Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Y học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Y học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Giải phẫu học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Giải phẫu học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Khoa học thần kinh, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Khoa học thần kinh. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
"Tiểu não" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Bình luận mới nhất: 12 ngày trước6 bình luận3 người đã thảo luận
Plasticity, có thể hiểu như tính biến đổi để thích ứng trong điều kiện mới, học hành hay tổn thương. Nếu dịch khả biến thì có vẻ không đầy đủ và không thể hiện tinh thần của plasticity. Tôi thấy nên dịch là tính thích ứng, vì trong từ thích ứng có hai từ là thích nghi và đáp ứng, nó có vẻ bao hàm đầy đủ hơn là khả biến ( khả là có, đúng, biến là biến đổi, để dùng nó là tính khả biến).
Thêm nữa, plasticity đưa vào mục function. Function trong phần này dịch nghĩa từ bản gốc tiến anh là chức năng. Phần đầu thì chính xác về chức năng, nhưng khi đến phần Principles( nguyên lý, hay nguyên tắc) thì có plasticity. Bốn nguyên lý này không có thuần túy về chức năng nữa mà nó bao hàm chính trong sinh lý điện của não. Chúng liên quan nhiều đến mô hình tính toán hay machine learning (đặc biệt là deep learning) khi nói về feedforward (chuyển tiếp: dịch cũng tạm ổn). Tôi nghĩ, bên bản gốc tiếng anh, người viết có thể đã có chút hơi với sâu vào phần máy học lay lập mô hình máy tính cho tiểu nảo khi đưa lẫn vào cùng chức năng của tiểu não. Ngay cả bên hình vẻ để tên gọi perceptron, đó là đơn vị dùng trong mô hình máy học thần kinh.
Theo slide Sinh lý thần kinh mà tôi nhận được từ các giáo sư và sách sinh lý Guyton bản dịch (bản dịch này có lẽ do sinh viên tự dịch) thì plasticity được dịch là: "tính mềm dẻo của...". Từ khả biến thần kinh này tôi đang dịch theo danh pháp của bài Khả biến thần kinh do bạn Quan-7-Tran làm thành viên đóng góp chính.
Về bài tiểu não, tôi dịch khá chắc tay phần giải phẫu, bệnh học vì nó liên quan đến y học, tuy nhiên phần liên quan đến mô hình điện toán, phần này chứa các thuật ngữ lấy từ chuyên ngành Khoa học máy tính, do đó tôi cũng chỉ cố gắng tìm được những khái niệm in trong sách y học, cụ thể là sách Giải phẫu người tập 3 của thầy Trịnh Văn Minh. Nếu bạn đã gặp những thuật ngữ đó trong các tài liệu giảng dạy, hãy mạnh dạn sửa đổi. — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬đã phản hồi vào 13:46, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cám ơn bạn đã sớm hồi âm!
Về phần từ giải phẩu thì tôi không bàn cải, vì Gs Minh Hà Nội thì viết chuẩn không dám chỉnh. Gốc từ giải phẩu là từ GS Đỗ Xuân Hợp dịch chủ yếu từ sách Pháp ( 5 hay 6 tập gì đó). Sau đó, có hội nghị chuyên môn về từ giải phẩu khoảng cuối năm 1980 toàn ngành. Giáo sư Nguyễn Quang Quyền có bộ sách riêng 2 tập từ đó. Sau này các trường đại học cũng theo tinh thần đó phát triển.
Ở khối Anh Pháp cũng vậy, họ cũng có hội nghị liên thông để thống nhất về từ vựng, nhất là giải phẫu. Tôi xin đính kèm đường dẫn tới IFAA.
Riêng về các thuật ngữ về mô hình vi tính trong khoa học thần kinh thì cũng rất lộn xộn, vì bên toán bên vi tính xen lẫn vật lý dòng điện và y học. Đó là chưa kể đến sự chen lẫn giữa giải phẩu, sinh lý, bệnh học kinh điển với các lĩnh vực này.
Khi nghiên cứu về mãng điện học thần kinh, tôi nhận thấy nên tách riêng mãng này ra thành một mục riêng nói về toán-lý-sinh ứng dụng vào nghiên cứu y học hay ở mức low-level, không nên chen lẫn với mãng y học truyền thống. Bởi vì khi một nghiên cứu nào mới ra, hay một cấu trúc, chức năng mới phát hiện, các nhà nghiên cứu mức cơ bản này cố điều chỉnh mô hình nghiên cứu có sẵn để tích hợp những điều mới vào. Qua một trình tự: kết quả nghiên cứu mới - Dùng toán và vi tính để mô phỏng - Cập nhật và mô hình củ- Đi kiểm chứng mô hình mới- Đưa vào thực tế.
Ở các bài viết bằng tiếng anh trên wikipedia, nội dung cơ bản thì không bàn cải, tuy nhiên có những thông tin và cách dùng từ chưa được chuẩn xác nhất là lĩnh vực chuyên môn rất sâu về mô phỏng vi tính các đặc điểm sinh lý thần kinh họ cũng cố ép vào. Hiện tại, chúng ta đang giai đoạn chuyển tiếp, nghiên cứu người và vật lấy mô hình của chúng ta để áp dụng lên robot là hiệu quả nhất, còn từ robot vào con người thật là còn chặn đường gian nan. Nên các tác giả viết bài bên tiếng anh cũng cố ép bài rất nhiều...
Wikipedia cũng chỉ mang tính kế thừa các nguồn tài liệu cho sẵn, đây không phải là nơi sáng tạo hay góp phần thống nhất thuật ngữ khoa học. Tôi cũng chỉ là người đọc nguồn và dịch nội dung, chứ để hỏi thêm sâu hơn về bản chất thuộc mảng điện học thần kinh thì tôi cũng chịu vì sự hạn hẹp về kiến thức, mặt khác những kiến thức đó có vẻ không ảnh hưởng quá nhiều trong quá trình thực hành lâm sàng của tôi nên có lẽ chỉ có thể dừng lại ở việc tự đọc, hoặc đi nghe các hội nghị khoa học. Về mặt thuật ngữ, tôi chỉ kiểm soát được những từ liên quan đến cấu trúc giải phẫu hay bệnh học, còn những thuật ngữ về vi tính, như bạn đã nói, e rằng tôi không có khả năng phản biện lại mà chỉ dẫn được nguồn sử dụng những thuật ngữ đó.
Cảm ơn bạn đã có những sửa đổi để bài viết đầy đủ và chính xác hơn. Tuy vậy bài viết có 2 mục có chữ "chức năng", theo tôi nên chỉ cho 1 mục chức năng làm đề mục cấp 1, còn các nội dung còn lại cho làm đề mục cấp 2, 3,... – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬đã phản hồi vào 13:38, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời