Thảo luận:Nguyên Văn Hiếu Đế

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán trong đề tài Rất nhiều trang định hướng không phổ cập

từ thời Tùy trở về trước các vị vua thụy hiệu ngắn không có thụy hiệu dài, từ nhà Đường về sau cac vị vua đa phần thụy hiệu quá dài nên người ta lại chuyển sang gọi theo miếu hiệu, có người thì gọi theo tôn hiệu hoặc thụy hiệu vắn tắt bằng các chữ cuối cùng gần nhất với chữ Hoàng Đế, phần nhiều là 1 chữ hoặc cùng lắm đến 2 chữ...chẳng qua những tôn hiệu hay thụy hiệu dài chỉ có trong sách sử ít khi được gọi nên không ai biết đến, ở đây chỉ căn cứ theo các thư tịch mà viết. Như kiểu Hán Cao Tổ chẳng hạn, sử sách ghi là Thái Tổ nhưng dân gian thường gọi là Cao Tổ hoặc Nguyễn Huệ đúng ra là Nguyễn Thái Tổ nhưng vẫn bị dân gian gọi là Tây Sơn Thái Tổ, ở đây liệt kê ra phải ghi đúng sách sử rồi chua thêm phần giải thích tại sao lại gọi như vậy vào Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 14:47, ngày 10 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Vấn đề là không nhiều người biết đến mấy cái thụy hiệu dài lằng nhằng như thế và cũng không ai gọi họ như vậy cả, chỉ dùng miếu hiệu. Mà cứ tạm bỏ qua thụy hiệu vì thời cổ từng có dùng, đến tôn hiệu đặt ra để khoe khoang là chính, hai ba năm đổi 1 lần thì bạn đọc phổ thông sao nhớ được, trừ mấy trường hợp như bà Từ Hy thôi. Nếu theo kiểu bạn thì lát nữa tôi kiếm 1 ông vua tôn hiệu 20 như abcdef...xyz rồi tạo mấy trang đổi hướng như yz, xyz, wxyz ... bao giờ mới hết.
còn nếu nói về phổ cập thì nói đến Tây Sơn Thái Tổ thì hỏi 100 người đến 99 người chẳng biết là ai, còn hỏi vua Quang Trung thì đảm bảo người ta sẽ biết hầu như toàn phần. Nếu vậy chả cứ những nhân vật này, nhiều nhân vật cũng cần loại bỏ không cần thống kê, về các vua nhà Thanh hay nhà Nguyễn thì không ghi miếu hiệu thụy hiệu ra làm gì, cứ ghi là vua Khang Hy hay vua Càn Long là được, vì ai đó có tìm hiểu về vua Càn Long họ sẽ gõ thẳng là Càn Long chứ chẳng bao giờ truy cập là Thanh Cao Tông cả...rồi hàng loạt các vị vua được truy tôn khác, cũng nên loại bỏ hết khỏi danh mục vì những cái đó có phổ cập đâu, nói đến Lê Hiển Tổ, Trần Thái Tổ, Mạc Thủy Tổ chẳng hạn chẳng ai biết...!!! Vậy thống kê vào đây làm gì, rõ ràng sách sử có ghi mà bên wiki khác họ cũng có thống kê được một số, có thể họ chưa làm được hết, họ còn thống kê một loạt những thụy hiệu của quan lại tướng lĩnh không có tước hiệu, những cái đó ai biết nhưng trong sử sách chép thì họ căn cứ vào đó thống kê thôi, ở đây cũng vậy...!!!!

Về Tây Sơn tôi đồng ý Nguyễn Huệ là Thái Tổ nhưng vẫn thiếu nguồn cho chữ Nguyễn. Hơn nữa nhà Nguyễn có từ 1558 còn Tây Sơn là 1777. Vậy ai là Tiền, ai Hậu. Theo tôi biết thì Trần Trọng Kim ghi là Nguyễn Tây Sơn chứ không có gọi là Tiền Nguyễn. Nếu không có nguồn chứng minh thì nên đưa về Tây Sơn Thái Tổ.

