Thảo luận:Trần Trọng Kim

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi 2001:EE0:4A62:E0F0:485C:3316:A095:55D1 trong đề tài Ai xóa đi vậy

Hình sửa

Bìa VNSL ko có hình đó đâu à nha, hình đó trong trang lót Quycuocthat 10:25, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC) Năm 1945, khi thành lập Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử cụ Hoàng Minh Giám đi tìm cụ Trần Trọng Kim để mời ra làm Thủ tướng. Đáng tiếc cụ Lệ Thần quá thận trọng, đã đi Singapore từ trước (Hồi ký cụ Hoàng Minh Giám).Trả lời

Trong thơ ca sửa

Nhà thơ Tú Mỡ có mấy câu nhận xét về ông như sau:

...
Thằng này khát máu đồng bang
Lại còn đểu cáng hung tàn hơn Tây
Đồng bào căm giận nó thay
Quyết tâm vạc mặt vạc mày nó đi
...
Thằng dối chúa, lừa đời, phản đạo
Lê Hữu Từ khoác áo thầy tu
Lại tên Đình Diệm họ Ngô
Xưa kia phò Nhật, cũng đồ khuyển ưng
Tên Bảy Viễn là thằng tướng cướp
Nay về hàng giặc Pháp nương thân
Thay thầy đổi chủ ba lần
Thò lò sáu mặt là Trần Trọng Kim
...[1]

Nguồn này bị Trananh xóa, mời cộng đồng thảo luận. --Duyphuong (thảo luận) 06:46, ngày 11 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không phải thơ văn trào phúng nào cũng có thể đưa vào 1 bài bách khoa. Cũng như có nhiều người ghét ông Hồ Chí Minh làm thơ nhạo báng ông, có được đưa vào bài đâu? --37.24.144.17 (thảo luận) 08:41, ngày 7 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

  1. ^ Tú Mỡ và những vần thơ trào phúng đánh giặc
Chắc phải để lại thôi, nhưng nên ngắn gọn lại (2 câu cuối) là được.--天下无敌 (thảo luận) 06:49, ngày 11 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cần phân biệt lời lăng mạ xúc phạm với phê bình học thuật. Bất kỳ ai cũng có thể tuôn ra những lời thóa mạ người khác. Dù là Hồ Chí Minh thì ông ta cũng có thể lăng mạ ai đó. Chẳng lẽ lời lăng mạ một ai đó của ông ta lại được nâng lên thành đánh giá phê bình học thuật về một cá nhân nổi tiếng nào khác sao. Có nhà văn chửi bới HCM, chẳng lẽ cũng đưa vào bài viết về HCM sao? Cần áp dụng nguyên tắc bình đẳng cho mọi bài viết --Goodluck (thảo luận) 17:01, ngày 11 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đấy là thơ của Tú Mỡ,Liên quan gì đến Bác đâu mà Trananh lại lôi vào.Jspeed1310 (thảo luận) 17:30, ngày 11 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nắm quyền sửa

Việc Đế-quốc Việt-Nam thu-hồi các nhượng-địa Hà-nội, Đà-nẵng, Hải-phòng là vấn-đề quốc-nội, có thực-thi, có chấp-chính. Còn về đối-ngoại chung một chiến-tuyến ngoại-giao với Đế-quốc Nhật-bản là vấn-đề khác. Việc thu-hồi có thật và được thi-hành chứ không-phải chỉ "trên danh-nghĩa". TBD nhập hai chuyện vào một rồi cho không có khác-biệt ngoại-giao là không có tiếp-thu các nhượng-địa. Như vậy không đúng với sự thật. Duyệt-phố (thảo luận) 22:16, ngày 8 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Lùi sửa sửa

Saruman xóa bỏ thông tin trong đoạn trích vì cho rằng vi phạm bản quyền là không đúng, vì đoạn trích người ta phải trích theo đúng nguồn. Việc bạn lại tự tay thêm các đoạn khác vào bài cũng là vi phạm bản quyền khi phong cách đóng góp vẫn vậy, ngoài việc copy và đưa nguồn blogspot cho các chủ đề chính trị thì không còn làm gì hơn. Vì vậy tôi lùi sửa, xin hãy thảo luận trước, nếu thêm xin dùng nguồn hàn lâm, mọi nguồn khác tôi xin không thảo luận. Bạn có quyền đặt nhãn mâu thuẫn cho các đoạn trong bài, tạm thời tôi đang xem xét lại nguồn và biên tập bài này.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 06:12, ngày 2 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xin hẹn 2 ngày để tôi viết bài này, đừng chen ngang đó nghe, toàn nguồn hàn lâm không đấy.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 07:35, ngày 2 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chính phủ Trần Trọng Kim này thường bị chính quyền miền Bắc Cộng Sản hay chính quyền VNDCCH định hướng có hệ thống trong các sách giáo khoa hay những tài liệu nghiên cứu chuyên môn trước và sau năm 1975, một cách trực tiếp hay gián tiếp là bù nhìn, là Việt gian, là tay sai của Nhật.[1][2][3][4] - Nguồn chắc chắn là không có chỗ bôi đậm, đó là tự tổng hợp, tôi sẽ chỉnh lại câu nàySaruman (thảo luận) 09:57, ngày 2 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Rất vui vì các bạn hứng thú với bài này, cuối cùng sẽ có được bài đáng giá để đọc.

