Thảo luận:Trần Văn Bá

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Người bắt giữ
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Không có tiêu đề sửa

Có một ông tướng cũng tên là Trần Văn Bá Tướng lĩnh đời thường: Tức khí, càng quyết chí. Tru man 14:23, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trung lập sửa

Không thích tham gia vào chuyện chính trị nhưng bài này "hơi bị" hài hước, miền Nam từ sau năm 1975 bị "đô hộ" khi nào vậy mà có chuyện "đấu tranh cho tự do". Dùng vũ trang chống lại một chính quyền hợp pháp của một quốc gia giờ "được" liệt vào hàng khủng bố, vậy mà xem qua bài về ông này cảm giác như đang được đọc về 1 anh hùng dân tộc nào đấy. Tôi xin chịu! Xin mời các bạn chuyên về các bài chính trị vào sửa giúp. Rungbachduong 14:32, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong bài có câu "Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 6 tháng 6 năm 1980 ông âm thầm trở về nước để bí mật tranh đấu giành lại tự do cho miền Nam Việt Nam và tham gia Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam do ông Lê Quốc Túy là Chủ tịch của tổ chức, ông Mai Văn Hạnh là Chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội.". Rungbachduong đã treo bảng "Thái độ trung lập" chỉ vì một câu này? Tôi tự hỏi Rungbachduong đã có "thái độ trung lập" chưa? Tôi và nhiều người thừa hiểu quan điểm chính trị của Rungbachduong rồi, vì vậy tôi cảnh cáo Rungbachduong về cách làm việc của bạn.
Lý do cảnh cáo của tôi như sau:
  1. Rungbachduong không phải là thành viên mới mà không hiểu cách làm việc của Wikipedia, bạn có thể sửa cụm từ " đấu tranh cho tự do" thành "đấu tranh phản cách mạng" nhằm khôi phục chế độ cũ. Việc sửa lại từ ngữ này sẽ có thành viên khác phản đối, vì họ cho rằng hành động của Trần Văn Bá là "cách mạng". Sẽ có tranh cãi giữa một bên "phản cách mạng" và một bên "cách mạng" như ta thường thấy. Cách xử lý tranh cãi cũng đã có quy trình.
  2. Chỉ vì nhân vật trong đề tài không hợp quan điểm chính trị của RungbachduongRungbachduong treo bảng "Thái độ trung lập" cho bài viết về đề tài đó là hành động không cần thiết, gây tranh cãi, gây ức chế cho một bộ phận không nhỏ người viết và người đọc nhất là những người có quan điểm chính trị khác với Rungbachduong. Nếu người ta cũng qua bài Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp hoặc những người không cùng quan điểm sống với họ và cũng đòi treo bảng "Thái độ trung lập" với cùng một cách thảo luận như Rungbachduong thì sao? Rất nhiều bài sẽ có bảng Thái độ trung lập.
  3. Rungbachduong hỏi: "miền Nam từ sau năm 1975 bị "đô hộ" khi nào vậy mà có chuyện "đấu tranh cho tự do"" . Bạn hãy đọc bài Chiến tranh Việt Nam bạn sẽ thấy có hai phe đánh nhau vì ý thức hệ, vì "đấu tranh cho tự do". Bên này bảo bên kia chưa có tự do thật sự. Tùy theo quan điểm mà sẽ có người nói bên nào có tự do thật sự, đúng khôngRungbachduong? Rộng hơn, nhiều người cho rằng, không chỉ ở Việt Nam hiện nay, loài người luôn đấu tranh cho tự do, còn và sẽ còn đấu tranh cho sự tự do, dù đó là ở Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và ngược lại luôn có sự chống lại "tự do quá trớn, không cần, chưa cần..." ở khắp mọi nơi. "Đấu tranh cho tự do" một đề tài khác, có liên quan đến bài viết này, nhưng thảo luận dài dài, chung chung, thì sẽ tạo ra một diễn đàn, mà thảo luận nghiêm túc thấu đáo thì tôi lại không phải là triết gia.
