Trung cường quốc hay Cường quốc bậc trung là một cấp độ trong hệ thống phân loại và xếp hạng các cường quốc trên thế giới ngày nay, dùng để chỉ một quốc gia có chủ quyền mặc dù không phải là Siêu cường, cũng không phải là một Đại cường quốc, nhưng vẫn có tiếng nói cùng tầm ảnh hưởng lớn hoặc trung bình trong đời sống chính trị quốc tế.

Vào cuối thế kỷ XVI, nhà tư tưởng - chính trị học người Ý Giovanni Botero đã chia thế giới thành ba nhóm quốc gia bao gồm: Grandissime (Đế quốc), Mezano (Trung cường quốc) và Piccioli (Tiểu cường quốc). Theo Botero, một cường quốc bậc trung là một nhà nước: "có đủ sức mạnh và uy quyền để tự mình đứng vững mà không cần sự giúp đỡ của nước khác".[1]

Đặc điểm

sửa

Cường quốc tầm trung thường sở hữu sức mạnh dưới mức các đại cường quốc, thước đo nổi bật trước hết là tổng GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, khác với việc đánh giá một đại cường quốc, cường quốc tầm trung không nhất thiết phải mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Quốc gia đó chỉ cần một hoặc một vài mặt mạnh đủ gây ảnh hưởng trong khu vực xung quanh nó. Điển hình như trường hợp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nước này có một nền kinh tế lạc hậu, yếu kém, thậm chí phụ thuộc gần như toàn bộ vào viện trợ từ bên ngoài, thu nhập bình quân đầu người thấp. Nhưng việc duy trì một mức độ quân sự hóa cao độ, số quân đông, nhiều vũ khí khiến nước này vẫn được đánh giá là một cường quốc ở mức độ tầm trung.

Việc đánh giá một cường quốc tầm trung nhấn mạnh hai khía cạnh bao gồm sức mạnh và tầm ảnh hưởng.

  • Về sức mạnh, sức mạnh tổng hợp quốc gia của cường quốc tầm trung là dưới mức đại cường quốc. Sức mạnh đó cao hơn các tiểu cường. Khả năng sức mạnh đó là đủ lớn để không phụ thuộc vào cường quốc khác, có khả năng đứng vững trước các biến động kinh tế và đủ khả năng chiến tranh một cách độc lập. Các thành phần cấu thành sức mạnh đó gồm các tiêu chí cơ bản: diện tích, dân số, tổng GDP, thu nhập bình quân đầu người,... phải đạt mức lớn tương đối, dù không nhất thiết phải có đủ tất cả các thành phần đó. Cụ thể, Hàn Quốc được coi là một cường quốc tầm trung nhờ quy mô nền kinh tế lớn dù diện tích không lớn lắm, Áo hay Hà Lan có diện tích nhỏ bé nhưng lại nổi bật bởi mức độ phát triển kinh tế, đời sống, thu nhập bình quân thu nhập đầu người cao. Bồ Đào Nha có dân số chỉ khoảng 10 triệu người nhưng sự giàu có đủ để gây ấn tượng, cũng như chi phối một cộng đồng nói tiếng Bồ Đào Nha trải rộng khắp nhiều khu vực trên thế giới.
  • Về tầm ảnh hưởng, cường quốc tầm trung nhấn mạnh khả năng ngoại giao tốt hơn các nước nhỏ yếu, tuy không thể chi phối chính trị thế giới như đại cường hay siêu cường nhưng có thể có vị thế độc lập nhờ vào việc tạo lập các liên minh để cân bằng. Trên mặt bằng toàn cầu, họ không dễ dàng quyết định đối với các vấn đề chính trị quốc tế một mình, nhưng có thể dựa vào các liên minh để gây ảnh hưởng. Trên mặt bằng khu vực, khả năng độc lập trong việc gây ảnh hưởng đó sẽ cao hơn, tiếng nói của họ là mạnh mẽ hơn trong khu vực địa lý xung quanh họ. Đồng thời, thông thường họ được các nước chọn lựa làm trọng tài trong các vấn đề chính trị quốc tế giữa nhiều nước với nhau.

Một cường quốc nếu sở hữu vũ khí hạt nhân, sức mạnh có tính chất răn đe trong chính trị quốc tế sẽ được đánh giá cao hơn, nước đó sẽ không là cường quốc tầm trung mà là đại cường.

