Giờ ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Đổi hướng từ Time in Turkey)

Giờ ở Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng múi giờ UTC+03:00, hay còn được gọi là Giờ Thổ Nhĩ Kỳ (TRT) (Tiếng Thổ Nhĩ Kì: Türkiye Saati). Múi giờ này cũng được sử dụng cho Giờ chuẩn Ả RậpGiờ Moskva. TRT được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào sử dụng vào ngày 8 tháng 9 năm 2016.[1] Giờ này cũng từng được đưa vào sử dụng ở Bắc Síp cho đến khi được thay thế trở lại sử dụng Giờ Đông Âu (ETT) vào tháng 10 năm 2017.[2]

Múi giờ châu Âu:
Xanh dương nhạt Giờ Tây Âu (UTC+0)
xanh dương Giờ Tây Âu (UTC+0)
Giờ mùa hè Tây Âu (UTC+1)
Giờ mùa hè Anh Quốc
nâu Giờ Trung Âu (UTC+1)
Giờ mùa hè Trung Âu (UTC+2)
kaki Giờ Đông Âu (UTC+2)
Giờ mùa hè Đông Âu (UTC+3)
vàng Giờ Kaliningrad (UTC+2)
lục nhạt Giờ Viễn đông châu Âu/
Giờ Moskva (UTC+3)
Các màu nhạt chỉ các quốc gia không sử dụng giờ mùa hè: Belarus, Iceland, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.
Giờ Trung Đông
    UTC+02:00 Giờ chuẩn Ai Cập
    UTC+02:00

UTC+03:00
Giờ Đông Âu /
Giờ chuẩn Israel /
Giờ chuẩn Palestine
Giờ mùa hè Đông Âu /
Giờ mùa hè Israel /
Giờ mùa hè Palestine
    UTC+03:00 Giờ Thổ Nhĩ Kỳ
Giờ chuẩn Ả Rập
    UTC+03:30 Giờ chuẩn Iran
    UTC+04:00 Giờ chuẩn Vùng Vịnh
Giờ chuẩn áp dụng cả năm
Áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày

Vào một số mùa (từ tháng 3 đến tháng 10), Giờ Thổ Nhĩ Kỳ đi trùng thời gian với Giờ mùa hè Đông Âu. Định danh múi giờ IANA cho Thổ Nhĩ Kỳ là Europe/Istanbul.[3]

Lịch sử sửa

Cho đến năm 1927, "Giờ Thổ Nhĩ Kỳ" (hay giờ alla turca hoặc giờ ezânî) dùng để chỉ hệ thống cài đặt đồng hồ ở 12:00 nửa đêm vào lúc hoàng hôn.[4] Hệ thống này đòi hỏi phải điều chỉnh đồng hồ hằng ngày, mặc dù các tháp đồng hồ chỉ được đặt lại hai hoặc ba lần một tuần,[5] và thời gian chính xác sẽ bị thay đổi tùy theo các vị trí khác nhau, phụ thuộc vào vĩ độ và kinh độ.[4]

Một ngày được chia thành 2 chu kỳ 12 tiếng, trong đó 12:00 giờ thứ hai xảy ra vào lúc "mặt trời mọc trên lý thuyết."[4][5] Trên thực tế, đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng cả 2 loại giờ, Giờ Thổ Nhĩ Kỳ (cho lịch trình công cộng) và Giờ mùa hè Đông Âu (cho lịch trình tàu thực tế), trong khi các đường dây điện báo chính phủ lại sử dụng Giờ St. Sophia (tức là giờ Paris + 1:47:32) để gửi điện tín quốc tế.[5]

Từ năm 1927 đến năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng Giờ Đông Âu (EET) vào mùa đông (UTC+02:00) và Giờ mùa hè Đông Âu (EEST) vào mùa hè (UTC+03:00).[6] Ngày chuyển giao giữa giờ tiêu chuẩn và giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày thường tuân theo các quy định của EU nhưng có sự thay đổi trong một số năm.

Vào năm 2016, quyết định duy trì UTC+03:00 trong suốt cả năm được ban hành.[7] Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2017, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng bắt đầu từ ngày 28 tháng 10 năm 2018, nước này sẽ quay trở lại EET,[8] nhưng quyết định đột ngột này đã bị hủy bỏ vào tháng 11 năm 2017.[9] Vào tháng 10 năm 2018, sắc lệnh của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng UTC+03:00 sẽ vẫn là múi giờ cố định quanh năm của đất nước.[10]

Ngày nay, trong mùa hè, giờ TRT sẽ trùng với EEST (Giờ mùa hè Đông Âu), trong khi đi trước EET (Giờ Đông Âu) một giờ vào mùa đông và một nửa số mùa khác.

Chỉ trích sửa

Sự thay đổi múi giờ vào ngày 8 tháng 9 năm 2016 đã đón nhận nhiều chỉ trích.[11] Trong khi một số nhà phê bình cho rằng sự thay đổi này giúp tiết kiệm chi phí thì một số nhà phê bình khác cho rằng sự thay đổi này lại là một sự lãng phí.[12][13] Một số phê bình khác còn cho rằng, thay đổi này sẽ tạo ra các vấn đề về tâm lý và an ninh, và sẽ chỉ mang lại lợi ích cho các công ty điện lực.[14]

Chú thích sửa

  1. ^ “Time In Istanbul, Turkey”. Calendar Hours (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ “Saatler geri alınıyor!”. Yeni Düzen. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “Time In Turkey”. Calendar Hours (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ a b c Bir, Atilla; Acar, Şinasi; Kaçar, Mustafa (15 tháng 11 năm 2010), “The Clockmaker Family Meyer and Their Watch Keeping the alla turca Time”, Science between Europe and Asia, Dordrecht: Springer Netherlands, tr. 125–136, ISBN 978-90-481-9967-9, truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2024
  5. ^ a b c Hayden, Edward Everett (1906). “Appendix IV; The present status of the use of standard time”. Publications of the United States Naval Observatory. 4: G.1. doi:10.5479/ads/bib/1906pusno.4g.1h. ISSN 0083-2448.
  6. ^ “Time Zone & Clock Changes in Istanbul, Turkey”. www.timeanddate.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ “Turkey Scraps Daylight Saving Time”. www.timeanddate.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  8. ^ Habertürk. “Türkiye'de saat kaç? Saatler ileri alınacak mı? Yaz saati, Kış saati uygulaması ne zaman?”. Habertürk (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ “Yaz saati uygulaması sürekli hale geldi”. www.hurriyet.com.tr (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 8 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ AA (2 tháng 10 năm 2018). “Son dakika... Resmi Gazete'de yayımlandı: Flaş yaz saati kararı”. www.hurriyet.com.tr (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ “Türkiye Batı'dan 1 saat daha uzaklaştı – DW – 30.10.2016”. dw.com (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ “Kalıcı yaz saati uygulaması ile 6 yılda 6 milyar lira tasarruf sağlandı”. www.ntv.com.tr (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  13. ^ Kırbaşlı, Ömür (26 tháng 9 năm 2021). “Yaz saati tasarruf değil israf getirdi”. www.sozcu.com.tr (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ “Zamlı fatura kıskacında 'yaz saati' inadı: 'Sadece elektrik şirketlerine yaradı' - Diken” (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 20 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.