  4. Rungbachduong hỏi: "Dùng vũ trang chống lại một chính quyền hợp pháp của một quốc gia giờ "được" liệt vào hàng khủng bố, vậy mà xem qua bài về ông này cảm giác như đang được đọc về 1 anh hùng dân tộc nào đấy". Bạn đang hỏi một câu ngây thơ, sao lại so sánh thời gian lúc đó và lúc này, so sánh khập khiểng! Đặc công Lực lượng Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng dùng vũ trang đánh vào khách sạn, nhà hàng, sân bay ... chống một chính quyền cũng là "hợp pháp" (với một số người thì VNCH là hợp pháp). Vậy theo Rungbachduong thì "giờ" đặc công VC là khủng bố? Một số chủ nghĩa cách mạng luôn yêu cầu đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ cũ vì ... không thể yêu cầu chế độ cũ thoái vị mà không có vũ trang. Điều đó theo họ, các nhà cách mạng, chẳng khác nào bảo con cọp tự lột da và móng vuốt của nó dâng cho "cách mạng"... thế thì các chủ nghĩa cách mạng đó là chủ nghĩa khủng bố?
  5. Nếu hoạt động lật đổ thành công thì vị thủ tướng mới sẽ là "anh hùng", xem bài học Nga, Đông Âu và trong lịch sử xa xưa, được làm vua thua làm giặc. Đánh giá một người nào đó là anh hùng hay không anh hùng theo "thành-bại", theo quan điểm cá nhân, là chuyện chúng ta không nên bàn ở đây nữa. Nếu bạn có cảm giác bài viết Trần Văn Bá như một anh hùng, bạn cần hỏi có một nguồn nào đó đánh giá "Trần Văn Bá là một anh hùng"? Sau đó, bạn đi tìm một nguồn nào đó nói Trần Văn Bá là "một tên chống phá cách mạng, phản quốc". Trong các tội thì tội chống phá cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tội nặng nhất ... bạn chêm thêm vào bài. Vừa ý bạn và những người có cùng quan điểm chính trị như bạn. Huề!
Bánh Ướt 01:30, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chính Bánh Ướt đang khẳng định tính một chiều, hay nói cách khác là "sự thiếu trung lập", của bài này. Ngoài lề, về chuyện có người gọi các cuộc đánh bom ở Sài Gòn là khủng bố, wiki đã làm từ lâu rồi. Tmct 13:33, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cố gắng sửa văn phong cho trung lập hơn, nhưng phần Hoạt động đấu tranhTưởng nhớ, tôi không đủ kiến thức và cũng không có nguồn dẫn chứng tin cậy để chọn những gì mang tính sự kiện nhất. Theo tôi bài này còn 3 vấn đề:
  • Hoạt động đấu tranh quá lan man, chẳng hiểu gì, đang toán thứ 1, nhảy sang toán thứ 10. Vụ này tôi nhớ cực kỳ ầm ĩ và được xem là chiến công hiển hách của Công an Nhân dân Việt Nam.
  • Tưởng nhớ toàn là tốt đẹp, có lẽ cần thêm một số bài báo và lời nhận xét từ báo chí theo quan điểm ngược lại, nếu không có thể cắt bỏ hoặc đổi tên thành "Giải thưởng"
  • Tên bài viết có số năm sinh 1945 chỉ có tác dụng phân biệt, không có giá trị hiểu biết lắm.
Nhờ những thành viên lớn tuổi hơn tôi, gạn lọc và đưa bài về đúng vị trí của nó trên Wikipedia.
Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:25, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Tôi đồng ý là bài này nên có tên là Trần Văn Bá và không cần năm 1945 theo sau. Cái bài Trần Văn Bá kia nên dùng tên thật của nhân vật đó: Trần Văn Danh.
  • Tên "Tưởng nhớ" và nội dung của phần đó tại thời điểm là thích hợp với nhau nên không cần phải sửa đổi tên của nó. Nếu cần phải giữ tính chất "trung lập theo Wikipedia" thì có hai cách: 1. thêm một phần khác ngay sau để nói về các ý kiến khác, hay 2. trộn tất cả các ý kiến (ý kiến khác và ý kiến trong phần "Tưởng nhớ") vào một phần mới có tên là "Nhận xét".
Mekong Bluesman 10:25, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Có ý kiến giống bác Mekong, có lẽ nên ghép 2 phần "Tưởng nhớ" và "Nhận xét" thành 1 phần chung có tên là "Đánh giá" hoặc "Nhận xét". Rungbachduong 12:37, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trần Văn Danh "tên thật là Trần Văn Bá" Tmct 10:39, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu vậy thì một bài nên có tên là "Trần Văn Bá (tướng)" và bài kia nên có tên là "Trần Văn Bá (người chống đối)". Mekong Bluesman 13:41, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa cụm từ "đấu tranh cho tự do" thành "lật đổ chế độ Cộng Sản", còn việc phán xét đó là đấu tranh cho tự do hay chỉ là phản động chống phá nhà nước thì tùy vào suy nghĩ của người đọc, nhé - Trần Mai Nam bàn luận không ký tên vừa rồi là của 123.22.112.195 (thảo luận • đóng góp)

Người bắt giữ sửa

Xin dẫn chứng nguồn về người bắt giữ là Thiếu tá Nguyễn Tấn Dũng. Vị này có liên quan gì với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay không?Bring Vietnam to the world 18:53, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đúng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay . Lê Thy 04:37, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin tác giả đối chiếu lại thông tin về thiếu tá Nguyễn Tấn Dũng chỉ huy cuộc vây bắt với tiểu sử ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện nay. Tôi tra bên trang Nguyễn Tấn Dũng thấy tiểu sử ổng ghi: Thiếu tá trưởng ban chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang. Tháng 10 năm 1981 phục viên và tham gia các công tác chính trị ở địa phương. Mãi đến năm 1994, ổng mới được thăng thứ trưởng Bộ Nội Vụ (nay là Công an). Vụ Lê Quốc Tuý - Mai Văn Hạnh là do bên Công an (Nội vụ cũ) làm chứ có phải bên quân đội làm đâu? Khi vụ vây bắt xảy ra ở Cà Mau, ông Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang cơ mà? Vậy ông thiếu tá đó có phải là ông Nguyễn Tấn Dũng này đâu!? Lại còn viết là sau vụ đó ổng được phong đại tá nữa chứ. Nghe kỳ quá ta! Theo tôi, thông tin về việc Thiếu tá Công an Nguyễn Tấn Dũng chỉ huy cuộc vây bắt này là suy diễn, thiếu căn cứ, không chính xác! Sam-2MT 06:41, ngày 13 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Tôi đã kiểm tra lại, trừ các thông tin truyền nhau của hải ngoại thì không có thông tin trong nước nào nói về việc này. Đây là một chuyên án lớn, có đến 5 người về sau được phong tướng. Trừ ông Trần Tôn Thất phong Thiếu tướng, còn lại 4 người là Bùi Thiện Ngộ, Cao Đăng Chiếm, Nguyễn Khánh Toàn, Thi Văn Tám đều phong Thượng tướng. Đều này không dễ bỏ qua trong lý lịch của vị thủ tướng. Chưa kể, từ thiếu tá lên Đại tá phải vượt đến 3 cấp, điều chưa ghi nhận đã xảy ra tại Việt Nam (trừ được phong thẳng cấp hàm.
Vì lý do này tôi tạm bỏ thông tin người bắt giữ ra khỏi bài.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 09:58, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bác Thái Nhi sáng suốt và rất có lý! Sam-2MT 10:09, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi xin đính chính lại. Nhiều cán bộ an ninh tham gia vụ này được phong tướng, chứ không phải chỉ có 5.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 04:38, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn sửa

Tay này chỉ là thứ yếu trong nhóm của Hạnh Tuý, được cái giải quèn của một tổ chức chống Cộng mà chả rõ cái quy mô của cái tổ chức đó thế nào, Vào cũng chưa làm ăn được cái gì, bị bắt ngay rồi bị xử bắn, nghe đâu còn bị nhét quả chanh to tướng vào mồm trước khi về chầu ông bà vải, thế mà được thổi lên là anh hùng, có mà anh hùng rơm! Như vậy Liệu có đủ tiêu chuẩn có bài trong này không ? 222.254.33.120

Gạch bỏ những lời vi phạm quy định thái độ văn minh. Tmct 12:49, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đã bỏ cái tiêu bản "Tiêu chuẩn" ra khỏi bài. Mekong Bluesman 13:41, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

en.wiki chưa có bài về tổ chức cũng như huy chương, do đó hai cái này chắc không thuộc loại có tiếng tăm.Tmct 12:49, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tổ chức Victims of Communism Memorial Foundation là một tổ chức được Quốc hội Hoa Kỳ tạo ra theo đạo luật H.R. 3000 (Section 905) nhằm gây quỹ cho Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản. Đọc bài Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản để tìm hiểu thêm về tổ chức này. Nguyễn Hữu Dng 13:04, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tai sao dung tuong Tran Van Ba sửa

 
Vinhtantran đã xóa thảo luận này của Thudtdqr vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:53, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Làm ơn sửa

Tôi đã phải mất công lắm mới hiểu được vì sao một bài có nhiều thông tin chi tiết như bài này lại không có một nguồn dẫn nào. Thì ra thành viên vô danh IP 117.3.24.215 vào ngày 23 tháng 10 đã xóa các nguồn dẫn[1]. Xin các bạn đọc giúp các đường link sau xem có các thông tin trong bài hay không:

Bánh Ướt (thảo luận) 07:08, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trần Văn Bá”.