Hoan nghênh sửa

  Xin chào Lê Huy Y!

  Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.292.743 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.

 

Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Lê Huy Y.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
  không viết những gì không bách khoa,
  không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
  không vi phạm quyền tác giả.

Bạn có thể mạnh dạn:
  Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
  thử sửa bài thoải mái tại đây,
  đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

  Nguyễn Thanh Quang 11:45, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bổ sung bài viết sửa

Hoan nghênh bạn có ý định bổ sung cho các bài viết liên quan đến chủ đề:Địa chất học, nếu bạn muốn bổ sung vào bài viết nào, bạn có thể viết trực tiếp vào đấy, hoặc có thể viết ở trang thảo luận của bài đó trước khi viết vào bài chính. Bài viết ở Wiki luôn cần dẫn những nguồn tham khảo có độ tin cậy, những phát biểu có khả năng gây tranh cãi nếu không có nguồn dẫn đáng tin sẽ bị đánh dấu {{cần dẫn chứng}}, sau một thời gian nếu không ai bổ sung dẫn chứng thì chúng sẽ bị xóa. Mong bạn có nhiều đóng góp cho dự án wiki này.--Tranletuhan (thảo luận) 04:10, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi rất đánh giá cao những thông tin bạn cung cấp trong bài Nước ngầm, tôi nghĩ đó là một hướng giúp định hướng việc tìm kiếm nguồn nước dưới đất. Tuy nhiên, để viết những thông tin như bạn nêu vào wikipedia thì bạn có thể tham khảo thêm Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố#Tự dẫn chứng từ bản thân.--Tranletuhan (thảo luận) 08:41, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bài báo về chủ đề bạn nói đang trên báo Nhân dân có bản online không bạn? nếu có bạn copy đường dẫn vào dùm.--Tranletuhan (thảo luận) 02:23, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh đã bổ sung các thông tin cho bài viết Núi lửa. Tuy nhiên, anh cần chỉ ra những thông tin đó anh đã công bố trên các tạp chí, sách, báo chí... nếu anh chỉ ghi là theo tôi thì nó thuộc nhóm nghiên cứu chưa công bố sẽ không phù hợp với bài viết trên wiki. Mong anh bỏ chút thời gian tham khảo những hướng dẫn tôi đã nêu trên. Rất mong anh đóng góp nhiều cho dự án wiki.--Tranletuhan (thảo luận) 04:26, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thỉnh giáo sửa

Không biết nước trong đới dập vỡ thì người ta xếp vào nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh?--Tranletuhan (thảo luận) 08:46, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC) Nước trong đới dập vỡ có nguồn gốc nội sinh là chủ yếu, anh ạ. Ở vùng núi, nước mưa khó mà đọng lại để ngấm xuống sâu được.Trả lời

Một vài điều trao đổi sửa

Trước hết, cháu xin kính chào và chúc sức khỏe bác. Nếu cháu không nhầm thì bác là tiến sĩ Lê Huy Y được đề cập trong bài báo này. Wikipedia tiếng Việt có được các chuyên gia đầy kinh nghiệm đóng góp trong lĩnh vực sở trường của mình thì còn gì bằng. Tuy nhiên, có thể bác chưa quen với các quy định của Wikipedia. Vì vậy, cháu muốn giới thiệu cụ thể như sau để bác tham khảo:

Wikipedia không đăng nghiên cứu chưa được công bố: Nghĩa là trong một bài viết nào đó của Wikipedia thì điều quan trọng là một phát biểu định tính hay định lượng nào đó cần được chú thích nguồn gốc (ai phát biểu câu đó và nó được ghi lại trong sách, báo, tạp chí nào) để các độc giả (có chuyên môn hay không) có thể kiểm chứng thông tin.

Bác có thể tham khảo thêm Kỹ thuật chú thích nguồn gốc và các bản mẫu (template) hữu ích cho việc này như {{Chú thích sách}}, {{Chú thích báo}}, {{Chú thích web}}. Meotrangden (thảo luận) 09:58, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC) - Tôi đã gửi nhiều ý kiến của mình về nhiều vấn đề địa chất lên các cấp lãnh đạo, tới cả Nhà địa chất- Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Đã đăng một số bài về đứt gẫy ( Tạp chí TKV), về Vàng ( Tập san Địa chất), về Động đất thì đã gửi nhưng họ chưa đăng, vì họ cho rằng động đất ở VN là vọng từ nước khác đến, theo tôi thì tại VN có rất nhiều núi lửa đã hoạt động và rất nhiều chấn tâm động đất đã hoạt động ( có thể xác định được), không biết lúc nào các Cụ ấy tỉnh thức thôi. Tôi có thể Mail cho Wiki một số bài được không?Trả lời

Địa chất thủy văn sửa

Tôi tạm thời che lại các thông tin bác vừa bổ sung cho bài địa chất thủy văn, vì mục từ này để viết về những thông tin tổng quan nhất về phân ngành địa chất thủy văn chứ không đi vào chi tiết, những thông tin đó bác có thể nêu tại bài nước ngầm. Chúc bác sức khỏe. --Tranletuhan (thảo luận) 13:43, ngày 22 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài viết sửa

Các phát hiện của bác rất ấn tượng, không biết bác đã đăng các phát hiện của mình trên các tạp chí chuyên ngành chưa chưa? (ví dụ như trên Tạp chí địa chất của Việt Nam hoặc các tạp chí trên thế giới?)--Tranletuhan (thảo luận) 08:54, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC) Nếu có thể, tôi xin nhờ Tranletuhan cho dang tren tạp chí tren the gioi nào đó. Xin trân trọng cảm ơn.Trả lời

Tôi đã đăng một số bài trong Tap chí địa chất, tập san "Địa vật lý", Báo Nhân Dân, Tạp chí KHCN Mỏ, Yapj chí của Liên hiệp các hội KH&KT VN, VIỆT NAM ECONOMIC NEWS,vusta.vn,..., 2 bài báo bằng tiếng Nga về mỏ sắt Thạch Khê (khi tôi còn làm nghiên cứu sinh bên đó) Thường thường, trước khi đăng báo, với một số bài quan trọng, mang tính chất lợi ích Quốc gia, tôi đã gửi đến các cấp có thẩm quyền ( cả Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Năm 1988 Chủ tịch đã khá nhất trí với quan niệm về nguồn gốc các mỏ vàng, Ông đã bảo tôi đi đúng hướng), lâu không thấy phản hồi tôi mới đăng báo. Những vấn đề tôi nêu ra đều gặp trong thực tế và giải thích các hiện tượng thực tế. Xuất phát từ các phát hiện đó mà trong 25 năm qua tôi đẫ làm thành công nhiều việc, đưa mình thoát nghèo bằng chính các phát hiện địa chất. Bây giờ già rồi, đơn vị cũ của tôi vẫn theo nghề của tôi. Tôi muốn mang các điều bí quyết nghề nghiệp trao đổi và chuyển giao cho nhiều người để có lợi hơn cho dân, cho nước. Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, song tôi không mưu lợi gì cho mình trong việc này cả và tôi đã thực hiện được, đã thoát nghèo nhờ các phát hiện khoa học mới, tuy vậy nói ra ít người tin, vì nó trái sách. VN mình có câu:" Nói có sách". Cám ơn bạn và chúc sức khoẻ bạn, gia đình và cơ quan của bạn./. 15:00, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (xxxx)

Tôi hiểu những mong muốn, cũng như đóng góp của bác cho cộng đồng, tuy nhiên, wikipedia tiếng Việt không đăng những nhận xét các nhân mà chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào, mời bác đọc thêm Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố. Ví dụ như công bố này] về biến chất nhiệt độ siêu cao của địa khối Kontum.
Những thông tin vừa được bổ sung trong bài biến chất nhiệt độ siêu cao, tất cả đều được dẫn chứng từ những công trình đã được công bố trên các tạp chí (đa số là các tạp chí có uy tín của thế giới), có thể xem là ví dụ.
Mong bác đóng góp nhiều cho dự án với những nguồn đã xuất bản. Chúc bác sức khỏe.--Tranletuhan (thảo luận) 04:42, ngày 7 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hồi âm:Ý kiến về địa chất sửa

  • Bác viết vào trang thành viên thì không ai xóa cả.
  • (Về biến chất nhiệt độ siêu cao) Các nguồn tôi tiếp cận được đa số họ công bố bằng tiếng Anh, tôi chỉ thấy có một bài tiếng Việt nghiên cứu ở đới Kon Tum. Tôi cũng không có thời gian để tìm hiểu xem các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề nguồn gây biến chất nhiệt độ siêu cao. Các tài liệu dẫn ra trong bài đó có thể đề cập đến vấn đề này (do sự hút chìm của các mảng và tách giãn khi macma đi lên làm biến chất), nếu có thời gian tôi sẽ đọc thêm (không thuộc chuyên môn!).
  • Ý bác là muốn đóng góp tài chính cho wikipedia? Nếu đúng vậy thì bác làm theo hướng dẫn ở đây. Tôi muốn trả tiền in sách của trang thành viên
  • Để bài không bị xóa, theo tôi, chỉ có cách là kèm theo nguồn đã công bố/xuất bản thôi, vì ở wikipedia, thông tin không có nguồn gốc xẽ bị xóa hết.
  • Wikipedia tiếng Việt còn thiếu rất nhiều bài viết về địa chất học, mong rằng với kinh nghiệm và những tài liệu bác thu thập trong thời gian qua, bác sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho dự án.

Chúc bác sức khỏe.--Tranletuhan (thảo luận) 03:44, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bác Huy Y nên ký tên bằng 4 dấu ngã hay bằng nút chữ ký trên thanh công cụ soạn thảo mỗi khi thảo luận, nhưng lại đừng bao giờ ký tên vào bài viết, vì bài viết wikipedia không phải là của riêng ai!--Ngokhong (thảo luận) 08:04, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

- Những ý tôi viết vào Wikipedia tôi lại chưa đăng ở đâu và cũng không thấy ai viết, hoặc viết theo ý khác mà theo tôi không đúng thực tế. Không biết có phải người viết cố tình nói sai hay không? Đăng tải ở các báo khác cũng khó cho tôi: tôi đã về hưu, các tập san về địa chất khó cho đăng những quan điểm trái sách như của tôi; đăng vào các tạp chí nước ngoài thì tôi chưa biết phải làm thế nào mặt khác tôi không biết tiếng Anh. Nếu các bạn giúp đăng được thì quý hoá quá. Chúc sức khoẻ và hạnh phúc..thảo luận quên ký tên này là của Lê Huy Y (thảo luận • đóng góp).

  • Tri thức khoa học của nhân loại là các chân lý đã được nhân loại khám phá và tích lũy từ ngàn xưa đến nay. Các tri thức mới lại kế thừa trên cơ sở những kiến thức đã biết. Các phát kiến mới, dù là lật lại 180o so với các một số tri thức đã từng được cho là đúng đi chăng nữa, thì cũng phải dựa trên một cơ sở nền tảng vững chắc trong kho tàng tri thức đã biết của nhân loại, để chứng minh cho sự đúng đắn của luận điểm đó, trường hợp đó lại càng cần thiết phải có dẫn chứng nhiều hơn.
  • Bách khoa toàn thư là những bộ sách tập hợp những kho tàng tri thức đã biết của nhân loại, chúng không nên là nơi đăng những phát kiến mới chưa được chứng minh. Những người viết cho từ điển bách khoa không phải là những người phát kiến ra, mà họ đơn giản là chỉ làm nhiệm vụ thu lượm tổng hợp và biên tập lại các tri thức trong những mục từ của từ điển bách khoa.
  • Những phát kiến mới có cơ sở khoa học vững chắc, nên được đăng trong các tạp chí khoa học chuyên ngành. Còn nếu đã được chứng minh tính đúng đắn, có thể thành sách giáo khoa hay sách hướng dẫn, mà tác giả-người phát kiến tự nguyện đóng góp thì nên được chuyển sang dự án wikibooks của tổ chức wikimedia thì thích hợp hơn từ điển bách khoa mở wikipedia. Bác có thể chuyển chúng sang đây: vi.wikibooks.--Ngokhong (thảo luận) 13:50, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời


Có lẽ là bạn nên đăng tất cả những gì bạn biết ở trang thảo luận của các bài trước như thế mọi người đều có thể đọc vì đó là nơi ghi ý kiến và sẽ không được xóa nếu không có lý do chính đáng.Tnt1984 (thảo luận) 13:32, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn các bạn. Tôi sẽ hoàn thiện và viết nốt một số vấn đề nữa rồi chuyển sang Wikibooks. Hoàn toàn nhất trí là kiến thức đã được học, đọc là phong phú và là nền tảng để tôi tìm thêm những cáí mới. Trong địa chất, người ta mô tả các hiện tượng khoa học rất đúng, đã qua 50 năm mà không thấy sai. tuy vậy về nguồn gốc của các mỏ thì họ nói chung chung hoặc không đúng. Tôi nghĩ: vì họ cố tình dấu, các người đi sau lại tưởng họ nói thật. Phát hiện đúng nguồn gốc trong địa chất cũng giống như khám đúng bệnh trong y học vậy.XXXX.

Tôi vừa gửi và được đăng 3 bài báo trên Sài Gòn tiếp thị và trang Web của Tổng hội Địa chất VN, muc Tư vấn - Phản biện: " Về hiện tượng bùn tự phun lên ở Ninh Thuận", Dự báo các chấn tâm động đất ở VN" và " Núi lửa cổ và nước trên cao nguyên đá Đồng Văn". Xin mời Wikipedia và các anh xem. Trân trọng.