Capon (thảo luận) 16:29, ngày 2 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trần Trọng Kim và VN SL sửa

"Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị".

Nhận xét này rất đúng, tôi đọc VNSL thấy ông ta viết nhiều vấn đề tóm lược không đúng bản chất. Tức ông không có cái nhìn sắc sảo, so với 1 chính trị gia đương thời như HCM thì kém nhiều lắm.

VNSL tóm lược làm người dân dễ nhớ, nhưng hậu quả của nó cũng vô cùng tai hại.113.188.104.240 (thảo luận) 04:41, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đây là 1 trong những nhà Nho đầu tiên theo Pháp; nghĩa là phục vụ cho sự cai trị của Pháp. Dù đúng hay sai; thì 1 người như thế thì ai trọng. Không ai trọng thì chẳng làm được việc gì lớn, nghĩa là đặt hoàn cảnh của 1 nhà chính trị.14.173.194.128 (thảo luận) 14:49, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Không đúng. TTK sinh năm 1883 tức là sau khi người Pháp đã chiếm trọn Việt Nam. Tôn Thọ Tường (sinh 1825) đã hợp-tác với Pháp từ thập niên 1860 khi Pháp mới chiếm Nam-kỳ, kêu gọi mọi người hãy theo "Tân-triều" của Pháp. Cũng những năm đó Đỗ Hữu Phương (sinh 1841) còn là tay sai đắc lực cầm quân đánh dẹp nghĩa-quân kháng-Pháp trong đó có quân của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá. Chưa thấy tài-liệu nào nói TTK chém giết người Việt kháng-Pháp hay cổ-động cho việc Pháp chiếm nước nhà cả.Duyệt-phố (thảo luận) 01:09, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vài nhận định về trí thức Trần Trọng Kim sửa

Tôi xin đưa ra vài nhận định về nhà trí thức Trần Trọng Kim qua hai tác phẩm của ông là Việt Nam Sử Lược và cuốn tự sự của chính ông mang tên Một Cơn Gió Bụi: 1. Trong cuốn Việt Nam Sử Lược, ông đã đưa quan điểm của mình vào nội dung. Việc làm này là không công tâm và không khách quan. Điển hình là khi ông nói về nhân vật Thái tổ Mạc Đăng Dung, ông ta chửi bới thóa mạ cay độc không tiếc lời. Ông sinh sau thời Mạc, không chứng kiến các sự kiện diễn ra, nguồn tư liệu chỉ của ông là của sử gia triều Lê – Trịnh và triều Nguyễn là những lực lượng mẫu thuẫn với nhà Mạc thì sao tư liệu đó là chính xác. Và ông chửi bới như vậy cho thấy ông là một trí thức gàn dở, hồ đồ, nông cạn và phản giáo dục. Việc chửi bới trong sách sau này dạy thế hệ trẻ cách chửi bới chứ không dạy thế hệ trẻ về nhân văn, về chí nhân v.v. 2. Trong cuốn tự sự của ông “Một cơn gió bụi” ông ghi lại rằng, người Nhật tìm đến ông, tiếp cận ông, rồi đưa ông sang Sing, ông luôn sống trong dấu “?” không biết tương lai thế nào đi đâu về đâu. Tôi dễ hiểu rằng ông không có trí lớn như bác Hồ, ông cũng không hiểu tình hình thế giới, không hiểu về dân tộc ta lúc ấy. Nếu không ông đã chủ động trong mọi bước đi của mình và đã có định hướng đến những cái đích chứ không như một con thú cưng trong lồng vậy. Điều này tôi xin kết luận rằng, không không có trí, không có bản lĩnh gì, và một lần nữa là tôi kết luận là ông là kẻ sỹ gàn dở tự cho mình thanh cao. Từ hai nhận định trên tôi cho rằng ông chỉ là một trí thức giấy gàn dở, hồ đồ, nông cạn, không có chí lớn, không có bản lĩnh, không có giáo dục, không có đạo đức. Dốt thì làm sao có đạo đức được vô minh thì sao tâm trí sáng được. Tôi mong các bạn đọc luôn sáng suốt biết tiếp thu văn minh nhân loại tinh thần nhân văn đạo đức, công tâm và biết phê bình cái sai cái dở tôn vinh đúng người đúng việc.

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 16 tháng 11 năm 2018 sửa

Đề nghị xóa mục "Kế nhiêm" trong Infobox. Bởi "Đế Quốc Việt Nam" đã chấm dứt tồn tại ngày 2-9-1945. Cũng ngày đó, một chính thể mới là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được thiết lập. Do đó, không thể có chuyện "Hồ Chí Minh" kế nhiệm "Trần Trọng Kim" làm Thủ tướng của "Đế Quốc Việt Nam".

Двина-C75MT 08:02, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

   Đã xóa. Tuanminh01 (thảo luận) 08:05, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đánh giá sửa

Phần đánh giá quá dài dòng. Tuần báo Văn nghệ TP HCM là nguồn kém, giọng văn tuyên giáo, không phải nguồn hàn lâm, nên tránh trong những bài viết tranh cãi như thế này. Greenknight (thảo luận) 02:09, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ai xóa đi vậy sửa

Ai lại xóa đi sửa đổi của tôi vậy, đoạn dịch bị thiếu nội dung so với nguồn khiến ý nghĩa bị chệch hẳn đi. Đây là đoạn trong bài: "Dù phạm vi hoạt động có giới hạn, lại gặp sự bắn phá của Mỹ và sự cản trở của Việt Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cố gắng hết sức để tiếp tế gạo chống nạn đói. Bộ trưởng Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí được gửi vào Sài Gòn sắp xếp việc vận chuyển gạo từ Nam ra Trung Bộ và Bắc Bộ. Các hải cảng xa Sài Gòn được dùng làm điểm khởi hành để tránh Mỹ oanh tạc. Tư nhân được phép tự do chuyên chở và mua bán gạo. Để ngăn hành vi gian dối, chính phủ ra lệnh kiểm soát giá cả và tồn kho lúa gạo. Người vi phạm có thể bị tử hình hoặc tịch thu tài sản. Ty Liêm phóng Kinh tế Bắc Bộ, do Nguyễn Duy Quế đứng đầu, thành lập để ngăn chặn việc buôn lậu. Vào cuối tháng 3, tất cả các hội cứu tế miền Bắc tập hợp lại thành Tổng Hội Cứu tế do Nguyễn Văn Tố cầm đầu, và đẩy mạnh lạc quyên cũng như chẩn tế. Từ tháng 3 tới tháng 5, Tổng Hội quyên được 783.403 đồng. Tại Nam Bộ, trong tháng 5 hơn 20 hội chẩn tế ra đời, và trong vòng một tháng các tổ chức trên quyên được 1.677.886 đồng, kể cả 481.570 đồng để mua và chuyên chở 1.592 tấn gạo cho nạn nhân vụ đói. Tới tháng 7, nạn đói đã được đẩy lùi đáng kể.[5]"

Nếu so sánh với nguồn của Vũ Ngự Chiêu thì nó thiếu hẳn 2 ý quan trọng là "Vì tất cả thuyền trên 30 tấn đều bị Nhật trưng dụng, và hải cảng Hải Phòng bị Mỹ đặt mìn phong tỏa, việc chở gạo từ Nam ra Bắc bị chậm trễ" và "Nhờ được mùa chiêm vào tháng 5 và 6/1945, và nhờ nhu cầu tiêu thụ giảm hẳn xuống sau khi hơn 1 triệu người chết đói, cuộc khủng hoảng lương thực giảm dần." Bất kỳ ai cũng có thể kiểm chứng 2 nội dung này là có trong nguồn, nếu không có ý kiến thì sau mấy ngày nữa tôi sẽ bổ sung vào bài2001:EE0:4A62:E0F0:485C:3316:A095:55D1 (thảo luận) 02:29, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

  1. ^ Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr. 370-378.
  2. ^ 'Việt Nam: Những Sự Kiện Lịch Sử (1919 – 1945)' của Dương Trung Quốc
  3. ^ 'Lịch Sử Việt Nam Giản Yếu'. Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia
  4. ^ Lịch Sử Việt Nam, tập II. Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1989.
  5. ^ Vu Ngu Chieu (1986), tr. 307–308.
Quay lại trang “Trần Trọng Kim”.