Cử >< suy tôn sửa

Có 1 chi tiết nhỏ nhưng tôi thấy cần giải thích: "Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông từ chức khỏi các chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước và được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng."

Tôi sửa lại thành: "được cử làm Cố vấn..." là đúng nguyên văn từ dùng hồi đó: các ông Trường Chinh, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng "được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng." Tại Đại hội VII, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ra đi, cũng chỉ được "cử" làm Cố vấn. Đến giữa Đại hội VIII và Đại hội IX, đối với các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, người ta mới dùng chữ "suy tôn".

Avia (thảo luận) 09:27, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi mạn phép thêm vào một phần "Đánh giá" để có cái nhìn khách quan hơn về sự nghiệp của ông Trường Chinh (Nguyễn Huệ Chi, ngày 7-4-2007)

Đấu tố cha đẻ sửa

Tôi nghe nói, Trường Chinh đã đấu-tố cha đẻ của ông trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Chuyên đó có hay không, xin quý-vị cho biết.Tudiendongphuong 21:14, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong hồi ký của hầu hết các bậc lão thành cách mạng nước ta đều có những trang hết sức trân trọng dành cho cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Ai cũng coi Trường Chinh như một người thầy, một người bạn lớn trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Trường Chinh được đánh giá như một nhà chính trị lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà hoạch định chiến lược tài ba, là nhà văn hoá lớn, là nhà giáo nhân hậu, nhà thơ, nhà báo... Dường như, ở cương vị nào Trường Chinh cũng là người đi tiên phong, mở đường cho các thế hệ sau tiếp bước.

Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9.2.1907 tại làng Hành Thiện huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ngay từ khi còn học ở bậc Thành Chung, Trường Chinh đã sớm bộc lộ tinh thần yêu nước, tham gia vào cuộc đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu (1925), để tang Phan Chu Trinh (1926)... Đây cũng là quãng thời gian Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu - Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn đến các phong trào cách mạng trong nước. Đọc những bài viết trên báo Thanh niên (Cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội - số 1 ra ngày 21.6.1925) Trường Chinh đã cảm nhận được sự gần gũi trong quan điểm, lập trường cách mạng của mình và Nguyễn ái Quốc. Chính vì vậy, vừa bước chân vào trường cao đẳng Thương mại, Trường Chinh đã tìm cách liên lạc với Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1927 ông chính thức gia nhập đảng này. Đây chính là bước khởi đầu để Trường Chinh đến với chủ nghĩa cộng sản.


Thiếu nguồn gốc sửa

Tôi đem vào đây để lưu giữ. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 08:23, ngày 15 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chủ tịch duy nhất người Bắc sửa

Có nên nói thêm chi tiết này về Chủ tịch Trường Chinh là Chủ tịch duy nhất tới nay là người Bắc (Nam Định). Còn lại những người khác thì 1 người ở Nghệ An, 2 ở Quảng Nam, 1 ở Thừa Thiên, 1 ở An Giang, 1 ở Quảng Ngãi, 1 ở Chợ Lớn-Long An, 1 ở Bình Dương. Ngân Sơn 08:29, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gia đình sửa

Vợ là Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1912), người cùng làng Hành Thiện.

Bốn người con:

Đặng Xuân Kỳ, GS, nguyên ủy viên BCH TƯ, nguyên Viện trưởng Viện Mác - Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ, mất năm 2010

Đặng Việt Nga, Tiến sĩ - Kiến trúc sư

Đặng Việt Bích, PGS, TS

Đặng Việt Bắc, sinh năm 1950

Xoá thông tin có nguồn sửa

Mời Tuantintuc17 nêu lý do xác đáng và viện dẫn quy định rõ ràng cho việc xoá thông tin có nguồn sau:

Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ:

.

123.21.19.197 (thảo luận) 10:49, ngày 8 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Báo lá cải mà cũng dùng làm nguồn sao? Wiki này là đống rác à? 58.187.47.134 (thảo luận) 16:13, ngày 8 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn định nghĩa dùm báo như thế nào thì được gọi là báo lá cải. Không phải cứ không thích thì gọi là lá cải nhé 123.21.37.204 (thảo luận) 17:24, ngày 8 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
IP có thể thêm vào lại, ai có ý kiến thì đặt nhãn mâu thuẫn cho IP thêm vào thời hạn 2 ngày tìm nguồn hàn lâm, không có thì dỡ ra khỏi bài thảo luận -> bỏ phiếu -> các bước tiếp theo. Theo tôi, nguồn dẫn không phải là nguồn hàn lâm nên khó làm nguồn uy tín cho thông tin tại Wikipedia.  TemplateExpert  Talk - Help 17:33, ngày 8 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

  1. ^ “Lm Đinh Xuân Minh: "Tình Huynh Đệ Là Nền Tảng Và Là Con Đường Dẫn Đến Hòa Bình". Báo Người Việt Boston. 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ “Thực hư việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nam Úc Tuần Báo. 29 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Thảo luận sửa

Thứ nhất, nguyên tắc của các từ điển là không sử dụng các từ ngữ có tính lăng mạ, kiểu "hắn, y, thằng, đứa, nó", đó lả những ngôn từ không lịch sự và bách khoa, đọc lên đã thấy trình độ và tư cách người viết, cho dù lấp liếm từ nguồn khác. Cả hai nguồn mà bạn nêu, là trích dẫn lại từ danlambao, của 1 tác giả lấy tên "Đặng Chí Hùng". Rất buồn cười là các "báo" lề trái cũng hay lấy nguồn từ forum, kiểu xcafe, hay chính từ wiki, mặc dù tôi tham gia wiki, nhưng nói là làm 1 công trình khoa học, sách báo gì đó, lấy từ nguồn wiki là bị xếp xó, và bị nghi ngờ về chất lượng, có chăng truy cập wiki là tiện lợi thôi. danlambao là blog cá nhân, ko giấy phép, ko ai bảo lãnh độ tin cậy của nó. Mình cũng trích dẫn luôn một số trong nguồn 1: Ngoài ra, Trường Chinh còn đấu tố chính cha mẹ đẻ mình. Thế mới có câu vè trong dân gian:

„Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-lê. Nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!“ (Đâng Xuân Khu = Trường Chinh).

Không thấy có cái gọi là "dư luận tại HN" như người viết chèn vào. thứ hai là không có nguồn nào khẳng định câu "vè" có từ thời đó, và chép lại ở đâu để rồi dẫn ra như sau này. Về khái niệm đấu tố, tra từ điển nó ra thế này "dùng lí lẽ và bằng chứng để vạch tội và đánh đổ trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân", nghĩa khác:"đấu tranh tố cáo tội ác". Vậy có bằng chứng để nói ông TC trực tiếp dùng lí lẽ và bằng chứng để vạch tội và đánh đổ trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân hay đấu tranh tố cáo tội ác của cha mình hay ko ? Mà trong loạt trên cói viết "dư luận lúc đó còn cho rằng", nghe nó rất lấp lửng, và kiểu thông tấn xã vỉa hè.

Còn bạn bảo tôi định nghĩa báo lá cải. Thực ra khái niệm báo lá cải có thể suy diễn ra nhiều nghĩa khác nhau và ở mức độ mở rộng khác nhau, nhưng nói chung nó chỉ có ở trong văn hóa tư bản CN, khi báo cũng là 1 thứ hàng hóa để kiếm tiền, và nó được xem là hạ cấp khi đánh vào các đối tượng ít chữ, ít kiến thức để thu lợi nhuận (dựa theo phân tầng văn hóa trong xã hội tư bản). Ở VN về lý thuyết là trên đường "xây dựng CNXH" nên ko chấp nhận báo lá cải, nhưng thực tế là vẫn có, có thể ko phải là lá cải toàn bộ, nhưng ở bài này hay bài kia, trong cơ chế thị trường tức vẫn dính quy luật của tư bản. Chiêu của báo lá cải là sử dụng nhưng ngôn từ hạ cấp, và nội dung hay tiêu đề kích thích tính tò mò của con người, nhất là các tầng lớp ít chữ, ít kiến thức, hiếu kỳ, hay đọc những thức giải trí rẻ tiền, nội dung thường là sốc sex sến, cướp hiếp giết, mà nó được đẩy lên cao độ để kích thích tính tò mò, hoặc gây tâm lý với người đọc, như chuyện đời tư của những người nổi tiếng, từ chính khách đến doanh nhân, ngôi sao giải trí, hình ảnh nhiều hơn chữ, nhất là các hình ảnh sex, những chuyện phịa gây tò mò hiếu kỳ, bói toán ma quỷ gây tò mò, những chuyện giường chiếu chăn gối kích dục, hay quảng cáo cho các phim nhạc văn chương rẻ tiền, độc hại, "phản động" (ở đây hiểu chữ phản động theo nghĩa chung), chiều theo thị trường gọi là để khóc để cười theo phim theo nhạc hơn là mang một ý nghĩa gì đó đích thực. Tất nhiên ko phải cứ nội dung đó thì gọi là lá cải, mà phải phân tích ở từng bài, tít, hình ảnh...

Trong xã hội có nhiều giai cấp, thì cái chênh lệch về văn hóa là rất lớn, và tâm lý con người nói chung khó không chịu sự tác động của môi trường xung quanh do điều kiện kinh tế chính trị văn hóa chi phối. Mục tiêu xhcn là nâng cao dân trí chứ ko phải lấy 1 đối tượng khác để kiếm tiền cho bản thân. Nội dung những bài viết như vậy hoàn toàn có thể xếp vào dạng lá cải, từ cách sử dụng ngôn từ lẫn nội dung. Về nội dung của nguồn trên tôi thấy có mấy vấn đề như tác giả quy kết phá hoại văn hóa Việt, vậy định nghĩa thế nào là văn hóa Việt, chả Khổng, Phật lấy từ TQ vào, TCG lấy từ phương tây vào, vay mượn từ các nền văn hóa khác là đương nhiên. ko phải ai cũng có quan điểm dân tộc cực đoan. Nếu nói mặc áo đại cán của Tàu là ko thuần việt, vậy comple có phải thuần Việt ko ? Tuồng cổ, cải lương, "nhạc đỏ", "nhạc vàng" có cái gì là thuần việt? người việt có thuần việt ko, xét về di truyền học.

Thứ hai về tác giả Hồ Tuấn Hùng, mà ông kia viết là "giáo sư", tra từ các trang của DL, ko thấy tài liệu nào viết ông ta là giáo sư cả, chỉ thấy viết là đã tốt nghiệp cử nhân lịch sử, ông này từng viết một vài cuốn về phong thủy, chiêm bốc, ko gây ấn tượng, có nghiên cứu siêu hình học, hầu như ko có tên tuổi gì nếu ko có cái cuốn sách gây tò mò lớn kia về HCM, mà chẳng mẩm ông ta sẽ kiếm khối tiền, và ít nhiều có tiếng, đó là cuốn sách nhà in tư nhân tự xuất bản,tác giả tự chịu trách nhiệm. cái mình muốn nói là cái quy luật của thị trường thì người ta cũng dễ ra những sách dạng đó. Và mấy ông nhắc lại ở trong cái gọi là nguồn kia. cuối cùng nói thêm ngay cả Hitler, Polpot, khi người ta viết từ điển, thì ko ai gọi là đứa, là thằng. Cái này gọi là từ ngữ vỉa hè, hạ cấp, ko ai đưa vào từ điển. Thân!Tuantintuc17 (thảo luận) 05:10, ngày 9 tháng 3 năm 2014 (UTC).Trả lời


"Mục tiêu xhcn là nâng cao dân trí chứ ko phải lấy 1 đối tượng khác để kiếm tiền cho bản thân" xin bạn bình luận thêm về vấn để như báo Tuổi Tre nêu dưới đấy: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141021/dao-tao-duoc-tien-si-sao-khong-lam-duoc-oc-vit/661000.html

Bàn về cụ Trường Chinh sửa

Nếu các bạn đọc Kháng chiến trường kì nhất định thắng lợi, sẽ thấy TC là 1 nhà chiến thuật đại tài đấy, Gia Cát Lượng còn phải xách dép ông ta đấy. 1 cuốn binh thư tôi đánh giá ko thua gì cuốn nào trên thế giới cả. Tài thật, đúng là con nhà có học hành Tây Tàu rất bài bản. Còn việc nhiều bạn thù ghét vì lí do cá nhân, thì tôi ko dám bàn. Chúng ta ở đây với tư cách là người nghiên cứu lịch sử thôi. Vài trăm năm nữa, tên tuổi TC sẽ nổi tiếng, còn bây giờ thì vì gần quá, chúng ta ko có cái nhìn khách quan. Thực tế, ông ta rất vĩ đại. Khoailangvietnam (thảo luận) 16:32, ngày 7 tháng 9 năm 2018 (UTC) 16:31, ngày 7 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 15 tháng 9 năm 2022 sửa

Nguyenthienthanh43 (thảo luận) 10:40, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  Từ chối Ko có lý do để muốn sửa –  𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 𝕾𝖙𝖗𝖆𝖎𝖌𝖍𝖙 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆  REPLY 13:39, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Trường Chinh”.