Cộng hoà Dagestan (tiếng Nga: Респу́блика Дагеста́н; cũng được đánh vần là Đa-ghét-xtan[14]) là một thực thể liên bangcộng hoà—của Liên bang Nga, nằm ở vùng Bắc Kavkaz. Dagestan có sự đa dạng sắc tộc rất lớn, với hàng chục nhóm sắc tộc và phụ nhóm, đa số họ nói một trong các thứ tiếng thuộc nhóm Kavkaz, Turk, hay các ngôn ngữ Iran. Các nhóm sắc tộc lớn nhất là Avar, Dargin, Kumyk, và Lezgi.[15]

Dagestan (tiếng Anh)
Республика Дагестан (tiếng Nga)
-  Cộng hòa  -
Hệ tọa độ: 43°06′B 46°53′Đ / 43,1°B 46,883°Đ / 43.100; 46.883

Quốc huy

Quốc kỳ
Anthem
"Quốc ca Cộng hòa Dagestan"
[cần dẫn nguồn]
Thể chế chính trị
Quốc gia Nga
Tư cách chính trị Cộng hòa
Vùng liên bangBắc Kavkaz[1]
Vùng kinh tếBắc Kavkaz[2]
Thủ phủMakhachkala[cần dẫn nguồn]
Ngôn ngữ chính thứcNga[3]; Aghul, Avar, Azerbaijan, Chechen, Dargwa, Kumyk, Lak, Lezgi, Nogai, Rutul, Tabasaran, Tat, Tsakhur[4][5]
Số liệu thống kê
Dân số
(Kết quả sơ bộ Điều tra 2010)[6]
2.977.419 3,086,126 (năm 2.018) người
- Xếp hạng trong nước Nga thứ 12
- Thành thị[6] 45,3%
- Nông thôn[6] 54,7%
Dân số
(Điều tra 2002)[7]
2.576.531 người
- Xếp hạng trong nước Nga 22nd
- Thành thị[7] 42,8%
- Nông thôn[7] 57,2%
- Mật độ51,22/km2 (132,7/sq mi)[8]
Diện tích (điều tra năm 2002)[9]50.300 km2 (19.400 dặm vuông Anh)
- Xếp hạng ở Ngathứ 52
Thành lập20/1/1921[10]
Biển số xe05
ISO 3166-2:RURU-DA
Múi giờMSK (UTC+03:00)[11]
Chính quyền (đến tháng 3 năm 2011)
Tổng thống[12]Magomedsalam Magomedov[13]
Lập phápHội đồng Nhân dân[12]
Hiến phápHiến pháp Dagestan
Website chính thức
http://www.e-dag.ru/

Tuy người Nga chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (4,7%) dân số, tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ chính thức hàng đầu. Chính quyền Nga đã phải đối mặt với tình trạng bất ổn Hồi giáo ở Dagestan, những phong trào dành độc lập, những căng thẳng sắc tộc và chủ nghĩa khủng bố ở mức độ thấp từ thập niên 1990. Theo Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, tổ chức vũ trang Hồi giáo Shariat Jamaat chịu trách nhiệm về hầu hết vụ việc.[16]

Thuật ngữ

sửa

Tên nước cộng hòa này được La tinh hoá trực tiếp thành Respublika Dagestan. Đây là nước cộng hòa thuộc Nga lớn nhất tại vùng Bắc Kavkaz, cả về diện tích và dân số.

Từ Daghestan hay Daghistan có nghĩa "đất nước của những ngọn núi", nó xuất phát từ từ dağ trong tiếng Turk có nghĩa núi và hậu tố Ba Tư -stan có nghĩa "vùng đất của". Cái tên này được viết theo bảng chữ cái Ả Rậpداغستان. Đánh vần thành Dagestan là một cách chuyển tự của cái tên tiếng Nga và có nguồn gốc khá hiện đại.

Địa lý

sửa

Nước cộng hòa nằm ở những dãy núi miền Bắc Kavkaz. Nó nằm ở phần xa nhất phía nam nước Nga.

Múi giờ

sửa
 

Dagestan thuộc Múi giờ Moskva (MSK/MSD). So với UTC là +0300 (MSK)/+0400 (MSD).

Các con sông

sửa
 
Bản đồ Dagestan

Có hơn 1.800 con sông trong nước cộng hòa này. Các con sông chính gồm:

Dagestan có khoảng 400 ki-lô-mét (249 mi) bờ biển trên Biển Caspian.

Đa số lãnh thổ nước cộng hòa này là núi non, Dãy Đại Kavkaz nằm ở phía nam. Điểm cao nhất là đỉnh Bazardyuzi 4.466 m.

Tài nguyên thiên nhiên

sửa

Dagestan có nhiều dầu, khí tự nhiên, than đá, và nhiều tài nguyên khác.

Khí hậu

sửa

Khí hậu nóng và khô vào mùa hè nhưng mùa đông khắc nghiệt tại các vùng núi.

  • Nhiệt độ trung bình tháng 1: +2 °C (35,6 °F)
  • Nhiệt độ trung bình tháng 7: +30 °C (86 °F)
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 200 (đồng bằng phía bắc) tới 800 mm (ở vùng núi).

Khu vực hành chính

sửa

Nhân khẩu

sửa
 
Một cặp vợ chồng trong trang phục truyền thống đang chụp ảnh chân dung tại Dagestan. Ảnh của Sergei Prokudin-Gorsky, khoảng 1907 tới 1915.
 
Các nhóm Ngôn ngữ-Sắc tộc tại vùng Kavkaz

Bởi địa hình núi non hạn chế việc di chuyển và thông tin, Dagestan có sự khác biệt rất lớn về sắc tộc, và các nhóm sắc tộc thường vẫn còn ở tình trạng bộ lạc. Không giống như hầu hết các vùng khác của Nga, dân số Dagestan tăng trưởng nhanh chóng.

  • Dân số: 2.576.531 (2002)
    • Thành thị: 1.102.577 (42,8%)
    • Nông thôn: 1.473.954 (57,2%)
    • Nam: 1.242.437 (48,2%)
    • Nữ: 1.334.094 (51,8%)
  • Số nữ trên 1000 nam: 1.074
  • Độ tuổi trung bình: 25.2
    • Thành thị: 25.1
    • Nông thôn: 25.2
    • Nam: 24.0
    • Nữ: 26.3
  • Số hộ gia đình: 570.036 (với 2.559.499 người)
    • Thành thị: 239.338 (với 1.088.814 người)
    • Nông thôn: 330.698 (với 1.470.685 người)
  • Thống kê sinh tử (2005)
    • Sinh: 40.814 (tỷ lệ sinh 15.5)
    • Tử: 15.585 (tỷ lệ tử 5.9)

Tỷ lệ sinh là 15.2 trong nửa đầu năm 2007. [1]

Các nhóm sắc tộc

sửa

Dagestan có rất nhiều nhóm sắc tộc. Theo cuộc Điều tra dân số năm 2002, người Đông Bắc Kavkaz (gồm Avar, DarginLezgi) chiếm tới 77% dân số Dagestan. Người Turkic, Kumyks, NogaiAzeri chiếm 19%, và người Nga 5%. Các nhóm sắc tộc khác mỗi nhóm chưa chiếm tới 0,5% tổng dân số.

Cũng cần lưu ý rằng các nhóm sắc tộc như Botlikh, Andi, người Akhvakh, Tsez và khoảng mười nhóm khác đã được xếp hạng lại là người Avar tại những cuộc điều tra dân số trong khoảng thời gian từ năm 1926 tới năm 1939.[17]

Điều tra dân số năm 1926 Điều tra dân số năm 1939 Điều tra dân số năm 1959 Điều tra dân số năm 1970 Điều tra dân số năm 1979 Điều tra dân số năm 1989 Điều tra dân số năm 2002
Người Avar 177.189 (22,5%) 230.488 (24,8%) 239.373 (22,5%) 349.304 (24,5%) 418.634 (25,7%) 496.077 (27,5%) 758.438 (29,4%)
Người Dargin 125.707 (16,0%) 150.421 (16,2%) 148.194 (13,9%) 207.776 (14,5%) 246.854 (15,2%) 280.431 (15,6%) 425.526 (16,5%)
Người Lezgi 90.509 (11,5%) 96.723 (10,4%) 108.615 (10,2%) 162.721 (11,4%) 188.804 (11,6%) 204.370 (11,3%) 336.698 (13,1%)
Người Lak 39.878 (5,1%) 51.671 (5,6%) 53.451 (5,0%) 72.240 (5,1%) 83.457 (5,1%) 91.682 (5,1%) 139.732 (5,4%)
Người Tabasaran 31.915 (4,0%) 33.432 (3,6%) 33.548 (3,2%) 53.253 (3,7%) 71.722 (4,4%) 78.196 (4,6%) 110.152 (4,3%)
Người Rutul 10.333 (1,3%) 20.408 (2,2%) 6.566 (0,6%) 11.799 (0,8%) 14.288 (0,9%) 14.955 (0,8%) 24.298 (0,9%)
Người Agul 7.653 (1,0%) 6.378 (0,6%) 8.644 (0,6%) 11.459 (0,7%) 13.791 (0,8%) 23.314 (0,9%)
Người Tsakhur 3.531 (0,4%) 4.278 (0,4%) 4.309 (0,3%) 4.560 (0,3%) 5.194 (0,3%) 8.168 (0,3%)
Người Kumyk 87.960 (11,2%) 100.053 (10,8%) 120.859 (11,4%) 169.019 (11,8%) 202.297 (12,4%) 231.805 (12,9%) 365.804 (14,2%)
Người Nogai 26.086 (3,3%) 4.677 (0,5%) 14.939 (1,4%) 21.750 (1,5%) 24.977 (1,5%) 28.294 (1,6%) 38.168 (1,5%)
Người Nga 98.197 (12,5%) 132.952 (14,3%) 213.754 (20,1%) 209.570 (14,7%) 189.474 (11,6%) 165.940 (9,2%) 120.875 (4,7%)
Người Azeri 23.428 (3,0%) 31.141 (3,3%) 38.224 (3,6%) 54.403 (3,8%) 64.514 (4,0%) 75.463 (4,2%) 101.656 (4,3%)
Người Chechen 21.851 (2,8%) 26.419 (2,8%) 12.798 (1,2%) 39.965 (2,8%) 49.227 (3,0%) 57.877 (3,2%) 87.867 (3,4%)
Khác 43.861 (5,6%) 52.031 (5,6%) 61.495 (5,8%) 63.787 (4,5%) 57.892 (3,6%) 58.113 (3,2%) 25.835 (1,0%)

Cũng có khoảng bốn mươi nhóm thiểu số khác như Hinukh, số lượng 200, hay Akhwakh, là các thành viên của một nhóm dân cư Kavkaz bản xứ phức tạp. Các nhóm đáng chú ý cũng bao gồm Hunzib hay người Khunzal sống tại bốn thị trấn trong nội địa.

Ngôn ngữ chung tại Dagestan là tiếng Nga. Hơn ba mươi ngôn ngữ địa phương khác cũng thường được sử dụng.

Lịch sử

sửa
 
Trong thị trấn cổ Derbent, một Địa điểm di sản thế giới.

Những ghi chép cổ nhất về vùng này có nhắc tới một nhà nước của người Albania Kavkaz ở phía nam, với thủ đô tại Derbent và các trung tâm quan trọng khác tại Chola, Toprakh Qala, và Urtseki. Các vùng phía bắc ở trong một lien minh các bộ tộc ngoại giáo. Trong những thế kỷ đầu tiên AD, người Albania Caucasia tiếp tục cai quản ở nơi ngày nay là Azerbaijan và vùng ngày nay là nơi sinh sống của người Lezghian. Ở thời cổ họ đã nhiều lần bị Roma và người Sassanids Ba Tư chiếm đóng và đã dễ dàng chuyển đạo theo Thiên chúa giáo.

Ở thế kỷ thứ 5 SCN, người Sassanids giành được ưu thế và xây dựng một thành trì mạnh tại Derbent, từ đó được gọi là Các Cổng Caspian, trong khi phần phía bắc Dagestan bị người Huns xâm chiếm, tiếp đó là người Avar Kavkaz. Vẫn chưa biết rõ người Avar Kavkaz có phải là nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy của vương quốc Thiên chúa giáo tại các cao nguyên trung tâm Dagestan. Được gọi là Sarir, nhà nước Avar này duy trì một sự tồn tại mong manh dưới bóng của KhazariaCaliphate cho tới tận thế kỷ thứ 9, khi họ tìm cách chiếm lại quyền tối thượng trong vùng.

Năm 664, người Ba Tư tại Derbent được thay thế bởi người Ả Rập đang xung đột với người Khazars giành quyền kiểm soát Dagestan. Dù dân địa phương đã nổi dậy chống lại người Ả Rập tại Derbent năm 905 và 913, Hồi giáo cuối cùng đã được chấp nhận tại các trung tâm thành thị, như tại SamandarKubachi (Zerechgeran), từ đây nó từ từ và chắc chắn xâm nhập vào các cao nguyên. Tới thế kỷ 15, người Albania theo Thiên chúa giáo đã mất đi, để lại một nhà thờ thế kỷ thứ 10 tại Datuna là công trình kỷ niệm duy nhất còn lại về sự tồn tại của họ.

Vì áp lực của Hồi giáo và sự không thống nhất từ bên trong, Sarir đã tan rã vào đầu thế kỷ thứ 12, mở đường cho Khanate của Avaristan, một nhà nước Hồi giáo có thời gian tồn tại dài lâu dựa trên liên minh với Golden Horde và đã đương đầu với những cuộc xâm lược của Mông Cổ năm 1222 và 1239, cũng như cuộc tấn công của Tamerlane năm 1389.

Khi quyền lực của Mông Cổ dần suy mòn, các trung tâm quyền lực mới xuất hiện tại Kaitagi và Tarki. Ở thế kỷ thứ 16 và 17, các truyền thống pháp luật đã được hệ thống hoá, các cộng đồng vùng núi (djamaats) đã có được một mức độ tự trị khá lớn, trong khi những kẻ thống trị Kumyk (shamhals) yêu cầu sự bảo hộ của Nga hoàng. Người Nga tăng cường sự hiện diện trong vùng ở thế kỷ 18, khi Peter Đại Đế sáp nhập vùng ven biển Dagestan trong quá trình của cuộc Chiến tranh Nga-Ba Tư lần thứ nhất. Dù các lãnh thổ này được trao trả lại cho Ba Tư năm 1735, cuộc đọ sức tiếp sau đó đã dẫn tới việc người Nga chiếm Derbent năm 1796.

Thế kỷ 18 cũng chứng kiến sự tái trỗi dậy của Vương quốc Hồi giáo Avaristan, họ tìm cách đẩy lùi các cuộc tấn công của Nadir Shah từ Ba Tư và áp đặt quyền bá chủ lên ShirvanGruzia. Năm 1803 vương quốc Hồi giáo tình nguyện quy phục nước Nga, nhưng phải mất một thập kỷ Ba Tư mới công nhận tất cả Dagestan thuộc sở hữu của Nga (Hiệp ước Gulistan).

 
Người đàn ông Dagestan, ảnh của Prokudin-Gorskii, khoảng 1907 tới 1915.

Tuy nhiên, chính quyền Nga đã làm những người dân vùng cao nguyên tất vọng và bực tức. Thuế má nặng cộng với sự chiếm đoạt tài sản cũng như việc xây dựng các pháo đài (gồm cả Makhachkala), đã khiến người dân ở đây nổi dậy dưới sự che chở của Thầy tế Hồi giáo Dagestan, do Ghazi Mohammed (1828-32), Gamzat-bek (1832-34) và Shamil (1834-59) lãnh đạo. Cuộc Chiến tranh Kavkaz kéo dài tới tận năm 1864, khi Shamil bị bắt và vương quốc Hồi giáo Avaristan bị xóa bỏ.

Lợi dụng cuộc Chiến tranh Nga-Thổ, 1877-1878, Dagestan và Chechnya nổi dậy lần nữa chống lại Đế quốc Nga lần cuối cùng. Trong cuộc Nội chiến Nga, vùng này trở thành một phần của nước Cộng hòa của những người miền núi Bắc Kavkaz. Sau hơn ba năm chiến đấu với quân Bạch vệ và những người địa phương theo chủ nghĩa quốc gia, nước Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Tự trị Dagestan được tuyên bố thành lập ngày 20 tháng 1 năm 1921. Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hoá của Stalin đã không mang lại lợi ích cho Dagestan và nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng trì trệ, trở thành nước cộng hòa nghèo nhất tại Nga.

Năm 1999, một nhóm Hồi giáo chính thống từ Chechnya dưới sự lãnh đạo của Shamil Basayev, cùng với những kẻ cải đạo địa phương và những kẻ lưu vong sau nỗ lực nổi dậy năm 1998, tổ chức một cuộc nổi loạn bất thành tại Dagestan khiến hàng trăm chiến binhdân thường thiệt mạng. Các lực lượng Nga sau đó đã tái chiếm Chechnya vào cuối năm đó.

Xung đột tại Dagestan

sửa

Từ năm 2000, Dagestan đã trở thành địa điểm của một cuộc chiến tranh du kích mức độ thấp, với nguyên nhân từ Chechnya; cuộc chiến đã gây ra cái chết của hàng trăm nhân viên và quan chức liên bang – chủ yếu là thành viên của các lực lượng cảnh sát địa phương – cũng như nhiều thường dân và quân nổi dậy Dagestan.

Gần đây, trong số các vụ việc gồm:

  • Đầu năm 2005, các lực lượng chính phủ đã bao vây một nhóm năm tên phiến loạn trong một ngôi nhà hai tầng ngoại ô Makhachkala. Quân nổi dậy đã chiến đấu chống lại chính quyền trong mười bảy giờ, giết hại một lính commado tinh nhuệ thuộc Nhóm Alpha Nga và làm bị thương những người khác, cho tới khi các xe thiết giáp và một máy bay trực thăng phá hủy hầu như toàn bộ ngôi nhà và khu vực xung quanh. Tất cả quân phiến loạn đều bị giết.
  • Trong những tuần trước trận chiến, quân nổi dậy đã làm trật bánh hai đoàn tàu, cướp bóc trạm cung cấp gas và bắn chết một sĩ quan tình báo cao cấp từ Moskva, cũng như một lãnh đạo cảnh sát địa phương. Một tháng sau, Thiếu tướng Magomed Omarov, thứ trưởng bộ nội vụ, đã bị ám sát tại Makhachkala.
  • Ngày 1 tháng 7 năm 2005, 11 lính thuộc lực lượng MVD OSNAZ Nga đã bị giết và 7 người bị thương tại thủ đô khi đoàn xe của họ bị đánh bom.
  • Ngày 20 tháng 8 năm 2005, một quả bom điều khiển từ xa đã giết hại ít nhất ba sĩ quan cảnh sát và làm bị thương nhiều người khác tại một con phố đông đúc ở Makhachkala. Quả bom phát nổ dưới gốc cây khi đoàn tuần tra đi qua.
  • Tháng 1 năm 2006, một cuộc chiến ba ngày giữa ba nghìn quân Nga do Bộ trưởng Nội vụ chỉ huy và ước tính tám tên phiến loạn[cần dẫn nguồn] xảy ra tại một ngọn núi gần Avary. Ít nhất ba quân nhân OMONSpetznaz thiệt mạng và hơn mười người bị thương. Dù bị pháo kích và ném bom nặng nề, quân phiến loạn vẫn thoát khỏi vòng vây.
  • Ngày 22 tháng 3 năm 2006, một nhóm quân phiến loạn đã bắn chết dã mang lãnh đạo hành chính quận Botlikh của Dagestan trong một trận đấu súng kinh hoàng tại Makhachkala.
  • Ngày 27 tháng 8 năm 2006, ba sĩ quan cảnh sát và bốn lính đã bị giết trong một cuộc đấu súng kéo dài hai giờ ở Makhachkala.

Chính trị

sửa

Nghị viện của Dagestan là Quốc hội Nhân dân, gồm 121 đại biểu được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Quốc hội nhân dân là cơ quan hành pháp và lập pháp cao nhất của nước cộng hoà.

Theo hiến pháp Dagestan, cơ quan hành pháp cao nhất gắn liền với Hội đồng Nhà nước, gồm các đại biểu của mười bốn sắc tộc. Các thành viên của Hội đồng Nhà nước được chỉ định bởi Hội đồng hiến pháp Dagestan với nhiệm kỳ bốn năm. Hội đồng Nhà nước chỉ định các thành viên của Chính phủ.

Các sắc tộc đại diện trong Hội đồng Nhà nước gồm Agul, Avars, Azeris, Chechen, Dargin, Kumyk, Lak, Lezgi, Nga, Rutul, Tabasaran, Tat, và Tsakhurs.

Trước kia, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước là chức vụ hành pháp cao nhất của nước cộng hoà, do Magomedali Magomedovich Magomedov đảm nhiệm tới năm 2006. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, Quốc hội Nhân dân đã thông qua một nghị định chấm dứt chức vụ này và giải tán Hội đồng Nhà nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất ứng cử viên Mukhu Aliyev ra trước Quốc hội nhân dân cho chức Tổng thống mới của Dagestan. Việc chỉ định đã được Quốc hội nhân dân thông qua, và Mukhu Aliyev trở thành Tổng thống đầu tiên của Dagestan.

Hiến pháp Dagestan được thông qua ngày 26 tháng 7 năm 1994.

Kinh tế

sửa

Ở thời điểm năm 2000, kinh tế Dagestan gồm những lĩnh vực sau:

Các ngành công nghiệp quan trọng gồm chế biến thực phẩm, sản xuất điện, khoan dầu, máy xây dựng, hóa chất, và chế tạo thiết bị. Xuất khẩu chủ chốt của Dagestan gồm dầu mở và nhiên liệu. Các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu chính gồm từ Biển Caspia, rượurượu mạnh, và nhiều loại hoa quả khác.

Văn hoá

sửa

Dagestan có câu chuyện nổi tiếng "Nhà thơ độc nhất của vương quốc Đa-ghét-xtan" thuộc thể loại truyện cổ nước Nga, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Giáo dục tiểu học tại Việt Nam.

Giáo dục

sửa

Tôn giáo

sửa

Tôn giáo chính là đạo Hồi với 90,7% dân Dagestan là tín đồ Hồi giáo. Như với hầu hết vùng Kavkaz, người Dagestan theo Hồi giáo chủ yếu là tín đồ Sunni Sufi đã tồn tại ở nơi này trong hàng thế kỷ. Resul Magomedov, một nhà văn đương đại Daghestan, đã viết về vai trò thống nhất của Đạo Hồi[18]:

"Trước khi có Đạo Hồi, tất cả các bộ tộc Daghestan bị chia rẽ bởi ngôn ngữ, tôn giáo, cơ cấu sắc tộc và địa lý như tất cả các dân tộc vùng Kavkaz khác. Tình hình này gây ra nhiều sự thù địch và xung đột. Sau khi tất cả các bộ tộc đều theo Đạo Hồi, một sự thống nhất về đức tin đã khiến các bộ tộc bản xứ Daghestan gắn lại được với nhau và chấm dứt những xung đột giữa họ. Nếu những cuộc xung đột đó còn tiếp diễn, quê hương của chúng ta sẽ phải đối diện với những thảm họa to lớn. Sự thống nhất này chỉ có thể xảy ra nhờ những Medresseh đã thấm khắp quốc gia. Các nhà khoa học, học giả, thầy tế xuất hiện từ những medreseh này có một vai trò quan trọng trong việc chấm dứt những cuộc xung đột đó trong một khu vực đa quốc gia và họ giúp các bộ tộc thiết lập các mối quan hệ hữu hảo. Đạo Hồi ngày nay vẫn đang đảm nhiệm vai trò ấy."

