Tiếng Svan (ლუშნუ ნინ lušnu nin; tiếng Gruzia: სვანური ენა, chuyển tự svanuri ena) là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Kartvelia sử dụng chủ yếu bởi người Svan, một dân tộc sinh sống ở vùng Svaneti ở phía Tây Gruzia.[2][3] Với số lượng người nói khoảng 30.000 đến 80.000, UNESCO phân loại tiếng Svan là "ngôn ngữ chắc chắn bị đe dọa".[4] Ngôn ngữ này vẫn giữ được nhiều đặc điểm bị biến mất trong các ngôn ngữ Kartvelia nên nó được quan tâm một cách đặc biệt.

Tiếng Svan
ლუშნუ ნინ Lušnu nin
Phát âm[ˈɫuʃnu nin]
Sử dụng tạiGruzia
Khu vựcSvaneti
Abkhazia
Tổng số người nói14.000
Dân tộcngười Svan
Phân loạiKartvelia
  • Tiếng Svan
Hệ chữ viếtChữ Gruzia
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3sva
Glottologsvan1243[1]
Tiếng Svan được Sách đỏ các ngôn ngữ bị đe dọa của UNESCO phân loại là Chắc chắn Nguy cấp
ELPSvan
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Đặc điểm

sửa

Đặc điểm giống nhau

sửa

Tương tự như tất cả ngôn ngữ thuộc hệ Kavkaz, tiếng Svan có kho phụ âm đa dạng, sự phù ứng giữa chủ ngữ và tân ngữ và hệ thống cú pháp hình tháitính tác cách tách rời. Động từ được đánh dấu theo thể, tính hữu chứng"phiên bản".

Đặc điểm khác nhau

sửa

Tiếng Svan giữ lại âm tắc tiểu thiệt vô thanh bật hơi /qʰ/ và các bán nguyên âm /w/ và /j/. Kho nguyên âm rộng hơn tiếng Gruzia; trong đó phương ngữ Thượng Bal có nhiều nguyên âm nhất, với tổng cộng 18 nguyên âm (ngược lại, tiếng Gruzia chỉ có năm nguyên âm).

Hình thái ngôn ngữ này ít đều đặn hơn so với ba ngôn ngữ cùng ngữ hệ khác, trong đó sự khác biệt nổi bật là chia động từ.

Phân bố

sửa

Tiếng Svan được sử dụng bởi ít hơn 30.000 người Svan (15.000 người là Thượng Svan; 12.000 người là Hạ Svan), dân tộc sinh sống tại miền núi vùng Svaneti (v.d. tại các thị trấn MestiaLentekhi, dọc theo các con sông Enguri, TskhenistsqaliKodori). Một số người Svan sống tại thung lũng Kodori, Abkhazia (quốc gia cộng hòa độc lập trên thực tế). Mặc dù điều kiện ở đó khiến việc xác định số lượng trở nên khó khăn nhưng ước tính chỉ có khoảng 2.500 người Svan sinh sống.[5]

Ngôn ngữ này được sử dụng trong giao tiếp quen thuộc và giản dị nhưng không có không có tiêu chuẩn bằng văn bản hay địa vị chính thức.[6] Nhiều người cũng sử dụng tiếng Gruzia. Ngôn ngữ này được coi là bị đe dọa vì khả năng sử dụng của giới trẻ còn hạn chế.

Lịch sử

sửa

Tiếng Svan là ngôn ngữ riêng biệt nhất trong bốn ngôn ngữ Nam Kavkaz và được cho là đã tách rời vào thiên niên kỷ 2 TCN hoặc sớm hơn, khoảng 1000 năm trước khi tiếng Gruzianhóm ngôn ngữ Zan tách rời nhau.

Nhà dân tộc học Liên Xô Evdokia Kozhevnikova đã ghi chép rộng rãi về tiếng Svan trong quá trình nghiên cứu thực địa của bà ở Svaneti vào những năm 1920 và 1930.[7]

Phương ngữ

sửa

Tiếng Svan được chia thành các phương ngữ và phương ngữ con như sau:

  • Thượng Svan (kh. 15.000 người)
    • Thượng Bal: Ushguli, Kala, Ipar, Mulakh, Mestia, Lenzer, Latal.
    • Hạ Bal: Becho, Tskhumar, Etser, Par, Chubekh, Lakham.
  • Hạn Svan (kh. 15.000 người)
    • Lashkh: Lashkh.
    • Lentekhi: Lentekhi, Kheled, Khopur, Rtskhmelur, Cholur

Ngữ âm

sửa

Phụ âm

sửa

Kho phụ âm của tiếng Svan nhiều, ít hơn hoặc tương tự với tiếng Gruzia cổ. Tức là, so với tiếng Gruzia hiện đại, ngôn ngữ này có các âm /j/, /q/ và /w/ nhưng âm xát môi răng chỉ phát âm là tha âm vị của /w/ trong phương ngữ Ln. Hơn nữa, các phụ âm tiểu thiệt /q/ và /q’/ được coi là các âm tắc xát (v.d. [q͡χ] và [q͡χʼ]).[8]

Phụ âm tiếng Svan
Môi-môi Răng Ngạc cứng Ngạc mềm Tiểu thiệt Thanh hầu
Mũi m /m/ n /n/
Tắc hữu thanh b /b/ d /d/ g /ɡ/
bật hơi p /pʰ/ t /tʰ/ k /kʰ/ q /qʰ/
phụt /pʼ/ /tʼ/ /kʼ/ /qʼ/ ʔ /ʔ/
Tắc xát hữu thanh ʒ /d͡z/ ǯ /d͡ʒ/
bật hơi c /t͡sʰ/ č /t͡ʃʰ/
phụt ċ /t͡sʼ/ čʼ /t͡ʃʼ/
Xát hữu thanh (v [v] ვ) z /z/ ž /ʒ/ ɣ /ʁ/
vô thanh s /s/ š /ʃ/ x /χ/ h /h/
Tiếp cận w /w/უ̂ l /l/ y /j/
Rung r /r/

Nguyên âm

sửa

Tiếng Svan có kho nguyên âm tùy thuộc vào phương ngữ. Ví dụ các nguyên âm dài trong tiếng Svan nguyên thủy được phát âm trong các phương ngữ Thượng Bal, Cholur và Lashkh, nhưng chúng mất đi trong các phương ngữ Lentekh và Hạ Bal. So với tiếng Gruzia, ngôn ngữ này có nguyên âm giữa /ə/ (phát âm là [ɯ]~[ɨ]), nguyên âm không tròn môi trước gần mở /æ/ và các nguyên âm tròn môi trước /œ/ và /y/ (trừ Lashkh). Các nguyên âm tròn môi trước thường khi phát âm là [we] và [wi], do đó đôi khi không được coi là các ngữ âm riêng biệt.

Hàng trước Hàng giữa Hàng sau
không tròn môi tròn môi
ngắn dài ngắn dài ngắn dài ngắn dài
Đóng /i/

i
/iː/
ი̄
ī
/y/
უ̈, ჳი
ü
/yː/
უ̄̈
/u/

u
/uː/
უ̄
ū
Nửa đóng /e/

e
/eː/

ē
/ə/[a]

ə
/əː/
ჷ̄
ə̄
Nửa mở /œ/
ო̈, ჳე
ö
/œː/
ო̄̈
ō̈
/ɔ/

o
/ɔː/
ო̄
ō
Mở /æ/
ა̈
ä
/æː/
ა̄̈
ā̈
/ɑ/

a
/ɑː/
ა̄
ā
  1. ^ Phát âm là [ɯ] hoặc [ɨ].

Bảng chữ cái

sửa

Như minh họa bên trên, bảng chữ cái tiếng Svan giống như bảng chữ cái tiếng Mingrelia, nhưng bổ sung một vài chữ (mặt khác là lỗi thời trong chữ Gruzia):[9]

Những chữ cái này được bổ sung bằng dấu phụ lên nguyên âm, mặc dù chúng thường không được viết. Các chữ cái kép

  • ჳი ("wi") /y/
  • ჳე ("we") /œ/

được sử dụng trong các phương ngữ Hạ Bal và Lentekh, thỉnh thoảng là phương ngữ Thượng Bal; những âm này không được phát âm trong phương ngữ Lashkh.

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Svan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Levinson, David. Ethnic Groups Worldwide: A Ready Reference Handbook. Phoenix: Oryx Press, 1998. p 34
  3. ^ Tuite, Kevin (1991–1996). “Svans”. Trong Friedrich, Paul; Diamond, Norma (biên tập). Encyclopedia of World Cultures. VI. Boston, Mass.: G.K. Hall. tr. 343. ISBN 0-8168-8840-X. OCLC 22492614.
  4. ^ UNESCO Interactive Atlas of the World’s Languages in Danger
  5. ^ DoBeS (Dokumentation Bedrohter Sprachen, Documentation of Endangered Languages)
  6. ^ Tuite, Kevin (2017). “Language and emergent literacy in Svaneti”. Trong Korkmaz, Ramazan; Doğan, Gürkan (biên tập). Endangered Languages of the Caucasus and Beyond. Montréal: Brill. tr. 226–243. ISBN 978-90-04-32564-7.
  7. ^ Margiani, Ketevan (2023). “Texts in the Svan Language by Dina Kozhevnikova (Linguistic Analysis)”. Trong Kvantidze, Gulnara; Khizanashvili, Manana (biên tập). Dina Kozhevnikova: Ethnographical Records (bằng tiếng Gruzia). Tbilisi: Georgian National Museum. tr. 82. ISBN 978-9941-9822-1-7.
  8. ^ Tuite, Kevin (2020). “The Svan language”. Manuscript.
  9. ^ “Svan alphabet, language and prounciation”. www.omniglot.com. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.

Tham khảo chung

sửa
  • Palmaitis, Mykolas Letas; Gudjedjiani, Chato (1986). Upper Svan: Grammar and texts. Vilnius: Mokslas.
  • Oniani, Aleksandre (2005). Die swanische Sprache (Teil I: Phonologie, Morphonologie, Morphologie des Nomens; Teil II: Morphologie des Verbs, Verbal-nomen, Udeteroi). Fähnrich, Heinz biên dịch. Jena: Friedrich-Schiller-Universität.
  • Tuite, Kevin (1997). Svan (PDF). Languages of the World, Materials, vol. 139. Munich: LINCOM-Europa. ISBN 978-3895861543.

Liên kết ngoài

sửa