Tiếng Lak
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.tháng 12/2023) ( |
Tiếng Lak (лакку маз, lakːu maz) là một ngôn ngữ riêng thuộc hệ Đông Bắc Kavkaz. Đây là ngôn ngữ được sử dụng bởi khoảng 157.000 người Lak, một dân tộc sống ở cộng hòa tự trị Dagestan của Nga (là một trong sáu ngôn ngữ tiêu chuẩn hoá ở khu vực này).
Lak | |
---|---|
лакку маз (lakːu maz) | |
Sử dụng tại | Bắc Kavkaz |
Khu vực | Nam Dagestan |
Tổng số người nói | 152.050 |
Dân tộc | Người Lak |
Phân loại | Đông Bắc Kavkaz
|
Hệ chữ viết | Chữ Kirin (bảng chữ cái Lak) Chữ Latinh (trước đây) |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Nga |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | lbe |
Glottolog | lakk1252 [1] |
Lak | |
Lak được phân loại là một ngôn ngữ sắp nguy cấp bởi Sách đỏ các ngôn ngữ bị đe dọa của UNESCO |
Lịch sử
sửaVào năm 1864, nhà dân tộc học và ngôn ngữ học người Nga P. K. Uslar đã viết: "Ngữ pháp tiếng Kazikumukh hoặc như tôi đã gọi tắt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, ngữ pháp tiếng Lak, Lakku maz, tiếng Lak, đã được sẵn sàng".[2]
Tiếng Lak đã trải qua nhiều thế kỉ thông qua một lượng từ mượn tiếng Ả Rập, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ba Tư, và tiếng Nga.[3] Khi Dagestan là một đơn vị hành chính thuộc Liên Xô và sau đó là Nga, phần lớn là mượn từ tiếng Nga (đặc biệt là từ vựng chính trị và kỹ thuật). Có một đài báo chí và phát thanh bằng ngôn ngữ này.[4]
Theo Hiến pháp Cộng hòa Dagestan năm 1994, tiếng Lak được đặt như một ngôn ngữ nhà nước cùng với tiếng Nga và một số ngôn ngữ khác nói ở Dagestan (khoảng 20 ngôn ngữ địa phương không được viết và không có địa vị chính thức). Tiếng Lak được dùng làm công cụ giảng dạy tại các trường tiểu học và làm môn học tại các trường trung học, dạy nghề và đại học. Có một báo chí bằng ngôn ngữ này, "Ilchi".
Tiếng Lak tiêu chuẩn dựa trên phương ngữ tại thành phố Kumukh (không nhầm lẫn với dân tộc Kumyk). Ngôn ngữ này có các phương ngữ sau: Kumukh, Vitskhi, Arakul, Balkhar, Shadni, Shalib, Vikhli, Kuli, và Kaya.
Ban đầu từ vựng được cho là gần giống với tiếng Dargin và hai ngôn ngữ này thường được kết hợp trong một nhóm con Lak–Dargin của các ngôn ngữ Dagestan. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu hơn đã khiến các nhà ngôn ngữ học kết luận sự liên kết này là không đủ.
Ngữ âm
sửaPhụ âm
sửaMôi | Răng | Sau lợi | Ngạc mềm | Tiểu thiệt | Yết hầu | Thanh hầu | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
thường | môi hóa | thường | môi hóa | thường | môi hóa | ||||||
Mũi | m | n | |||||||||
Tắc | hữu thanh | b | d | ɡ | ɡʷ1 | ʡ2 | |||||
lơi vô thanh | p | t | k | kʷ1 | q | qʷ1 | ʔ3 | ||||
căng vô thanh | pː | tː | kː | kːʷ1 | qː | qːʷ1 | |||||
phụt | pʼ | tʼ | kʼ | kʷʼ1 | qʼ | qʷʼ1 | |||||
Tắc-xát | lơi vô thanh | t͡s | t͡ʃ | t͡ʃʷ1 | |||||||
căng vô thanh | t͡sː | t͡ʃː | t͡ʃːʷ1 | ||||||||
phụt | t͡sʼ | t͡ʃʼ | t͡ʃʷʼ1 | ||||||||
Xát | lơi vô thanh | s | ʃ | ʃʷ1 | x | xʷ1 | χ | χʷ1 | h | ||
căng vô thanh | sː | ʃː | ʃːʷ1 | xː | xːʷ1 | χː | χːʷ1 | ||||
hữu thanh | v ~ w ~ β1 |
z | ʒ | ʒʷ1 | ʁ | ʁʷ1 | |||||
Rung | r | ʜ | |||||||||
Tiếp cận | l | j |
- Các phụ âm này do Schulze đưa ra, nhưng không phải Titus.
- Phụ âm /ʡ/ do Titus đưa ra, nhưng không phải Schulze.
- Âm này phiên âm là âm tắc thanh hầu (đặt tên là "âm thanh quản thanh hầu" khá mơ hồ bởi cả hai nguồn).
- Theo Catford (1977) một số phương ngữ có các âm /t͡p, d͡b, t͡pʼ/.[7]
Nguyên âm
sửaNăm nguyên âm được trình bày là /a, e, i, o, u/. Ba nguyên âm /i, a, u/ có thể được yết hầu hóa dưới dạng /iˤ, aˤ, uˤ/, và cũng có các tha âm vị phía trước của [e, æ, œ].[8]
Ngữ pháp
sửaTiếng Lak là một trong số ngôn ngữ Đông Kavkaz với sự phù ứng (agreement) động từ theo ngôi. Nhìn chung, ngôn ngữ này chỉ phân biệt giữa người nói và người không tham gia nói. Tức là, hình vị đánh dấu sự phù ứng giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai tương tự nhau.[9]
Số ít | Số nhiều | |
---|---|---|
1,2 | -ra | -ru |
3 | -r / -ri / -∅ |
Các đại từ tự do của tiếng Lak chia thành ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai[6]
Số ít | Số nhiều | ||
---|---|---|---|
Tuyệt đối | Gián tiếp | ||
1 | na | tːu- | žu(-) |
2 | ina | wi- | zu(-) |
Chữ viết
sửaCho đến năm 1928, ngôn ngữ này được viết bằng chữ Ả Rập. Sau đó viết bằng chữ Latinh trong mười năm, và kể từ năm 1938 là chữ Kirin.
Ban đầu bảng chữ cái tiếng Lak bằng chữ Kirin gồm có 48 chữ cái, sau đó là 54 chữ cái khi thêm các chữ kép như "тт", "пп", "чч", "хьхь", v.v.:
А а | Аь аь | Б б | В в | Г г | Гъ гъ | Гь гь | Д д |
Е е | Ё ё | Ж ж | З з | И и | Й й | К к | Къ къ |
Кь кь | Кӏ кӏ | Л л | М м | Н н | О о | Оь оь | П п |
Пп пп | Пӏ пӏ | Р р | С с | Т т | Тӏ тӏ | У у | Ф ф |
Х х | Хъ хъ | Хь хь | Хӏ хӏ | Ц ц | Цӏ цӏ | Ч ч | Чӏ чӏ |
Ш ш | Щ щ | Ъ ъ | Ы ы | Ь ь | Э э | Ю ю | Я я |
Bảng so sánh chữ viết
sửaChữ cái Kirin |
Latinh (thập niên 1930) |
Ả Rập | IPA[12] |
---|---|---|---|
А а | A a | آ | [a] |
Аь аь | Ә ә | أ | |
Б б | B b | ب | [b] |
В в | V v | و | [w]~[β] |
Г г | G g | گ | [g] |
Гъ гъ | Ƣ ƣ | غ | [ʁ] |
Гь гь | H h | ه | [h] |
Д д | D d | د | [d] |
Е е | e, Je je | اه | [e] |
Ё ё | Jo jo | - | |
Ж ж | Ƶ ƶ | ژ | [ʒ] |
З з | Z z | ز | [z] |
И и | I i | اى | [i] |
Й й | J j | ي | [j] |
К к | K k | ک | [k] |
Къ къ | Q q | ڠ | [q:] |
Кк кк | Kk kk | کک | [k:] |
Кь кь | Ꝗ ꝗ | ق | [q'] |
КӀ кӀ | Ⱪ ⱪ | ګ | [k'] |
Л л | L l | ل | [l] |
М м | M m | م | [m] |
Н н | N n | ن | [n] |
О о | O o | اٶ | [o] |
Оь оь | Ө ө | اۊ | [oˤ]~[ö] |
П п | P p | پ | [p] |
Пп пп | Pp pp | پپ | [p:] |
ПӀ пӀ | Ҏ ҏ | ڢ | [p'] |
Р р | R r | ر | [r] |
С с | S s | س | [s] |
Сс сс | Ss ss | سس | [s:] |
Т т | T t | ت | [t] |
Тт тт | Tt tt | تت | [t:] |
ТӀ тӀ | T̨ t̨ | ط | [t'] |
У у | U u | او | [u] |
Ф ф | F f[13] | ||
Х х | X x | خ | [χ] |
Хх хх | Xx xx | خخ | [χ:] |
Хъ хъ | Ӿ ӿ | څ | [q] |
Хь хь | Ҳ ҳ | ݤ | [x] |
Хьхь хьхь | Ҳҳ ҳҳ | ݤݤ | [x:] |
ХӀ хӀ | ħ[14] | ح | [ħ] |
Ц ц | S̵ s̵ | ڝ | [ʦ] |
Цц цц | S̵s̵ s̵s̵ | ڝڝ | [ʦ:] |
ЦӀ цӀ | Ⱬ ⱬ | ڗ | [ʦ'] |
Ч ч | C c | چ | [ʧ] |
Чч чч | Cc cc | چچ | [ʧ:] |
ЧӀ чӀ | Ç ç[13] | ج | [ʧ'] |
Ш ш | Ş ş | ش | [ʃ] |
Щ щ | Şc şc | - | [ʃʷ] |
Ъ ъ | ' | - | [ʔ] |
Ы ы | - | - | |
Ь ь | - | - | |
Э э | E e | اه | |
Ю ю | Ju ju, Ө ө | اۊ | |
Я я | Ja ja, Ә ә | أ | |
- | ⱨ[14] | ع | |
- | є[14] | ڃ |
Tham khảo
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lak”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ P. K. Uslar. Этнография Кавказа [Ethnography of the Caucasus]. Языкознание [Linguistics]. 4. Лакский язык [The Lak language]. Tbilisi, 1890.
- ^ Словарь арабских и персидских лексических заимствований в лакском языке [Dictionary of Arabic and Persian lexical borrowings in Lak language]. N. B. Kurbaytayeva, I. I. Efyendiyev. Makhachkala, 2002.
- ^ Илчи – Lak newspaper Lưu trữ 2011-08-18 tại Wayback Machine
- ^ Consonant Systems of the North-East Caucasian Languages on TITUS DIDACTICA
- ^ a b The Lak Language – A quick reference, by Wolfgang Schulze (2007)
- ^ https://www.jstor.org/stable/2949334?read-now=1&seq=8#page_scan_tab_contents
- ^ Anderson, Gregory D. S. (1997). Lak phonology. Kaye A (ed.), Phonologies of Asia and Africa (including the Caucasus): University of Chicago.
- ^ Helmbrecht, J. (1996). "The Syntax of Personal Agreement in East Caucasian Languages". Sprachtypol. Univ. Frsch. (STUF) 49:127–48. Cited in Bhat, D.N.S. 2004. Pronouns. Oxford: Oxford University Press. p. 26.
- ^ “Новый алфавит для народностей Дагестана”. Культура и письменность Востока. Баку. 1928. tr. 176–177. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Lakh romanization” (PDF) (bằng tiếng Anh). Institute of the Estonian Language. 27 tháng 4 năm 2003. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.
- ^ The Lak Language — Лакку маз. A Quick Reference Author: Wolfgang Schulze (IATS, LMU Munich). 2007
- ^ a b Введена в 1932
- ^ a b c Исключена в 1932