Cộng đồng người Do Thái cũng đã có mặt ở đây từ hàng nghìn năm, người "Do Thái Núi," tại Dagestan. Họ đã tới đây từ BabyloniaBa Tư từ thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên tới thế kỷ thứ 6 Công Nguyên [19]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Президент Российской Федерации. Указ №849 от 13 мая 2000 г. «О полномочном представителе Президента Российской Федерации в федеральном округе». Вступил в силу 13 мая 2000 г. Опубликован: "Собрание законодательства РФ", №20, ст. 2112, 15 мая 2000 г. (President of the Russian Federation. Decree #849 ngày May 13, 2000 On the Plenipotentiary Representative of the President of the Russian Federation in a Federal District. Có hiệu lực từ May 13, 2000.).
  2. ^ Госстандарт Российской Федерации. №ОК 024-95 27 декабря 1995 г. «Общероссийский классификатор экономических регионов. 2. Экономические районы», в ред. Изменения №5/2001 ОКЭР. (Gosstandart of the Russian Federation. #OK 024-95 December 27, 1995 Russian Classification of Economic Regions. 2. Economic Regions, sửa đổi bởi Amendment #5/2001 OKER. ).
  3. ^ Theo Điều 68.1 của Hiến pháp Nga, tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức trên toàn bộ lãnh thổ liên bang Nga. Điều 68.2 quy định thêm rằng chỉ có các nước cộng hòa có quyền có ngôn ngữ chính thức khác bên cạnh tiếng Nga.
  4. ^ According to Article 11 of the Constitution of Dagestan, the official languages of the republic include "Russian and the languages of the peoples of Dagestan"
  5. ^ Solntsev, pp. XXXIX–XL
  6. ^ a b c Cục Thống kê Quốc gia Liên bang Nga (2011). “Всероссийская перепись населения 2010 года. Том 1” [2010 All-Russian Population Census, vol. 1]. Всероссийская перепись населения 2010 года [Kết quả sơ bộ Điều tra dân số toàn Nga năm 2010] (bằng tiếng Nga). Cục Thống kê Quốc gia Liên bang Nga.
  7. ^ a b c Cục Thống kê Quốc gia Liên bang Nga (21 tháng 5 năm 2004). “Численность населения России, субъектов Российской Федерации в составе федеральных округов, районов, городских поселений, сельских населённых пунктов – районных центров и сельских населённых пунктов с населением 3 тысячи и более человек” [Dân số Nga, các chủ thể Liên bang Nga trong thành phần các vùng liên bang, các huyện, các điểm dân cư đô thị, các điểm dân cư nông thôn—các trung tâm huyện và các điểm dân cư nông thôn với dân số từ 3 nghìn người trở lên] (XLS). Всероссийская перепись населения 2002 года [Điều tra dân số toàn Nga năm 2002] (bằng tiếng Nga).
  8. ^ The value of density was calculated automatically by dividing the 2002 Census population by the area specified in the infobox. Please note that this value may not be accurate as the area specified in the infobox is not necessarily reported for the same year as the Census (2002).
  9. ^ Федеральная служба государственной статистики (Federal State Statistics Service) (21 tháng 5 năm 2004). Территория, число районов, населённых пунктов и сельских администраций по субъектам Российской Федерации[[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Nga]] (Territory, Number of Districts, Inhabited Localities, and Rural Administration by Federal Subjects of the Russian Federation)”. Всероссийская перепись населения 2002 года (All-Russia Population Census of 2002) (bằng tiếng Nga). Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  10. ^ Всероссийский Центральный Исполнительный Комитет. Декрет от 20 января 1921 г. «Об Автономной Дагестанской Социалистической Советской Республике». (Ban chấp hành Trung ương Toàn Nga. Decree ngày ngày 20 tháng 1 năm 1921 On Autonomous Dagestan Socialist Soviet Republic. ).
  11. ^ Правительство Российской Федерации. Федеральный закон №107-ФЗ от 3 июня 2011 г. «Об исчислении времени», в ред. Федерального закона №271-ФЗ от 03 июля 2016 г. «О внесении изменений в Федеральный закон "Об исчислении времени"». Вступил в силу по истечении шестидесяти дней после дня официального опубликования (6 августа 2011 г.). Опубликован: "Российская газета", №120, 6 июня 2011 г. (Chính phủ Liên bang Nga. Luật liên bang #107-FZ ngày 2011-06-31 Về việc tính toán thời gian, sửa đổi bởi Luật Liên bang #271-FZ  2016-07-03 Về việc sửa đổi luật liên bang "Về việc tính toán thời gian". Có hiệu lực từ 6 ngày sau ngày công bố chính thức.).
  12. ^ a b Constitution, Article 8
  13. ^ Lenta.ru. Новый президент Дагестана вступил в должность (tiếng Nga)
  14. ^ “IS tuyên bố thực hiện vụ tấn công tại CH Đa-ghét-xtan”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
  15. ^ Dagestan. Encyclopædia Britannica (Online edition)
  16. ^ Russia’s Dagestan: Conflict Causes[liên kết hỏng]. International Crisis Group Europe Report N°192. 3 tháng 6 năm 2008
  17. ^ Wixman, Ronald. The Peoples of the USSR: An Ethnographic Handbook. (Armonk, New York: M. E. Sharpe, Inc, 1984) p. 11
  18. ^ “Religion in Dagestan”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  19. ^ “History and cultural relations”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

43°03′26″B 46°54′55″Đ / 43,05722°B 46,91528°Đ / 43.05722; 46.91528