Theo Eduard Jordaan của Đại học Quản lý Singapore:

Tất cả các cường quốc tầm trung đều thể hiện hành vi chính sách đối ngoại, ổn định và hợp pháp hoá trật tự toàn cầu, thông qua các sáng kiến đa phương và hợp tác. Tuy nhiên, các cường quốc tầm trung mới nổi và truyền thống có thể được phân biệt về mặt ảnh hưởng lẫn nhau giữa họ. Về cơ bản, cường quốc tầm trung truyền thống giàu có, ổn định, bình đẳng, dân chủ xã hội và không ảnh hưởng đến khu vực. Xét hành vi, những nước này ít tập trung vào vấn đề khu vực mà có xu hướng tập trung các vấn đề trên phạm vi toàn cầu. Các cường quốc tầm trung mới nổi tương phản khi họ là các nước ngoại vi, chứng minh nhiều ảnh hưởng và liên kết trong khu vực hơn. Xét về hành động, họ lựa chọn cải cách và không thay đổi các vấn đề toàn cầu triệt để, thể hiện một định hướng khu vực mạnh mẽ hơn, ủng hộ hội nhập khu vực nhưng cũng tìm cách xây dựng bản sắc riêng biệt với những nước yếu kém trong khu vực của họ.[2]

Một định nghĩa khác của cường quốc tầm trung: "Các nước cường quốc tầm trung có ý nghĩa về mặt chính trị và kinh tế, các quốc gia được quốc tế tôn trọng đã từ bỏ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, một vị thế cung cấp cho họ sự tín nhiệm quốc tế đáng kể".[3]

Danh sách các cường quốc tầm trung

sửa

Nhiều nguồn đã liệt kê một số nước sau là cường quốc tầm trung:[4][5]

Các quốc gia sau đây vào một thời điểm nào đó, được coi là cường quốc tầm trung bởi nhiều học giả và chuyên gia:

