căn cứ quân sự của ông Thời Đinh
Miếu Bản Thổ Mễ Trì, Nam Từ Liêm Hà Nội Thờ tướng nhà Ngô Lã Đại Liệu và con trai ông là sứ quân Lã Đường Thời Đinh
Đình Cự Chính Nhân Chính, Thanh Xuân Hà Nội Thờ tướng nhà Ngô Lã Đại Liệu và con trai ông là sứ quân Lã Đường Thời Đinh
Đình Phi Liệt Liên Nghĩa, Văn Giang Hưng Yên Thờ sứ quân Lã Đường với tôn hiệu Thạch Lã tướng quân, gần làng Phi Liệt là làng Phù Liệt thờ 5 vị đại vương có công phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Lã Đường Thời Đinh

Đền thờ này thể hiện điều gì ???

Đền thờ Lê Khôi, Chiêu Trưng vương ở Nghệ tĩnh, thì quê ô ta ở Nghệ tĩnh phỏng ?

Vô ích, phản khoa học. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:50, ngày 13 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc sứ quân sửa

  • Tàu cai trị Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Thanh Nghệ là các châu Kimi, ở Bắc Bộ, nó có chính sách là không cho tồn tại các gia đình mang lại nguy cơ lật nó. Nên ta thấy, các hào trưởng chỉ ở châu Kimi, các cuộc khởi nghĩa đều ở Thanh Hóa Nghệ An kéo ra.
  • Nên làm gì có gia đình thế lực nào gần với Đô hộ phủ. Như thế là vô lí về mặt mặt chính trị. Ta thấy Bà Triệu, Mai Thúc Loan,..đến Lý Nam Đế người Bắc nhưng làm Giám quân ở Hà Tĩnh, xa đô hộ phủ.

> Tất cả những gì mà người ta đang cố vẽ vời là 1 hành động bát nháo, của các tay sử miền Bắc. Biến Nguyễn Trãi to hơn cả Lê Lợi, kéo Ngô Quyền, Lê Hoàn,...về Bắc Bộ. và giờ là các sứ quân.

>Các tư liệu đưa ra là thứ cấp, nếu ko nói là bịa đặt, vớ vẩn, ....tự gọi là Thần phả, Ngọc phả .....làm gì có cái gì gọi là Thần phả, ngọc phả, nghe mà tôi cũng phì cười.

>Tự suy đoán, bịa đặt lung tung. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 14:18, ngày 7 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Những câu thêm có ý đồ chính trị sửa

Cũng trong thời kỳ nhà Đường suy yếu, nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và Trần Lãm.

Wiki hiện tại viết thế, không có nguồn gốc gì, điều này phản wiki, phản khoa học. Những con cháu đám gốc Tàu đang bơ vơ ko có nhà nên tự tiện viết lung tung cả lên. Sứ quân nào mà nó xuống Bắc Bộ 1 năm mười mấy cơn bão làm gì ? Nhà Thanh dâ số Tàu có 300 triệu, quá bé so với châu thổ lớn khổng lồ của nó. Hiện tại diện tích đầu người vn còn cao hơn Tàu trên km2, loạn lạc nào mà chạy xuống.

1 sự xuyên tạc ko có nguồn gốc của những kẻ tội nghiệp. Những kẻ như Kien 1980 là những kẻ nguy hiểm cho an ninh VN trong tuơng lai. Những thành phần này khi Tàu xâm lăng, sẽ lập tức trở giáo ngay, đâm vào lưng người Việt ngay lập tức.

Rất nguy hiểm.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 12:03, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nội dung mà bạn thắc mắc trên là của GS sử học Trần Quốc Vượng viết nhé bạn, mời bạn tham khảo bài "Từ Hoa Lư đến Thăng Long", in trong Văn hóa Thăng Long – Hà Nội – Hội tụ và tỏa sáng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia H.2002, trang 67-78 nhé. Tôi thấy gần đây bạn có nhiều phát biểu rất không tôn trọng người khácKien1980v (thảo luận) 06:16, ngày 9 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn có vẻ là dân sành sỏi với lịch sử, tại sao bạn lại dùng sách của những tác giả còn tranh cãi gần đây như 4 trụ nhỉ ? Ông mà bạn nói tuổi 2x đã làm giảng sư đại học rồi, tôi cũng ko hiểu ông ta tài năng cỡ nào mà tuổi ấy lại đi dạy cho sinh viên.

Nguồn gốc tài liệu hay khi trích ra của mấy tay kia,...đúng ra phải ghi là đang tranh cãi, và phỏng đoán của anh A, anh B,...chứ ko nên ghi như vậy.

>mấy tay đó đều là phỏng đoán, nói theo dân gian là đoán mò, đoán bừa,...chứ ko có cơ sở nào cả.

TQV cũng là tay bảo Ngô Quyền quê ở Đ Lâm Sơn Tây, Lê Hoàn quê ở Hà Tây, và Mạc Đăng Dung là tốt, ko đáng bị chỉ trích.

  • Sử thời Đinh, mà sử quan chỉ biết chép có mấy dòng, nay viết 12 sứ quân mà viết như là biết ấy. Nó quá phản khoa học. Toàn là bịa, đoán mò, lung tung lên cả, khó coi.
  • Viết như các ông, chắc Đại V sử kí toàn thư chắc vứt vào sọt rác. Vì có để làm gì đâu ?

thần phả, ngọc phả gì đó quan trọng hơn. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:34, ngày 9 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tự tiện viết linh ta linh tinh về các nhân vật lịch sử linh thiêng. Đời cụ kị thời nay có khi tên tuổi, ở đâu, còn chả biết, đằng này truy từ thời nhà Đinh vào năm 900, cái gì cũng rõ như ban ngày. Rồi truy vết được tông tích từ đâu đến, bằng 1 cuốn sách chưa ai công nhận là uy tín cả.

Nên cẩn trọng. Đặc biệt cứ suy bừa các nhân vật lịch sử là gốc Tàu, gốc Việt. Tàu nó sang đây làm gì, đồng bằng thì bé, bão lũ. Có mấy ông sang thời nhà Nguyễn mà Tây Sơn nó chém cho gần hết, số còn lại thì bị trục xuất.

2001:EE0:5204:9590:A446:F86B:833B:7C9E (thảo luận) 14:03, ngày 30 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Sử dụng NGUỒN sửa

  • Việc sử dụng những tài liệu không uy tín chỉ tổ làm hại wiki tiếng Việt, chứ nó ko có tác dụng gì cả/ Chúng tôi biên soạn nhiều bài lịch sử, nhưng thật sự là KHÔNG DÁM DÙNG.

Ví như độ uy tín về học thuật của những người như T Q Vượng, P Huy Lê còn đang tranh cãi, có người trong Viện sử học như ông Lê Mạnh Chiến còn đăng lên báo chính thống là những người này KHÔNG BIẾT CHỮ HÁN.

Những giáo sư đầu ngành còn tranh cãi như thế, huống chi đem các tài liệu của những người bên dưới. Vốn trình độ, uy tín về mác giáo sư tiến si đang bị chỉ trích rất nặng nề.

  • Vì vậy, theo đánh giá của tôi, biên soạn dài như 1 số bạn, dùng nguồn ko uy tín, là 1 hành động phá hoại nhiều hơn. Góp phần vào sự tha hóa của 1 nhóm người.
  • Nếu nói nặng ra là làm việc vô trách nhiệm, hời hợt và không có giá trị gì đóng góp cho quốc gia cả.
  • Đã gọi là cái gia phả, đằng này lại đặt ra THẦN TÍCH, THẦN PHẢ, NGỌC PHẢ. 1 trong những hành động lừa đảo, tha hóa nhất.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:16, ngày 10 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Trần Quốc Vượng sửa

Lê Mạnh Chiến, viết trên đại biểu nhân dân, nguồn chính thống rằng các giáo sư đầu ngành lịch sử: KHÔNG BIẾT CHỮ HÁN.

  • Thật kinh hoàng, không biết chữ Hán thì nghiên cứu kiểu gì, còn thua cả Ngô Sĩ Liên tk 15, vì Ngô Sĩ Liên biên soạn ĐV Sử kí toàn thư, đã đọc trực tiếp các tài liệu sử Tàu bằng tiếng Hán.

Giáo sư tiến sĩ tk 19, 20 mà kô biết chữ Hán thì nghiên cứu kiểu gì ?

  • Điều này có lẽ đúng, thấy tứ trụ chủ yếu là chú giải, hiệu đính,...chứ hiếm khi thấy ai DỊCH SÁCH, như học giả ngày xưa Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh dịch rất nhiều sách.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 00:45, ngày 13 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nên cẩn trọng với các nhân vật viết bài sửa

1 số người có những dấu hiệu nguy hiểm, như việc phân chia gốc gác, gốc Tàu - gốc Việt, trong khi sử Việt thời ấy làm gì mà có, chỉ là các nguồn gây tranh cãi.

nhưng 1 số người cố bằng được đưa vào bài, có thể có mục đích khác. Nên cần phải chú thích nguồn gốc, treo biển thật cẩn trọng.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 15:55, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chú thích vị trí sứ quân theo địa danh hiện đại cần bằng chứng xác thực sửa

Tôi thấy bài Loạn 12 sứ quân chú thích vị trí địa lý của các địa danh xưa theo địa danh ngày nay mà không dẫn nguồn, cũng không có lập luận vì sao lại tra ra được như vậy, là không đúng nguyên tắc khoa học.

Ví dụ như Ngô Quyền quê ở Ái châu, và Ngô Quyền người làng Đường Lâm, mà người viết lại chú thích Đường Lâm ở Sơn Tây - Hà Nội là không ổn. Rõ ràng cần đặt nghi vấn chứ không thể khẳng định Đường Lâm ở Sơn Tây được. Nếu không có gì chắc chắn, hãy giữ nguyên theo logic tam đoạn luận cơ bản: Ngô Quyền là người Ái châu, địa danh Đường Lâm là quê Ngô Quyền => viết "Đường Lâm (Ái châu)." Việc làm rõ Đường Lâm ở đâu thì hiện nay chưa ai làm được, còn tra cứu Ái châu ở đâu thì để người đọc tự tra cứu tiếp chứ đừng cố gắng đặt ra một thông tin sai lệch, vì nó rất có hại cho các em học sinh có tinh thần học hỏi nhưng chưa đủ khả năng tìm tòi và nghiên cứu sâu. – Khacthu (thảo luận) 16:42, ngày 21 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chú thích gì nữa ở đây hả bạn ơi, các vị trí hiện tại đều được các sách sử chép đấy chứ, có chăng nó khác do một số địa danh mới đổi ví dụ như Hà Tây thành Hà Nội, Vĩnh Phú thành Vĩnh Phúc+ Phú Thọ,... nhưng về bản chất các địa danh đó đều được xác định hết cả, ngoài cái tranh cãi Đường Lâm là ở đâu như một số vị cho là ở Thanh Hóa hay Hà Tĩnh thôi nhưng cơ bản thì vẫn phải viết nó là Đường Lâm Sơn Tây thôi Kien1980v (thảo luận) 01:14, ngày 22 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Loạn 12 sứ quân”.