Nước ngầm sửa

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đăng những thông tin vào wikipedia, tuy nhiên Wikipedia là chỉ nơi tập hợp những thông tin đã được công bố, những thông tin chưa được công bố (kinh nghiệm cá nhân là quý nhưng ở wikipedia phải chỉ ra nó được công bố ở đâu) hoặc nguồn dẫn không có thông tin đó sẽ bị xóa bỏ. Mong rằng bạn cung cấp được những bài báo đã được xuất bản, nếu nguồn hàn lâm thì càng tốt. Ở trên đã có nhiều thành viên nhắc nhở về vấn đề này. Nếu bạn tiếp tục thêm những thông tin như trên bạn có thể bị cấm sửa đổi ở wikipedia. Trân trọng.--Cheers! (thảo luận) 04:45, ngày 26 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sai lầm to nhất của người Việt mình là có câu; " Nói có sách, mách có chứng". Cần phải có đột biến trong khoa học. Muốn vậy, phải khuyến khích thông tin những điều chưa ai nói, chưa sách nào ghi, có phải không ạ? Lê Huy y
Không phải người Việt mình nói như thế mà thế giới cũng đã nói như thế, sách là do chính các nhà khoa học, nhà nghiên cứu viết ra bằng những trải nghiệm, lý luận, nghiên cứu đấy thôi. Thời buổi hiện nay, các nhà khoa học, các trường đại học đua nhau bằng các công trình đăng trên các tạp chí càng uy tín càng thể hiện được năng lực nghiên cứu và làm việc. Cái gì công bố cần phải có minh chứng, lý luận khoa học logic, chặt chẽ, đúng không bác nhỉ?Prof. Cheers! (thảo luận) 14:35, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ngoài lề sửa

Bác cho em hỏi thêm chút, trong bài đó bác có ghi ..Công việc được làm theo Hợp đồng kinh tế khoán gọn, bên B phải chịu rủi ro 100% nếu không tìm được nước, hai năm rồi, đến nay cũng mới được thanh toán gần 13% chi phí khoán gọn. đã làm khoán gọn, tự chịu rủi ro 100% mà chỉ ứng cho bác 13% mà giải ngân trong 2 năm thì làm sao anh em sống được? chẳng lại là sống bằng niềm tin"? --Cheers! (thảo luận) 05:26, ngày 26 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trang cá nhân sửa

Trang thành viên của bạn cũng giống như mọi thứ khác, đều nằm trong cùng dự án của Wikimedia. Sẽ là một sai lầm nếu cho rằng nó giống như một trang chủ cá nhân (homepage) vì Wikipedia không phải là blog, nơi lưu trữ web, hay mạng xã hội (Mời xem : Wikipedia:Trang cá nhân). Rất mong bạn thực hiện theo đúng quy định của Wikipedia. Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 13:22, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thông báo cấm sửa

Tôi chỉ muốn đăng trong Wikipedia những điều đã thấy và giải thich của mình để giúp mọi người cùng xem xét và tốt nhất là nên làm theo vì tôi đã tự làm nên, tự kiểm tra và kiếm tiền bằng chính những phát hiện này. Giờ ngoài 72 tuổi rồi, tôi muốn để lại cho người sau. Cũng phải nói là những bài tôi đã được đăng đã làm nhiều người lạ tai, vì trong các giáo trình ít nói đến hoặc nói khác đi. không dám nói họ sai, nhưng có thể họ đã giấu sự thật. Còn nhiều người lại cho rằng : " Nói có sách". Tuy Vậy, Khổng tử còn nói: " Người xưa nói: nếu tin tuyệt đối vào sách thì thà rằng đừng có sách". Tiếc rằng Wikipedia không cho tôi mở một cuốn sách như vậy./.13:51, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)Lê Huy Y (thảo luận)

 
Bạn đã bị cấm sửa đổi trong 48 giờ vì sử dụng trang thành viên sai mục đích. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm. Tuấn Út Thảo luận 13:28, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Wikipedia là trang thông tin bách khoa chứ không phải blog hay mạng xã hội bạn ơi. Mọi người tham gia wikipedia để đóng góp những gì bạn biết cho kiến thức chung. Trang thành viên trên wikipedia chỉ để giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn và những gì bạn có thể đóng góp, hoặc những bài viết bạn đã tham gia viết. Nếu cần đăng nghiên cứu chưa công bố, viết văn hay nhật ký, mời bạn dùng các dịch vụ miễn phí Facebook, Wordpress hay Blogspot cho việc trên. Trân trọng cảm ơn và chúc bạn một buổi tối vui vẻ. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 14:08, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời