Hội chứng Down

Rối loạn di truyền, "ba nhiễm sắc thể 21"
(Đổi hướng từ Trisomy 21)

Hội chứng Down là một rối loạn di truyền gây bởi việc nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ[1].

Hội chứng Down
Một cậu bé bị chứng Down đang lắp ráp tủ sách
Chuyên khoaDi truyền học y khoa, thần kinh học
Tần suấtLỗi Lua trong Mô_đun:PrevalenceData tại dòng 28: attempt to perform arithmetic on field 'lowerBound' (a nil value).
ICD-10Q90.q
ICD-9-CM758.0
OMIM190685
DiseasesDB3898
MedlinePlus000997
eMedicineped/615
Patient UKHội chứng Down
MeSHD004314

Tên hội chứng được đặt theo John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866. Một số khía cạnh của hội chứng được mô tả trước đó bởi Jean-Étienne Dominique Esquirol vào năm 1838Édouard Séguin vào năm 1844[2]. Nguyên nhân di truyền của hội chứng Down được phát hiện vào năm 1959.[3]

Hội chứng này thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể mà thai vẫn có thể sống sót. Khoảng 1 mỗi 700 ca mang thai mắc Hội chứng Down.[4]

Nguyên nhân sửa

Tuổi của thai phụ sửa

Nguy cơ xảy ra lỗi khi phân chia nhiễm sắc thể tăng theo tuổi của trứng, chính vậy tuổi thai phụ càng cao, nguy cơ mắc Hội chứng Down càng cao.

Tuổi của thai phụ Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down
20 1 trong 1,600
25 1 trong 1,300
30 1 trong 1,000
35 1 trong 365
40 1 trong 90
45 1 trong 30
49 1 trong 10[5]

Những thai phụ lớn tuổi cũng có thể gia tăng nguy cơ con sinh ra bị hội chứng Down nếu thuộc những trường hợp sau:

Cặp vợ chồng đã có một đứa con bị hội chứng Down thì nguy cơ bé thứ hai cũng bị hội chứng Down tăng nhẹ (khoảng 1%).[4]

Bố mẹ mang gen biến đổi sửa

Cha mẹ là người mang gen biến đổi của hội chứng Down có nguy cơ gia tăng tùy thuộc vào loại đột biến. Bởi vậy, sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền là rất quan trọng. Những người mắc hội chứng Down hiếm khi có khả năng sinh sản. 15% - 30% phụ nữ có thêm nhiễm săc thể đơn 21 có khả năng sinh sản và khoảng 50% nguy cơ con sinh mắc hội chứng Down.

Một trong ba biến thể di truyền dưới đây có thể gây ra hội chứng Down:

  • Ba nhiễm sắc thể 21 (trisomy 21): Trong khoảng 95% các trường hợp, hội chứng Down là do trong tất cả các tế bào lại có ba của nhiễm sắc thể 21, thay vì hai như bình thường. Điều này là do sự phân chia tế bào bất thường suốt quá trình phát triển của tế bào tinh trùng hoặc tế bào trứng.[4]
  • Hội chứng Down thể khảm (Mosaic Down Syndrome): Có thêm một số gen thuộc nhiễm sắc thể 21, nhưng lại không phải ở tất cả các tế bào của cơ thể. Trường hợp này được gọi là hội chứng Down dạng khảm. Người bệnh ở dạng này thường không có các đặc điểm điển hình của Down và không bị ảnh hưởng nghiêm trọng về trí tuệ, trong một số trường hợp còn không được phát hiện.[7]
  • Hội chứng Down chuyển đoạn (Translocation Down syndrome): Hội chứng Down có thể xảy ra khi một đoạn của nhiễm sắc thể 21 dính vào một nhiễm sắc thể khác (chuyển đoạn) trước hoặc sau thụ tinh. Đứa bé sinh ra có bản sao bình thường của nhiễm sắc thể 21, nhưng bé cũng có thêm vật chất di truyền từ nhiễm sắc thể 21 dính vào nhiễm sắc thể khác.[7]

Không có yếu tố hành vi hay môi trường nào được biết đến sẽ gây ra hội chứng Down.[4]

Một số phương pháp chẩn đoán sửa

- Chọc hút dịch ối sớm: thực hiện vào trước 16 tuần.

- Chọc hút dịch ối kinh điển: Thực hiện vào tuổi thai 17-18 tuần.

- Chọc hút dịch ối muộn: Thực hiện vào bất kỳ tuổi thai nào khi phát hiện ra bất thường hình thái trên siêu âm.[9]

- Xét nghiệm DNA tự do của thai nhi trong máu người mẹ thực hiện được từ tuần thứ 10 gọi là phương pháp NIPT (Non-Invasive Prenatal Test - có nghĩa là xét nghiệm tiền sinh không xâm lấn) hoàn toàn không xâm lấn vào buồng ối, không sinh thiết gai nhau nên tuyệt đối an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài tầm soát hội chứng Down với độ tin cậy lên tới >99% còn có thể tầm soát cả 22 cặp NST còn lại.

Biểu hiện sửa

 
Một bản vẽ mô tả một em bé mắc hội chứng Down

Những người mắc hội chứng Down gần như luôn bị khuyết tật về thể chất và trí tuệ.  Khi trưởng thành, khả năng tinh thần của họ thường tương tự như trẻ 8 hoặc 9 tuổi.  Họ cũng thường có chức năng miễn dịch kém và thường đạt được các mốc phát triển ở độ tuổi muộn hơn.

Đặc điểm
Đầu phẳng[10], ngắn và bé Răng trông bất thường[11]
Phát triển chậm[12] Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo
Gáy rộng và phẳng Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng[13]
Cổ ngắn, vai tròn Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra. Khoảng cách giữa ngón cái và ngón chân thứ 2 rộng
Thoát vị rốn[14] Các khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo. Đôi khi trật khớp háng, trật xương bánh chè
Cơ bắp yếu Thần kinh kém phát triển, si đần[15]
Mắt dẹt Có những điểm cọ trong mống mắt[16]
Tai thấp, nhỏ, dị thường và kém mềm mại Khó thở khi ngủ
Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác Lưỡi có kích thước tương đối lớn[17] và hay thè ra ngoài
Nếp gấp da phủ trong mí mắt, hơi sưng và đỏ Thường xuyên bệnh tật, ốm yếu[18]
Miệng trề và luôn há, vòm miệng cao Có thể chỉ có một bên tinh hoàn[19]
Chân tay ngắn, bàn tay ngắn và to
 
Những đốm cọ có thể được nhìn thấy trong tròng mắt của em bé bị Down


 
Bộ NST của bệnh nhân Down: có 3 NST 21

Ngoài những đặc điểm nói trên, một nửa số trẻ bị Down có những khuyết tật tim bẩm sinh, các vấn đề hệ tiêu hóa[7], động kinh, bệnh bạch cầu, bệnh tuyến giáprối loạn tâm thần.[3] Song phần lớn có thể chữa được và sức khỏe của trẻ được cải thiện. Các vấn đề về hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa sớm ở trẻ sơ sinhung thư máu ở tuổi ấu thơ cũng thường gặp. Trẻ bị Down dễ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học, ngày nay hầu hết các vấn đề này đã giải quyết được, do vậy tuổi thọ trung bình của những người bệnh Down có thể đạt tới 60 tuổi.[20]

Trẻ bị hội chứng Down thường nhỏ hơn những trẻ cùng trang lứa nhưng lại dễ thừa cân dù theo một chế độ ăn có kiểm soát, nếu tập luyện thường xuyên có thể làm giảm cân. Trẻ chậm phát triển tâm thần từ thể nhẹ đến thể vừa; nhưng nếu được giúp đỡ và can thiệp kịp thời, chỉ gần 10% tiến triển thành thể nặng.

Người bị hội chứng Down có hiện tượng suy thoái về suy nghĩ và nhận thức khi về già. Hội chứng Down cũng đi kèm với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer [21].

Với những trẻ bị hội chứng Down, việc giáo dục kỹ năng thể chấttâm thần cần được duy trì suốt đời. Nói chung, mức độ chuyển biến trung bình của chúng thấp hơn những trẻ bình thường; phần lớn dừng lại ở những kỹ năng vận động, ngôn ngữ và các kỹ năng cá nhân/xã hội đơn giản.

Điều trị sửa

Trẻ em, thanh thiếu niênngười lớn mắc hội chứng Down cũng cần được chăm sóc y tế thường xuyên, từ thăm khám trẻ sơ sinhtiêm phòng thông thường đến tư vấn sinh sản và chăm sóc tim mạch sau này trong cuộc sống. Giống như những người khác, họ cũng được hưởng lợi từ hoạt động thể chất và hoạt động xã hội thường xuyên.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Atlas giải phẫu cơ thể người - Bác sĩ Alice Roberts. Nhà xuất bản Y học, trang 416
  2. ^ Evans-Martin, F. Fay (2009) - New York: Chelsea House. p. 12
  3. ^ a b Hickey, F; Hickey, E; Summar, KL (2012). "Medical update for children with Down syndrome for the pediatrician and family practitioner". Advances in Pediatrics. 59 (1): 137–57.
  4. ^ a b c d [vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nguyen-nhan-cua-di-tat-down-o-thai-nhi/ “Nguyên nhân của dị tật Down ở thai nhi”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Vimmec. 8 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ “Nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down”.
  6. ^ “Risks of Pregnancy Over Age 30”.
  7. ^ a b c “HỘI CHỨNG DOWN - BẤT THƯỜNG NST THƯỜNG GẶP NHẤT”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ “Hội chứng Down (Đao)”. 13 tháng 9 năm 2014.
  9. ^ “Một số phương pháp phát hiện Hội chứng Down trước khi sinh”.
  10. ^ Hammer, edited by Stephen J. McPhee, Gary D. (2010). "Pathophysiology of Selected Genetic Diseases". Pathophysiology of disease: an introduction to clinical medicine (6th ed.). New York: McGraw-Hill Medical. pp. Chapter 2. ISBN 978-0-07-162167-0.
  11. ^ Epstein, Charles J. (2007). The consequences of chromosome imbalance: principles, mechanisms, and models. Cambridge: Cambridge University Press. pp. 255–256. ISBN 978-0-521-03809-6. Archived from the original on 2017-01-23.
  12. ^ Daniel Bernstein (2012). Pediatrics for medical students (3rd ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. p. 259. ISBN 978-0-7817-7030-9. Archived from the original on 2017-01-23.
  13. ^ “Brushfield spots”.
  14. ^ Tecklin, Jan S. (2008). Pediatric physical therapy (4th ed.). Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins. p. 380. ISBN 978-0-7817-5399-9. Archived from the original on 2017-01-23.
  15. ^ Sankar, editors John M. Pellock, Blaise F.D. Bourgeois, W. Edwin Dodson; associate editors, Douglas R. Nordli, Jr., Raman (2008). Pediatric epilepsy diagnosis and therapy (3rd ed.). New York: Demos Medical Pub. p. Chapter 67. ISBN 978-1-934559-86-4. Archived from the original on 2017-01-23.
  16. ^ “Brushfield spots”.
  17. ^ Perkins, JA (December 2009). "Overview of macroglossia and its treatment". Current Opinion in Otolaryngology & Head and Neck Surgery. 17 (6): 460–65. doi:10.1097/moo.0b013e3283317f89. PMID 19713845.
  18. ^ Weijerman, ME; de Winter, JP (Dec 2010). "Clinical practice. The care of children with Down syndrome". European Journal of Pediatrics. 169 (12): 1445–52. doi:10.1007/s00431-010-1253-0. PMC 2962780. PMID 20632187.
  19. ^ Wilson, Golder N.; Cooley, W. Carl (2006). Preventive management of children with congenital anomalies and syndromes (2 ed.). Cambridge: Cambridge University Press. p. 190. ISBN 978-0-521-61734-5. Archived from the original on 2017-01-23.
  20. ^ “Sự thật về hội chứng Down”.
  21. ^ “Alzheimer's Disease in People with Down Syndrome”.
  22. ^ “What are common treatments for Down syndrome?”.