Thảo luận:Tiếu ngạo giang hồ

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Newone trong đề tài Xuất xứ của cụm từ "Tiếu ngạo giang hồ"
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Chất lượng bài sửa

Đề nghị xóa bài này vì không phải là bài BKTT! Newone 02:24, 28 tháng 11 2006 (UTC)

Tác phẩm văn học, tác giả có tiếng, xuất bản và tái bản với số lượng lớn, được quay thành phim. Có điểm gì không đạt chuẩn BKTT ? Dieu2005 16:21, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Lời thảo luận của Newone là về một phiên bản cũ của bài, đã bị xóa từ lâu. Nguyễn Hữu Dng 18:34, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài sửa

Chữ "Tiếu Ngạo" trong tên tác phẩm đúng ra phải viết hoa, vì Tiếu Ngạo là tên riêng của một nhạc khúc. Việt Hà (thảo luận) 10:45, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thế thì sửa thôi. conbo trả lời 10:48, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tên riêng của nhạc khúc tôi tưởng chỉ cần viết hoa chữ cái đầu tiên (Hoa sữa, Bức thư tình đầu tiên,...)? GV (thảo luận) 10:57, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ở đây là tên riêng trong tên riêng (Tên nhạc khúc trong tên tiểu thuyết) bạn ạ! Việt Hà (thảo luận) 13:43, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

bản dịch này, tôi thấy tên khúc nhạc là Tiếu ngạo (Ngạo) giang hồ chứ đâu phải là Tiếu Ngạo. Trong tên bản nhạc Tiếu ngạo giang hồ thì chữ Tiếu Ngạo đâu có gì đặc biệt để phải viết hoa nhỉ, hay chỉ đơn thuần là do cách viết của người dịch. Adia (thảo luận) 14:26, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hề, cái trang đấy chỉ tham khảo thôi chứ cũng sai đầy ra, không phải chuẩn mực đâu. 203.160.1.77 (thảo luận) 14:38, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hì, tôi nhầm một chút, xin lỗi mọi người. Đúng là về hoặc ko cần viết hoa, hoặc giả phải viết hoa toàn bộ nhan đề. Thế mà đây còn là tác phẩm tôi thích nhất trong các bộ truyện Kim Dung và đã đọc đi đọc lại không dưới 5 lần đấy nhé :D. Việt Hà (thảo luận) 14:34, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bok đọc bản dịch cũ hay bản dịch của ông Sao Biển mà tận 5 lần? Theo bok bản dịch nào hay hơn trong 2 bản? 203.160.1.77 (thảo luận) 14:38, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ở Giếng Nam ta không có bản dịch 40 hồi như nguyên bản à? 203.160.1.77 (thảo luận) 14:40, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm tí nếu bok có bộ của ông Sao Biển cho anh em mượn tí, anh em chưa được thưởng lãm bộ đó, không biết dịch trình độ thế nào (chưa có bản text bộ đó trên mạng) 222.254.19.25 (thảo luận) 14:45, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản dịch tôi đọc là bản gồm 56 file PDF mỗi file trung bình có 3 hồi, convert PDF bởi một thành viên lấy nick Mạc Đại Tiên Sinh của http://www.nhanmonquan.com. Nội dung đối chiếu với bản trên vnthuquan.net thấy giống hệt. Rất nhiều tác phẩm của Kim Dung tôi chỉ đọc và thích bản ngày xưa, kể cả đó là file scan chất lượng rất thấp, mà ko thích bản nhuận sắc về sau của tác giả hoặc bản dịch mới (ví dụ truyện Anh hùng xạ điêu, Lộc đỉnh ký có những bản với nội dung khác nhau). Cơ quan tôi có các tác phẩm Kim Dung cũ rất nát và ko nguyên bộ nên tôi ko đủ kiên nhẫn mượn để đọc, mà những cuốn mới đẹp đẽ về hình thức thì văn phong, dịch thuật và cả nội dung mới tôi lại ko ưa :D. Tuy nhiên, vì chỉ đọc bản này và cũng quá mê nó nên tôi ko để ý đó là bản mới hay bản cũ. Việt Hà (thảo luận) 14:50, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thế là bản 221 hồi đấy, bản dịch cũ, hình như của bác này. 203.160.1.77 (thảo luận) 14:57, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên bài 2 sửa

Tiếu ngạo giang hồ gốc vốn là tiểu thuyết, nổi tiếng nhất vẫn là tiểu thuyết. Vậy sao phải đổi tên bài thành Tiếu ngạo giang hồ (tiểu thuyết). Liftold tạo trang định hướng rồi tự đổi tên bài với lý do theo trang định hướng. Vậy là thế nào? Đáng nhẽ cần sửa lại trang định hướng cho đúng thì Liftold lại nhân đôi cái sai của mình.--203.160.1.56 (thảo luận) 03:02, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý, tôi sửa lại. Avia (thảo luận) 03:09, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhật Nguyệt thần giáo sửa

Trong phim Tiếu ngạo giang hồ (thuyết minh) mà tôi xem thì họ gọi ma giáo là Nhật Nguyệt thần giáo, nhưng trong bộ truyện đọc ở Việt Kiếm với bộ phim cũng Tiếu ngạo giang hồ nhưng là lồng tiếng thì dịch tên ma giáo là Triêu Dương thần giáo. Vậy có nên ghi rõ cả 2 tên không nhỉ.Chihuong bk (thảo luận) 14:24, ngày 13 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triêu Dương thần giáo là tên trong bản dịch cũ của Hàn Giang Nhạn, đó là bản ở trang Việt Kiếm. Bản này dịch theo báo Hồng Kông,tức là phiên bản đầu tiên. Khi Kim Dung sửa lại để in thành sách đã đổi thành Nhật Nguyệt thần giáo. Tôi nghĩ nên ghi Nhật Nguyệt thần giáo là tên chính, vì hiện nay các tác giả khảo cứu đều dựa vào bản sách mới. Avia (thảo luận) 16:54, ngày 14 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xuất xứ của cụm từ "Tiếu ngạo giang hồ" sửa

Cụm từ "Tiếu ngạo giang hồ" có nguồn gốc từ Tây du ký của Ngô Thừa Ân, hồi 10: Lão Long vương vụng kế phạm phép trời, Ngụy thừa tướng gửi thư nhờ âm sứ, trong bài từ "Tây giang nguyệt" của người đánh cá có câu: Đắc lai phanh chử vị thiên nùng, Tiếu ngạo giang hồ đả hống (得來烹煮味偏濃,笑傲江湖打哄). Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh dịch là:

Mang về nấu rán ngậy sao!
Giang hồ cười ngạo ai nào bằng ta?

Tranminh360 (thảo luận) 17:09, ngày 19 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái này cũng có thể là trùng hợp, tốt nhất là lên một số diễn đàn tiếng Anh/Trung hỏi lại bác Kim Dung. Nếu KD trả lời là đúng hoặc trả lời kiểu không phủ nhận thì mới có thể, còn không chỉ là giả thiết thôi. Tự dưng làm tôi nhớ đến trường hợp bài thơ thần của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt năm nao...

"Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 02:39, ngày 4 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nội dung truyện sửa

Tôi nghĩ các truyện của Kim Dung khi đưa lên wiki thì phần tóm tắt nội dung là hơi thừa, chỉ nên tóm tắt các chương hồi là đủ rồi. Vì hầu hết đọc tóm tắt nội dung xong thì chẳng còn mấy ai muốn tìm truyện đọc nữa.

Quay lại trang “Tiếu ngạo giang hồ”.