Thảo luận:Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm
Tên bài
sửaTôi nghĩ vì phong trào này gồm 2 báo khác nhau, Nhân Văn và Giai Phẩm, nên tên phải là Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm. Nếu tên 2 báo đó là Nhân văn và Giai phẩm thì tên bài này phải là Phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Mekong Bluesman 10:13, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Mekong Bluesman nói rất chính xác. Tên bài này phải là Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
Trích đoạn: "Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có ảnh hưởng chính trị". Tự do là tự do cho báo chí, hay tự do cho cả các luồng tư tưởng xã hội khác? Có ảnh hưởng chính trị như thế nào, thể hiện qua các tác phẩm như thế nào mà bị Đảng Cộng sản dẹp bỏ, để rồi sau đó vài chục năm lại khôi phục, và những tư tưởng nào thì khôi phục, tư tưởng nào bị lờ đi?
- Newone 07:04, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 07:04, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Trang Liên kết ngoài: Hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm trên talawas hình như hỏng rồi?
- Newone 07:26, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 07:26, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Trang này vẫn hoạt động tốt ngoài Việt Nam. Có thể bạn bị block trong Việt Nam[1], bạn có thể dùng
cache của GoogleWayback Machine cho địa chỉ đó. Nguyễn Hữu Dụng 07:28, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC) - Talawas đã bị ngăn ở ở Việt Nam từ hơn 2 năm trước. Dùng một trang proxy trung gian như Anomymouse [2] vẫn có thể duyệt tốt trang này. Kuraxmol (thảo luận) 14:02, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Trang này vẫn hoạt động tốt ngoài Việt Nam. Có thể bạn bị block trong Việt Nam[1], bạn có thể dùng
Theo tôi biết mấy câu thơ của Trần Dần được trích trong bài viết phải là:
- Tôi bước đi
- không thấy phố
- không thấy nhà
- không thấy phố
- Chỉ thấy mưa sa
- trên màu cờ đỏ
cho đúng với lối thơ bậc thang của ông. tieu_ngao_giang_ho1970 06:04, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Phong trào
sửaMở đầu bài bằng câu: "Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.". Tôi tò mò tự hỏi cái từ phong trào này do ai đặt ra:
- Những văn nghệ sỹ, trí thức đặt ra, phát động, vận động trí thức và quần chúng tạo nên lực lượng đòi hỏi tự do, đòi hỏi dân chủ, trên cơ sở đường lối chính trị đa nguyên.
- Những người nhân danh cách mạng để trấn áp những nhà văn, trí thức quen biết đã ghép cho họ tội đã tụ tập làm chính trị chống đối đảng, nhà nước, chuyên chính vô sản ... bằng cách khơi gợi nên một phong trào chính trị.
Phải tuỳ theo cái tên "phong trào" này do ai đặt ra, mục đích đặt tên là gì thì ta mới nên khẳng định các cá nhân đã tạo thành nhóm bạn hay tạo thành phong trào. Nếu quy mô chưa thành phong trào mà khiên cưỡng gọi như vậy thì lãnh tụ của phong trào này là ai? Điều lệ, sách lược, hiến chương, mục tiêu, biện pháp , phương hướng phát triển, vận động đấu tranh chính trị thế nào?
Tại sao bây giờ một số "hạt nhân phong trào" lại được khen thưởng? Meomeo 06:40, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Phong trào do ai đặt ra? Bạn có nắm rõ quy mô của một phong trào không? Ranh giới giữa phong trào và hoạt động nhóm là như thế nào?Chắc bạn nên đọc kĩ lại bài viết đi. Còn những điều lệ, sách lược,.. thì không phải ai cũng được phép biết và tường tận. Mình đọc những trang có từ "Phong trào" khác đâu có nêu ra những thứ đó. Bạn đang nghi ngờ mục đích của người viết trang này hay phải chăng chỉ là sự thể hiện kiến thức?Anhlongkhu1 (thảo luận) 08:02, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)
Có sự nhầm
sửaHình như bài viết có sự nhầm lẫn, Phan Khôi là chủ nhiệm tờ Giai Phẩm còn Nguyễn Hữu Đang là chủ nhiệm tờ Nhân Văn, chứ không phải Phan Khôi là chủ nhiệm tờ Nhân Văn như trong bài. Người ở trên núi (thảo luận) 08:02, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Xin lỗi tôi nhầm, Phan Khôi mới đúng là chủ nhiệm tờ Nhân Văn (có Nguyễn Hữu Đang đứng sau tổ chức bộ máy), còn chủ nhiệm tờ Giai Phẩm mới là Hoàng Cầm. Người ở trên núi (thảo luận) 14:01, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Về mục "dập tắt phong trào"
sửaTrong bài viết chỉ thấy nói có 2 người là Trường Chinh và Tố Hữu là đứng ra dập tắt phong trào này nhưng thực ra vẫn còn thiếu vì ngoài 2 người này ra còn có những cộng sự khác (là các văn nghệ sĩ nhưng làm ở bộ máy quản lý văn nghệ nhà nước) như Huy Cận, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi,...Người ở trên núi (thảo luận) 14:47, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Vietstudy
sửaDay la trang tu xuat ban--Cheers! (thảo luận) 13:30, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Đề nghị không lùi sửa. THứ nhất, không được cố ý thêm thắt vào nguồn. Thứ 2, Nguyễn Mạnh Tường chẳng phải là "nhân vật trong phong trào" như Dangong viết (đọc bài Nguyễn Mạnh Tường là rõ ông ta chỉ tình cờ viết một bài báo đăng lên trên tờ báo đó chứ chẳng hề tham gia gì), và ý kiến của ông ta cũng chỉ là 1 trong nhiều ý kiến trong bài, tại sao lại được dành hẳn 1 mục cho riêng ông taTruongthiet (thảo luận) 15:08, ngày 5 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Vi phạm xóa 3 lần bài Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm
sửabạn Truongthiet (mình cho là con rối của những tài khoản trước bị cấm vì lối xóa, sửa bài rất quen thuộc) vi phạm xóa, sửa bài 3 lần: bài có mục riêng vì để tách rời nhận định những người bên ngoài phong trào, và những người bên trong có dính líu đến phong trào. Thay vì thảo luận trước bạn ta lại tự hủy bỏ một cách sai lạc. Vấn đề thứ hai bạn ta tự ý xóa một đoạn có thể tranh cãi, okay mình chấp nhận, rồi lại thêm một đoạn, nội dung có thể chấp nhận nhưng mập mờ lối tuyên truyền nên mình giải thích thêm cho rõ nghĩa thì bạn đã xóa luôn đoạn đó. Xin nhờ lui lại phiên bản 17 giờ 5.9.2015 của mình cho tới khi có kết quả thảo luận. DanGong (thảo luận) 15:30, ngày 5 tháng 9 năm 2015 (UTC) Mô tả "Giai phẩm" như tạp chí là sai hoàn toàn. "Giai phẩm" là sách, tức là ấn phẩm không kỳ hạn. Đầu tiên là "Giai phẩm mùa xuân", Nxb. Minh Đức ra dịp đầu năm 1956, bị thu hồi ngay khi vừa phát hành, sau đó Hội Văn nghệ VN họp kiểm điểm về cuốn "Gai phẩm" ấy, nhất là bài thơ "Nhất định thắng" của Trần Dần. Đến tháng 8/1956, sau cuộc văn nghệ sĩ học tập nghị quyết về chống sùng bái cá nhân đề cao lãnh đạo tập thể, liên hệ phê bình sự lãnh đạo văn nghệ, nhiều văn nghệ sĩ nêu ý kiến việc cấm "Giai phẩm mùa xuân" là không đúng. Hoài Thanh tự nhận lỗi về bài phê bình "Nhất định thắng". Nhân đó Nxb. Minh Đức in lại "Giai phẩm mùa xuân", và ngay sau đó xuất bản "Giai phẩm mùa thu" tập 1, rồi tập 2, rồi "Giai phẩm mùa đông". Đến khi cả báo Nhân Văn lẫn các tập sách "Giai phẩm" bị cấm rồi, đầu năm 1957 Nxb. Minh Đức còn ra tiếp tập "Sách Tết 1957". Ngoài ra trong phong trào này còn phải kể đến "Đất mới, chuỵện sinh viên", rồi tờ "Trăm hoa", tờ "Sáng tạo". Xin nhắc: các tập "Giai phẩm" là sách, không phải báo. 123.24.36.169 (thảo luận) 15:48, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC) Người thảo luận: Lại Nguyên Ân
Vấn đề nguồn
sửaTôi thấy có 1 đoạn dùng nguồn rất tệ, dẫn 1 cuốn hồi ký của 1 ông chẳng liên quan phong trào, lại cũng chẳng có số trang, rồi thì còn dẫn cả 1 đường link đã chết, vì vậy có trời mới biết mấy đoạn dẫn đó có phải là bịa không. Vì vậy tôi tạm đánh dấu [cần dẫn nguồn], nếu sau 1 thời gian không ai bổ sung nguồn rõ ràng thì tôi sẽ bỏ khỏi bàiDuongqua56 (thảo luận) 14:46, ngày 30 tháng 4 năm 2019 (UTC)