Thảo luận Wikipedia:Kinh nghiệm hoạt động và Sáng kiến phát triển Wikipedia

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Nacdanh trong đề tài Đề cử Tin tức

Đề cử Tin tức sửa

...lập trang đề cử Tin tức tương tự đề cử BCB.

Q.Khải Phần đề cử Tin tức của bạn cũng giống như đề cử BCB, nhưng vấn đề hầu hết bài mục này là dịch từ wiki tiếng Anh, mà phần nhiều đã được đăng, chỉ việc dịch ra thôi. Ý bạn nói 'Tranh cãi' là tranh cãi gì mới được?  M  12:37, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đông Minh Chính vì phần lớn các bài dịch từ enwiki nên mình mới muốn tạo trang đề cử để chúng ta không phải phụ thuộc enwiki và sẽ có nhiều bài Tin tức tự viết hơn. Còn về vấn đề tranh cãi, mình thấy nhiều khi các thành viên lùi sửa lẫn nhau liên tục trên trang Bản mẫu:Tin tức, khiến cho một tin nào đó trên Trang Chính "lúc hiện lúc ẩn", mới thấy cách đây vài phút trước mà đã bị gỡ xuống. Có hệ thống thì cũng sẽ tránh được những trường hợp không có bài mà cũng đăng tin. F = ma 12:53, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
vậy xin ý kiến anh DHN vậy.  M  12:57, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi cũng rất muốn có thủ tục đề cử và thảo luận chính thức, nhưng tôi e rằng với số người tham gia ít ỏi mục này sẽ không đi đến đâu. Tôi nghĩ nếu có khoảng 10 người trở lên cam kết sẽ tham gia thì việc này mới khả thi. NHD (thảo luận) 18:42, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Q.Khải Ý của bạn thế nào.  M  04:19, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đông MinhDHN: Chúng ta có thể lập ra một "Hội đồng đề cử Tin tức" giống như Hội đồng Hỗ trợ kiểm tra dịch thuật vậy, kêu gọi các thành viên thường xuyên đóng góp cho mục Tin tức tham gia, yêu cầu có bao nhiêu sửa đổi và tham gia bao nhiêu tháng. Các thành viên này có nhiệm vụ đề cử, bỏ phiếu và đăng bài lên mục Tin tức (các thành viên khác cũng có thể đề cử nhưng chỉ có hội đồng được bỏ phiếu), điều này buộc các thành viên phải tham gia thì mới được đăng bài nên chắc chắn sẽ có nhiều người đăng ký. E = mc2 04:25, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Còn phức tạp hơn, cứ vận hành nó giống như bên BCB, để anh DHN làm chủ xị luôn cho rồi. Không đủ người tham gia còn thêm nhiêu khê hành chính. Với mình nghĩ anh DHN luôn bận khó lòng online thường xuyên. Nhưng Tuanminh01 thì có thể, vì online thường xuyên mà cũng là hành chính viên, nên cứ giao việc duyệt bài nhanh lẹ cho Tuanminh cũng không sao, vì Tin tức xảy ra rất nhanh và cần yêu cầu cập nhật cao hơn BCB, nên không thể đợi đến cuối tuần.  M  04:50, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bên Wikipedia tiếng Anh, một trong số các tiêu chí để xét các đề cử là chất lượng bài viết (có đầy đủ chú thích, nội dung không sơ sài) và bài viết phải được cập nhật với thông tin được đăng. Bên Wikipedia tiếng Việt hầu hết các bài viết cho tin tức có chất lượng rất thấp (thường được tạo ra nhất thời cho sự kiện đó rồi bỏ rơi luôn) hay có thông tin lỗi thời. Đưa các bài này trên trang chính không làm hãnh diện Wikipedia chút nào, và cực chăng đã tôi mới đưa lên (nếu không mục này sẽ chẳng có tin mới nào). Ý kiến cá nhân tôi là nên dẹp mục tin tức trên trang chính - cứ đưa lên trang Wikipedia:Thời sự. Khi ta có đủ người quan tâm đến lĩnh vực này và cập nhật các trang đó (và các bài được đăng) đều đặn thì mới tính đến việc đề cử bài ở trang chính. NHD (thảo luận) 16:48, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cái này thì em hiểu nhưng vẫn phải lạc quan, mấy chục wiki thuộc các ngôn ngữ khác thậm chí tệ hại hơn nữa kìa. Wiki tiếng Việt tốt chán so với hàng loạt wiki khác. Nếu anh muốn dẹp nên mở trang thảo luận, ở đó ắt hẳn sẽ có nhiều ý kiến từ nhiều thành viên, để xem mọi người có ý tưởng nào khả quan.  M  16:59, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Với ý tưởng dẹp bỏ, tôi thấy một số thành viên có ý tưởng cho các BVT, DSCL lên trang chính, cũng có thể sẽ lấp đầy được khoảng trống do mục này để lại. ✠ Tân-Vương  22:07, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thấy lên đưa BVT lên trang chính (ngay dưới mục BVCL), ít nhất wiki tiếng Nhật đã áp dụng (họ đưa hẳn 3 BVT tốt cùng một lúc).Nacdanh (thảo luận) 22:26, ngày 30 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời
Quay lại trang dự án “Kinh nghiệm hoạt động và Sáng kiến phát triển Wikipedia”.