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Rudd K (2006) Making Australia a force for good, Labor eHerald Lưu trữ 2007-06-27 tại Wayback Machine
  2. ^ a b Jordaan E (2003) The concept of a middle power in international relations, informaworld
  3. ^ a b Middle Powers Initiative (2004) Building Bridges: What Middle Power Countries Should Do To Strengthen the NPT Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine, GSI
  4. ^ P. Shearman, M. Sussex, European Security After 9/11(Ashgate, 2004) - According to Shearman and Sussex, both the UK and France were great powers now reduced to middle power status.
  5. ^ Soeya Yoshihide, 'Diplomacy for Japan as a Middle Power, Japan Echo, Vol. 35, No. 2 (2008), tr. 36-41.
  6. ^ “Especialistas reclamam reconhecimento do Brasil como potência mundial”. IBS News. ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ “Pela primeira vez Brasil emerge como potência internacional, diz Patriota”. ngày 10 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |publicado= (trợ giúp)
  8. ^ “Brazil - Emerging Soft Power of the World”. allAfrica.com. ngày 15 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ “Brasil ganha dos Estados Unidos em influência na América do Sul”. The Economist. ngày 2 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ a b Yasmi Adriansyah, 'Questioning Indonesia's place in the world', Asia Times (ngày 20 tháng 9 năm 2011): 'Countries often categorized as middle power (MP) include Australia, Canada and Japan. The reasons for this categorization are the nations' advanced political-economic stature as well as their significant contribution to international cooperation and development. India and Brazil have recently become considered middle powers because of their rise in the global arena—particularly with the emerging notion of BRIC (Brazil, Russia, India and China).'
  11. ^ a b c d Behringer RM (2005) Middle Power Leadership on the Human Security Agenda Lưu trữ 2007-11-14 tại Wayback Machine, SAGE
  12. ^ Crosby AD (1997) A Middle-Power Military in Alliance: Canada and NORAD, JSTOR
  13. ^ Petersen K (2003) Quest to Reify Canada as a Middle Power, Dissident Voice
  14. ^ a b c Tobias Harris, 'Japan Accepts its "Middle-Power" Fate'. Far Eastern Economic Review Vol. 171, No. 6 (2008), tr. 45: 'Japan is settling into a position as a middle power in Asia, sitting uneasily between the U.S., its security ally, and China, its most important economic partner. In this it finds itself in a situation similar to Australia, India, South Korea and the members of Asean.'
  15. ^ Charalampos Efstathopoulosa, 'Reinterpreting India's Rise through the Middle Power Prism', Asian Journal of Political Science, Vol. 19, Issue 1 (2011), tr. 75: 'India's role in the contemporary world order can be optimally asserted by the middle power concept. The concept allows for distinguishing both strengths and weakness of India's globalist agency, shifting the analytical focus beyond material-statistical calculations to theorise behavioural, normative and ideational parameters.'
  16. ^ Robert W. Bradnock, India's Foreign Policy since 1971 (The Royal Institute for International Affairs, Luân Đôn: Pinter Publishers, 1990), quoted in Leonard Stone, 'India and the Central Eurasian Space', Journal of Third World Studies, Vol. 24, No. 2, 2007, tr. 183: 'The U.S. is a superpower whereas India is a middle power. A superpower could accommodate another superpower because the alternative would be equally devastating to both. But the relationship between a superpower and a middle power is of a different kind. The former does not need to accommodate the latter while the latter cannot allow itself to be a satellite of the former."
  17. ^ Jan Cartwright, 'India's Regional and International Support for Democracy: Rhetoric or Reality?', Asian Survey, Vol. 49, No. 3 (May/June 2009), tr. 424: 'India’s democratic rhetoric has also helped it further establish its claim as being a rising "middle power." (A "middle power" is a term that is used in the field of international relations to describe a state that is not a superpower but still wields substantial influence globally. In addition to India, other "middle powers" include, for example, Australia and Canada.)'
  18. ^ a b c Wurst J (2006) Middle Powers Initiative Briefing Paper, GSI Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine
  19. ^ a b Cooper AF (1997) Niche Diplomacy - Middle Powers after the Cold War Lưu trữ 2012-03-06 tại Wayback Machine, palgrave
  20. ^ a b c Bernard Wood, 'Towards North-South Middle Power Coalitions', in Middle Power Internationalism: The North-South Dimension, edited by Cranford Pratt (Montreal, McGill-Queen's University Press, 1990).
  21. ^ a b c d Buzan, Barry (2004). The United States and the Great Powers. Cambridge, United Kingdom: Polity Press. tr. 71. ISBN 0-7456-3375-7.
  22. ^ Hazleton WA (2005) Middle Power Bandwagoning? Australia's Security Relationship with the United States Lưu trữ 2020-06-10 tại Wayback Machine, allacademic
  23. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Solomon S (1997) South African Foreign Policy and Middle Power Leadership Lưu trữ 2015-04-26 tại Wayback Machine, ISS
  24. ^ a b Inoguchi K (2002) The UN Disarmament Conference in Kyote Lưu trữ 2007-09-29 tại Wayback Machine
  25. ^ Caplan G (2006) From Rwanda to Darfur: Lessons learned? Lưu trữ 2020-07-13 tại Wayback Machine, SudanTribune
  26. ^ Heine J (2006) On the Manner of Practising the New Diplomacy, ISN Lưu trữ 2007-10-07 tại Wayback Machine
  27. ^ “THE UN DISARMAMENT CONFERENCE IN KYOTO”. disarm.emb-japan.go.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015.
  28. ^ Heine, Jorge. “On the Manner of Practising the New Diplomacy”. The Centre for International Governance Innovation. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015.
  29. ^ a b c d Pratt C (1990) Middle Power Internationalism, MQUP
  30. ^ a b c d Andrew F. Cooper, Agata Antkiewicz and Timothy M. Shaw, 'Lessons from/for BRICSAM about South-North Relations at the Start of the 21st Century: Economic Size Trumps All Else?', International Studies Review, Vol. 9, No. 4 (mùa đông, 2007), tr. 675, 687.