Nói chung văn hóa Việt Nam không dùng nơi phát tích hoặc quốc hiệu để gọi tên triều đại, Tây Sơn chỉ là từ gọi kèm, chẳng qua lâu ngày thành quen. Nguyễn Hoàng tuy trước Nguyễn Huệ mấy trăm năm nhưng chỉ là chúa, chẳng qua được truy tôn mà thôi...vấn đề Tiền Hậu thì rõ ràng căn cứ vào lịch sử Nguyễn Huệ xưng đế trước, còn sử sách sở dĩ không ghi chẳng qua nhà Nguyễn nối sau ngay nhà Nguyễn Tây Sơn mà họ là thù địch nên họ có coi Nguyễn Huệ là vua đâu mà chỉ là phản tặc nên mới không có chữ Tiền, nếu sau nhà Nguyễn là triều đại khác xem, các sử gia sẽ ghi khác ngay. Nếu đã như vậy thì ghi là Nguyễn Tây Sơn Thái Tổ mới là chuẩn, có nguồn của Trần Trọng Kim rõ rệt. Sau này người ta quen gọi tắt thành ra bỏi chữ Nguyễn mà chỉ còn Tây Sơn không, thực chất gốc gác của nó vẫn có chữ Nguyễn, nếu không ghi cả 2 là Nguyễn Thái Tổ rồi giải thích thêm tại sao gọi là Tây Sơn Thái Tổ là đúng nhất, chẳng ai tranh cãi được Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 01:57, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

Rất nhiều trang định hướng không phổ cập sửa

nói về mức độ phổ cập thì những trang định hướng ở đây cần xóa tương đối nhiều đó, có thể liệt 1 loạt những trang như:

  1. Cơ Di: người ta cần tìm các nhân vật này thì họ tìm vào các mục như: Chu Giản Vương, Tấn Chiêu Công, Tào Ly Công, Trịnh Linh Công...tên này ai biết mà đưa vào định hướng...!!! Rồi đầy rẫy những trang khác như:
  2. Cơ Tiệp
  3. Cơ Dã
  4. Cơ Hà
  5. Cơ Bình
  6. Cơ Hỉ
  7. Cơ Gia
  8. Cơ Quang

...còn rất nhiều, toàn những tên không phổ cập mà chỉ sử sách mới có...Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 02:20, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

thí dụ tên Cơ Di thì trong sử có ghi họ Cơ húy Di nên chấp nhận được, Thanh Cao Tông trong sử cũng có ghi lại, nhưng có trường hợp sử ghi Minh Thái Tổ hoặc Chu Nguyên Chương, abcxyz Cao hoàng đế, thì chỉ công nhận 3 tên đó mà thụy hiệu quá dài dòng nên cho qua , còn cách rút bớt hiệu như Minh Cao Đế thì nếu ko nguồn nói đến thì ko cần đổi hướng.
trong sử sách các tôn hiệu, thụy hiệu đều được ghi đầy đủ, nói đúng kể cả dài bao nhiêu cũng phải ghi tất, bỏ qua thế nào được, chẳng qua dài quá họ mới ghi tắt cho nhanh cho dễ, làm thế rõ ràng không đúng...còn như đây chỉ mang tính chất là định hướng thì ghi vắn tắt những chữ cuối là cơ bản để định hướng đến người đó hay sự việc đó, đúng ra phải có những bài thống kê toàn bộ những thụy hiệu theo từng thời kỳ lịch sử như wiki tiếng Trung họ đã làm, có thể danh sách đó đề cập ở trong bài thụy hiệu chẳng hạn Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 09:00, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời
Minh Cao Đế thì có phần đúng. Nhưng chẳng hạn bài này đã ai xác nhận Nguyên Văn Hiếu Đế đâu, trừ người viết. Và bạn đọc chỉ quan tâm ông ta sinh, mất, tên họ, vai trò, lúc sống hay dở ra sao, chứ không ai móc từng chữ trong thụy hiệu ra mà chơi chữ cả, nên những trang định hướng này là thừa.--TT 1234 (thảo luận) 09:29, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời
nói vậy mời bạn rà soát lại hết 1 loạt những trang định hướng kiểu như thế này, tóm lại những trường hợp không phổ cập kiểu thế này đang lan tràn rộng rãi: ngay cả Tây Sơn Thái Tổ hay những cái khác cũng cần phải loại trừ, cái đó cũng chỉ là chơi chữ ... cần nói thẳng là vua Quang Trung nhiều người biết hơn, người đọc cũng chẳng để ý ông nào Thái Tổ đâu trừ những trường hợp phổ cập như: Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ thì được, ngay Mạc Thái Tổ hay Nguyễn Thái Tổ cũng chẳng ai biết mấy mà cần để là Nguyễn Hoàng hay mạc Đăng Dung, vậy hễ thấy chỗ nào chơi chữ thì nhờ bạn xóa hết giùm cho nhé, chúc bạn thành công...trân trọng cảm ơn bạn rất nhiều...Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời
Phần về Mạc Đăng Dung hay Nguyễn Huệ người ta xác nhận hiệu Thái Tổ và triều đại là Mạc hay Tây Sơn và bạn đọc có yêu thích về lịch sử có thể biết đến, nên có thể dùng làm trang đổi hướng.
Quay lại trang “Nguyên Văn Hiếu Đế”.