  31. ^ a b Ploughshares Monitor (1997) Scrapping the Bomb: The role of middle power countries Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine
  32. ^ GILLEY, BRUCE (ngày 10 tháng 9 năm 2012). “The Rise of the Middle Powers”. The New York Times Company. tr. 1. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015.
  33. ^ Thanos Veremēs (1997)The Military in greek Politics "Black Rose Books"
  34. ^ Higgott RA, Cooper AF (1990) Middle Power Leadership and Coalition Building
  35. ^ a b Jonathan H. Ping, Middle Power Statecraft: Indonesia, Malaysia, and the Asia Pacific (Aldershot: Ashgate Publishing, 2005).
  36. ^ Anoushiravan Ehteshami and Raymond Hinnesbusch, Syria and Iran: Middle Power in a Penetrated Regional System (Luân Đôn: Routledge, 1997).
  37. ^ Samhat, Nayef H. (2000). “Middle Powers and American Foreign Policy: Lessons for Irano-U.S. Relations”. Policy Studies Journal. 28 (1): 11–26.
  38. ^ Ahouie M (2004) Iran Analysis Quarterly Lưu trữ 2020-05-17 tại Wayback Machine, MIT
  39. ^ Foreign Affairs Committee (2006) Iran
  40. ^ “www.lrb.co.uk”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  41. ^ “www.acronym.org.uk”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  42. ^ Middle Power Internationalism: The North-South Dimension, edited by Cranford Pratt (Montreal, McGill-Queen's University Press, 1990).
  43. ^ a b Mace G, Belanger L (1999) The Americas in Transition: The Contours of Regionalism (tr 153)
  44. ^ Kim R. Nossal and Richard Stubbs, 'Mahathir's Malaysia: An Emerging Middle Power?' in Niche Diplomacy: Middle Powers After the Cold War, edited by Andrew F. Cooper (Luân Đôn: Macmillan, 1997).
  45. ^ Louis Belanger and Gordon Mace, 'Middle Powers and Regionalism in the Americas: The Cases of Argentina and México', in Niche Diplomacy: Middle Powers After the Cold War, edited by Andrew F. Cooper (Luân Đôn: Macmillan, 1997).
  46. ^ a b Pierre G. Goad, 'Middle Powers to the Rescue?', Far Eastern Economic Review, Vol. 163, No. 24 (2000), tr. 69.
  47. ^ Pellicer O (2006) Mexico – a Reluctant Middle Power? Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine, FES
  48. ^ Barry Buzan (2004). The United States and the great powers: world politics in the twenty-first century. Polity. tr. 71, 99. ISBN 978-0-7456-3374-9. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  49. ^ a b c Jonathan H. Ping Middle Power Statecraft (tr 104)
  50. ^ a b Spero, Joshua (2004). Bridging the European Divide. Rowman & Littlefield. tr. 206. ISBN 9780742535534. ISBN 0-7425-3553-3.
  51. ^ Kirton J (2006) Harper’s Foreign Policy Success? Lưu trữ 2020-07-13 tại Wayback Machine
  52. ^ theo Yves Lacoste, Géopolitique, Larousse, 2009, tr. 134, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nỗ lực tạo ảnh hưởng ở châu Phi và châu Mỹ.
  53. ^ Cooper, Andrew F. “Middle Powers: Squeezed out or Adaptive?”. Public Diplomacy Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  54. ^ Kamrava, Mehran. “Mediation and Qatari Foreign Policy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  55. ^ findarticles.com
  56. ^ yaleglobal.yale.edu
  57. ^ Gladys Lechini, Middle Powers: IBSA and the New South-South Cooperation. NACLA Report on the Americas, Vol. 40, No. 5 (2007): 28-33: 'Today, a new, more selective South-South cooperation has appeared, bringing some hope to the people of our regions. The trilateral alliance known as the India, Brazil, and South Africa Dialogue Forum, or IBSA, exemplifies the trend … The three member countries face the same problems and have similar interests. All three consider themselves "middle powers" and leaders of their respective regions, yet they have also been subject to pressures from 'Emerging Middle Powers' Soft Balancing Strategy: State and Perspective of the IBSA Dialogue Forum. Hamburg: GIGA, 2007.
  58. ^ Peter Vale, 'South Africa: Understanding the Upstairs and the Downstairs', in Niche Diplomacy: Middle Powers After the Cold War, edited by Andrew F. Cooper (Luân Đôn: Macmillan, 1997).
  59. ^ Janis Van Der Westhuizen, 'South Africa's Emergence as a Middle Power', Third World Quarterly, Vol. 19, No. 3 (1998), tr. 435-455.
  60. ^ Pfister R (2006) The Apartheid Republuc and African States, H-Net
  61. ^ Eduard Jordaan, 'Barking at the Big Dogs: South Africa's Foreign Policy Towards the Middle East', Round Table, Vol. 97, No. 397 (2008), tr. 547-549.
  62. ^ Flemes, Daniel, Emerging Middle Powers' Soft Balancing Strategy: State and Perspectives of the IBSA Dialogue Forum (ngày 1 tháng 8 năm 2007). GIGA Working Paper No. 57. doi:10.2139/ssrn.1007692
  63. ^ Armstrong DF (1997) South Korea's foreign policy in the post-Cold War era: A middle power perspective Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine
  64. ^ Gilbert Rozman, 'South Korea and Sino-Japanese Rivalry: A Middle Power's Options Within the East Asia Core Triangle', Pacific Review, Vol. 20, No. 2 (2007), tr. 197-220.
  65. ^ Woosang Kim, 'Korea as a Middle Power in Northeast Asian Security, in The United States and Northeast Asia: Debates, Issues, and New Order, edited by G. John Ikenbgerry and Chung-in Moon (Lantham: Rowman & Littlefield, 2008).
  66. ^ Sheridan, Greg (ngày 27 tháng 11 năm 2008). “The plucky country and the lucky country draw closer”. The Australian. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  67. ^ Rudengren J, Gisle P, Brann K (1995) Middle Power Clout: Sweden And The Development Banks Lưu trữ 2007-04-22 tại Wayback Machine
  68. ^ Meltem Myftyler and Myberra Yyksel, 'Turkey: A Middle Power in the New Order', in Niche Diplomacy: Middle Powers After the Cold War, edited by Andrew F. Cooper (Luân Đôn: Macmillan, 1997).
  69. ^ Laipson, Ellen (ngày 3 tháng 9 năm 2014). “The UAE and Egypt's New Frontier in Libya”. The National Interest. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  70. ^ Evans, Gareth (ngày 29 tháng 6 năm 2011). “Middle Power Diplomacy”. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  71. ^ “20”.
  72. ^ “21”.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa